biện pháp khắc phục lạm phát

  • Thread starter lan2005
  • Ngày gửi
L

lan2005

Guest
8/3/05
8
0
0
40
hue
khi nền kinh tế có lạm phát tại sao phải áp dụng các biện pháp về chính sách tiền tệ nhự :
a)phải tăng lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu
b)phải hạn chế hạn mức tín dụng
c)bán vàng và ngoại tệ dự trữ
d)bán các giấy tờ có giá
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thutrangcat

Guest
lan2005 nói:
khi nền kinh tế có lạm phát tại sao phải áp dụng các biện pháp về chính sách tiền tệ nhự :
a)phải tăng lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu
b)phải hạn chế hạn mức tín dụng
c)bán vàng và ngoại tệ dự trữ
d)bán các giấy tờ có giá


Mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn theo cách hiểu của mình:
a. Tăng lãi suất chiết khấu để kích thích cá nhân và doanh nghiệp mua các giấy tờ có giá ---> rút bớt tiền mặt có trong lưu thông ---> giảm lạm phát.

b. Hạn chế hạn mức tín dụng: Khi nền kinh tế có lạm phát, lãi suất thực giảm, các doanh nghiệp và cá nhân có khuynh hướng vay mượn nhiều hơn. Để hạn chế các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư, thì phải hạn chế hạn mức tín dụng nhằm hạn chế mức tăng trưởng của nền kinh tế bởi vì nền kinh tế phát triển nóng thì lại làm cho lạm phát càng nặng hơn.

c. Bán vàng, ngoại tệ dự trữ và các giấy tờ có giá chính là nhằm mục đích rút bớt tiền mặt có trong lưu thông, sẽ góp phần làm giảm lạm phát.

Ở đây mình chỉ giải thích cho bạn một cách sơ lươc và căn bản, nếu muốn hiểu rõ hơn, bạn nên học bằng cách vẽ đồ thị.
Và tất nhiên những giải pháp như thế này chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn, và mang tính lý thuyết bởi vì nhìn trong dài hạn thì lại không hiệu quả.

Đó là ý kiến của mình.
 
Sửa lần cuối:
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Giải pháp (a) không mang tính bền vững dài hạn, nếu tăng lãi suất chiết khấu, tất sẽ đãn đến tăng lãi suất cho vay, tăng lãi suất cho vay, dẫn đến chí phí cho vay của DN càng tăng lên, số DN lỗ càng nhiều, số DN lỗ càng nhiều, người ta rút tiền ra khỏi các trương mục đầu tư, tiền lại càng trôi nổi trên thị thường tiền tệ, lại dẫn tới lạm phát.

Hạn chế lạm phát bằng chính sách tiền tệ chỉ là giải pháp tình thế. Cái gốc của vấn đề là thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán. Giải pháp lâu dài là phải khắc phục tình trạng này. Ví dụ phải tăng thu nhanh hơn mức tăng chi. Làm thế nào, tăng thu bằng cách tăng nguồn thu từ thuế (nguồn thu chính của ngân sách), bằng cách khuyến khích các đối tượng nộp thuế nộp nhiều hơn (như Việt Nam hiện đang tiến hành cải cách hệ thống thuế bằng cách giảm thuế suất, tăng số lượng các loại thuế). Giám thuế suất sẽ góp phần làm cho người đóng thuế tự nguyện hơn, giảm thiểu các trường hợp trốn thuế.

Cái nội dung này nó không chỉ liên quan tới Ngân hàng đâu mà còn liên quan tói Kinh tế vĩ mô, lý thuyết tiền tệ nữa!
 
E

ecoterm

free fee
30/11/05
78
0
0
HCMC
Tôi lại lý giải khác:
1. Tăng lãi suất (tái) chiết khấu làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng (với những ngân hàng vay chiết khấu từ NHNN), hoàn toàn không kích thích người dân mua giấy tờ có giá như bé thucattrang nói. (Đã lạm phát còn mua giấy tờ có giá mần chi, người ta chỉ mua vàng hoặc ngoại tệ ổn định hơn mà thôi!)
2. Hạn chế tín dụng làm kém linh hoạt nguồn vốn --> lãi suất tăng --> đầu tư giảm --> tổng cầu giảm --> lạm phát giảm.
3. Bán vàng, ngoại tệ, giấy tờ có giá để rút bớt tiền mặt trong lưu thông. Cái này gọi chung là nghiệp vụ thị trường mở.
Trong thực tế, cả 3 biện pháp này mà thực hiện riêng rẽ thì ..dở ẹc!!! Lạm phát có nguyên nhân quan trọng từ tâm lí và là sự tích luỹ của chính sách quá khứ. Muốn giải quyết lạm phát thì phải đánh vào niềm tin của dân chúng cơ! (Hic, ai mà tin được mấy ông chính khách!).
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Gửi Lan2005 chắc bạn không học ngân hàng. Đây là một vấn đề mà sinh viên ngành ngân hàng đều nắm rất rõ. Môn này là môn tiền tệ ngân hàng là môn cơ bản của chuyên nhành ngân hàng:). Trước tiên bạn phải hiểu về tiền cơ bản, tiền cung ứng, hệ số nhân tiền, hàm IS-LM, các biên số ảnh hưởng đến IS,LM, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa. Đề tài này làm tiến sỹ đó bạn, không thể nói sơ sài là hiểu được. Bạn quan tâm thì đọc sách về tiền tệ - ngân hàng nhé. Nếu bạn đọc mà hiểu được thì bạn là chuyên gia cỡ bự rồi:)
Lạm phát là chỉ số giá cả tăng lên (CPI), một trong những nguyên nhân là do mất cân đối giữa cung và cầu tiền (các dấu hiệu giá trị không phải là tiền thực, tiền vàng). Để kiềm chế lạm phát thì có thể sử dụng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa hoặc kết hợp cả hai.
a) Tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ làm tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng, dẫn đến tăng lãi suất chiết khấu - lãi suất cho vay và làm cho chi phí đi vay cao - các DN ít vay hoặc thu hẹp vốn vay làm giảm lượng tiền trong lưu thông. Mặt khác do lãi suất cho vay tăng dẫn đến lãi suất huy động vốn tăng - vốn của dân cư chẩy vào ngân hàng. Lãi suất tăng dẫn đến giá chứng khoán giảm - vốn đầu tư giảm - thu hẹp sản xuất. Lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng chi phí vốn khả dụng tăng - các ngân hàng dự trữ nhiều hơn - làm giảm hệ số nhân tiền - giảm lượng tiền trong lưu thông.
b) hạn chế hạn mức tín dụng là một công cụ của Chính sách tiền tệ để giảm lượng tiền cho vay - giảm lượng tiền trong lưu thông.
c) bán vàng và ngoại tệ, bán GTCG cũng là nhằm mực đích giảm lượng tiền cung ứng.
Nói cách khác là NHTW tìm mọi cách để tác động nhằm làm giảm giảm tổng cung tiền để tạo lập sự cân bằng động giữa cung và cầu tiền.
Tôi chỉ có thể nói sơ lược như vậy vì nếu làm bài luận về vấn đề này để mọi người cùng hiểu được thì chục trang có dư.
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là rất hạn chế vì tác động của nó quá mạnh đến thị trường tiền tệ có khi lại phản tác dụng nên bây giờ các NHTƯ ít sử dụng công cụ này
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA