Bàn Về Vấn đề Kế Toán Cổ Phiếu TẠI CÁC CÔNG TY CỖ PHẦN Ở VIỆT NAM

  • Thread starter act
  • Ngày gửi
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
BÀN VỀ VẤN ĐỀ KẾ TOÁN CỔ PHIẾU

NGÂN QỦI TẠI CÁC CÔNG TY CỖ PHẦN Ở VIỆT NAM

TS.Võ Văn Nhị

& Thạc sĩ. Vũ Thu Hằng

Tùy theo tình hình phát triển, nhu cầu về vốn cũng như yêu cầu quản lý mà công ty cổ phần có thể mua lại các lọai cổ phiếu do mình đã phát hành. Các cổ phiếu đã phát hành được công ty cổ phần mua lại được gọi là cổ phiếu ngân quĩ.

Sự khác biệt

Tuy nhiên việc nhìn nhận về cổ phiếu ngân quĩ ở Việt Nam cũng còn nhiều điều chưa rõ ràng. Các công ty cổ phần khác nhau có cách hạch toán khác nhau về việc thu hồi và tái phát hành cổ phiếu ngân quĩ. Sau đây sẽ nêu sự khác biệt giữa kế toán Việt Nam và những qui định của chuẩn mực quốc tế về cổ phiếu ngân quĩ.

Theo chuẩn mực quốc tế về kế toán , “tài sản” của công ty phải là nguồn lợi kinh tế sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty và việc mua lại cổ phiếu ngân quĩ này là luồng đi ra của tài sản doanh nghiệp.

Trong khi đó theo kế toán Việt Nam, khi công ty cổ phần mua lại những cổ phiếu do họ phát hành thì những cổ phiếu này nay trở thành tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể là cổ phiếu quĩ sẽ được phản ảnh vào tài khoản 121 “đầu tư chứng khoán ngắn hạn”, chi tiết 1211 – cổ phiếu. Việc hạch toán như vậy cũng có nghĩa là công ty cổ phần chuyển đổi từ vốn bằng tiền sang thành một khoản đầu tư tài chính. Khoản “đầu tư chứng khoán 121” của Việt Nam cũng được hiểu là những hoạt động đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với mục đích kiếm lời. Trong khi đó cổ phiếu ngân quĩ mà công ty đang nắm giữ là những cổ phiếu hiện đang không còn lưu hành nữa, cổ tức của những cổ phiếu này cũng không phải trả, nghĩa là chẳng có khoản lợi nào được tạo ra khi công ty đang nắm giữ những cổ phiếu này. Vậy thì cổ phiếu ngân quĩ có nên xem là tài sản của doanh nghiệp hay không?

Ngoài ra cũng theo qui định của kế toán Việt Nam, số dư tài khoản 121, phần giá trị cổ phiếu ngân quĩ được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) đặt dưới chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh của mục B – nguồn vốn chủ sở hữu, bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Việc phản ánh như vậy cũng chưa thật rõ ràng, vì một khoản được xem là tài sản, nhưng khi trình bày trên bảng cân đối kế toán lại phản ánh bên nguồn vốn.

Tại một doanh nghiệp khác, hội đồng quản trị quyết định dùng các quĩ doanh nghiệp để mua lại các cổ phiếu làm cổ phiếu ngân quĩ như quĩ đầu tư phát triển, quĩ khấu hao...cách hạch toán như vậy sẽ trực tiếp thay đổi vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu giảm). Ví dụ sau đây sẽ cho thấy việc hạch toán cổ phiếu ngân quỹ làm giảm vốn chủ sở hữu: công ty cổ phần B có bảng cân đối kế toán trước khi mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quĩ như sau: (trích)

Nguồn vốn chủ sở hữu: 10.140.000.000

Nguôn vốn kinh doanh: 10.000.000.000

(cổ phiếu thường 1.000.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu)

Quĩ đầu tư phát triển: 20.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối: 120.000.000

Giả sử công ty B dùng quĩ đầu tư phát triển mua lại 2.000 cổ phiếu để làm cổ phiếu ngân quĩ, giá mua đúng bằng mệnh giá 10.000 đ/ cổ phiếu. Vậy bảng cân đối kế toán sau khi mua lại sẽ là:

Nguồn vốn chủ sở hữu 10.120.000.000

Nguồn vốn kinh doanh 10.000.000.000

(cổ phiếu thường 1.000.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu

Lợi nhuận thực hiện 120.000.000

Vậy tổng vốn sở hữu có giảm đi, tuy nhiên giá trị phần vốn điều lệ không thay đổi, phần mô tả cổ phiếu trên nếu mô tả là 998.000 cổ phiếu thì cũng không chính xác (vì nếu lấy vốn kinh doanh là 10.000.000.000 chia cho số cổ phiếu thì mệnh giá bây giờ tăng thành 10.020 đ >10.000 đồng/cổ phiếu). Nếu vẫn tiếp tục mô tả 1.000.000 cổ phiếu thì cũng không phải vì thực sự chỉ có 998.000 cổ phiếu đang lưu hành còn 2.000 cổ phiếu ký quĩ hiện đang không còn lưu hành nữa. Ngoài ra chẳng có sự trình bày thích hợp nào khác trên bảng cân đối kế toán cho thấy được những chi phí bỏ ra để mua lại cổ phiếu ngân quĩ.

Sau khi giữ cổ phiếu ngân quĩ một thời gian, khi có nhu cầu, công ty cổ phần có thể tái phát hành lại cổ phiếu ngân quĩ. Theo kế toán Việt Nam khi đó phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu ngân quĩ ra thị trường và giá mà công ty cổ phần đã mua lại những cổ phiếu này trước kia sẽ được xem như doanh thu hay chi phí hoạt động tài chính, hoặc có một số doanh nghiệp hạch toán trực tiếp làm tăng hay giảm lợi nhuận chưa phân phối. Như đã đề cập ở phần trên, theo chuẩn mực kế toán quốc tế qui định (SIC 16) là “không có khoản thu nhập hay mất mát nào ghi nhận trên báo cáo thu nhập liên quan đến việc bán, phát hành hay chấm dứt sử dụng của cổ phiếu ngân quĩ”. Vậy việc phản ánh của kế toán Việt Nam liên quan đến việc tái phát hành của cổ phiếu ngân quĩ là chưa chính xác.

Cách giải quyết

Để khắc phục nhược điểm của cách hạch toán như hiện nay, đồng thời làm cho việc hạch toán cổ phiếu ngân quĩ phù hợp với thông lệ quốc tế và vẫn phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam, chúng tôi đưa ra cách giải quyết như sau:

Bên cạnh việc ban hành thêm tài khoản “nguồn vốn góp trội so với mệnh giá” –TK418 (đã đề cập trong tạp chí Phát triển kinh tế số 146, tháng 12.2002, cần ban hành thêm tài khoản “ Cổ phiếu ngân quĩ “ – TK419

Tài khoản “cổ phiếu ngân quĩ” là tài khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn, dùng phản ánh giá trị của cổ phiếu ngân quĩ, tính theo giá mua lại của cổ phiếu ngân quĩ trên thị trường. Tài khoản này dùng để điều chỉnh giảm cho nguồn vốn kinh doanh vì khi cổ phiếu quĩ tăng lên, cũng có nghĩa là nguồn vốn kinh doanh bị giảm, do vậy tài khoản này có kết cấu ngược lại với tài khoản nguồn vốn kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán, chi tiêu này sẽ bị trừ ra khỏi nguồn vốn kinh doanh

Bên nợ: - Tăng cổ phiếu ngân quỹ khi công ty mua lại cổ phiếu do họ phát hành để làm cổ phiếu quĩ

Bên có: - Giảm cổ phiếu quĩ khi công ty tái phát hành lại cổ phiếu quĩ ra thị trường

Số dư nợ - Giá trị cổ phiếu quĩ hiện công ty đang nắm giữ

Phương pháp phản ánh và thông tin trên báo cáo tài chính

Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu của chính họ, tạm thời công ty lưu giữ các cổ phiếu này để sau này dùng lại, các cổ phiếu ngân quĩ khi đó được hạch toán vào tài khoản riêng : “ cổ phiếu ngân quĩ ”.

Ví dụ công ty X hiện đã phát hành và đang lưu hành 5.000 cổ phiếu thường với mệnh giá 10.000 đ/ cổ phiếu, phần vốn góp trội hơn mệnh giá hiện có số dư đó là 350.000.000 đồng. Giả sử công ty X quyết định mua lại 10% số cổ phiếu đang lưu hành (10% x 5.000 cổ phiếu = 500 cổ phiếu) với giá thị trường hiện tại 95.000 đ/cổ phiếu. Vậy kế toán ghi nhận việc mua lại này như sau :

Nợ”cổ phiếu ngân quĩ “(419): 47.500.000

Có 111,112: 47.500.000

Trên bảng cân đối kế toán , chỉ tiêu này được phản ánh như sau :

Trích bảng cân đối kế toán

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn kinh doanh

(5.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu) 50.000.000

Nguồn vốn góp trội so với mệnh giá: 350.000.000

Tổng số vốn góp: 400.000.000

Trừ

Cổ phiếu ngân quĩ: (47.500.000)

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu: 352.500.000

Sau một thời gian, công ty cổ phần quyết định tái lưu hành lại cổ phiếu quĩ. Giá bán của cổ phiếu ngân quĩ lúc này thường khác với giá mà trước kia công ty đã bỏ ra mua chúng. Khi đó phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại trước kia của cổ phiếu quĩ sẽ được phản ảnh vào tài khoản vốn góp trội so với mệnh giá:

-Nếu giá bán của cổ phiếu quĩ 97.000 đ/cổ phiếu, cao hơn giá mua lại trước kia, bút toán ghi nhận sẽ là:

Nợ 111,112: 48.500.000

Có “ cổ phiếu ngân quĩ” (419): 47.500.000

Có “nguồn vốn góp trội so với mệnh giá”(418): 1.000.000

Trích bảng cân đối kế toán

Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn kinh doanh (5.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/ cổ phiếu): 50.000.000

Nguồn vốn góp trội hơn mệnh giá: 351.000.000

Tổng số vốn góp: 401.000.000

Tổng nguồn vốn sở hữu: 401.000.000

-Nếu giá bán của cổ phiếu quĩ 90.000 đ/ cổ phiếu, thấp hơn giá mua lại trước kia, bút toán ghi nhận sẽ là :

Nợ 111,112: 45.000.000

Nợ”nguồn vốn góp trội so với mệnh giá” (418): 2.500.000

Có “cổ phiếu ngân quĩ”(419): 47.500.000

Trích bảng cân đối kế toán

Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn kinh doanh:

(5.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu): 50.000.000

Nguồn vốn góp trội so với mệnh giá: 347.500.000

Tổng số vốn góp: 397.500.000

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu: 397.500.000

Trường hợp số dư tài khoản vốn góp trội hơn mệnh giá không đủ để bù đắp phần vượt trội do giá bán thấp hơn giá mua lại của cổ phiếu ngân quĩ, thì lúc đó phải lấy thêm phần lợi nhuận chưa phân phối của họat động kinh doanh để bù đắp. Khi đó kế toán ghi nhận :

Nợ 111,112

Nợ”nguồn vốn góp trội so với mệnh giá”(418)

Nợ “lãi chưa phân phối-421”

Có “cổ phiếu ngân quĩ”(419) ª
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Vậy ý kiến đánh giá theo quan điểm cá nhân của các Bạn như thế nào qua tài liệu của act.
 
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
minh nghĩ diễn đàn là nơi để chia xẻ thông tin cho nhau như nếu Nedved không muốn mình post lên những bai như thế thì ok mình sẽ không làm thế nữa.
Còn theo ý kiến của mình hiện nay những chuẩn mực kế toán thực sự chưa phù hợp đối với nền kinh tế hiện nay bởi lẽ nó thực chất là chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNN
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Gửi ACT: Việc post bài của bạn là một việc rất tốt, giúp mọi người có thêm được các luồng thông tin khác nhau. Nếu có thể có thêm được phân tích và bình luận thì nội dung sẽ sâu sắc hơn. Mình nghĩ ý của NED là như vậy. Còn Ctrl+C và Ctrl+V thì nhiều khi không phải ai cũng làm được, vì ít nhất còn phải biểt nguồn thông tin ở đâu nữa!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Trong khi đó theo kế toán Việt Nam, khi công ty cổ phần mua lại những cổ phiếu do họ phát hành thì những cổ phiếu này nay trở thành tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể là cổ phiếu quĩ sẽ được phản ảnh vào tài khoản 121 “đầu tư chứng khoán ngắn hạn”, chi tiết 1211 – cổ phiếu.

Ngoài ra cũng theo qui định của kế toán Việt Nam, số dư tài khoản 121, phần giá trị cổ phiếu ngân quĩ được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) đặt dưới chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh của mục B – nguồn vốn chủ sở hữu, bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.
Các bác cho em hỏi, quy định của kế toán VN đc nêu ở trên là quy định cụ thể ở VB nào vậy ạ? Có phải chế độ kế toán theo QĐ1141?

Bên cạnh việc ban hành thêm tài khoản “nguồn vốn góp trội so với mệnh giá” –TK418 (đã đề cập trong tạp chí Phát triển kinh tế số 146, tháng 12.2002, cần ban hành thêm tài khoản “ Cổ phiếu ngân quĩ “ – TK419
“nguồn vốn góp trội so với mệnh giá”: đã có TK "thặng dư vốn": 4112 và TK419 cũng đã có theo QĐ 144 cho DNVVN. Vậy việc bổ sung trên có phải là cho DN lớn???
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Confirm về các loại văn bản của VN,

1141 đã quá cũ rồi, nội dung không bao hàm được các vấn đề phát sinh, như trên, mà nó ở các thông tư hướng dẫn riêng. Sắp tới BTC sẽ ban hành thống nhất lại Chế độ kế toán VN thay cho 1141 sau khi đã ban hành thêm các chuẩn mực kế toán đợt 5 và thông tư hướng dẫn cho 2 đợt 4, 5
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
nedved nói:
Confirm về các loại văn bản của VN,

1141 đã quá cũ rồi, nội dung không bao hàm được các vấn đề phát sinh, như trên, mà nó ở các thông tư hướng dẫn riêng.
Cảm ơn anh Ned đã confirm giúp em.

Cho em hỏi thêm TT hướng dẫn riêng là TT nào vậy ạ?
1141 đã quá cũ, nhưng đến thời điểm hiện nay nó vẫn còn hiệu lực sử dụng kèm theo các sửa đổi bổ sung của các chuẩn mực. Nhưng hình như không có chỗ nào đề cập đến việc hạch tóan cổ phiếu ở cty CP như bài viết có trích dẫn. Vậy việc trích dẫn của bài viết đấy là trên cơ sở của VB nào vậy ạ???

Thêm 1 điều em confuse nữa là, việc hướng dẫn hạch tóan đối với cty CP hình như chỉ đc quy định tại QĐ144 cho DNVVN?

Việc hướng dẫn hạch tóan CP quỹ trong TT19/2003 hoàn tòan khác với "chế độ kế tóan VN" mà bài trích dẫn có viết, mà nó phù hợp với cách giải quyết, cách khắc phục của việc hạch toán như hiện nay của tác giả (tức chưa có VB nào chính thức cả). Vả lại, TT này chỉ hướng dẫn cách hạch tóan chứ ko đề cập đến TK sử dụng.
 
T

Truong Vinh Duc

Guest
12/9/05
27
0
0
46
Hai Phong
Tôi nghĩ tất cả chính sách thỉ cũng chỉ phù hợp ở một thời kỳ, bởi càng các chính sách điều tiết đặc thù thì càng nhanh bị thay đổi không phù hợp
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA