
Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 11/2005 - Tỷ giá hạch toán ngoại tệ của tháng 11 được Bộ Tài chính qui định tại Thông báo 13520/BTC-TCDN ngày 27/10/2005.
Theo đó, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD là 1USD = 15.863 VND.
Việc qui đổi giữa đồng USD với các ngoại tệ khác, cũng như việc qui đổi VND với các ngoại tệ khác cũng được qui định tại Phụ lục của Thông báo này.
Truy thu thuế – Luật thuế xuất nhập khẩu đã qui định, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình gia công mà tự ý tiêu thụ nội địa hoặc có gian lận trốn thuế sẽ bị truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn 05 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự gian lận trốn thuế.
Căn cứ để tính truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước đây. (Theo Công văn số 4607/TCHQ-KTTT ngày 02/11/2005).
C/O
(I)[FONT="] [/FONT]Xác định C/O bản chính - Để xác định mẫu C/O do Trung Quốc cấp, TCHQ đã hướng dẫn tại Công văn số 4593/TCHQ-GSQL ngày 02/11/2005. Theo đó, (i) C/O mẫu thường (áp dụng ưu đãi MFN) phải đáp ứng qui định tại các văn bản dẫn chiếu, nhất là phải phù hợp với bộ chứng từ và thực tế hàng nhập khẩu; cơ quan Hải quan không phải đối chiếu mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O. (ii) Đối với C/O mẫu E (áp dụng ưu đãi đặc biệt) thì phải đáp ứng qui chế cấp C/O mẫu E của Bộ Thương mại; và cơ quan Hải quan phải đối chiếu với mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O.
(II)[FONT="] [/FONT]C/O hàng nhập khẩu - Bản chất của việc xác định xuất xứ hàng hoá là để áp dụng các chính sách thương mại như cho hưởng thuế suất ưu đãi, hạn ngạch thuế quan… Việc áp dụng thuế suất ưu đãi, hay ưu đãi đặc biệt phải căn cứ vào thực tế hàng hoá.
Đối với C/O mẫu D hoặc mẫu D, S… để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo các thoả thuận thương mại mà Việt Nam đã ký kết thì phải thực hiện đúng qui chế cấp C/O của các thoả thuận này - Mỗi bộ C/O mẫu D phải mang số tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp. Trường hợp C/O mẫu D có số tham chiếu được viết tay nhưng có xác nhận của người có thẩm quyền cấp thì được chấp nhận áp dụng thuế suất CEPT đối với lô hàng thực tế được nhập khẩu từ nước thành viên ASEAN vào Việt Nam. (Theo Công văn số 4503/TCHQ-GSQL ngày 28/10/2005).
(III)[FONT="] [/FONT]C/O đối với hàng từ kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trường nội địa – Do đặc điểm hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan là hàng hoá của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán cho doanh nghiệp Việt Nam. Hàng hoá khi đưa vào lưu giữ, bảo quản tại kho ngoại quan là hàng hoá đưa cả lô nhưng đưa ra có thể chia làm nhiều lô. Vì vậy, Tổng cục Hải quan chấp nhận sử dụng C/O tổng để trừ lùi cho đến hết số lượng hàng hoá ghi trên C/O. (Theo Công văn số 4502/TCHQ-GSQL ngày 28/10/2005).
Thuế TTĐB ôtô nhập khẩu – Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng xe ôtô tải Pick-up, loại vừa chở người vừa chở hàng thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB là 25%. (Theo Công văn số 4499/TCHQ-KTTT ngày 28/10/2005).
Miễn thuế nhập khẩu hàng quà tặng – Các đơn vị nhận hàng quà biếu/tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quan cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này, đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, giá trị lô hàng quà biếu/tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng qui định về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát. Cơ quan có thẩm quyền xét miễn thuế là Tổng cục Hải quan.
Trường hợp hàng hoá của các đối tượng được tạm miễn thuế nhưng không tái xuất mà được cho phép để làm quà biếu/tặng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thì thủ tục, hồ sơ xét miễn thuế gồm công văn yêu cầu xét miễn thuế; hoá đơn hoặc phiếu xuất kho về lô hàng quà biếu/tặng; bản giao nhận lô hàng biếu/tặng giữa các đối tượng biếu/tặng và đối tượng được biếu/tặng. (Theo Công văn số 4482/TCHQ-KTTT ngày 27/10/2005).
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam - Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2) tại Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005.
Những tiêu chuẩn đó gồm: Tiêu chuẩn số 02 – TĐGVN 02 về Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; Tiêu chuẩn số 05 – TĐGVN 05 về Quy trình thẩm định giá tài sản; và Tiêu chuẩn số 06 – TĐGVN 06 về Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản.
Những tiêu chuẩn trên được áp dụng đối với hoạt động thẩm định giá trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng – Theo Luật định, chứng từ thanh toán của ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu gửi cho doanh nghiệp phải có chữ ký, con dấu nơi phát hành và thể hiện được các nội dung chính về tên người thanh toán, tên người thụ hưởng, số tiền thanh toán và phải phù hợp với thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán hoặc phụ lục hợp đồng.
Trường hợp chứng từ thanh toán không có dấu và chữ ký của ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu, thì doanh nghiệp phải đề nghị ngân hàng đó xác nhận về giao dịch thanh toán liên quan tới yêu cầu hoàn thuế. Việc xác nhận có thể thực hiện bằng cách ngân hàng đó ký tên và đóng dấu trên bảng liệt kê các chứng từ thanh toán giao dịch nếu có nhiều giao dịch thanh toán liên quan tới một hợp đồng yêu cầu hoàn thuế. (Theo Công văn số 4326/TCHQ-KTTT ngày 18/10/2005).
Nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan - Bộ Thương mại qui định về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2005 đối với 02 mặt hàng có xuất xứ từ Lào với thuế suất thuế nhập khẩu 0% tại Quyết định số 2581/2005/QĐ-BTM ngày 26/10/2005.
Trong phần Phụ lục của Quyết định, Bộ Thương mại qui định mặt hàng gạo, lá và cọng thuốc lá có xuất xứ từ Lào được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% với điều kiện được thông quan qua các cửa khẩu qui định trong Bản thoả thuận giữa Bộ Thương mại hai nước Lào – Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu vượt quá tổng số lượng hạn ngạch thuế quan thì sẽ áp dụng mức thuế suất giảm 50% như Bộ Tài chính qui định.
Kiểm toán độc lập – Ngày 31/10/2005, Chính phủ ký Nghị định số 133/2005/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập.
Theo tinh thần của Nghị định sửa đổi, bổ sung này thì, doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật theo các hình thức: công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp kiểm toán phải công khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động.
Các doanh nghiệp nhà nước kiểm toán, công ty cổ phần kiểm toán đã thành lập và đang hoạt động được phép chuyển đổi theo một trong các hình thức trên trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày Nghị định 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực.
Khu kinh tế cửa khẩu biên giới - Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
Theo Quyết định sửa đổi, Thủ tướng cho phép thành lập Khu bảo thuế tại các Khu kinh tế cửa khẩu. Khu bảo thuế là khu vực có tường rào cứng bảo đảm ngăn cách các hoạt động trong Khu bảo thuế với các khu vực chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu và nội địa Việt Nam, có trạm Hải qan để giám sát, kiểm tra hàng hoá ra vào.
Trong khu bảo thuế có các hoạt động kinh doanh về dịch vụ hậu cần, sản xuất/chế biến hàng hoá, thương mại buôn bán quốc tế và triển lãm giới thiệu sản phẩm.
Danh mục dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn - Bộ Y tế ban hành Danh mục này tại Quyết định số 36/2005/QĐ-BYT ngày 31/10/2005.
Danh mục này gồm các loại dịch vụ như: các thủ thuật, phẫu thuật theo chuyên khoa ngoại khoa, xét nghiệm, đìeu trị bằng đồng vị phóng xạ, kỹ thuật X-quang và chẩn đoán hình ảnh… Trên cơ sở Danh mục này, cơ sở y tế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện việc thanh toán viện phí các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn cho người có thẻ BHYT.
Chính sách lao động dôi dư – Căn cứ theo những qui định hiện hành, người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm nhưng vẫn không bố trí được việc làm; người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm mà tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm… như vậy, những người lao động không có tên trong danh sách của doanh nghiệp tại thời điểm sắp xếp thì không thuộc đối tượng hưởng chính sách lao động dôi dư. (Theo Công văn số 3704/LĐTBXH – LĐVL ngày 02/11/2005).
Chế độ lương của người bị tạm giam/giữ - Chính phủ đã qui định, người lao động do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động bị tạm giam/giữ, thì trong thời gian tạm giam/giữ, hàng tháng người sử dụng lao động tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề - Gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ… (Theo Công văn số 3692/LĐTBXH – TL ngày 01/11/2005).
Quy chế trả lương – Theo những qui định hiện hành, việc trả lương cho người lao động thuộc trách nhiệm của Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp theo qui chế trả lương do doanh nghiệp xây dựng và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng qui chế trả lương nhằm gắn việc trả lương với việc hoàn thành nhiệm vụ, chống phân phối bình quân, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao… là đúng qui định của Nhà nước. Tuy nhiên, khi xây dựng qui chế trả lương, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên Công đoàn để tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ viên chức và người lao động, từng bước thực hiện trả lương theo thị trường. (Theo Công văn số 3689/LĐTBXH – TL ngày 01/11/2005).
Quy chế chi trả trợ cấp thôi việc – Khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp, thì người lao động được người sử dụng lao động kế tiếp tiếp sử dụng, không phải chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, người sử dụng lao động cũ không phải chi trả trợ cấp thôi việc.
Sau khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động mới mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động mới phải chi trả trợ cấp thôi việc cho thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó. (Theo Công văn số 3656/LĐTBXH – LĐVL ngày 31/10/2005).
Thời gian tính chế độ cho người lao động – Theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, thời gian làm việc ở nước ngoài của người lao động được tính là thời gian công tác. Trường hợp một số người có nhiều lần đi lao động ở nước ngoài thì được cộng thời gian các lần đó thành thời gian công tác ở nước ngoài. Thời gian công tác ở nước ngoài cộng với thời gian chờ đợi và thời gian công tác ở trong nước thành tổng thời gian công tác của người lao động để giải quyết chế độ BHXH hoặc chế độ thôi việc.
Khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì, thời gian được tính để mua cổ phần theo giá ưu đãi là tổng thời gian đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đến thời điểm cổ phần hoá, kể cả thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc, thôi việc, hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên. (Theo Công văn số 3629/LĐTBXH – LĐVL ngày 28/10/2005).
Thuế hoạt động bao thanh toán – Theo Tổng cục Thuế, đối với Chi nhánh của một Ngân hàng thì, hoạt động bao thanh toán không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Chi nhánh phải xuất hoá đơn đối với tiền lãi và phí thu được từ dịch vụ bao thanh toán khu cung cấp dịch vụ bao thanh toán hoặc khi dịch vụ bao thanh toán được hoàn thành. Trường hợp Chi nhánh thu lãi và phí bằng ngoại tệ thì Chi nhánh phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm sinh lãi và phí đó.
Đối với hợp đồng mua bán, bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Chi nhánh có thể bao thanh toán các khoản thu của bên bán hàng, bao gồm cả thuế GTGT.
Trường hợp khác, nếu một tổ chức tín dụng nước ngoài cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng Việt Nam, thì tổ chức tín dụng nước ngoài phải nộp thuế TNDN với thuế suất 10% trên tiền lãi và phí. (Theo Công văn số 4080/TCT-ĐTNN ngày 10/11/2005).
Thời gian miễn/giảm thuế TNDN - Thời gian miễn/giảm thuế đối với dự án đầu tư mở rộng qui mô, đầu tư chiều sâu được tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh; hoặc tính từ năm tiếp sau dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ vào tình hình thực hiện dự án đầu tư và thời gian tính miễn thuế, giảm thuế nêu trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế thời gian miễn/giảm thuế cụ thể đối với đơn vị mình. Bản đăng ký thời gian miễn/giảm thuế được lập và gửi cơ quan thuế cùng với bản sao Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. (Theo Công văn số 4074/TCT-DNK ngày 10/11/2005).
Thuế hàng viện trợ nhân đạo - Những qui định của Luật thuế GTGT đã nêu rõ, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam có thuế GTGT để viện trợ nhân đạo thì được hoàn lại số thuế GTGT của hàng hoá đó. (Theo Công văn số 4032/TCT-DNNN ngày 08/11/2005).
Thuế hàng tham gia triển lãm nước ngoài – Hàng hoá nông sản và thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp đã được phép tạm xuất đi nước ngoài tham dự hội chợ, triển lãm, sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm tái nhập trong thời hạn qui định thì được miễn thuế nhập khẩu. (Theo Công văn số 4670/TCHQ-GSQL ngày 07/11/2005).
Cửa hàng kinh doanh miễn thuế - Bộ Tài chính qui định, hàng hoá sản xuất, gia công trong nước bán cho các cửa hàng miễn thuế để bán cho các đối tượng hưởng tiêu chuẩn miễn thuế được coi là hàng xuất khẩu. Các đơn vị phải nộp thuế xuất khẩu theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được hoàn lại thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT theo đúng qui định của các luật thuế hiện hành đối với số hàng hoá hoặc nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất hàng hoá. (Theo Công văn số 4645/TCHQ-KTTT ngày 04/11/2005).
Mã số thuế cho đơn vị nhận khoán – Theo qui định về mã số đối tượng nộp thuế thì, các đơn vị chịu sự quản lý của đơn vị chủ quản nhưng đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế thì đơn vị chủ quản (có mã số thuế 10 số) của đơn vị trực thuộc phải thực hiện kê khai các đơn vị này vào Bản kê các đơn vị trực thuộc để cơ quan Thuế cấp mã số thuế 13 số.
Trường hợp đơn vị chủ quản không kê khai bổ sung đơn vị trực thuộc, thì các đơn vị này phải thực hiện kê khai đăng ký mã số thuế trực tiếp với cơ quan Thuế. Lúc này, cơ quan Thuế sẽ cấp Thông báo mã số thuế 10 số để đơn vị sử dụng trong việc kê khai, nộp thuế. (Theo Công văn số 4003/TCT-THTK ngày 04/11/2005).
Sửa đổi thuế suất nhóm 2710 – Ngày 07/11/2005, Bộ Tài chính ký Quyết định số 78/2005/QĐ-BTC, sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Những mặt hàng được sửa đổi trong Quyết định này gồm xăng, dầu, nhiên liệu động cơ tuốc bin, nhiên liệu diesel,… với mức thuế suất từ 0 – 20% tuỳ từng mã hàng. Sau khi mức thuế suất thuế nhập khẩu này có hiệu lực, sẽ áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 09/11/2005.
Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế này tại Quyết định số 1571/2005/QĐ-NHNN ngày 31/10/2005.
Theo Quyết định, Lệnh thanh toán Có là Lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh tại đơn vị phục vụ người phát lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có cho tài khoản của người nhận lệnh tại đơn vị phục vụ người nhận lệnh về khoản tiền đó;
Sau khi người duyệt đã kiểm tra và ghi mã khoá bảo mật, in ra giấy 02 liên: 1 liên lưu nhật ký chứng từ, 01 liên sử dụng để báo Nợ hoặc báo Có cho khách hàng. Riêng đối với các Lệnh thanh toán do các ngân hàng thành viên gửi đến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và được chuyển tiếp sang hệ thống Chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước (CTĐT), được in thêm 02 liên để làm chứng từ hạch toán tại hệ thống CTĐT;…
Pháp lệnh động viên công nghiệp - Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đồng ban hành Thông tư liên tịch số 172/2005/TTLT/BQP-BCN ngày 18/10/2005, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp của Chính phủ.
Theo Thông tư, đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp công nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực của dây chuyền, huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp.
Trong thời gian được phép khai thác công dụng các thiết bị do Nhà nước giao kế hoạch động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp phải tính và trích khấu hao tragn thiết bị theo qui định của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp công nghiệp có trách nhiệm sử dụng tiền trích khấu hao trang thiết bị này để tái đầu tư phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị trong và ngay sau khi kết thúc thời gian khai thác để bảo đảm duy trì tính năng kỹ thuật, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị.
Doanh nghiệp công nghiệp sẽ được trợ cấp kinh phí cho việc tháo dỡ, bao gói, bốc xếp… và tiền lương cho công nhân thuộc dây chuyền động viên công nghiệp trong thời gian tạm ngừng sản xuất sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện động viên công nghiệp.
Tài sản đưa vào kinh doanh - Tổng cục Thuế đã hướng dẫn tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp rằng, tài sản kinh doanh thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chuyển quyền sở hữu sang doanh nghiệp khi trích khấu hao TSCĐ.
Trường hợp TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân mà không còn hoá đơn thì việc xác định nguyên giá TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính chính xác của giá trị đó. Nếu giá trị TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bán thực tế của TSCĐ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì doanh nghiệp phải xác định lại giá trị của TSCĐ để làm căn cứ tính thuế TNDN.
Trường hợp sau khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân mua TSCĐ mới thì phải có hoá đơn mới được hạch toán và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh. (Theo Công văn số 4079/TCT-PCCS ngày 10/11/2005).
Thù lao cho thành viên – Chính phủ và Bộ Tài chính đã qui định, thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên HĐQT của các công ty TNHH, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thì sẽ không được tính vào chi phí hợp lý. (Theo Công văn số 4073/TCT-DNK ngày 10/11/2005).
Chứng từ thu tiền viện phí – Đối với phí, lệ phí thuộc NSNN, tổ chức, cá nhân khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo qui định của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế. Nếu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có nhu cầu sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí khác với mẫu chứng từ qui định chung thì phải được sự đồng ý của cơ quan thuế.
Đối với phí không thuộc NSNN, tổ chức, cá nhân khi thu phí phải lập và giao hoá đơn cho đối tượng nộp phí như Bộ Tài chính qui định về phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng. Nếu muốn sử dụng hoá đơn tự in, tổ chức, cá nhân đó phải văn bản gửi cơ quan thuế. (Theo Công văn số 4057/TCT-PCCS ngày 09/11/2005).
Thanh toán hàng xuất khẩu – Hiện tại, có một số vướng mắc của doanh nghiệp về chứng từ thanh toán và vướng mắc đối với hàng xuất khẩu, theo Tổng cục Hải quan:
(i)[FONT="] [/FONT]Đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu quá thời hạn nộp thuế chưa xuất khẩu được sản phẩm nhưng doanh nghiệp đã thực hiện nộp đầy đủ thuế theo qui định đối với lượng nguyên liệu chưa đưa vào sản xuất và xuất khẩu thì các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tiếp theo vẫn được áp dụng thời hạn nộp thuê là 275 ngày;
(ii)[FONT="] [/FONT]Hiện tại chưa có qui định về việc bắt buộc các doanh nghiệp được thanh toán trả chậm trong vòng bao nhiêu ngày đối với hàng xuất khẩu, việc thanh toán trả chậm phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa 2 bên mua hàng và bán hàng, cơ quan Hải quan sẽ không can thiệp vào việc thanh toán này;
(iii)[FONT="] [/FONT]Đối với thanh toán theo hình thức bù trừ công nợ giữa Công ty mẹ và Công ty con hoặc giữa Công ty mẹ, Công ty con và người mua phải thể hiện trên hợp đồng xuất khẩu. Trường hợp không thể hiện trên hợp đồng xuất khẩu thì doanh nghiệp xuất khẩu hàng phải xuất trình các văn bản chứng minh thay đổi thình thức thanh toán đã thể hiện trên hợp đồng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật việc chứng minh trên;
… (Theo Công văn số 4652/TCHQ-KTTT ngày 04/11/2005).
Cấp visa tự động cho hàng dệt may - Liên bộ Thương mại và Công nghiệp vừa ký ban hành Thông tư liên tịch số 18/2005/TTLT/BTM-BCN ngày 21/10/2005, hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006.
Hai Bộ qui định, từ 01/01/2006 – 30/6/2006, Liên Bộ thực hiện việc cấp vi sa tự động cho 38 chủng loại mặt hàng, gồm 13 cat. đôi và 12 cat. đơn. Trong thời gian này, chủng loại hàng nào có tỉ lệ thực hiện khoảng 70% tổng lượng hạn ngạch của chủng loại hàng đó cả năm 2006, thì Liên Bộ sẽ tiến hành phân giao hạn ngạch căn cứ trên cơ sở thành tích xuất khẩu các tháng đầu năm và nhu cầu của thương nhân các tháng cuối năm. Chủng loại hàng nào chưa đạt tỉ lệ thực hiện 70% thì vẫn tiếp tục cấp vi sa tự động.
Thương nhân có thể tự nguyện đăng ký ký quỹ/bảo lãnh đối với các chủng loại mặt hàng để được đảm bảo số lượng hạn ngạch sẽ được sử dụng năm 2006. Trường hợp ký quỹ/ bảo lãnh vượt nguồn hạn ngạch, Liên Bộ sẽ xem xét ưu tiên đảm bảo giao hạn ngạch cho những thương nhân có thành tích xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005 và hợp đồng ký với khách hàng lớn Hoa Kỳ.
Chương trình xúc tiến thương mại 2006 – 2010 – Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ qui định tại Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005.
Trong giai đoạn 2006-2010, Chính phủ sẽ hỗ trợ từ 50 đến 100% kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia như thuê chuyên gia, đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu ở trong và ngoài nước, tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài với mục tiêu mở rộng thị trường và phát triển xuất khẩu, phù hợp với định hướng phát triển xuất khẩu của các ngành hàng và chiến lược xuất khẩu trong 5 năm tới.
Quy chế áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, có đề án xúc tiến thương mại tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được xây dựng, thẩm định và được hỗ trợ thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.
Chuyển xếp lương chuyên viên – Theo Bộ LĐTBXH, việc chuyển xếp lương đối với những người xếp bậc 7, bậc 8 ngạch chuyên viên đạt kết quả thi nâng ngạch chuyên viên chính được thực hiện như sau: người xếp bậc 7, bậc 8 ngạch chuyên viên đã thi nâng ngạch viên chức đạt kết quả, chuyển xếp bậc 7 vào bậc 1, bậc 8 vào bậc 2 của ngạch chuyên viên chính theo lương cũ.
Nếu từ ngày 01/10/2004 trở đi vẫn đang xếp ở bậc 1 (bậc 7 chuyển lên) hoặc bậc 2 (bậc 8 chuyển lên) của ngạch chuyên viên chính thì chuyển xếp sang lương mới bậc 1 vào bậc 2, bậc 2 vào bậc 3 của ngạch chuyên viên chính. Thời gian nâng bậc lần sau tính từ khi chuyển xếp lên bậc trên liền kề của ngạch chuyên viên chính mới. (Theo Công văn số 3801/LĐTBXH-TL ngày 08/11/2005).
Cấp phép hoạt động Giới thiệu việc làm - Đối tượng được cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm là Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, khi các doanh nghiệp mở chi nhánh hoạt động giới thiệu viẹc làm cũng phải bảo đảm các điều kiện và được Sở LĐTBXH sở tại cấp phép hoạt động.
Bên cạnh đó, để được cấp phép, doanh nghiệp phải có ít nhất 300 triệu VNĐ ký quĩ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xẩy ra trong quá trình hoạt động. (Theo Công văn số 3707/LĐTBXH-LĐVL ngày 03/11/2005). ./.
Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp - Đây là nội dung Thông tư 19/2005/TT-BTM được Bộ Thương mại ban hành ngày 08/11/2005.
Theo Thông tư, khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC) phát triển mạng lưới bán hàng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp không đặt trụ sở chính, thì phải thông báo cho Sở Thương mại của tỉnh, thành phố đó. Từ đó, Sở Thương mại có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động BHĐC, xử lý trường hợp vi phạm và thực hiện báo cáo định kỳ với Bộ Thương mại.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng tham gia BHĐC, doanh nghiệp phải cấp thẻ thành viên mạng lưới BHĐC cho người tham gia - gồm đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp (tên, trụ sở, điện thoại); cá nhân (số thẻ, ảnh), chữ ký và dấu của doanh nghiệp.
Phí bảo vệ môi trường đ/v khai thác khoáng sản - Vấn đề này đã được Chính phủ qui định tại Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005.
Nghị định quy định các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản là: đá, tràng thạch, sỏi, sét, thạch cao, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên và sa khoáng titan (ilmenit) phải nộp phí bảo vệ môi trường. Mức phí được quy định từ 1.500 VNĐ-30.000 VNĐ/tấn và 1.000 VNĐ - 50.000 VNĐ/m3.
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản; khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Trợ cấp thôi việc:
(I)[FONT="] [/FONT]Do tinh giản biên chế - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 118/2005/TT-BNV ngày 09/11/2005, hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế, theo tinh thần của Chính phủ trong các Nghị định đã ban hành năm 2000 và 2003. Nhưng người thôi việc do tinh giản biên chế từ ngày 01/10/2005 trở đi được tính và hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo qui định tại Thông tư này.
Đối với người thôi việc ngay, tiền lương tối thiểu chung để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng BHXH - từ ngày 01/10/2005 trở đi sẽ theo mức lương tối thiểu chung là 350.000 VNĐ/tháng; từ ngày 01/01/2003 – 30/9/2005 theo mức lương tối thiểu chung là 290.000 VNĐ/tháng; trước ngày 01/01/2003 theo mức lương tối thiểu chung là 210.000 VNĐ/tháng.
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/10/2005 đến ngày nghỉ thôi việc được xác định theo nguyên tắc: trên 06 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 01 năm; đủ 06 tháng trở xuống thì được cộng vào thời gian từ ngày 01/10/2004 đến 30/9/2005...
Khoản trợ cấp tìm việc làm được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung là 350.000 VNĐ/tháng.
(II)[FONT="] [/FONT]Do ký nhiều HĐLĐ kế tiếp nhau – Trong trường hợp người lao động ký nhiều HĐLĐ liên tiếp nhau với 01 người sử dụng lao động, nhưng có một HĐLĐ người lao động vi phạm kỷ luật lao động bị sa thải thì, đối với HĐLĐ đó người lao động không được trợ cấp thôi việc. Còn lại, các hợp đồng lao động khác, người lao động vẫn được trợ cấp thôi việc. (Theo Công văn số 3864/LĐTBXH-LĐVL ngày 14/11/2005).
Thanh tra xây dựng - Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ đã đồng ban hành Thông tư liên tịch số 18/2005/TTLT-BXD-TTCP ngày 04/11/2005, hướng dẫn một số nội dung về thanh tra xây dựng.
Tại Thông tư này, Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ đã đưa ra các nội dung thanh tra dự án đầu tư xây dựng công trình và nội dung thanh tra xây dựng công trình theo qui hoạch xây dựng. Trong đó, Thông tư hướng dẫn tập trung vào thanh tra việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; thanh tra việc lựa chọn nhà thầu xây dựng; hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư; và thanh tra việc thi công xây dựng công trình. Bên cạnh đó, việc thực hiện các qui định cảu pháp luật về qui hoạch xây dựng và việc xây dựng công trình theo qui hoạch xây dựng cũng nằm trong nội dung thanh tra.
Dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định – Ngày 01/11/2005, Bộ KHCN ban hành Quyết định số 17/2005/QĐ-BKHCN ngày 01/11/2005, qui định về dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định.
Dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định của các tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả năng kiểm định để đóng, kẹp, in, ghi khắc, sơn dấu, dán tem… lên phương tiện đo hoặc cấp giấy chứng nhận cho phương tiện sau khi kiểm định đạt các yêu cầu.
Tại Quyết định này, Bộ KHCN đã có những hướng dẫn và qui định rất cụ thể về mẫu mã, cũng như những nội dung chi tiết trên con dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo trong công ty Nhà nước – Theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH tại Công văn số 3845/LĐTBXH-TL ngày 14/11/2005 thì, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép một số Tổng công ty Nhà nước xây dựng đề án thí điểm HĐQT tuyển chọn, ký hợp đồng với Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
Theo đó, đối tượng đẻ tuyển chọn, ký hợp đồng làm Tổng giám đốc trong công ty nhà nước có thể là người làm việc trong công ty hoặc từ các công ty khác, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, có trình độ, năng lực quản lý kinh doanh và hiểu biết pháp luật, chứ không nhất thiết phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. ./.
Theo đó, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD là 1USD = 15.863 VND.
Việc qui đổi giữa đồng USD với các ngoại tệ khác, cũng như việc qui đổi VND với các ngoại tệ khác cũng được qui định tại Phụ lục của Thông báo này.
Truy thu thuế – Luật thuế xuất nhập khẩu đã qui định, các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình gia công mà tự ý tiêu thụ nội địa hoặc có gian lận trốn thuế sẽ bị truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn 05 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự gian lận trốn thuế.
Căn cứ để tính truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước đây. (Theo Công văn số 4607/TCHQ-KTTT ngày 02/11/2005).
C/O
(I)[FONT="] [/FONT]Xác định C/O bản chính - Để xác định mẫu C/O do Trung Quốc cấp, TCHQ đã hướng dẫn tại Công văn số 4593/TCHQ-GSQL ngày 02/11/2005. Theo đó, (i) C/O mẫu thường (áp dụng ưu đãi MFN) phải đáp ứng qui định tại các văn bản dẫn chiếu, nhất là phải phù hợp với bộ chứng từ và thực tế hàng nhập khẩu; cơ quan Hải quan không phải đối chiếu mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O. (ii) Đối với C/O mẫu E (áp dụng ưu đãi đặc biệt) thì phải đáp ứng qui chế cấp C/O mẫu E của Bộ Thương mại; và cơ quan Hải quan phải đối chiếu với mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O.
(II)[FONT="] [/FONT]C/O hàng nhập khẩu - Bản chất của việc xác định xuất xứ hàng hoá là để áp dụng các chính sách thương mại như cho hưởng thuế suất ưu đãi, hạn ngạch thuế quan… Việc áp dụng thuế suất ưu đãi, hay ưu đãi đặc biệt phải căn cứ vào thực tế hàng hoá.
Đối với C/O mẫu D hoặc mẫu D, S… để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo các thoả thuận thương mại mà Việt Nam đã ký kết thì phải thực hiện đúng qui chế cấp C/O của các thoả thuận này - Mỗi bộ C/O mẫu D phải mang số tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp. Trường hợp C/O mẫu D có số tham chiếu được viết tay nhưng có xác nhận của người có thẩm quyền cấp thì được chấp nhận áp dụng thuế suất CEPT đối với lô hàng thực tế được nhập khẩu từ nước thành viên ASEAN vào Việt Nam. (Theo Công văn số 4503/TCHQ-GSQL ngày 28/10/2005).
(III)[FONT="] [/FONT]C/O đối với hàng từ kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trường nội địa – Do đặc điểm hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan là hàng hoá của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán cho doanh nghiệp Việt Nam. Hàng hoá khi đưa vào lưu giữ, bảo quản tại kho ngoại quan là hàng hoá đưa cả lô nhưng đưa ra có thể chia làm nhiều lô. Vì vậy, Tổng cục Hải quan chấp nhận sử dụng C/O tổng để trừ lùi cho đến hết số lượng hàng hoá ghi trên C/O. (Theo Công văn số 4502/TCHQ-GSQL ngày 28/10/2005).
Thuế TTĐB ôtô nhập khẩu – Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng xe ôtô tải Pick-up, loại vừa chở người vừa chở hàng thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB là 25%. (Theo Công văn số 4499/TCHQ-KTTT ngày 28/10/2005).
Miễn thuế nhập khẩu hàng quà tặng – Các đơn vị nhận hàng quà biếu/tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quan cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này, đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, giá trị lô hàng quà biếu/tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng qui định về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát. Cơ quan có thẩm quyền xét miễn thuế là Tổng cục Hải quan.
Trường hợp hàng hoá của các đối tượng được tạm miễn thuế nhưng không tái xuất mà được cho phép để làm quà biếu/tặng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam thì thủ tục, hồ sơ xét miễn thuế gồm công văn yêu cầu xét miễn thuế; hoá đơn hoặc phiếu xuất kho về lô hàng quà biếu/tặng; bản giao nhận lô hàng biếu/tặng giữa các đối tượng biếu/tặng và đối tượng được biếu/tặng. (Theo Công văn số 4482/TCHQ-KTTT ngày 27/10/2005).
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam - Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2) tại Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005.
Những tiêu chuẩn đó gồm: Tiêu chuẩn số 02 – TĐGVN 02 về Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; Tiêu chuẩn số 05 – TĐGVN 05 về Quy trình thẩm định giá tài sản; và Tiêu chuẩn số 06 – TĐGVN 06 về Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản.
Những tiêu chuẩn trên được áp dụng đối với hoạt động thẩm định giá trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng – Theo Luật định, chứng từ thanh toán của ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu gửi cho doanh nghiệp phải có chữ ký, con dấu nơi phát hành và thể hiện được các nội dung chính về tên người thanh toán, tên người thụ hưởng, số tiền thanh toán và phải phù hợp với thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán hoặc phụ lục hợp đồng.
Trường hợp chứng từ thanh toán không có dấu và chữ ký của ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu, thì doanh nghiệp phải đề nghị ngân hàng đó xác nhận về giao dịch thanh toán liên quan tới yêu cầu hoàn thuế. Việc xác nhận có thể thực hiện bằng cách ngân hàng đó ký tên và đóng dấu trên bảng liệt kê các chứng từ thanh toán giao dịch nếu có nhiều giao dịch thanh toán liên quan tới một hợp đồng yêu cầu hoàn thuế. (Theo Công văn số 4326/TCHQ-KTTT ngày 18/10/2005).
Nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan - Bộ Thương mại qui định về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2005 đối với 02 mặt hàng có xuất xứ từ Lào với thuế suất thuế nhập khẩu 0% tại Quyết định số 2581/2005/QĐ-BTM ngày 26/10/2005.
Trong phần Phụ lục của Quyết định, Bộ Thương mại qui định mặt hàng gạo, lá và cọng thuốc lá có xuất xứ từ Lào được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0% với điều kiện được thông quan qua các cửa khẩu qui định trong Bản thoả thuận giữa Bộ Thương mại hai nước Lào – Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu vượt quá tổng số lượng hạn ngạch thuế quan thì sẽ áp dụng mức thuế suất giảm 50% như Bộ Tài chính qui định.
Kiểm toán độc lập – Ngày 31/10/2005, Chính phủ ký Nghị định số 133/2005/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập.
Theo tinh thần của Nghị định sửa đổi, bổ sung này thì, doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật theo các hình thức: công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp kiểm toán phải công khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động.
Các doanh nghiệp nhà nước kiểm toán, công ty cổ phần kiểm toán đã thành lập và đang hoạt động được phép chuyển đổi theo một trong các hình thức trên trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày Nghị định 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực.
Khu kinh tế cửa khẩu biên giới - Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
Theo Quyết định sửa đổi, Thủ tướng cho phép thành lập Khu bảo thuế tại các Khu kinh tế cửa khẩu. Khu bảo thuế là khu vực có tường rào cứng bảo đảm ngăn cách các hoạt động trong Khu bảo thuế với các khu vực chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu và nội địa Việt Nam, có trạm Hải qan để giám sát, kiểm tra hàng hoá ra vào.
Trong khu bảo thuế có các hoạt động kinh doanh về dịch vụ hậu cần, sản xuất/chế biến hàng hoá, thương mại buôn bán quốc tế và triển lãm giới thiệu sản phẩm.
Danh mục dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn - Bộ Y tế ban hành Danh mục này tại Quyết định số 36/2005/QĐ-BYT ngày 31/10/2005.
Danh mục này gồm các loại dịch vụ như: các thủ thuật, phẫu thuật theo chuyên khoa ngoại khoa, xét nghiệm, đìeu trị bằng đồng vị phóng xạ, kỹ thuật X-quang và chẩn đoán hình ảnh… Trên cơ sở Danh mục này, cơ sở y tế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện việc thanh toán viện phí các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn cho người có thẻ BHYT.
Chính sách lao động dôi dư – Căn cứ theo những qui định hiện hành, người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm nhưng vẫn không bố trí được việc làm; người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm mà tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm… như vậy, những người lao động không có tên trong danh sách của doanh nghiệp tại thời điểm sắp xếp thì không thuộc đối tượng hưởng chính sách lao động dôi dư. (Theo Công văn số 3704/LĐTBXH – LĐVL ngày 02/11/2005).
Chế độ lương của người bị tạm giam/giữ - Chính phủ đã qui định, người lao động do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động bị tạm giam/giữ, thì trong thời gian tạm giam/giữ, hàng tháng người sử dụng lao động tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề - Gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ… (Theo Công văn số 3692/LĐTBXH – TL ngày 01/11/2005).
Quy chế trả lương – Theo những qui định hiện hành, việc trả lương cho người lao động thuộc trách nhiệm của Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp theo qui chế trả lương do doanh nghiệp xây dựng và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng qui chế trả lương nhằm gắn việc trả lương với việc hoàn thành nhiệm vụ, chống phân phối bình quân, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao… là đúng qui định của Nhà nước. Tuy nhiên, khi xây dựng qui chế trả lương, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên Công đoàn để tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ viên chức và người lao động, từng bước thực hiện trả lương theo thị trường. (Theo Công văn số 3689/LĐTBXH – TL ngày 01/11/2005).
Quy chế chi trả trợ cấp thôi việc – Khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp, thì người lao động được người sử dụng lao động kế tiếp tiếp sử dụng, không phải chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, người sử dụng lao động cũ không phải chi trả trợ cấp thôi việc.
Sau khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động mới mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động mới phải chi trả trợ cấp thôi việc cho thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó. (Theo Công văn số 3656/LĐTBXH – LĐVL ngày 31/10/2005).
Thời gian tính chế độ cho người lao động – Theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH, thời gian làm việc ở nước ngoài của người lao động được tính là thời gian công tác. Trường hợp một số người có nhiều lần đi lao động ở nước ngoài thì được cộng thời gian các lần đó thành thời gian công tác ở nước ngoài. Thời gian công tác ở nước ngoài cộng với thời gian chờ đợi và thời gian công tác ở trong nước thành tổng thời gian công tác của người lao động để giải quyết chế độ BHXH hoặc chế độ thôi việc.
Khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì, thời gian được tính để mua cổ phần theo giá ưu đãi là tổng thời gian đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đến thời điểm cổ phần hoá, kể cả thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc, thôi việc, hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên. (Theo Công văn số 3629/LĐTBXH – LĐVL ngày 28/10/2005).
Thuế hoạt động bao thanh toán – Theo Tổng cục Thuế, đối với Chi nhánh của một Ngân hàng thì, hoạt động bao thanh toán không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Chi nhánh phải xuất hoá đơn đối với tiền lãi và phí thu được từ dịch vụ bao thanh toán khu cung cấp dịch vụ bao thanh toán hoặc khi dịch vụ bao thanh toán được hoàn thành. Trường hợp Chi nhánh thu lãi và phí bằng ngoại tệ thì Chi nhánh phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm sinh lãi và phí đó.
Đối với hợp đồng mua bán, bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Chi nhánh có thể bao thanh toán các khoản thu của bên bán hàng, bao gồm cả thuế GTGT.
Trường hợp khác, nếu một tổ chức tín dụng nước ngoài cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng Việt Nam, thì tổ chức tín dụng nước ngoài phải nộp thuế TNDN với thuế suất 10% trên tiền lãi và phí. (Theo Công văn số 4080/TCT-ĐTNN ngày 10/11/2005).
Thời gian miễn/giảm thuế TNDN - Thời gian miễn/giảm thuế đối với dự án đầu tư mở rộng qui mô, đầu tư chiều sâu được tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh; hoặc tính từ năm tiếp sau dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ vào tình hình thực hiện dự án đầu tư và thời gian tính miễn thuế, giảm thuế nêu trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế thời gian miễn/giảm thuế cụ thể đối với đơn vị mình. Bản đăng ký thời gian miễn/giảm thuế được lập và gửi cơ quan thuế cùng với bản sao Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. (Theo Công văn số 4074/TCT-DNK ngày 10/11/2005).
Thuế hàng viện trợ nhân đạo - Những qui định của Luật thuế GTGT đã nêu rõ, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam có thuế GTGT để viện trợ nhân đạo thì được hoàn lại số thuế GTGT của hàng hoá đó. (Theo Công văn số 4032/TCT-DNNN ngày 08/11/2005).
Thuế hàng tham gia triển lãm nước ngoài – Hàng hoá nông sản và thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp đã được phép tạm xuất đi nước ngoài tham dự hội chợ, triển lãm, sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm tái nhập trong thời hạn qui định thì được miễn thuế nhập khẩu. (Theo Công văn số 4670/TCHQ-GSQL ngày 07/11/2005).
Cửa hàng kinh doanh miễn thuế - Bộ Tài chính qui định, hàng hoá sản xuất, gia công trong nước bán cho các cửa hàng miễn thuế để bán cho các đối tượng hưởng tiêu chuẩn miễn thuế được coi là hàng xuất khẩu. Các đơn vị phải nộp thuế xuất khẩu theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được hoàn lại thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT theo đúng qui định của các luật thuế hiện hành đối với số hàng hoá hoặc nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất hàng hoá. (Theo Công văn số 4645/TCHQ-KTTT ngày 04/11/2005).
Mã số thuế cho đơn vị nhận khoán – Theo qui định về mã số đối tượng nộp thuế thì, các đơn vị chịu sự quản lý của đơn vị chủ quản nhưng đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế thì đơn vị chủ quản (có mã số thuế 10 số) của đơn vị trực thuộc phải thực hiện kê khai các đơn vị này vào Bản kê các đơn vị trực thuộc để cơ quan Thuế cấp mã số thuế 13 số.
Trường hợp đơn vị chủ quản không kê khai bổ sung đơn vị trực thuộc, thì các đơn vị này phải thực hiện kê khai đăng ký mã số thuế trực tiếp với cơ quan Thuế. Lúc này, cơ quan Thuế sẽ cấp Thông báo mã số thuế 10 số để đơn vị sử dụng trong việc kê khai, nộp thuế. (Theo Công văn số 4003/TCT-THTK ngày 04/11/2005).
Sửa đổi thuế suất nhóm 2710 – Ngày 07/11/2005, Bộ Tài chính ký Quyết định số 78/2005/QĐ-BTC, sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Những mặt hàng được sửa đổi trong Quyết định này gồm xăng, dầu, nhiên liệu động cơ tuốc bin, nhiên liệu diesel,… với mức thuế suất từ 0 – 20% tuỳ từng mã hàng. Sau khi mức thuế suất thuế nhập khẩu này có hiệu lực, sẽ áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 09/11/2005.
Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế này tại Quyết định số 1571/2005/QĐ-NHNN ngày 31/10/2005.
Theo Quyết định, Lệnh thanh toán Có là Lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh tại đơn vị phục vụ người phát lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có cho tài khoản của người nhận lệnh tại đơn vị phục vụ người nhận lệnh về khoản tiền đó;
Sau khi người duyệt đã kiểm tra và ghi mã khoá bảo mật, in ra giấy 02 liên: 1 liên lưu nhật ký chứng từ, 01 liên sử dụng để báo Nợ hoặc báo Có cho khách hàng. Riêng đối với các Lệnh thanh toán do các ngân hàng thành viên gửi đến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và được chuyển tiếp sang hệ thống Chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước (CTĐT), được in thêm 02 liên để làm chứng từ hạch toán tại hệ thống CTĐT;…
Pháp lệnh động viên công nghiệp - Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đồng ban hành Thông tư liên tịch số 172/2005/TTLT/BQP-BCN ngày 18/10/2005, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp của Chính phủ.
Theo Thông tư, đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp công nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực của dây chuyền, huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp.
Trong thời gian được phép khai thác công dụng các thiết bị do Nhà nước giao kế hoạch động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp phải tính và trích khấu hao tragn thiết bị theo qui định của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp công nghiệp có trách nhiệm sử dụng tiền trích khấu hao trang thiết bị này để tái đầu tư phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị trong và ngay sau khi kết thúc thời gian khai thác để bảo đảm duy trì tính năng kỹ thuật, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa trang bị.
Doanh nghiệp công nghiệp sẽ được trợ cấp kinh phí cho việc tháo dỡ, bao gói, bốc xếp… và tiền lương cho công nhân thuộc dây chuyền động viên công nghiệp trong thời gian tạm ngừng sản xuất sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện động viên công nghiệp.
Tài sản đưa vào kinh doanh - Tổng cục Thuế đã hướng dẫn tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp rằng, tài sản kinh doanh thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chuyển quyền sở hữu sang doanh nghiệp khi trích khấu hao TSCĐ.
Trường hợp TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân mà không còn hoá đơn thì việc xác định nguyên giá TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính chính xác của giá trị đó. Nếu giá trị TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bán thực tế của TSCĐ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì doanh nghiệp phải xác định lại giá trị của TSCĐ để làm căn cứ tính thuế TNDN.
Trường hợp sau khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân mua TSCĐ mới thì phải có hoá đơn mới được hạch toán và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh. (Theo Công văn số 4079/TCT-PCCS ngày 10/11/2005).
Thù lao cho thành viên – Chính phủ và Bộ Tài chính đã qui định, thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên HĐQT của các công ty TNHH, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thì sẽ không được tính vào chi phí hợp lý. (Theo Công văn số 4073/TCT-DNK ngày 10/11/2005).
Chứng từ thu tiền viện phí – Đối với phí, lệ phí thuộc NSNN, tổ chức, cá nhân khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo qui định của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế. Nếu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có nhu cầu sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí khác với mẫu chứng từ qui định chung thì phải được sự đồng ý của cơ quan thuế.
Đối với phí không thuộc NSNN, tổ chức, cá nhân khi thu phí phải lập và giao hoá đơn cho đối tượng nộp phí như Bộ Tài chính qui định về phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng. Nếu muốn sử dụng hoá đơn tự in, tổ chức, cá nhân đó phải văn bản gửi cơ quan thuế. (Theo Công văn số 4057/TCT-PCCS ngày 09/11/2005).
Thanh toán hàng xuất khẩu – Hiện tại, có một số vướng mắc của doanh nghiệp về chứng từ thanh toán và vướng mắc đối với hàng xuất khẩu, theo Tổng cục Hải quan:
(i)[FONT="] [/FONT]Đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu quá thời hạn nộp thuế chưa xuất khẩu được sản phẩm nhưng doanh nghiệp đã thực hiện nộp đầy đủ thuế theo qui định đối với lượng nguyên liệu chưa đưa vào sản xuất và xuất khẩu thì các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tiếp theo vẫn được áp dụng thời hạn nộp thuê là 275 ngày;
(ii)[FONT="] [/FONT]Hiện tại chưa có qui định về việc bắt buộc các doanh nghiệp được thanh toán trả chậm trong vòng bao nhiêu ngày đối với hàng xuất khẩu, việc thanh toán trả chậm phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa 2 bên mua hàng và bán hàng, cơ quan Hải quan sẽ không can thiệp vào việc thanh toán này;
(iii)[FONT="] [/FONT]Đối với thanh toán theo hình thức bù trừ công nợ giữa Công ty mẹ và Công ty con hoặc giữa Công ty mẹ, Công ty con và người mua phải thể hiện trên hợp đồng xuất khẩu. Trường hợp không thể hiện trên hợp đồng xuất khẩu thì doanh nghiệp xuất khẩu hàng phải xuất trình các văn bản chứng minh thay đổi thình thức thanh toán đã thể hiện trên hợp đồng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật việc chứng minh trên;
… (Theo Công văn số 4652/TCHQ-KTTT ngày 04/11/2005).
Cấp visa tự động cho hàng dệt may - Liên bộ Thương mại và Công nghiệp vừa ký ban hành Thông tư liên tịch số 18/2005/TTLT/BTM-BCN ngày 21/10/2005, hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006.
Hai Bộ qui định, từ 01/01/2006 – 30/6/2006, Liên Bộ thực hiện việc cấp vi sa tự động cho 38 chủng loại mặt hàng, gồm 13 cat. đôi và 12 cat. đơn. Trong thời gian này, chủng loại hàng nào có tỉ lệ thực hiện khoảng 70% tổng lượng hạn ngạch của chủng loại hàng đó cả năm 2006, thì Liên Bộ sẽ tiến hành phân giao hạn ngạch căn cứ trên cơ sở thành tích xuất khẩu các tháng đầu năm và nhu cầu của thương nhân các tháng cuối năm. Chủng loại hàng nào chưa đạt tỉ lệ thực hiện 70% thì vẫn tiếp tục cấp vi sa tự động.
Thương nhân có thể tự nguyện đăng ký ký quỹ/bảo lãnh đối với các chủng loại mặt hàng để được đảm bảo số lượng hạn ngạch sẽ được sử dụng năm 2006. Trường hợp ký quỹ/ bảo lãnh vượt nguồn hạn ngạch, Liên Bộ sẽ xem xét ưu tiên đảm bảo giao hạn ngạch cho những thương nhân có thành tích xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005 và hợp đồng ký với khách hàng lớn Hoa Kỳ.
Chương trình xúc tiến thương mại 2006 – 2010 – Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ qui định tại Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005.
Trong giai đoạn 2006-2010, Chính phủ sẽ hỗ trợ từ 50 đến 100% kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia như thuê chuyên gia, đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu ở trong và ngoài nước, tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài với mục tiêu mở rộng thị trường và phát triển xuất khẩu, phù hợp với định hướng phát triển xuất khẩu của các ngành hàng và chiến lược xuất khẩu trong 5 năm tới.
Quy chế áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, có đề án xúc tiến thương mại tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được xây dựng, thẩm định và được hỗ trợ thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.
Chuyển xếp lương chuyên viên – Theo Bộ LĐTBXH, việc chuyển xếp lương đối với những người xếp bậc 7, bậc 8 ngạch chuyên viên đạt kết quả thi nâng ngạch chuyên viên chính được thực hiện như sau: người xếp bậc 7, bậc 8 ngạch chuyên viên đã thi nâng ngạch viên chức đạt kết quả, chuyển xếp bậc 7 vào bậc 1, bậc 8 vào bậc 2 của ngạch chuyên viên chính theo lương cũ.
Nếu từ ngày 01/10/2004 trở đi vẫn đang xếp ở bậc 1 (bậc 7 chuyển lên) hoặc bậc 2 (bậc 8 chuyển lên) của ngạch chuyên viên chính thì chuyển xếp sang lương mới bậc 1 vào bậc 2, bậc 2 vào bậc 3 của ngạch chuyên viên chính. Thời gian nâng bậc lần sau tính từ khi chuyển xếp lên bậc trên liền kề của ngạch chuyên viên chính mới. (Theo Công văn số 3801/LĐTBXH-TL ngày 08/11/2005).
Cấp phép hoạt động Giới thiệu việc làm - Đối tượng được cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm là Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, khi các doanh nghiệp mở chi nhánh hoạt động giới thiệu viẹc làm cũng phải bảo đảm các điều kiện và được Sở LĐTBXH sở tại cấp phép hoạt động.
Bên cạnh đó, để được cấp phép, doanh nghiệp phải có ít nhất 300 triệu VNĐ ký quĩ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xẩy ra trong quá trình hoạt động. (Theo Công văn số 3707/LĐTBXH-LĐVL ngày 03/11/2005). ./.
Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp - Đây là nội dung Thông tư 19/2005/TT-BTM được Bộ Thương mại ban hành ngày 08/11/2005.
Theo Thông tư, khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC) phát triển mạng lưới bán hàng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp không đặt trụ sở chính, thì phải thông báo cho Sở Thương mại của tỉnh, thành phố đó. Từ đó, Sở Thương mại có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động BHĐC, xử lý trường hợp vi phạm và thực hiện báo cáo định kỳ với Bộ Thương mại.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng tham gia BHĐC, doanh nghiệp phải cấp thẻ thành viên mạng lưới BHĐC cho người tham gia - gồm đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp (tên, trụ sở, điện thoại); cá nhân (số thẻ, ảnh), chữ ký và dấu của doanh nghiệp.
Phí bảo vệ môi trường đ/v khai thác khoáng sản - Vấn đề này đã được Chính phủ qui định tại Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005.
Nghị định quy định các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản là: đá, tràng thạch, sỏi, sét, thạch cao, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên và sa khoáng titan (ilmenit) phải nộp phí bảo vệ môi trường. Mức phí được quy định từ 1.500 VNĐ-30.000 VNĐ/tấn và 1.000 VNĐ - 50.000 VNĐ/m3.
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản; khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Trợ cấp thôi việc:
(I)[FONT="] [/FONT]Do tinh giản biên chế - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 118/2005/TT-BNV ngày 09/11/2005, hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế, theo tinh thần của Chính phủ trong các Nghị định đã ban hành năm 2000 và 2003. Nhưng người thôi việc do tinh giản biên chế từ ngày 01/10/2005 trở đi được tính và hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo qui định tại Thông tư này.
Đối với người thôi việc ngay, tiền lương tối thiểu chung để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng BHXH - từ ngày 01/10/2005 trở đi sẽ theo mức lương tối thiểu chung là 350.000 VNĐ/tháng; từ ngày 01/01/2003 – 30/9/2005 theo mức lương tối thiểu chung là 290.000 VNĐ/tháng; trước ngày 01/01/2003 theo mức lương tối thiểu chung là 210.000 VNĐ/tháng.
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/10/2005 đến ngày nghỉ thôi việc được xác định theo nguyên tắc: trên 06 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 01 năm; đủ 06 tháng trở xuống thì được cộng vào thời gian từ ngày 01/10/2004 đến 30/9/2005...
Khoản trợ cấp tìm việc làm được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung là 350.000 VNĐ/tháng.
(II)[FONT="] [/FONT]Do ký nhiều HĐLĐ kế tiếp nhau – Trong trường hợp người lao động ký nhiều HĐLĐ liên tiếp nhau với 01 người sử dụng lao động, nhưng có một HĐLĐ người lao động vi phạm kỷ luật lao động bị sa thải thì, đối với HĐLĐ đó người lao động không được trợ cấp thôi việc. Còn lại, các hợp đồng lao động khác, người lao động vẫn được trợ cấp thôi việc. (Theo Công văn số 3864/LĐTBXH-LĐVL ngày 14/11/2005).
Thanh tra xây dựng - Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ đã đồng ban hành Thông tư liên tịch số 18/2005/TTLT-BXD-TTCP ngày 04/11/2005, hướng dẫn một số nội dung về thanh tra xây dựng.
Tại Thông tư này, Bộ Xây dựng và Thanh tra Chính phủ đã đưa ra các nội dung thanh tra dự án đầu tư xây dựng công trình và nội dung thanh tra xây dựng công trình theo qui hoạch xây dựng. Trong đó, Thông tư hướng dẫn tập trung vào thanh tra việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; thanh tra việc lựa chọn nhà thầu xây dựng; hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư; và thanh tra việc thi công xây dựng công trình. Bên cạnh đó, việc thực hiện các qui định cảu pháp luật về qui hoạch xây dựng và việc xây dựng công trình theo qui hoạch xây dựng cũng nằm trong nội dung thanh tra.
Dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định – Ngày 01/11/2005, Bộ KHCN ban hành Quyết định số 17/2005/QĐ-BKHCN ngày 01/11/2005, qui định về dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định.
Dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định của các tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận khả năng kiểm định để đóng, kẹp, in, ghi khắc, sơn dấu, dán tem… lên phương tiện đo hoặc cấp giấy chứng nhận cho phương tiện sau khi kiểm định đạt các yêu cầu.
Tại Quyết định này, Bộ KHCN đã có những hướng dẫn và qui định rất cụ thể về mẫu mã, cũng như những nội dung chi tiết trên con dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo trong công ty Nhà nước – Theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH tại Công văn số 3845/LĐTBXH-TL ngày 14/11/2005 thì, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép một số Tổng công ty Nhà nước xây dựng đề án thí điểm HĐQT tuyển chọn, ký hợp đồng với Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
Theo đó, đối tượng đẻ tuyển chọn, ký hợp đồng làm Tổng giám đốc trong công ty nhà nước có thể là người làm việc trong công ty hoặc từ các công ty khác, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, có trình độ, năng lực quản lý kinh doanh và hiểu biết pháp luật, chứ không nhất thiết phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. ./.