Đơn giá bình quân

  • Thread starter Lieuquocdat
  • Ngày gửi
L

Lieuquocdat

Guest
28/9/05
17
0
0
49
Soc Trang Province
Xin chỉ giúp cách tính đơn giá bình quân trong mỗi lần xuất hàng trong ngày (Không phải đến cuối tháng mới tính)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
Đơn giá bình quân mỗi lần xuất hàng trong ngày = (Tổng số tiền hàng tồn kho + số tiền hàng mới mỗi lần nhập kho)/(Số lượng hàng tồn kho + số lượng hàng mới mỗi lần nhập kho)
Túm lại là mỗi lần nhập kho thì sẽ tính lại đơn giá hàng tồn kho.
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Lieuquocdat nói:
Xin chỉ giúp cách tính đơn giá bình quân trong mỗi lần xuất hàng trong ngày (Không phải đến cuối tháng mới tính)
Tức là phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn rùi đúng ko bác.
Em lấy ví dụ thế này nhé:
Doanh nghiệp A tồn kho vật liệu chính đầu tháng: 1.000 kg, đơn giá 10.000đ/kg.
Nhập đợt 1: 3.000Kg, đơn giá 12.000đ/kg
Nhập đợt 2: 5.000kg, đơn giá 13.000đ/kg
Xuất đợt 1: 8.000 kg.
Nhập đợt 3: 2.000kg, đơn giá 12.500đ/kg
Xuất đợt 2: 1.000kg.
Cách tính giá cho từng lần xuất như sau:
- Xuất đợt 1:
Đơn giá = (1.000kg x 10.000đ/kg) + (3.000kg x 12.000đ/kg) + (5.000kg x 13.000đ/kg)/(1.000 kg + 3.000kg + 5.000 kg) = 12.333đ/kg
Trị giá vật liệu xuất đợt 1 = 8.000kg x 12.333đ/kg = 98.664.000đ
- Xuất đợt 2:
Đơn giá = (1.000kg x 12.333đ/kg) + (2.000kg x 12.500đ/kg)/(1.000kg + 2.000kg) = 12.444đ/kg
Trị giá vật liệu xuất đợt 2: 1.000kg x 12.444đ/kg = 12.444.000đ

Chúc thành công.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Phương pháp tính giá bình quân liên hoàn (hay bình quân tức thời) khác với công thức tính giá bình quân cuối tháng ở thời gian tính toán, với phương pháp tính liên hoàn thì cứ khi có nhập hàng mới đều phải tính toán lại ngay giá bình quân để áp cho hàng xuất kế tiếp.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Và vụ này đặc biệt "phức tạp" :) trong trường hợp tính giá vốn của SP (finished good) được lắp ráp (ở 1 kho Xsp) từ các bán thành phẩm (ở kho Xi (i = 1-n)) và các vật tư thành phần (ở các kho Xj (j = 1-n)). Chưa kể trường hợp các SP, VT thành phần, bán thành phần trên bị sửa về nội dung (slg, tiền) ở các chứng từ nhập từ cách thời điểm tính giá là X ngày (tóm lại là 1 ngày trong quá khứ). Vậy, món này mà tính tay thì chịu rồi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA