Vì sao giá vàng tăng vọt?

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Mời các bạn cùng thảo luận
Mấy lúc gần đây giá vàng tăng vọt. Đến thời điểm này giá vàng là 980.000đ/chỉ. Theo các bạn vì sao? Và những nguyên nhân đó có thật không (Nga mua vàng dự trử chẳng hạn), nếu có thật thì theo các bạn đánh giá mức độ tăng giá vàng, và tốc độ tăng từ bây giờ đến hết 2005 như thế nào? Bạn có nhận định riêng gì về ảnh hưởng của việc tăng giá vàng hiện nay?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lan nguyen

Sơ cấp
20/11/04
14
0
0
Hà Nội
em không rõ lắm nhưng em nghĩ là một phần tai phụ nữ chúng em thích đeo trang sức "vàng" . trêu anh thôi chứ chắc một phần là do giá xăng dầu tăng , giac ca bây giờ cái gì cũng tăng . vậy mà lương tăng chẳng thấm vào đâu. hu hu
 
T

thutrangcat

Guest
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
thutrangcat đã cung cấp một đường linhk thật bổ ích, trong bài viết có nói đến nguyên nhân tăng giá vàng là : " có rất nhiều nguyên nhân". Nhiều thế thì làm sao mà biết hết được đâu là nguyên nhân chính nhỉ?
 
O

orchidvn

Guest
11/9/04
108
0
0
Middle of nowhere
Bình luận về vđề này thì đúng là vĩ mô quá, nhưng hôm nọ mình có xem thời sự thì thấy họ có đưa ra bình luận là do dự đoán về khả năng lớn có thể xảy ra đại dịch cúm gia cầm trên phạm vi toàn cầu trong năm nay --> có thể dẫn đến suy thoái Ktế --> có thể dẫn đến lạm phát --> việc dự trữ, đầu cơ vàng tăng cao.
 
M

mysterious_girl

Guest
lan nguyen nói:
em không rõ lắm nhưng em nghĩ là một phần tai phụ nữ chúng em thích đeo trang sức "vàng" . trêu anh thôi chứ chắc một phần là do giá xăng dầu tăng , giac ca bây giờ cái gì cũng tăng . vậy mà lương tăng chẳng thấm vào đâu. hu hu
Xuân Thắm là chị chứ ko phải anh đâu bạn à.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Dự trữ vàng trong bối cảnh hiện tại khi đồng ngoại tệ đang trong xu hướng không ổn định là biện pháp để duy trì giá trị vốn và tài sản. Đó cũng là nguyên nhân để giá vàng tăng cao.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Vàng Thế Giới tăng, vàng VN tăng theo,nhưng vẫ còn thấp hơn giá vàng Tc ngoài hế Giới==> buôn lậu vàng. Giới buôn lậu sẽ gom vàng trong nước==> giá vàng trong nước lại tiếp tục tăng cao. Đến khi nào giá vàng VN cao hơn giá vàng Thế Giới thì buôn lậu vàng ra nước ngoài sẽ ngưng lại.
Thế thì lúc đó là lúc nào? Giá vàng sẽ là bao nhiêu? Hiện thời điểm này giá vàng đã là 1.030.000đ/chỉ. Khiếp quá! Hic. Người ta cho tui mượn vàng không tính lãi, mà vàng tăng kiểu này tui cũng chết! Hu hu!! :wall: :wall: :wall:
 
Sửa lần cuối:
M

mysterious_girl

Guest
xuantham nói:
Đến khi nào giá vàng VN cao hơn giá vàng Thế Giới thì buôn lậu vàng sẽ ngưng lại.
Chị ơi, chị giải thích thêm giùm em câu này với ạ. Em ko hiểu lắm.Thanks.
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM

xuantham nói:
Hiện thời điểm này giá vàng đã là 1.030.000đ/chỉ. Khiếp quá! Hic. Người ta cho tui mượn vàng không tính lãi, mà vàng tăng kiểu này tui cũng chết! Hu hu!! :wall: :wall: :wall:

Ái chà. Hãy đợi giá vàng xuống rồi trả nợ cũng được mà. Có phải chịu lãi đâu nà!:biggrin:


 
M

mysterious_girl

Guest
vu minh nói:
Ái chà. Hãy đợi giá vàng xuống rồi trả nợ cũng được mà. Có phải chịu lãi đâu nà!:biggrin:
Không chịu lãi, nhưng họ đòi tại thời điểm này thì sao hả bạn?:lol:
 
P

PHAN TO AN

Guest
13/11/05
6
0
0
40
Long An
quote=vu minh]

Ái chà. Hãy đợi giá vàng xuống rồi trả nợ cũng được mà. Có phải chịu lãi đâu nà!:biggrin:
[/quote]

Phải bạn làm Kế toán công nợ không dzậy!
[
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Trích:
Nguyên văn bởi xuantham
Đến khi nào giá vàng VN cao hơn giá vàng Thế Giới thì buôn lậu vàng sẽ ngưng lại.

Chị ơi, chị giải thích thêm giùm em câu này với ạ. Em ko hiểu lắm.Thanks.
Chị đã bổ sung cho chính xác rồi đó!.
Tức là khi giá vàng ở VN thấp hơn giá vàng Thế Giới thì giới buôn lậu sẽ buôn lậu vàng qua nước ngoài để lấy lời, Đến khi giá vàng bên ngoài cao hơn ở VN thì buôn lậu vàng ra nước ngoài sẽ ngưng. Và sẽ có tình trạng buôn lậu ngược lại, từ nước ngoài vào VN



 
M

mysterious_girl

Guest
xuantham nói:
Chị đã bổ sung cho chính xác rồi đó!.
Tức là khi giá vàng ở VN thấp hơn giá vàng Thế Giới thì giới buôn lậu sẽ buôn lậu vàng qua nước ngoài để lấy lời, Đến khi giá vàng bên ngoài cao hơn ở VN thì buôn lậu vàng ra nước ngoài sẽ ngưng. Và sẽ có tình trạng buôn lậu ngược lại, từ nước ngoài vào VN

Hì hì, sao em d... thế nhỉ:wall: :wall: :wall: .có vậy mà cũng ko nghĩ ra. Cám ơn chị nhiều nhé.
P/S: chị sửa lại cái qoute nhé.
 
S

Sangvo

Trung cấp
13/4/05
145
0
16
TP Ho Chi Minh
Giá vàng tăng còn 1 nguyên nhân nữa là CUỐI NĂM NHIỀU NGƯỜI... CƯỚI VỢ hi hi...
Mấy hôm nay thấy mấy anh chàng trong công ty bàn tán suốt về vụ vàng tăng giá...
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Giá vàng tăng có rất nhiều nguyên nhân:
+ cuối năm nhu cầu sử dụng vàng tăng: mùa cưới này, cuối năm có thưởng, có một khoản tiền đổ sô đi mua vàng về ngắm(cất giấu).
+ Tình hình thế giới bất ổn => đồng đôla không ổn định, các nhà đầu tư quay qua dự trữ vàng(nếu có chiến tranh xảy ra thì vàng là ưu tiên hàng đầu của cục dữ trữ các nước...).
+ Còn một nguyên nhân tăng vàng là do cân bằng nhu cầu: Cung và cầu luôn luôn phải cân bằng: khi nhu cầu về vàng tăng(trong nước và thế giới) => giá tăng lên để ổn định vấn đề này ...
+ Nguyên nhân theo tôi thấy là chính xác nhất là: chính phủ(Bộ tài chính, tài nguyên, dự trữ quốc gia, ngân hàng, kho bạc...) không đủ khả năng kiểm soát tình trạng giá cả leo thang(trong đó có vàng), chúng ta bế quan toả cảng quá lâu(tình trạng xuất nhập khẩu, giao thương hiện nay vẫn còn có quá nhiều thiếu sót)... chính sức ép ra nhập WTO của VN khiến cho các nhà kinh tế của VN phải đưa ra những quyết định khá táo bạo là đưa giá cả của VN biến động cùng với thế giới.
Đây quả là ý tưởng rất tốt nhưng ...(ý tưởng thì hay, hành động lại quá dở).
Điển hình là vụ tăng giá xăng dầu(khi tăng họ nói tăng để theo được giá thế giới và khi giá dầu trên thế giới giảm họ sẽ giảm theo) thực tế thì ở VN đã tăng là không bao giờ có giảm...
Nền kinh tế phát triển làm sao được khi cái đầu còn ...
 
H

Ha vu Dung

Guest
21/12/05
17
0
0
HCM
Câu Chuyện Kinh Tế: Lý Thuyết Trò Chơi


Giải Nobel về Kinh Tế thì nằm ở trạng thái lưng chừng. Nó không quá lệ thuộc vào tính chủ quan của người chấm giải như hai môn văn chương và hoà bình, nhưng nó cũng không mang tính chất khoa học thực nghiệm như các môn y khoa, vật lý và hoá học. Cho dù người ta đã gọi nó là một môn khoa học kinh tế (Sciences Economiques).

Tuy nhiên, kinh tế học chỉ là một môn khoa học xã hội (hay nhân văn) tương đối gần gũi nhất với khoa học thực nghiệm. Trong môn khoa học thực nghiệm, như ở môn hoá học chẳng hạn, nếu như công thức về tính cấu tạo một phân tử của nước gồm có 2 phân tử của chất hydrogen và 1 phân tử của oxygen, thì người ta có thể đoan chắc rằng trong bất cứ phòng thí nghiệm nào trên thế giới, do bởi bất cứ sắc dân nào thực hiện, trong bất cứ điều kiện hay môi trường nào, hễ cứ lấy 2 phân tử hydrogen cộng với 1 phân tử của oxygen là người ta chắc có ngay 1 phân tử của nước, không bao giờ sai cả. Nhưng trong kinh tế học, người ta không đạt được những kết luận đoan chắc và bất biến như vậy. Tức là không ai có thể viết ra một định đề hay công thức để tiên đoán rằng với một số vốn tư bản A cộng với một lực lượng lao động B thì người ta có thể tạo ra được một số lượng sản xuất C, bất biến dù ở trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào. Bởi vì thực tế cho ta biết rằng những điều kiện về môi trường, hay tâm lý của người lao động hoặc những yếu tố may rủi bất ngờ khó tiên đoán trước được cũng có thể làm thay đổi số lượng sản xuất sau cùng không hoàn toàn bằng với con số C cho dù người ta đã phối hợp đúng hai con số A và B cộng lại.

Trong kinh tế học cũng có một phần của toán học, vì nó cố gắng đưa ra một số công thức để giải thích mức thăng hay giảm của kết quả sau cùng tuỳ theo những trường hợp khác nhau. Nó được bắt đầu bằng một số giả định (assumptions) tương đối hợp lý nhất về những động lực thúc đẩy con người đi đến những hành động khác nhau. Nói một cách căn bản đại khái, nó giả định rằng con người lúc nào cũng hành động một cách hợp lý cho quyền lợi của chính cá nhân mình. Rồi từ những giả định đó, kinh tế học có thể dẫn đến một số những “quy luật” cho tương lai.

Trong những năm gần đây, các giải Nobel về Kinh Tế Học thường được trao cho các chuyên gia nghiên cứu về các lãnh vực phân tích về tâm lý và cách hành xử của con người trước những tình huống kinh tế khác nhau. Vào năm 2002, giải này đã được trao cho hai kinh tế gia Daniel Kahneman và Vernon Smith về những công trình nghiên cứu của họ về hậu quả kinh tế tuỳ theo cách hành xử của con người. Năm nay, giải này được trao cho hai cựu giáo sư đại học là Thomas C. Schelling và Robert J. Aumann về những công trình của họ trong việc khai triển thêm về lý thuyết trò chơi và cách ứng dụng của nó như là một thứ chìa khoá để giúp ngăn ngừa những xung đột của nhân loại và thay vào đó bằng việc khuyến khích sự hợp tác lẫn nhau để đạt được lợi ích chung. Vào hơn một thập niên trước (1994), giải Nobel về Kinh Tế Học cũng được trao cho những chuyên gia tiên phong trong việc nghiên cứu về lý thuyết trò chơi, trong đó có giáo sư của Đại Học Princeton là ông John F. Nash Jr, mà phần tiểu sử đã được quay thành phim đoạt giải Oscar là phim ‘A Beautiful Mind” với tài tử Russell Crowe.

Ông Aumann, năm nay 75 tuổi, là một cựu giáo sư toán học tại đại học Hebrew University ở Jerusalem, Do Thái, và ông Schelling, 84 tuổi, là một cựu giáo sư kinh tế học tại đại học Maryland ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai ông được Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Thuỵ Điển trao tặng danh dự cao quý này vì những nghiên cứu của họ để tìm hiểu xem các cá nhân, các cơ sở thương mại và các quốc gia trên thế giới đi đến những quyết định nào khi đang tiên đoán về các phản ứng của những đối tác khác. Xin mở một dấu ngoặc về một vài thuật ngữ. Chữ đối tác thường được dùng tại Việt Nam sau năm 1975 để nói đến một người hay quốc gia hợp tác (partner, partenaire). Tuy nhiên, nó phải được dùng đúng hơn để nói về một người hay quốc gia đứng đối diện (counterpart, contrepart) trong một cuộc tranh luận hay thương lượng. Trong bài này, chữ đối tác nên được hiểu theo nghĩa kẻ đối đầu (tuy chưa hẳn là địch thủ) hơn là kẻ hợp tác đồng hành với mình.

Cả hai ông Aumann và Schelling được coi như là những nhà tiên phong trong lãnh vực nghiên cứu về Lý thuyết Trò chơi (Game Theory). Công trình của giáo sư Schelling, theo bài giải thích về quyết định của hội đồng tuyển chọn giải cho biết, đã để lại một ảnh hưởng sâu đậm trong đầu các lý thuyết gia cũng như kẻ điều hành về quân sự trong thời Chiến Tranh Lạnh, đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thiết lập môn “nghiên cứu chiến lược” như là một địa hạt nghiên cứu khoa bảng và có lẽ cũng đã góp phần không nhỏ trong chương trình hoà hoãn và tài giảm binh bị giữa hai siêu cường Mỹ và Nga. Một trong những nguyên tắc chính mà công trình của hai ông Aumann và Schelling dẫn đến là khả năng của hai kẻ đối tác có thể giúp tránh khỏi chiến tranh bằng cách đưa ra những đe doạ khả thi và những mối đe doạ phản ứng đối ngược lại. Thí dụ điển hình nhất là trong thời gian cao điểm của cuộc xung đột giữa hai siêu cường thời Chiến Tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên Sô đều có khả năng ngăn ngừa đối tác của mình có thể tấn công với vũ khí hạch tâm bằng cách chứng minh rằng mình cũng có khả năng và ý chí để làm một cuộc trả đũa cũng bằng vũ khí hạch tâm. Chính khái niệm “tự huỷ diệt lẫn nhau” này (mutually assured destruction) đã là nền tảng cho sự hoà bình trên thế giới mặc dù có điều nghịch lý là cả hai bên thi nhau đổ tiền vào trong cuộc chạy đua tiếp tục sản xuất các loại vũ khí chết người.

Đã nói là trò chơi, tức là nói đến một cuộc đấu trí của những người trong cuộc, như trong một canh bạc xì phé hoặc một ván cờ tướng, mỗi bên nghĩ đến những đường đi nước bước kế tiếp của mình tuỳ theo sự suy đoán trong đầu về những bước đi trả đũa của đối phương sẽ như thế nào. Lối phân tích trong Kinh tế học theo kinh điển thông thường đều giả dụ rằng mỗi người trong chúng ta đều chấp nhận cái thế giới hiện hữu trước mắt mình, và tìm cách tích tụ tối đa những lợi lộc cho cá nhân mình ở bất cứ thời điểm hay hoàn cảnh nào (tức là đi tìm cái chân lý hạnh phúc cho con người theo sự định nghĩa của các kinh tế gia). Mà những hoàn cảnh hay thời điểm đều là những gì đã hiện hữu, không thể thay đổi được. Lý thuyết Trò chơi coi như được sinh ra để giải quyết về một mối tương quan lệ thuộc lẫn nhau: đó là những gì tôi sẽ làm tuỳ thuộc vào những gì bạn sẽ làm, và những gì bạn có thể làm sẽ tuỳ thuộc vào những gì tôi sẽ làm. Và điều này được áp dụng trong bất cứ trường hợp nào hay tình huống nào.

Một thí dụ cụ thể để giải thích trường hợp này là làm thế nào để phân chia miếng bánh hay thỏi kẹo đồng đều cho hai đứa trẻ ? Lời giải đáp hay nhất cũng rất dễ thấy: Hãy để cho đứa A cắt bánh và đứa B được lựa chọn trước, hoặc ngược lại. Trong bất cứ trường hợp nào, đứa cắt bánh bao giờ cũng sẽ cố gắng cắt cho thật đồng đều nhất vì biết rằng đối tác của mình sẽ là người được hưởng lợi trước tiên nếu như việc cắt bánh của mình không đồng đều. Ta có thể đem thí dụ này áp dụng ở một mức độ cao hơn, tỉ như chia tài sản đồng đều cho 10 người khác nhau, hoặc giả là chia đều tài nguyên của một quốc gia cho khoảng 100 triệu người dân trong nước đó. Điều này chứng tỏ rằng, quyền lợi của mỗi cá nhân được đạt được đến mức cao nhất khi nào quyền lợi chung của tập thể cũng được bảo vệ nhất, theo đúng với mô hình của kinh tế thị trường tự do.

Lý thuyết Trò chơi là một ngành học được nghiên cứu kỹ lưỡng trong nhiều thập niên qua tại Hoa Thịnh Đốn để làm phương tiện giúp khai triển những chiến lược quân sự, như là làm sao để ngăn cản hay đáp ứng trước việc một quốc gia đối tác có thể tích tụ hay sử dụng vũ khí hạch tâm. Nó cũng được đem ra áp dụng vào các cuộc tranh đua vận động tranh cử của các chính trị gia, các chiến dịch phá giá của các ngành hay cơ sở thương mại, hoặc những cuộc thương lượng về mậu dịch mà những kẻ đối tác có thể đấu trí với nhau để đi đến kết luận sau cùng là làm sao cho mình có lợi được nhiều nhất. Theo giáo sư Schelling phân tích, thì trong trò chơi này mỗi bên đều có quyền đem ra sử dụng đủ mọi chiêu thức, nhưng cũng biết chắc rằng đối phương sẽ trả đũa như thế nào nếu mình ăn gian, để rồi cuối cùng tất cả cũng sẽ đi đến một giải pháp tốt đẹp nhất là nên tiếp tục giữ cuộc chơi này cho dài hạn, để mọi người còn được tiếp tục trong cuộc chơi, tức là gồm có cá nhân ích kỷ của mình cũng sẽ tiếp tục được hưởng lợi. Bởi vì nếu kẻ nào chỉ thích đến chuyện ăn lời quịt nhanh theo kiểu “ăn xổi ở thì” thì sẽ bị đối phương trả đũa, cho dù có bị thua hay lường gạt một lần, nhưng họ không ngu và sẽ trả đũa bằng cách không chơi với mình nữa, và như thế tức là sẽ mất đi nhiều lợi ích trong lâu dài. Lý thuyết này cũng cho thấy rằng việc nhượng bộ lúc ban đầu chưa hẳn là một thái độ thua cuộc hay yếu kém, nó có thể chỉ là một bước để đạt được lòng tin cậy nơi người đối tác để rồi có thể dẫn đến những sự nhượng bộ của đối phương trong những lần chơi kế tiếp, bởi vì cái lợi ngắn hạn (bằng tiểu xảo gian manh) không lớn bằng giá trị của niềm tin vững bền trong lâu dài sẽ mang lại cho đôi bên khi còn tiếp tục trò chơi thương lượng với nhau trong tương lai.

Một trong những tác phẩm của ông Schelling, cuốn sách với tựa đề “Chiến Lược của Xung Khắc” (The Strategy of Conflict), xuất bản vào năm 1960 trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang vào thập niên 50, được coi như là đã để lại một ảnh hưởng sâu đậm trong ngành kinh tế học cũng như nhiều môn khoa học nhân văn khác.

Tuy vậy, Lý thuyết Trò chơi cũng không là một môn khoa học thực nghiệm, tuy rằng nó có thể đưa ra những giải thích rất lý thú về những diễn biến trong lịch sử. Bởi vì nó không thể đưa ra được những kết quả có thể tiên đoán một cách chắc chắn được, cho dù là đã biết trước được những yếu tố và hoàn cảnh, cũng như ý nghĩ của những người trong cuộc chơi. Trong thực tế, những tình huống khác nhau đều có thể xảy ra và đều có thể được giải thích sau đó bằng lập luận của các chuyên gia phân tích. Trong thí dụ về cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường vào các thập niên 50 và 60, người ta cho rằng nhờ ở sự phân tích hợp lý (rational) của những người trong cuộc mà thế giới trong cuộc có thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh nguyên tử tận diệt. Thế nhưng nếu như vụ căng thẳng về các phi đạn nguyên tử ở Cuba vào năm 1962 diễn ra theo chiều hướng tồi tệ hơn, tức là chiến tranh có thể nổ tung ra và thế giới này có thể thành bình địa, thì các phân tích gia theo Lý thuyết Trò chơi cũng có thể giải thích rằng điều đó, tuy là một kết quả bất hạnh của cuộc chơi, cũng là một điều hợp lý vì sự quyết định nông cạn của những người trong cuộc.

Riêng giáo sư Schelling thì cho rằng Lý thuyết Trò chơi không hữu dụng gì lắm trong việc phân tích để tìm ra phương thức ngăn cản những phần tử khủng bố có thể sử dụng các vũ khí nguyên tử, bởi vì theo ông, “rất khó tìm hiểu xem các phần tử này muốn theo đuổi những mục đích gì”.

Ấy, đó mới chính là điều giải thích tại sao môn kinh tế học vẫn chưa có thể được xem là một môn khoa học thực nghiệm với những đóng góp cụ thể, mặc dù đã được nghe những lời ca tụng công trình đóng góp vào xã hội của những người đoạt giải Nobel về Kinh tế học trong những năm qua.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA