Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ hóa đơn.

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,034
410
83
46
Ninh Thuận
Tính hợp lệ của các chứng từ là nhân tố đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán nói chung và quyết toán thuế nói riêng. Do đó trước khi lập báo cáo quyết toán thuế kế toán DN cần kiểm tra xác định tính hợp lệ của toàn bộ chứng từ hóa đơn. Nhưng chứng từ cần đặc biệt lưu ý kiểm tra gồm:
Hóa đơn của hàng hóa dịch vụ mua vào: cần kiểm tra tất cả những yếu tố quy định trên hóa đơn như tên, địa chỉ, MST của đơn vị bán, ngày phát hành hóa đơn, các chữ ký theo quy định trên tờ hóa đơn, con dấu của đơn vị bán (nếu đơn vị bán là một DN có dấu. Trường hợp đơn vị bán là hộ kinh doanh cá thể không có dấu, trên hóa đơn phải ghi rõ tên của chủ hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ và MST. Trong quá trình kiểm tra nếu có nghi ngờ hóa đơn giả có thể báo cáo với cơ quan thuế đề nghị hổ trợ kiểm tra. Nếu phát hiện đơn vị bán hàng cấp hóa đơn đã giải thể cần đối chiếu xác định ngày phát hành hóa đơn là trước hay sau khi DN công bố giải thể. Những hóa đơn phát hành trước ngày DN bán hàng công bố giải thể là hợp lệ và ngược lại.
Hóa đơn của hàng hóa dịch vụ bán ra: Những hóa đơn này chính doanh nghiệp phát hành. Do đó cần kiểm tra các yếu tố quy định trên tờ hóa đơn tương tự như với hóa đơn của hàng hóa dịch vụ mua vào. Với những doanh nghiệp cung ứng nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và có thuế suất thuế GTGt khác nhau, cần kiểm tra kỹ thuế suất ghi trên từng hóa đơn. Việc áp sai thuế suất cao hơn hay thấp hơn đều gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Khi phát hiện có trường hợp áp sai thuế súât phải có ngay bút toán điều chỉnh và giải trình trong báo cáo quyết toán thuế.
Các chứng từ của hóa đơn TSCĐ. Với các máy móc thiết bị mua vào tạo TSCĐ, việc kiểm tra hóa đơn tương tự với hàng hóa dịch vụ mua vào. Với các công trình xây dựng, ngoài việc kiểm tra các chứng từ, hóa đơn như với hàng hóa dịch vụ mua vào còn phải kiểm tra bảng quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đối chiếu với dự toán công trình. Mọi khoản chênh lệch giữa quyết toán và dự toán phải được giải trình với những căn cứ hợp lý.
(Nguồn: Nhà quản lý - Trích: 5 vấn đề cần lưu ý khi lập báo cáo quyết toán thuế - Hải Yến)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,034
410
83
46
Ninh Thuận
Kiểm tra số phát sinh thực tế đối chiếu với mức khống chế qui định

Luật thuế TNDN có một số mức khống chế về chi phí, chẳng hạn chi tiền ăn trưa cho từng cán bộ, CNV trong một tháng không được vượt quá lương tối thiểu do nhà nước qui định; chi phí đồng phục chỉ 500.000đồng/người/năm; chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, khuyến mãi, quảng cáo... không vượt quá 10% tổng chi phí (không kể giá vốn hàng bán (của công ty thương mại- giải thích thêm)...) Việc kiểm tra số phát sinh thực tế nhằm thực hiện ngay những bút toán điều chỉnh nếu số phát sinh thực tế cao hơn định mức tránh bị phạt vi phạm hành chính trong hạch toán chi phí, Chẳng hạn, chi phí quảng cáo, khuyến mãi lớn hơn 10%, cần phải chuyển phần chênh lệch sang chi phí chờ phân bổ vào kỳ sau....
KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ
Phù hợp là nguyên tắc quan trong trong công tác kế toán và cũng là nguyên tắc cơ bản khi quyết toán thuế. Nguyên tắc phù hợp đòi hỏi: khi thừa nhận một khoản chi phí phải ghi nhận đồng thời một khoản doanh thu tương ứng. Tất nhiên, khoản chi phí nói trên chủ yếu là chi phí trực tiếp tạo ra hàng hóa dịch vụ. Khi kiểm tra nếu phát hiện ra sự không phù hợp sẽ xử lý như sau:
- Trường hợp có chi phí phát sinh như có giá vốn hàng bán, có chi phí nguyên vật liệu, xuất dùng nhưng không có doanh thu tương ứng: cần kiểm tra để phục hồi doanh thu hoặc chuyển những chi phí đó vào sản xuất kinh doanh dỡ dang.
- Trường hợp có doanh thu phát sinh nhưng không có chi phí tương ứng: cần kiểm tra phát hiện những chứng từ bỏ sót khi hạch toán. Nếu không có những khoản chi nào bị bỏ sót cần căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư hoặc giá vốn hàng bán hạch toán vào chi phí phải trả (tài khỏan 335) để tăng chi phí sản xuất - kinh doanh trong kỳ và xuất chi trong kỳ sau.
- Với những hàng hóa sản xuất theo đơn đặt hàng và hàng hóa, dịch vụ thường xuyên thay đổi về quy cách, chất lượng cần kiểm tra bảo đảm giữa hàng hóa dịch vụ đầu ra và nguyên liệu, vật liệu đầu vào cả về số lượng và chủng loại.
(Nguồn: 5 vấn đề lưu ý khi lập báo cáo quyết toán thuế - Hải Yến - Báo Nhà Quản lý)
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,034
410
83
46
Ninh Thuận
4. Kiểm tra bảo đảm sự cân đối giữa xuất nhập tồn kho hàng

Số liệu về xuất nhập tồn của kho hàng có ý nghĩa rất lớn khi xác định tính trung thực và hợp lý của chi tiêu doanh thu. Nhiều trường hợp do không quan tâm đến vấn đề này, khi kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện lượng hàng xuất kho lớn hơn lượng hàng đã bán ghi trên hóa đơn. Nếu doanh nghiệp không chứng minh được lượng hàng chênh lệch chưa phát hành hóa đơn là hàng gửi bán, số lượng hàng chênh lệch sẽ bị coi là hành vi trốn thuế.
5. KIỂM TRA BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN.
Mẫu báo cáo quyết toán đối với từng sắc thuế đều đựơc qui định trong các thông tư hướng dẫn của BTC, Vì vậy trước khi ký duyệt cần kiểm tra để đảm bảo cho các báo cáo đã lập đúng mẫu qui định. Nếu lập không đúng mẫu sẽ bị cơ quan thuế trả lại, tốn thời gian và mất uy tín của doanh nghiệp.
Năm vấn đề nêu trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi lập báo cáo quyết toán thuế. Nên nhớ rằng, mọi sai sót dù là vô tình hay cố ý, dù lớn hay nhỏ, DN đều phải trả giá.
(Nguồn: 5 vấn đề cần lưu ý khi lập báo cáo quyết toán thuế - Hải Yến - Báo Nhà Quản Lý)
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA