"ngành Nghề Kinh Doanh Nhạy Cảm"

  • Thread starter mysterman
  • Ngày gửi
mysterman

mysterman

Guest
Những ai làm trong những ngành nghề nhạy cảm mới thấy được nỗi khổ của cụm từ này, xin mời đọc bài này.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=112834&ChannelID=308

Ví dụ như mặt hàng rượu trên 30 độ, như ông Thân Hải Thanh (Tổng GĐ Bến Thành Tourist) nói quá chí lý "một người uống 10 chai bia hòan tòan có thể say giống như người uống 1 ly rượu". Quy định phải có giấy phép kinh doanh rượu trên 30 độ (ĐKKD có chức năng kinh doanh rượu (!!!???), rồi phải chờ giấy phép con của Sở Thương mại ----> tạo điều kiện abc).Ai cũng biết quy định như vậy là bất hợp lý, nhưng các cơ quan chức năng thì sợ, chả hiểu sợ cái gì? Vậy trường hợp tui bán rượu đế trong nhà hàng có phạt không? Nếu phạt vậy các quán nhậu bình dân thì sao? An ninh? Nơi nào lộn xộn phạt tới bến, tái phạm nhiều lần thì rút giấy phép (ví dụ như BenBen, quậy phá quá trời đất nhưng vẫn kinh doanh như thường. Tại sao? Đừng hỏi tui nha!). Dừng đăng ký mới nhà hàng khách sạn, nhưng thực tế ta vẫn thấy có nhà hàng mới mở ra như thường. Rồi có quy định đóng cửa sau 0h. Không hiểu nổi!!!!!!:wall:
Rồi còn trong lĩnh vực in ấn nữa. In lịch (in tên cty, địa chỉ... như chúng ta hay làm) vậy mà các ông còn bắt xin giấy phép quảng cáo, rồi phải bắt có hợp đồng, khách hàng ký duyệt mẫu, in xong phải lưu mẫu, mở sổ theo dõi. Nói chung có cái hợp lý nhưng cũng có cái phi lý quá. Bạn nào làm trong lĩnh vực in ấn quảng cáo thì biết, các văn bản quy định phải nói là đọc mù con mắt luôn. Rồi còn giấy PCCC, An Ninh của Quận cấp nữa. Mà giấy PCCC bên tui xin đơn giản lắm, chỉ cần 2.500.000 các bác sẽ làm tại nhà luôn, không cần thao diễn gì hết. Bó tay! Bó tay!
Nếu chúng ta cứ quan niệm cái gì không quản lý được thì cấm thì chết, kinh tế thị trường rồi mà.
Hôm nay tui bức xúc quá mới "xổ" lên đây, mod thông cảm nghen. Tháng vừa rồi cty tui (2 chỗ làm thêm: 1 nhà hàng, 1 in ấn) bị phạt te tua nên bức xúc lắm. Hôm qua đọc được bài báo này tui hả lòng hả dạ lắm! Không biết các quan có hiểu được nỗi khổ của dân đen không. Dzô!:dzo: uống cho đã trước 0h nghen:food-smil
Sao tui buồn quá!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Ha vu Dung

Guest
21/12/05
17
0
0
HCM
Tổng quan kinh tế năm 2005
Nhìn lại năm 2005

Năm 2005 đang kết thúc là một năm “dữ”, với ảnh hưởng của đợt “sóng thần” Nam Á và Đông Nam Á từ mùa Giáng sinh 2004, rồi chiến cuộc gia tăng tại Iraq, các đợt thiên tai bão lụt liên tiếp trong vùng Vịnh Mexico của Hoa Kỳ, nạn xăng dầu tăng giá trong khi Mỹ tiếp tục bị khiếm hụt song hành về ngoại thương và chi phó, v.v… Trong khung cảnh ấy, người ta đã dự đoán một số hậu quả bất lợi sau đây:

Đồng đô la Mỹ tiếp tục sụt giá trong khi cơn sốt xăng dầu có thể gây suy thoái kinh tế, bị nhồi vào một đợt bể bóng đầu cơ về địa ốc vì giá nhà đất gia tăng quá mạnh trong nhiều năm liền nên sẽ sụt mạnh, nhất là khi hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ liên tục nâng lãi suất ngắn hạn. Đã thế, tình hình Iraq và những suy sụp chính trị của chính quyền Bush có thể tác động bất lợi vào niềm tin của giới tiêu thụ Hoa Kỳ, khiến họ hãm đà chi tiêu và gây suy trầm cho các nước bán hàng vào thị trường Mỹ.

Ngần ấy hiện tượng đều không xảy ra.

Xăng dầu quả là có lên giá mạnh mà không gây hậu quả suy thoái kinh tế, và lại sụt vào mùa lạnh cuối năm là khi nhu cầu sưởi ấm có thể ảnh hưởng đến tồn kho và càng thổi giá lên cao. Ngày mùng bảy tháng 12 vừa qua, hệ thống truyền thông Al Jazeera còn công bố một đoạn băng ghi âm của khủng bố al-Qaeda với lời hăm là sẽ tấn công hạ tầng dầu khí vùng Vịnh Ba Tư mà không làm thị trường dầu thô nhúc nhích.

Cũng trong năm 2005 vừa kết thúc, đồng đô la Mỹ không sụt giá như nhiều người tiên báo mà còn tăng, trung bình từ 15 đến 17% so với các ngoại tệ khác. Việc nhiều ngân hàng trung ương Đông Á, trước tiên là Trung Quốc, hăm dọa sẽ bán đô la Mỹ để tồn trữ ngoại tệ khác cũng chẳng làm đô la sụt giá.

Dù tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bush có sa sút, chủ yếu vì chuyện Iraq và vụ Katrina, tâm lý giới tiêu thụ không bị ảnh hưởng và ngược với những lời cáo buộc ngoa ngụy của ứng cử viên John Kerry trong cuộc tranh cử năm 2004, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh hơn mọi dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp sút giảm đáng kể. Quan trọng nhất, năng suất lao động tại Mỹ đã tăng và sản lượng kinh tế có thể vượt 4% quy ra toàn năm. Hoa Kỳ đang là đầu máy tăng trưởng cho kinh tế thế giới nếu so sánh với hai thế lực kinh tế còn lại là Nhật Bản và Âu châu.

Tổng thống Bush có thể là người không chú ý đúng mức đến nhu cầu thông tin và tuyên truyền, nhất là khi Hoa Kỳ đang ở trong thời chiến và cơ sở đảng Dân Chủ đang khai thác tâm lý chủ hòa hay phản chiến để tấn công ông vì vụ Iraq, nhưng những biến động chính trị ấy chỉ là bức màn khói, không ảnh hưởng gì đến tình hình kinh tế Hoa Kỳ và ngần ấy tai họa cũng chẳng làm kinh tế thế giới hay Đông Á bị suy trầm. Vì vậy, kết luận đầu tiên ở đây là “đừng tin vào truyền thông báo chí, nhất là Hoa Kỳ, mà có ngày lỗ vốn oan uổng”.

Kinh tế vận hành theo những quy luật có thể vượt khỏi sự quan tâm hay hiểu biết của đa số truyền thông chính lưu Hoa Kỳ, vốn chỉ thổi phồng những chuyện tiêu cực để vẽ ra hình ảnh u ám về chính quyền Bush, về tình hình Iraq hay về cả sinh hoạt kinh tế nói chung. Điều ấy có thể giải thích những nghịch lý kinh tế của 2005. Nếu chúng ta có quên thì vụ bể bóng đầu tư năm 2000 có thể là một nhắc nhở. Thời ấy, hệ thống truyền thông ấy chỉ nhìn thấy màu hồng trong mọi chuyện liên hệ đến chính quyền Clinton!

Dự đoán năm tới

Bây giờ, hãy nhìn vào tương lai để nêu ra vài dự đoán cho năm 2006.

Vụ xăng dầu lên giá trong năm qua có ảnh hưởng đến kinh tế, nhưng ảnh hưởng mạnh nhất đến các nền kinh tế có hiệu năng tiêu thụ kém, chủ yếu là tại Đông Á. Hậu quả là các nền kinh tế Đông Á, kể cả Trung Quốc, sẽ tiêu thụ xăng dầu ít hơn. Chiều hướng ấy đã bắt đầu và sẽ còn tiếp tục. Hậu quả là sau khi làm thế giới lo sợ năm nay, qua năm tới, xăng dầu sẽ sụt giá. Và khi sụt, sẽ sụt khá nhanh. Các nước kiếm lời nhờ bán dầu sẽ phải tính lại chuyện chi thu của mình.

Trong khi ấy, đô la Mỹ tiếp tục ngự trị và sẽ còn lên giá so với đồng Yen Nhật và đồng Euro Âu châu, nhất là đồng Yen. Ngược lại, cơn sốt vàng đang được các nước hay doanh nghiệp bán vàng thổi lên mây xanh có khi sẽ thuyên giảm và thuyên giảm đột ngột, làm nhiều tay đầu cơ loại quý kim này tại Đông Á sẽ vỡ mặt – kể cả ở Việt Nam.

Lý do là năng suất lao động tăng tại Mỹ đi cùng tư thế độc lập và uy tín chuyên môn của hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ khiến người ta – ở mọi nơi, không chỉ tại Mỹ - vẫn tin tưởng vào trị giá đồng đôla Mỹ. Khả năng ứng phó với lạm phát của ngân hàng trung ương Mỹ và sự suy thoái của quân khủng bố, từ al-Zawahiri tại Afghanistan đến al-Zarqawi tại Iraq, sẽ đẩy lui nỗi lo về an ninh toàn cầu của các thị trường tài chánh. So sánh thì vàng không là phương tiện tồn trữ an toàn nhất mà lại không sinh lời bằng đô la Mỹ.

Còn chuyện Iraq? Tình hình thực ra không đến nỗi tệ và qua năm tới Hoa Kỳ sẽ có thể rút một phần, rất tượng trưng, các đơn vị tác chiến tại đấy. Nếu ông Bush vượt nổi chiến dịch du kích chính trị ở nhà thì chính quyền ông càng có thế mạnh để đạt những giải pháp cần thiết với các lãnh tụ Sunni và cả Iran. Yếu tố Iraq vốn là nhược điểm của ông mà lại không tác động đến kinh tế năm 2005 thì mọi tiến triển dù biểu kiến tại đấy cũng là một lợi thế tâm lý cho sinh hoạt kinh tế ở nhà.

Ở nhà, tại Hoa Kỳ, trái bóng đầu cơ địa ốc sẽ không bể mà xì ra thật chậm và việc bán nhà có chậm lại ở một số nơi thì giá nhà cũng sẽ không sụt đột ngột và gây suy thoái kinh tế. Tại một số nơi, giá nhà không chững hay sụt mà sẽ còn tăng: kinh tế Đông Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, càng gặp bất ổn thì giá nhà tại miền Tây Hoa Kỳ hay Canada sẽ còn lên! Đồng tiền, dù là phi nghĩa, ngày nay đã có cánh!

Mà kinh tế Đông Á thì như chim đang bị cắt cánh.

Nguy cơ đại dịch cúm gia cầm là một. Nguy cơ giảm phát vì đầu tư quá mạnh tại Trung Quốc là hai. Chưa nói đến một hiện tượng mà nhiều người, kể cả doanh giới truyền thông Mỹ, không chịu công nhận: Trung Quốc có vấn đề về kinh tế, xã hội, môi sinh và chính trị nên sẽ có ngày tính sổ, tức là phải trả giá. Việc cảnh sát võ trang của Bắc Kinh phải nã súng vào dân biểu tình tuần qua, và việc tin ấy không thể bịt kín, cũng như những tin liên tục về tai nạn xảy ra cho môi sinh, cho thấy một phần rất nhỏ của những tai họa lớn sẽ xảy ra trong tương lai…

Vì vậy, chúng ta có thể tạm kết luận là “coi vậy mà không phải vậy”. Nguy cơ suy trầm nếu có thì sẽ bị đẩy lui vào năm… 2007. Và nếu có thì sẽ khởi sự đầu tiên tại Đông Á.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA