T
Câu hỏi 1 : Nếu tạm ngưng kinh doanh hoặc không phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp có phải nộp tờ khai thuế GTGT không ?
Trả lời : Trong trường hợp tạm ngưng kinh doanh hoặc không phát sinh doanh thu, doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế GTGT hàng tháng và báo cáo quyết toán thuế năm đúng theo các qui định về thời gian và thủ tục kê khai, quyết toán thuế. Những số liệu nào không phát sinh thì phải ghi rõ là số 0, không được để trống hoặc gạch chéo . . . Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn phải lập và nộp cho cơ quan thuế các bảng kê hoá đơn đầu vào, đầu ra khi nộp hồ sơ kê khai thuế hàng tháng; trong đó ghi rő "không phát sinh".
Câu hỏi 2 : Tháng trước chúng tôi còn nợ thuế GTGT 15.000.000 đồng, tháng này Nhà nước phát sinh nợ lại thuế GTGT -22.000.000 đồng (số âm do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra), như vậy Nhà nước vẫn còn nợ chúng tôi 7.000.000 đồng. Vì sao cơ quan thuế không cấn trừ mà thông báo yêu cầu chúng tôi vẫn phải nộp đủ 15.000.000 đồng và tính phạt nộp chậm ?
Trả lời : Số thuế GTGT kỳ trước DN còn nợ 15.000.000 đồng thì DN phải nộp cho đủ vào NSNN, còn số thuế phát sinh âm kỳ này (âm 22.000.000 đồng) sẽ được khấu trừ cho những kỳ thuế tiếp sau. Nếu DN không nộp đủ và đúng hạn thì cơ quan thuế buộc phải tính phạt nộp chậm 0,1%/ngày trên số thuế nộp chậm. Những vấn đề này đă được qui định rő trong Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2000/NĐ-CP.
Ngoài ra, cơ quan thuế xin giải thích thêm với quí doanh nghiệp như sau :
a) Về số thuế 15.000.000 đồng phải nộp của kỳ trước : Do đă được tính toán và khấu trừ hết các khoản ghi Có (có nộp thuế đầu vào) với thuế đầu ra phải nộp của DN, khoảng chênh lệch thuế GTGT 15.000.000 đồng thực chất là tiền thuế của khách hàng đă nộp và quí DN có trách nhiệm phải nộp lại vào NSNN đầy đủ và đúng hạn.
b) Về khoản thuế phát sinh -22.000.000 đồng kỳ này do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra : Trước tiên cần phải xác định Nhà nước không nợ quí DN số tiền nêu trên. Theo hồ sơ kê khai, khoảng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào là -22.000.000 đồng tương ứng với hàng hoá tồn kho phát sinh tăng trong kỳ. Vì quí DN là người đang giữ hoặc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT nên phải là người nộp thuế.
Như vậy, quí DN không thể sử dụng 15.000.000 đồng là tiền thuế của khách hàng đă nộp để đem đi nộp thuế thay cho số hàng hoá mình đang giữ chưa tiêu thụ hoặc đă tiêu dùng (20.000.000 đồng). Nói cách khác, hai số tiền trên không thể cấn trừ cho nhau. Cơ quan thuế ghi nhận quí DN đă CÓ nộp số thuế đầu vào nêu trên theo hồ sơ kê khai, và số thuế đó sẽ đuợc khấu trừ cho thuế đầu ra của kỳ kê khai tiếp sau.
Câu hỏi 3 : Sau khi kê khai và đă nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT của tháng nào đó cho cơ quan thuế, doanh nghiệp mới phát hiện có nhầm lẫn trong tờ khai thuế, thủ tục điều chỉnh ra sao đề nghị cơ quan thuế hướng dẫn giúp.
Trả lời : Nói chung là mọi sai sót do kỹ thuật tính toán, ghi chép thể hiện trên tờ khai thuế GTGT nếu không vi phạm về chính sách thuế thì đều có thể thực hiện điều chỉnh lại sau đó. Tuy nhiên, vì phải đảm bảo hiệu lực thi hành của Luật thuế và những nguyên tắc ghi bộ thuế nên tuỳ theo thời điểm điều chỉnh số liệu mà DN và cơ quan thuế phải thực hiện những thủ tục khác nhau như sau :
1. Còn trong thời hạn nộp thuế của kỳ kê khai, ví dụ trước ngày 25/9/2001 đối với tờ khai thuế tháng 8/2001 :
- Nếu chỉ sai sót một vài chỉ tiêu trên tờ khai : DN có thể liên hệ trực tiếp qua điện thoại với viên chức quản lý thuế để xác định lại những chỉ tiêu cần thay đổi. Viên chức quản lý sẽ lập phiếu chỉnh sửa tờ khai qua điện thoại và chuyển về bộ phận xử lý tờ khai thuế trước hạn nộp thuế. Số thuế phát sinh phải nộp trong kỳ là số đă được điều chỉnh.
- Nếu số liệu phức tạp cần phải diễn giải, giải thích thêm cho rõ thì DN phải cử ngay người đến cơ quan thuế để cùng lập biên bản chỉnh sửa tờ khai thuế. Viên chức quản lý sẽ chuyển biên bản này đến bộ phận xử lý tờ khai thuế trước hạn nộp thuế. Số thuế phát sinh phải nộp trong kỳ là số đă được điều chỉnh.
2. Đă quá hạn nộp thuế nhưng còn trong niên độ tài chính : DN phải nộp đủ số thuế đă kê khai và tờ khai thuế GTGT của kỳ thuế đó không còn được điều chỉnh nữa, việc điều chỉnh số liệu sẽ được thực hiện trong những kỳ thuế sau đó cùng niên độ. Doanh nghiệp phải lập văn thư đề nghị điều chỉnh, giải trình lý do, gửi đến cơ quan thuế, và đính kèm những chứng từ có liên quan. Viên chức quản lý thuế sẽ thụ lý, xem xét và đối chiếu với các bảng kê, xác định tính hợp lệ của số liệu và sau đó lập phiếu đề nghị bổ sung số ghi bộ trình lãnh đạo cơ quan thuế duyệt. Thời gian điều chỉnh không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ hợp lệ của DN.
3. Sang niên độ tài chính sau (ví dụ đến tháng 2/2002 mới phát hiện có sai sót khi kê khai trong tờ khai tháng 9/2001) : Vì đă đến thời kỳ quyết toán thuế hàng năm, nên DN phải thực hiện điều chỉnh bằng cách kê khai đầy đủ và chính xác trong tờ khai quyết toán thuế năm để gửi đến cơ quan thuế, đính kèm phần diễn giải lý do chênh lệch và bảng kê những chứng từ có liên quan.
Trả lời : Trong trường hợp tạm ngưng kinh doanh hoặc không phát sinh doanh thu, doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế GTGT hàng tháng và báo cáo quyết toán thuế năm đúng theo các qui định về thời gian và thủ tục kê khai, quyết toán thuế. Những số liệu nào không phát sinh thì phải ghi rõ là số 0, không được để trống hoặc gạch chéo . . . Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn phải lập và nộp cho cơ quan thuế các bảng kê hoá đơn đầu vào, đầu ra khi nộp hồ sơ kê khai thuế hàng tháng; trong đó ghi rő "không phát sinh".
Câu hỏi 2 : Tháng trước chúng tôi còn nợ thuế GTGT 15.000.000 đồng, tháng này Nhà nước phát sinh nợ lại thuế GTGT -22.000.000 đồng (số âm do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra), như vậy Nhà nước vẫn còn nợ chúng tôi 7.000.000 đồng. Vì sao cơ quan thuế không cấn trừ mà thông báo yêu cầu chúng tôi vẫn phải nộp đủ 15.000.000 đồng và tính phạt nộp chậm ?
Trả lời : Số thuế GTGT kỳ trước DN còn nợ 15.000.000 đồng thì DN phải nộp cho đủ vào NSNN, còn số thuế phát sinh âm kỳ này (âm 22.000.000 đồng) sẽ được khấu trừ cho những kỳ thuế tiếp sau. Nếu DN không nộp đủ và đúng hạn thì cơ quan thuế buộc phải tính phạt nộp chậm 0,1%/ngày trên số thuế nộp chậm. Những vấn đề này đă được qui định rő trong Thông tư 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 79/2000/NĐ-CP.
Ngoài ra, cơ quan thuế xin giải thích thêm với quí doanh nghiệp như sau :
a) Về số thuế 15.000.000 đồng phải nộp của kỳ trước : Do đă được tính toán và khấu trừ hết các khoản ghi Có (có nộp thuế đầu vào) với thuế đầu ra phải nộp của DN, khoảng chênh lệch thuế GTGT 15.000.000 đồng thực chất là tiền thuế của khách hàng đă nộp và quí DN có trách nhiệm phải nộp lại vào NSNN đầy đủ và đúng hạn.
b) Về khoản thuế phát sinh -22.000.000 đồng kỳ này do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra : Trước tiên cần phải xác định Nhà nước không nợ quí DN số tiền nêu trên. Theo hồ sơ kê khai, khoảng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào là -22.000.000 đồng tương ứng với hàng hoá tồn kho phát sinh tăng trong kỳ. Vì quí DN là người đang giữ hoặc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT nên phải là người nộp thuế.
Như vậy, quí DN không thể sử dụng 15.000.000 đồng là tiền thuế của khách hàng đă nộp để đem đi nộp thuế thay cho số hàng hoá mình đang giữ chưa tiêu thụ hoặc đă tiêu dùng (20.000.000 đồng). Nói cách khác, hai số tiền trên không thể cấn trừ cho nhau. Cơ quan thuế ghi nhận quí DN đă CÓ nộp số thuế đầu vào nêu trên theo hồ sơ kê khai, và số thuế đó sẽ đuợc khấu trừ cho thuế đầu ra của kỳ kê khai tiếp sau.
Câu hỏi 3 : Sau khi kê khai và đă nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT của tháng nào đó cho cơ quan thuế, doanh nghiệp mới phát hiện có nhầm lẫn trong tờ khai thuế, thủ tục điều chỉnh ra sao đề nghị cơ quan thuế hướng dẫn giúp.
Trả lời : Nói chung là mọi sai sót do kỹ thuật tính toán, ghi chép thể hiện trên tờ khai thuế GTGT nếu không vi phạm về chính sách thuế thì đều có thể thực hiện điều chỉnh lại sau đó. Tuy nhiên, vì phải đảm bảo hiệu lực thi hành của Luật thuế và những nguyên tắc ghi bộ thuế nên tuỳ theo thời điểm điều chỉnh số liệu mà DN và cơ quan thuế phải thực hiện những thủ tục khác nhau như sau :
1. Còn trong thời hạn nộp thuế của kỳ kê khai, ví dụ trước ngày 25/9/2001 đối với tờ khai thuế tháng 8/2001 :
- Nếu chỉ sai sót một vài chỉ tiêu trên tờ khai : DN có thể liên hệ trực tiếp qua điện thoại với viên chức quản lý thuế để xác định lại những chỉ tiêu cần thay đổi. Viên chức quản lý sẽ lập phiếu chỉnh sửa tờ khai qua điện thoại và chuyển về bộ phận xử lý tờ khai thuế trước hạn nộp thuế. Số thuế phát sinh phải nộp trong kỳ là số đă được điều chỉnh.
- Nếu số liệu phức tạp cần phải diễn giải, giải thích thêm cho rõ thì DN phải cử ngay người đến cơ quan thuế để cùng lập biên bản chỉnh sửa tờ khai thuế. Viên chức quản lý sẽ chuyển biên bản này đến bộ phận xử lý tờ khai thuế trước hạn nộp thuế. Số thuế phát sinh phải nộp trong kỳ là số đă được điều chỉnh.
2. Đă quá hạn nộp thuế nhưng còn trong niên độ tài chính : DN phải nộp đủ số thuế đă kê khai và tờ khai thuế GTGT của kỳ thuế đó không còn được điều chỉnh nữa, việc điều chỉnh số liệu sẽ được thực hiện trong những kỳ thuế sau đó cùng niên độ. Doanh nghiệp phải lập văn thư đề nghị điều chỉnh, giải trình lý do, gửi đến cơ quan thuế, và đính kèm những chứng từ có liên quan. Viên chức quản lý thuế sẽ thụ lý, xem xét và đối chiếu với các bảng kê, xác định tính hợp lệ của số liệu và sau đó lập phiếu đề nghị bổ sung số ghi bộ trình lãnh đạo cơ quan thuế duyệt. Thời gian điều chỉnh không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ hợp lệ của DN.
3. Sang niên độ tài chính sau (ví dụ đến tháng 2/2002 mới phát hiện có sai sót khi kê khai trong tờ khai tháng 9/2001) : Vì đă đến thời kỳ quyết toán thuế hàng năm, nên DN phải thực hiện điều chỉnh bằng cách kê khai đầy đủ và chính xác trong tờ khai quyết toán thuế năm để gửi đến cơ quan thuế, đính kèm phần diễn giải lý do chênh lệch và bảng kê những chứng từ có liên quan.