Stand cost and Actual Cost

  • Thread starter hien_thu
  • Ngày gửi
H

hien_thu

Guest
21/6/05
142
0
0
hanoi
Mọi người thân mến, cho tớ hỏi sự khác nhau giữa 2 khái niệm trên. Cách tính của chung có gì khác nhau ko? Chúng được sử dụng khi nào và để làm gì???
Cảm ơn mọi người!!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Nếu đúng là Stand cost thì mình chịu, không biêt khái niệm này. Còn nếu là viết tắt của standard cost thì STD cost và actual cost là hai khái niệm cơ bản của Standard costing, theo đó, mức STD cost là chi phí định mức, được kế toán tính trước khi lập kế hoạch nhằm mục đích quản lý. Còn actual cost là chi phí thực tế, dược kế toán tính theo thực tế số phát sinh. Cách tính là khác nhau quá rồi, còn nếu bạn muốn biết thêm về được sử dụng khi nào và để làm gì thì bạn thử đọc một bài báo của ACCA ở đường link sau xem có rõ hơn không

http://www.accaglobal.com/publications/diplomanewsletter/15631
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
-Standard cost : tương đương với thuật ngữ tiếng Việt là giá thành kế hoạch, giá thành định mức. Nó là một công thức tính giá thành được định sẵn hoặc 1 giá thành định sẵn (con số tuyệt đối ), được lấy làm chuẩn mực để giúp cho công tác quản lý, so sánh, tính toán nhanh giá thành.
-Actual cost : là giá thành thực tế tính theo các phát sinh chi phí thực tế.
-Chênh lệch giữa 2 loại giá thành này thường gọi là cost variance hoặc standard deviation. Mức chênh lệch này càng ít thì chứng tỏ : việc lập Standard cost (hoặc) việc quản lý chi phí thực tế là tốt. Trong quản lý, người ta sẽ tìm cách điều chỉnh, quản lý như thế nào để chênh lệch này ngày càng nhỏ. Tức là điều chỉnh Standard cost cho sát thực tế hơn, hoặc tăng cường quản lý các chi phí phát sinh thực tế, không để phát sinh vượt quá xa định mức.
 
H

hien_thu

Guest
21/6/05
142
0
0
hanoi
Cảm ơn hai bạn. Tớ hiểu ra vấn đề rồi. Đúng là các cao thủ, trả lời câu hỏi rất thấu đáo. Tiện đây cho tớ hỏi luôn là khái niệm "overhead cost" là ntn vậy??
 
Sửa lần cuối:
L
hien_thu nói:
Cảm ơn hai bạn. Tớ hiểu ra vấn đề rồi. Đúng là các cao thủ, trả lời câu hỏi rất thấu đáo. Tiện đây cho tớ hỏi luôn là khái niệm "overhead cost" là ntn vậy??

"Overhead Cost": A reference in accounting to all costs not including or related to direct labor, materials, or administration costs.

Một số cuốn sách gọi "Overhead cost" là Chi phí cố định (Fixed costs).
 
N

newworld

Guest
6/7/04
106
2
0
Hanoi
Overhead costs: Chi phí sản xuất chung (là tất cả các chi phí phát sinh tại nơi sản xuất mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí tiền lương trực tiếp...)
 
T

thanh252vn

Trung cấp
28/3/04
105
1
16
44
Hải Phòng
Mình xin bổ sung định nghĩa về Overhead:
OVERHEAD :is the costs associated with providing and maintaining a manufacturing or working environment.For exmple : renting the building. heating and lighting the work area. supervision costs and maintenance of the facilities. Includes indirect labor and indirect material.
Đối với DNSX : Overhead là CF quản lý và CF SXC
Đối với VP đại diện: đó là CF quản lý
 
T

thuocconmeo

Guest
22/10/05
2
0
0
47
HCM
Standard cost and actual cost

Chào bạn hien_thu
Standard cost: là giá thành kế họach (kế tóan việt Nam gọi là giá thành hạch toán.
Actual cost: Là giá thành thực tế. Là chúng ta tính giá thành theo giá thực tế
 
H

hien_thu

Guest
21/6/05
142
0
0
hanoi
Vậy túm lại "Overhead cost" là cái gì vậy mọi người.?????????????
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Overhead cost là những chi phí mà bạn không thể tính trực tiếp vào sản phẩm được sản xuất ra. Ví dụ thế này nhé: bạn sản xuất bánh mỳ chẳng hạn, bạn có thể tính được mỗi cái bánh mỳ hết bao nhiêu bột mỳ ngay trong quá trình sản xuất, thế nhưng đối với chi phí thuê nhà xưởng để sản xuất bột mỳ chẳng hạn, ngay trong quá trình sản xuất bạn không thể biết được số tính cho mỗi chiếc bánh mỳ được sản xuất ra là bao nhiêu, mà thường là bạn phải đợi cho tới cuối tháng, khi bạn biết được tổng số bánh mỳ sản xuất ra trong tháng là bao nhiêu bạn mới xác định được chi phí thuê nhà xưởng trên mỗi chiếc bánh mỳ bao nhiêu bằng phương pháp phân bổ.

Nói thêm là trong kế toán chi phí, bản thân overhead đã chứa từ cost ở trong đó rồi, cho nên nếu bạn nói overhead cost là thừa một chữ cost.
 
L

llittlecasper

Guest
15/1/06
14
0
0
Germany
Nói rõ hơn về mấy vấn đề trên:

Overhead: Như bạn Phamcung nói là khá chính xác rồi, vấn đề là ở cách tính, Overhead hiểu là chi phí chung, khi ta ko thể tính một cách trực tiếp vào từng sản phẩm (trong sản xuất), hoặc dịch vụ ( 1 giờ tư vấn) chẳng hạn.


Overhead: Không phải là chi phí cố định mà chính xác Overhead là cả chi phí cố định và biến đổi, một số chi phí vẫn thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất tăng mà vẫn được coi là chi phí chung. Nên nếu định nghĩa Overhead là chi phí cố định là ko chính xác.




Standard Cost và Actual Cost:

Actual Cost: Khái niệm này hoàn toàn rõ ràng, là chi phí thực tế phải bỏ ra.

Nhưng Standard Cost: Chi phí theo kế hoạch hoặc định mức, thì có hai cách đưa ra tỉ số này, và mức chênh lệch là khác nhau.


VD:

Cách 1

Chi phí 1 sp định mức là 10 € /1 sp , Hàm chi phí định mức = 10 . X (X là số sp sản xuất)

Cách 2
Chi phí cố định = 10.000 €, Chi phí biến đổi trên 1 sp = 8 €, suy ra Hàm chi phí = 10.000 + 8. X

Giả sử với lượng sản xuất = 5000 sp
Suy ra tổng chi phí theo hai cách Cách 1 = 10 . 5000 = 50.000 €
Cách 2 = 10.000 + 8. 5000 =50.000€




Chi phí thực tế (Actual cost) = 43.000 €

Thực tế sản xuất có 4000 sản phẩm thôi

Cách 1 : Tổng chi phí = 10 . 4000 = 40.000 €
Cách 2 : Tổng chi phí = 10.000 + 8. 4000 = 42.000 €


Như vậy ta thấy xuất hiện hai kết quả khác nhau, giữa chi phí thực tế và Chi phí định mức (chú ý 2 cách tính định mức này)


Vậy theo cách 2 : Chi phí thực tế - Tổng chi phí = 43.000 -42. 000 = 1.000 Khoản chênh lệch này có thể sản xuất không hiệu quả, ko kinh tế vv..

Theo cách 1 : Tổng chi phí cách 2 - Tổng chi phí cách 1 = 42.000 - 40.000 = 2.000 Khoản chênh lệch này là do lượng sản xuất ít hơn, nên ko đủ bù đắp chi phí cố định.


Tổng chênh lệch: = 3.000 €
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Rất hay, nhưng đây ko phải là từ điển, đây là nghiệp vụ.

Để tính món đó như thế nào, tớ có thể tìm một lô sách về accounting để đọc. Nhưng cậu giải thích bằng tiếng việt như thế là hay. Giá mà ở box khác thì hay.

Không hiểu box này có còn là "Từ điển thuật ngữ kế toán" nữa hay ko. Tại tớ hay chặt chẽ, box nào ra box nấy, cái gì post đúng vào cái đó, v.v... nó thành quen mất rồi. Từ điển là từ điển, học thuật là học thuật, sách là sách. Mấy cái đó ko thể lẫn lộn được.

Nếu mọi người ko đồng ý với ý kiến của tớ, cũng là mục tiêu ban đầu của box - "TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ KẾ TOÁN ANH - VIỆT" thì tớ cũng don't care vụ này :biggrin: .
 
Sửa lần cuối:
L

llittlecasper

Guest
15/1/06
14
0
0
Germany
Hi, vậy cậu thích chặt chẽ, xin tranh luận một chút về " tính chặt chẽ" .

Có hai kiểu từ điển chuyên môn

1. Dịch từ sang từ : Dạng A sang B
2. Dịch từ sang từ, nhưng giải thích ý nghĩa: A là B, và vì sao lại là B

Tớ cho rằng cách 2 hợp lý và hiểu chính xác hơn. Một số từ điển chuyên môn kinh tế cũng làm theo cách này. Nếu đơn thuần cậu dịch từ sang từ thì sẽ rất khó hiểu, nếu ko muốn nói đôi lúc ko thể hiểu chính xác được

Tớ vẫn làm đúng theo tiêu chuẩn "chặt chẽ" của cậu. Một từ tớ đưa ra dịch tiếng Việt trước, rồi giải thích rõ nghĩa. Như vậy liệu có ko chăt chẽ ko nhỉ, hi hi, tất nhiên ko lạm quá về nghiệp vụ, tại đôi chỗ hơi loằng ngoăng nên hơi dài dòng tí


Sau sẽ cố rút gọn :)
 
T

trhongnhung

Guest
Mục đích của việc phân biệt giữa hai loại giá này có thể hiểu là để giữ một sự cân bằng trong so sánh số liệu của nhiều năm khi mà raw material là mặt hàng có giá cả không ổn định
Vd : với một doanh nghiệp sản xuất cable chẳng hạn: actual cost có thể lên tới $6000/tấn trong khi standard cost chỉ là $600 (mức giá này được doanh nghiệp đưa ra tại một thời điểm nhất định). Do đó đẻ so sánh chính xác cac chỉ số của hai năm khác nhau cần dựa trên cả actual cost and standard cost
tương tự đối với các cty kinh doanh dầu mỏ, etc.
 
N

ntrungtruc

Guest
22/2/05
7
0
1
45
TP.HCM
Actual cost & Standard cost

hien_thu nói:
Mọi người thân mến, cho tớ hỏi sự khác nhau giữa 2 khái niệm trên. Cách tính của chung có gì khác nhau ko? Chúng được sử dụng khi nào và để làm gì???
Cảm ơn mọi người!!!!

- Standard cost: Chi phí định mức - được tính bằng số lượng sử dụng định mức x giá phí.
- Actual cost : Chi phí thực tế - Xác định bằng số lượng thực tế sử dụng x giá phí (Số lượng thực tế sử dụng có thể tính gián tiếp bằng cách: Số thực xuất - WIP)

Nếu chỉ sử dụng một loại giá phí thì chênh lệch giữa hai khoản mục này chính là hao hụt (Effeciency lost-nguyên vật liệu, giờ công...).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA