Vay Vốn Từ Con (trẻ Vị Thành Niên)

  • Thread starter tien map
  • Ngày gửi
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Chào các cao thủ!
Hôm nay mình gặp một vấn đề nan giải, xin các cao thủ chỉ giáo!

Công ty mình là công ty TNHH 2 thành viên. Chủ tịch hội đồng thành viên cũng đồng thời làm giám đốc. Bà ấy có một con trai chỉ mới 6 tuổi, được thừa kế từ người cô ruột một số cổ phần ở công ty nước ngòai (Có chứng từ hẳn hoi). Bây giờ bà ta muốn vay của con trai số cổ phần đó để đầu tư vào Việt Nam mục đích để mở rộng kinh doanh.
Hỏi:
1. Liệu phần lãi vay (tính tương đương lãi suất ngân hàng) có được xem là chi phí hợp lý hợp lệ?
2. Nếu được thì thủ tục vay cần có những yêu cầu gì ngòai khế ước vay?

Xin cảm ơn nhiều nhiều
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Theo như Mina biết thì tất cả tài sản thừa kế của trẻ vị thành niên thì người giám hộ có quyền giữ cho đến lúc bạn ấy đủ tuổi. Trong trường hợp này người mẹ có quyền vay tiền của con nhưng phải là người giám hộ đứng ký trên hợp đồng cho vay.
Phần lãi vay được tính chi phí hợp lý có thể đến 120% lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại cùng thời điểm.
Ngoài khế ước vay chắc có cam kết người giám hộ phải đưa toàn bộ lãi này vào tài sản của cậu bé và có công chứng của cơ quan pháp luật.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
tien map nói:
Chào các cao thủ!
Hôm nay mình gặp một vấn đề nan giải, xin các cao thủ chỉ giáo!

Công ty mình là công ty TNHH 2 thành viên. Chủ tịch hội đồng thành viên cũng đồng thời làm giám đốc. Bà ấy có một con trai chỉ mới 6 tuổi, được thừa kế từ người cô ruột một số cổ phần ở công ty nước ngòai (Có chứng từ hẳn hoi). Bây giờ bà ta muốn vay của con trai số cổ phần đó để đầu tư vào Việt Nam mục đích để mở rộng kinh doanh.
Hỏi:
1. Liệu phần lãi vay (tính tương đương lãi suất ngân hàng) có được xem là chi phí hợp lý hợp lệ?
2. Nếu được thì thủ tục vay cần có những yêu cầu gì ngòai khế ước vay?

Xin cảm ơn nhiều nhiều

Thế thì ai là người giám hộ, đại diện cho con trai bà ấy trên giấy tờ?
Nếu bà ấy cũng là người đại diện cho con bà thì giao dịch này là phạm luật dân sự
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Chị Thắm ơi, đây là công ty thì chắc chắn có hội đồng thành viên, bà chỉ là người đại diện theo pháp luật nếu như một bên bà là người đại diện cho con trai, một bên là hội đồng thành viên của công ty ký . Vậy thì có được không nhỉ? Vì công ty lúc này là một pháp nhân rồi nên ít nhất phải có hai người trong công ty mà.
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Cảm ơn Mina
Mình hơi lăn tăn là các bác thuế có chịu hay không, vì không có văn bản qui định về điểm này.
1. Trường hợp người giám hộ là người đã cho cổ phần cho cậu bé này thì quan hệ giữa bà ta và giám đốc của mình là chị em => Thuế có chịu không?
2. Không biết liệu người giám hộ có quyền được ra quyết định đầu tư đối với khỏan tiền thừa kế hay không? Nếu được thì lỡ số tiền đó bị tổn thất do đầu tư bị lỗ thì sao?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Về luật dân sự về quyền thừa kế và giám hộ chắc Mina không nắm rõ.... nhờ các luật sư.
Còn về vấn đề đối với thuế thì miễn sao có khế ước vay và khoản tiền đó thực sự bổ sung vốn cho công ty trong kinh doanh (công ty thiếu vốn thực sự) thì thuế không bác bỏ phần chi phí này.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
MINA nói:
Chị Thắm ơi, đây là công ty thì chắc chắn có hội đồng thành viên, bà chỉ là người đại diện theo pháp luật nếu như một bên bà là người đại diện cho con trai, một bên là hội đồng thành viên của công ty ký . Vậy thì có được không nhỉ? Vì công ty lúc này là một pháp nhân rồi nên ít nhất phải có hai người trong công ty mà.

Theo Luật Dân sự,điều 153: Phạm vi thẩm quyền người đại diện; thì:
Người đại diện không được thực hiện các gia dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là đại diện.

Vì vậy bà vừa đại diện cho cty vừa đại diện cho con bà để ký hợp đồng hay khế ước vay thì không được. HĐTV phải uỷ quyền cho người khác thực hiện giao dịch này thì được. Như vậy cần phải có biên bản họp HĐTV thống nhất việc vay tiền này và uỷ quyền cho ai ký khế ước vay. Và phải lập tờ uỷ quyền
 
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Ở đây có 2 vấn đề cần giải quyết:
1- Giao dịch này được thực hiện giữa 1 bên là pháp nhân (không fải là bà giám đốc, bà ta chỉ là người đại diện pháp nhân) và cậu bé (thông qua người giám hộ-bà mẹ và là bà giám đốc).
2- Luật doanh nghiệp (tôi không nhớ rõ điều nào) có quy định trường hợp giao dịch có liên quan tới người quản lý Công ty thì fải có sự nhất trí của Hộ đồng thành viên.
Vì vậy, trường hợp này cần có: a;văn bản thống nhất của HĐTV về việc giao kết hợp đồng này b;hợp đồng vay do đại diện của pháp nhân (đại diện theo uỷ quyền, không fải đại diện theo pháp luật) ký với người giám hộ.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Có một vấn đề ở đây là:
Nếu bà Giám đốc đó chính là đại diện pháp luật của công ty
Nếu bà Giám đốc là người đại diện giám hộ cho con trai của mình.
Khi TH này xảy ra thì sẽ ra sao? Bà ta đại diện cho: người đi vay và người cho vay? (trên giấy vay nợ bà ta ký cả 2 bên)
Trả lời cho câu hỏi của TM:
1. Chi phí đó hoàn toàn được tính vào chi phí hợp lý
2. Thủ tục cho vay cũng chẳng khác gì(ngoại trừ TH TC có nêu ở bên trên)
Khó nhất là ở chỗ đó!
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Không hiểu tại sao mọi người quan niệm Người Đại Diện Pháp Theo Luật là Giám Đốc. Và hễ là Giám Đốc thì các bạn cho rằng đó là Người Đại Diện Theo Pháp Luật.

Cái vụ ủy quyền kiểu này tôi đã bị Phòng Công Chứng từ chối công chức 1 lần rồi, Công Ty phải trở về làm Biên Bản Họp HĐTV đồng ý ủy quyền cho người khác đi ký hợp đồng vay.

Về việc thực hiện ủy quyền. Công ty là 1 pháp nhân nên có quyền lập tờ ủy quyền ký tên và đóng dấu của công ty trong trường hợp người đươc ủy quyền cũng là người trong công ty. Còn việc thực hiện ủy quyền cho người ngòai công ty thì phải ra công chứng
 
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Không phải mọi người hiểu mà là luật định. Luật doanh nghiệp quy định giám đốc là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, nếu điều lệ doanh nghiệp không quy định khác.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
hymalaya nói:
Không phải mọi người hiểu mà là luật định. .

Bạn ơi! Cái mà người ta hiểu với luật định là cả 1 khỏang cách. Và từ hiểu đến làm đúng lại là một vấn đề. Và câu này bạn nêu lên tôi cũng không hiểu bạn muốn nói rõ hơn, hay là bạn muốn phủ định câu đặt vấn đề của tôi ?!?
May à còn có câu này là câu tôi muốn nói đến:

Luật doanh nghiệp quy định giám đốc là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, nếu điều lệ doanh nghiệp không quy định k ác
 
yen85

yen85

Trung cấp
14/3/05
65
0
6
38
in your heart
như bác xuantham nói : "nếu điều lệ doanh nghiệp quy định khác" thì luật định có nghĩa giám đốc không phải là người đại diện duy nhất về mặt pháp luật, công ty đó là công ty TNHH 2 thành viên , như vậy thành viên còn lại sẽ có quyền đại diện cho công ty để ký hợp đồng phải không?
Em nghĩ như vậy đó.
 
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Chào bạn, không phải tôi phủ định mà muốn chi tiết ra thôi.

- Các quyền lớn nhất trong doanh nghiệp phải thuộc về những người bỏ vốn ra thành lập nó. Do vậy, việc xác định ai (giám đốc hay chủ tịch HĐTV) là đại diện pháp luật của pháp nhân (đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên hoạt động theo luật doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp khác có thể khác) thuộc quyền tự định đoạt của hội đồng thành viên, họ có thể thoả thuận với nhau để xác định việc này và ghi vào điều lệ doanh nghiệp.

- Theo thông lệ (cả trong nước và quốc tế) thì giám đốc là đại diện pháp luật của pháp nhân. Vì vậy, việc xác định người đại diện pháp luật của Công ty là người không là giám đốc chính là "quy định khác" và phải được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. Do vậy mà luật doanh nghiệp quy định giám đốc là đại diện pháp luật của pháp nhân nếu không có điều lệ doanh nghiệp không quy định khác.

- Bạn nói rất đúng, hiểu và làm đúng có một khoảng cách, nhưng tôi nghĩ hiểu là để làm đúng hoặc ít ra là để không trái. Việc làm đúng hoặc không trái (và có lợi) phụ thuộc vào việc hiểu đúng, nó giúp cho chúng ta tránh và hạn chế rủi ro.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
yen85 nói:
như bác xuantham nói : "nếu điều lệ doanh nghiệp quy định khác" thì luật định có nghĩa giám đốc không phải là người đại diện duy nhất về mặt pháp luật, công ty đó là công ty TNHH 2 thành viên , như vậy thành viên còn lại sẽ có quyền đại diện cho công ty để ký hợp đồng phải không?
Em nghĩ như vậy đó.

Không nhất thiết phải là người còn lại, HĐTV có thể biểu quyết đồng ý (ghi trong biên bản) ủy quyền cho PGĐ -nếu người này không phải là thành viên góp vốn- cũng được. Để đảm bảo việc ủy quyền không vượt quá 2 cấp

To hymalaya: Cảm ơn bạn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA