Công ty mẹ con và việc sử dụng các quỹ

  • Thread starter phamcung
  • Ngày gửi
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
phamcung nói:
Bổ sung ý của VuHoaiDuc

Nếu chọn giải pháp cho vay
... ở đây mình chỉ nói thêm là đứng về phía người vay, hệ số nợ cao chỉ tốt khi chỉ số Interest cover (không biết tiếng Việt là gì- tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay) là cao để đủ bù đắp chi phí lãi vay.
Nhất trí cao với Phamcung, Hệ số nợ cao cũng chưa hẳn là tốt.

Tiếng Việt: Interest Cover chính là Khả năng thanh toán lãi vay. Hệ số này nó là tiêu thức cho thấy mức lợi nhuận có được do sử dụng vốn của mình để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ hay không.
Ở đây cần phân tích sâu hơn cái đòn bẩy tài chính của Doanh nghiệp (DFL).

Nếu tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp CP lãi vay nợ phải trả thì cái ROE đó sẽ giảm vì LN do VCSH làm ra phải dùng để bù đắp thiếu hụt của lãi vay phải trả đó. Điều này đã được chứng minh
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
xuantham nói:


Lannhu ơi ! EM cũng hạch toán như AC3K post ở bài 2 hả? sao mà AC3K nói không có gì khác biệt



a)Đây nhé , cái phần màu đỏ không phải là giảm tài sản đi à? Rỏ ràng NCPS này là 1 tài sản giảm -1 nguôn2 vốn giảm. Như vậy rỏ ràng quỹ này đã được sử dụng chuyển ra ngoài, thế không phải đã làm giảm tài sản thì còn là gì.

Còn nếu AC3K quan niệm rằng sử dụng quỹ đầu tư phát triển có thể làm giảm tài sản thì còn gì để nói.




b)Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Quan hệ ở đây không phải là cấp trên và cấp dưới, và vốn ở đây không phải do cấp dưới hoàn lại, không thể hạch toán 136 được. Lãi mà cty A nhận được từ việc lập ra cty AA,AB là một lợi ích từ đầu tư, là một khoản phải thu. Còn đối với A,AB là trách nhiệm đối với nhà đầu tư

QUan điểm của AC3K và Lannhu khac nhau thấy rỏ mà còn cho là chị nói lung tung beng nữa. :wall: :wall: :wall:


Em cũng chẳng biết giải thích sao với chị,
Chị đọc lại toàn bộ topic chắc chị hiểu thôi, vì topic này cũng nói rõ rồi còn gì.
Vậy phần a/ và b/ của chị nói là đúng à ?????????
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Thôi thôi, bỏ qua chuyện định khoản đi, vấn đề bác Phạm Cung nói là điều tiết nguồn vốn, với một mô hình hãng thì nó rất nhanh, nhưng với một mô hình công ty mẹ công ty con, mà công ty con là đơn vị Cổ phần hoặc đơn vị TNHH hai thành viên (DNNN) là cả vấn đề lớn, không phải thích là làm ngay được, ít nhiều đối với mô hình mẹ - con, tại đơn vị thành viên, quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh là có, vì vậy việc điều tiết nguồn vốn không dễ chút nào, em cũng đang rất quan tâm tới vấn đề này nên muốn các anh chị nói nhiều hơn nữa về nó.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Quan điểm của mình đã post ở bài số 7 không thay đổi.
Mọi người bàn tiếp đi đi.
Cái vụ lợi về thuế khi đi vay đó người ta còn gọi là lá chắn thuế
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Việc sử dụng các quỹ của công ty con của công ty NN phải tuân theo điều 42 của NĐ 199. điều 42 tham chiếu tới điều 28, điều 28 chỉ nói là quỹ đầu tư phát triển dùng để bổ sung vốn điều lệ, không thấy có nói là quỹ đầu tư phát triển của công ty (ở đây hiểu là con) có thể được dùng để bổ sung, hoặc huy động cho công ty mẹ(!).

Thế nếu nghị định im, thì nghĩa là không được làm hay được làm (công ty mẹ được huy động quỹ đầu tư phát triển của công ty con)? Theo thông lệ quốc tế, thì cái nào luật không cấm thì ta được làm, theo thông lệ của ta thì cái nào luật không cho phép thì không được làm. Giải pháp là gì nhỉ?

NĐ 199 cũng nói rõ là lợi nhuận như thế nào thì được chia. Cái này cũng tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng ở ta, thiếu hẳn cái quy định tương tự cho các công ty không phải công ty nhà nước. Quay trở lại ví dụ của mình của bài 9, rõ ràng là trong trường hợp công ty là công ty nhà nước thì không được chia lãi khi vẫn có lỗ luỹ kế (trong tài khoản lãi lỗ năm trước), nhưng nếu là công ty không phải là nhà nước thì vẫn được chia khi có lỗ luỹ kế. Thật không chặt chẽ và thiếu nhất quán.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
phamcung nói:
Việc sử dụng các quỹ của công ty con của công ty NN phải tuân theo điều 42 của NĐ 199. điều 42 tham chiếu tới điều 28, điều 28 chỉ nói là quỹ đầu tư phát triển dùng để bổ sung vốn điều lệ, không thấy có nói là quỹ đầu tư phát triển của công ty (ở đây hiểu là con) có thể được dùng để bổ sung, hoặc huy động cho công ty mẹ(!).
Đó là quy định chung, còn nếu muốn thay đổi mục đích đã đc quy định thì phải chờ ý kiến của chủ sở hữu vốn, cao nhất ở đây có lẽ là Chính Phủ.:biggrin:
Thế nếu nghị định im, thì nghĩa là không được làm hay được làm (công ty mẹ được huy động quỹ đầu tư phát triển của công ty con)? Theo thông lệ quốc tế, thì cái nào luật không cấm thì ta được làm, theo thông lệ của ta thì cái nào luật không cho phép thì không được làm. Giải pháp là gì nhỉ?
Những gì mà luật ko cấm thì vẫn đc làm, nhưng những gì luật đã quy định thì ko đc trái quy định.
NĐ 199 cũng nói rõ là lợi nhuận như thế nào thì được chia. Cái này cũng tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng ở ta, thiếu hẳn cái quy định tương tự cho các công ty không phải công ty nhà nước. Quay trở lại ví dụ của mình của bài 9, rõ ràng là trong trường hợp công ty là công ty nhà nước thì không được chia lãi khi vẫn có lỗ luỹ kế (trong tài khoản lãi lỗ năm trước), nhưng nếu là công ty không phải là nhà nước thì vẫn được chia khi có lỗ luỹ kế. Thật không chặt chẽ và thiếu nhất quán.
Làm sao mà có thể nhất quán giữa 2 đối tượng sở hữu vốn khác nhau đc bác.
Vốn NN, NN phải quản lý thông qua các VB ban hành cho các cty NN. Còn vốn tư nhân thì họ phải tự quyết, tự chịu trách nhiệm chứ, Nhà nước làm sao mà can thiệp đc. Nhưng đối với những vấn đề làm ảnh hưởng đến Nsách, XH,...thì chắc là sẽ có những quy định ràng buộc. Nhưng em cũng ko biết là đã có những quy định nào như thế chưa. Bác nào có thì cho em xin với nhé! Em xin cảm ơn trước.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA