Những vấn đề về Incoterms

  • Thread starter hoahongkogai
  • Ngày gửi
H

hoahongkogai

Guest
26/11/05
2
0
0
37
Dong Nai
Em chào các anh chị. Anh chị ơi em đang là sinh viên nên ít có thời gian lên diễn đàn. Sắp tới em phải thi rồi. Thầy cho biết là nội dung thi sẽ chiếm 60% số điểm dành cho Incoterms nhưng bây giờ em rất mơ hồ về nó. Tài liệu về Incoterms thì hầu như em chỉ đọc nhờ của bạn. Em tìm hoài các nhà sách ở Biên Hòa nhưng ko thấy, nếu có thì ko có lịch sử hình thành của Incoterms. Mấy bạn em bảo lên TP.HCM vào nhà sách có rất nhiều nhưng em ko có điều kiện để đi lên trên đó. Bài giảng của thầy thì chung chung thôi, thầy giảng nói toàn tiếng Anh ko nên em ko hiểu nổi các điều kiện của Incoterms. Các anh chị nào đi trước am hiểu về Incoterms thì chỉ nước cho em với em rất mong sự giúp đỡ của các anh chị. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cảm ơn diễn đàn.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thanh252vn

Trung cấp
28/3/04
105
1
16
44
Hải Phòng
Chào bạn,
Mình được học về Incoterm 2000.Không biết đến bây giờ có cuốn sách nào mới hơn hay không.Nhưng ở Hà nội có bán sách Incoterm 2000 đấy, có cả phần tiếng Việt mà.
 
N

newworld

Guest
6/7/04
106
2
0
Hanoi
hoahongkogai nói:
Tài liệu về Incoterms thì hầu như em chỉ đọc nhờ của bạn. Em tìm hoài các nhà sách ở Biên Hòa nhưng ko thấy, nếu có thì ko có lịch sử hình thành của Incoterms. Mấy bạn em bảo lên TP.HCM vào nhà sách có rất nhiều nhưng em ko có điều kiện để đi lên trên đó.


Muốn tìm hiểu về Incoterm bằng tiếng Việt, em thử chọn key words "Incoterm"+"thương mại" rồi chịu khó đọc nhanh kết quả tìm được xem. Ít ra em cũng sẽ tìm được các trang sau:

- http://www.smenet.com.vn/TiengViet/TuVanPhapLuat/HuongDan/xuatnhapkhau/incoterm2000.asp

- http://vn-ebiz.com/cspmall/Vietnam/hop_dong_mua_ban_quoc_te.jsp

- http://www.vtbb.net/forum/showthread.php?t=467&page=1&pp=10
.....

Em có thể tìm được rất rất nhiều tài liệu trên internet nếu chịu khó tìm kiếm.
 
Sửa lần cuối:
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Incoterms được viết tắt từ International Commercial Terms (Những điều kiện thương mại quốc tế/Những điều kiện cơ sở giao hàng).
Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms:
Năm 1936, phòng Thương mại quốc tế ICC – International Champer of Commerce tại Paris đã phát hành Incoterms nhằm thống nhất tập quán thương mại quốc tế , tránh được những vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian và của cải của con người và xã hội.
Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung sáu lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, và 2000 nhằm phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Incoterms ra đời lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng không phủ định lần trước, nên trong hợp đồng người ta có quyền lựa chọn Incoterms của năm nào tùy theo ý muốn thỏa thuận giữa các bên. Incoterms 2000 là Incoterms hiện hành nhất mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang sử dụng.
Ở đây tớ chỉ đề cập đến Incoterms 2000 thôi vì nó phổ biến nhất hiện nay, còn Incoterms của mấy năm khác thì nói thật tớ chưa học qua bao giờ chỉ nghe thầy giáo nói nó cũng giống nhau một số điểm.
Nguyên nhân dẫn đến việc ra đời Incoterms 2000 là do:
- Việc sử dụng ngày càng phổ biến những phương tiện thông tin hiện đại nên khi sử dụng Incoterms 2000 nó sẽ giúp cho các bên có thể dễ cung cấp cho nhau những chứng từ vận tải, những giấy tờ cần thiết giúp cho việc làm thủ tục hải quan ---> chứng minh rằng hàng đã được giao…………………………
Đọc qua Incoterms một vài lần thì bạn sẽ nghiệm ra được Incoterms ra đời đã quy định được những vấn đề sau đây:
- Vận tải (Ai thuê? Ai chịu cước phí?)
- Rủi ro (Ai gánh chịu? phạm vi gánh chịu?)
- Bảo hiểm (Ai mua? Mua bắt buộc hay mua tự nguyện? Mua theo điều kiện nào? )
- Địa điểm giao nhận hàng.
- Các nghĩa vụ khác về xuất nhập khẩu (Thuế xuất nhập khẩu, chi phí bốc dỡ hàng, chi phí thông quan xuất khẩu, ………)
Tóm tắt sơ lược về Incoterms 2000:
Incoterms 2000 gồm có 4 nhóm E-F-C-D và 13 điều kiện.
Nhóm E:
Đặc điểm: Người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ sau khi giao hàng cho người mua ngay tại xưởng của mình.
EXW (Ex works: giao hàng tại xưởng kèm theo là named place - đại điểm quy định).
Trong Incoterms 2000 thì điều kiện này thể hiện nghĩa vụ thấp nhất đối với nhà xuất khẩu vì nhà xuất khẩu chỉ gánh chịu những nghĩa vụ ngay tại kho xưởng của mình. Đây là điều kiện duy nhất trong Incoterms 2000 mà nhà xuất khẩu ko có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu.
Những điều kiện tương đương với Ex works như: Ex Factory – Giao hàng tại nhà máy; Ex warehouse – Giao hàng tại kho; Ex plantation – Giao hàng tại đồn điền; Ex mine – Giao hàng tại mỏ.
Nhóm F:
Đặc điểm: Người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ sau khi giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định. Nhóm F gồm có 3 điều kiện:
FCA – Free carrier – Giao hàng cho người chuyên chở kèm theo là named place - đại điểm quy định.
Đi ều ki ện n ày quy đ ịnh ngh ĩa v ụ c ủa ng ư ời b án gia t ăng l ên h ơn so v ới đi ều ki ện EXW ở c ác v ấn đ ề sau đ ây: Ng ư ời b án ph ải thu ê ph ư ơng ti ện v ận t ải n ội đ ịa đ ể ch ở h àng t ừ kho c ủa m ình t ới đ ịa đi ểm giao h àng quy đ ịnh v à ch ịu r ủi ro tr ên đo ạn đ ư ờng v ận chuy ển đ ó; Ng ư ời b án f ải l àm th ủ t ục th ông quan xu ất kh ẩu; Ng ư ời b án c ó ngh ĩa v ụ b ốc h àng l ên ph ư ơng ti ện v ận t ải đ ến đ ịa đi ểm giao h àng n ằm t ại kho c ủa ng ư ời b án.
FAS – Free Along side ship: giao h àng d ọc m ạn t àu k èm theo Name port of shipment - c ảng giao h àng quy đ ịnh.
Đi ều ki ện n ày quy đ ịnh ngh ĩa v ụ c ủa ng ư ời b án gia t ăng l ên h ơn so v ới đi ều ki ện EXW 2 v ấn đ ề sau đ ây: Ng ư ời b án ph ải thu ê PTVT n ội đ ịa đ ể ch ở h àng t ới v ị tr í d ọc m ạn t àu t ại c ảng đi v à ch ịu r ủi ro tr ên đo ạn đ ư ờng v ận chuy ển đ ó; Ng ư ời b án ph ải l àm th ủ t ục th ông quan xu ất kh ẩu.
FOB – Free on board: giao h àng tr ên t àu - name port of shipment: c ảng giao h àng quy đ ịnh.
Đi ều ki ện n ày qui đ ịnh ngh ĩa v ụ c ủa ng ư ời b án gia t ăng l ên so v ới đk FAS ở m ột ngh ĩa v ụ duy nh ất l à b ốc h àng v à r ủi ro đ ư ợc ph ân đ ịnh đ ể chuy ển giao gi ữa ng ư ời b án v à ng ư ời mua l à v ị tr í lan can t àu t ại c ảng đi. N ếu nh ư h àng h óa ch ưa qua kh ỏi lan can t àu th ì r ủi ro thu ộc v ề ng ư ời b án.
Nh óm C:
Đ ặc đi ểm: Ng ư ời b án ph ải thu ê PTVT tr ả c ư ớc ph í v ận t ải đ ể ch ở h àng t ới n ơi đ ến quy đ ịnh nh ưng ng ư ời b án ko g ánh ch ịu r ủi ro v à nh ững chi ph í ph át sinh kh ác t ừ khi h àng h óa r ời kh ỏi n ơi đi. Nh óm C g ồm c ó 4 đi ều ki ện sau:
CFR – Cost and freight: Tiền hàng và cước phí - name port of destination-cảng đến quy định. Điều kiện này quy định nghĩa vụ của người bán gia tăng lên hơn so với điều kiện FOB ở 1 nghĩa vụ duy nhất là vận tải: người bán phải thuê tàu để chở hàng tới cảng đến quy định, hàng hóa vẫn còn nằm trên tàu khi cập vào cảng đến.
CIF - Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm cước phí - name port of destination - cảng đến quy định. Quy định nghĩa vụ của người bán gia tăng lên hơn so với điều kiện CFR ở 1 nghĩa vụ duy nhất là bào hiểm. Bắt buộc người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
CPT – Carriage Paid to: Cước phí trả tới - name place of destination - điểm đến quy định. Điều kiện này quy định nghĩa vụ của người bán gia tăng lên hơn so với đk CFR ở 1 nghĩa vụ duy nhất là dở hàng. Tức là khi đến nơi quy định người bán phải dở hàng xuống.
CIP – Carriage, Insurance paid to: cước phí, bảo hiểm trả tới ….. điểm đến quy định. Quy định nghĩa vụ của người bán tăng lên hơn so với CPT ở 1 nghĩa vụ duy nhất là bảo hiểm. Nó bắt buộc người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
Nhóm D: Đặc điểm của nhóm này là người bán phải gánh chịu mọi chi phí, mọi rủi ro để mang hàng an toàn tới nơi đến quy định. Nhóm này gồm có 5 điều kiện sau:
DAF – Delivered at Frontier: Giao hàng tại biên giới - name place - địa điểm quy định. Điều kiện này được dùng phổ biến đối với những nước có cùng biên giới. Hai bên có thể thỏa thuận địa điểm giao hàng tại một cửa khẩu nào đó. Người bán gánh chịu mọi chi phí, mọi rủi ro để mang hàng tới địa điểm quy định.
DES – Dilivered Ex ship: Giao hàng tại tàu……. Named port of destination - cảng đến quy định. Người bán sẽ gánh chịu mọi chi phí, mọi rủi ro để mang hàng tới vị trí tàu cập vào cảng đến và hàng hóa vẫn còn nằm ở trên tàu.
DEQ – Dilivered ex quay: giao hàng tại cảng - name port of destination - cảng đến quy định. Điều kiện này quy định nghĩa vụ của người bán gia tăng lên hơn so với đk DES ở nghĩa vụ dở hàng. Sau khi hàng đến cảng đến người bán phải dở hàng xuống khỏi tàu.
DDU – Dilivered duty unpaid: Giao hàng thuế chưa trả-giao hàng miễn nộp thuế; name port of destination-cảng đến quy định. Theo điều kiện này người bán sẽ gánh chịu mọi chi phí, mọi rủi ro để mang hàng đến tận kho xưởng của người mua. Ngoại trừ các khoản thuế phát sinh trên đất nước nhập khẩu và các chi phí thông quan nhập khẩu vì người bán ko có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu.
DDP – Dilivered duty paid: Giao hàng đã nộp thuế: Theo điều kiện này người bán sẽ gánh chịu mọi rủi ro để mang hàng đến tận kho xưởng của người mua và phải gánh chịu bất kỳ một khoản chi phí nào có liên quan.
Tóm lại:
Từ nhóm E đến nhóm D thì nghĩa vụ của người bán tăng dần qua các điều kiện.
Điều kiện EXW thể hiện nghĩa vụ thấp nhất của người bán và điều kiện DDP thể hiện nghĩa vụ cao nhất đối với người bán.
Đối với Việt Nam thì FOB là điều kiện thường được các Doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu. Vì sao? Vì đối với Việt Nam thì xuất khẩu theo đường biển là phổ biến (vị trí địa lý VN), cước phí rẻ hơn hàng không, hệ thống tàu biển của chúng ta chưa đủ lớn để vận tải hàng hóa ra nước ngoài, giảm sự rủi ra cho các Doanh Nghiệp……….
CIF là điều kiện mà các DNVN thường sử dụng khi nhập khẩu…………………………?
Để dễ nắm được vấn đề cũng như hiểu rõ hơn và dễ nhớ thì bạn học từ điều kiện thấp nhất đến điều kiện cao nhất và ngược lại muốn nắm được điều kiện sau thì bạn phải nhớ điều kiện trước, phải nhớ đặc điểm chung của từng nhóm. ---> nó có “tính chất bắt cầu”
Những vấn đề mà tớ trình bày ở trên rất là sơ sài và tóm lược vì thế tốt nhất là bạn nên có một cuốn sách vì trong sách nói rất đầy đủ và cụ thể, các thành ngữ tiếng Anh cũng rất đầy đủ và có cả song ngữ. Cuốn sách mà theo tớ hay nhất đó là “Tìm hiểu về Incoterms 2000” sorry ko nhớ tác giả.
Chúc bạn thi đạt điểm cao.
:two: Thân!!!!
 
H

hoahongkogai

Guest
26/11/05
2
0
0
37
Dong Nai
Em cam on cac anh chi nhieu lam. Cam on tat ca cac anh chi da giup em. Cam on anh Hoang` nhieu lam. Thay em noi' khi su dung Incoterms ngoai` nhung nghia vu duoc trinh` bay` ve dieu kien FOB , CFR, CIF trong thuc te nguoi ta con` dung` nhung dieu kien nay` voi chut' it' thay doi nhu FOB under tackle.... em ko nho het. cac' anh cho co the giai thich giup em voi'. Cam on cac anh chi nhieu. Xin loi vi` cho DV nay` ko co unicode nen em ko the danh co dau duoc mong cac anh chi thong cam.
 
T

thanh252vn

Trung cấp
28/3/04
105
1
16
44
Hải Phòng
To hoahongkogai
hoangaccounting nói:
i FOB – Free on board: giao h àng tr ên t àu - name port of shipment: c ảng giao h àng quy đ ịnh.
Đi ều ki ện n ày qui đ ịnh ngh ĩa v ụ c ủa ng ư ời b án gia t ăng l ên so v ới đk FAS ở m ột ngh ĩa v ụ duy nh ất l à b ốc h àng v à r ủi ro đ ư ợc ph ân đ ịnh đ ể chuy ển giao gi ữa ng ư ời b án v à ng ư ời mua l à v ị tr í lan can t àu t ại c ảng đi. N ếu nh ư h àng h óa ch ưa qua kh ỏi lan can t àu th ì r ủi ro thu ộc v ề ng ư ời b án.
:two: Thân!!!!
Theo như bạn hỏi, Fob under tackle hay những lại Fob khác là một trong những biến dạng của Fob ( cũng có rất nhiều biến dạng của CIF,CFR,..) tuỳ theo điều khoản mà các bên muốn đặt ra nhưng vẫn tuân thủ theo điều khoản Fob nói chung.
Tôi đưa ra một số loại biến dạng của Fob như sau:
- Fob under tackle: là Fob dưới cần cẩu: tức là rủi ro và tổn thất về hoàng hoá chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi móc cần cẩu đã móc hàng (để đưa vào tàu) tại cảng bốc hàng.
-Fob berch terms: Fob điều kiện chợ tàu : Do tiền cước tàu chợ đã bao gồm cả chi phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng nên người bán không phải trả chi phí bốc hàng.
-Fob shipments to destination: Fob chở tới đích : Người bán chịu trách nhiệm thuê tàu chở hàng đến cảng đích theo sự uỷ thác của người mua và do người mua chịu phí tổn.
Hy vọng bạn đã tìm được nơi bán sách để có thể nghiên cứu nhiều hơn.
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
FOB under tackle – FOB dưới cần cẩu: Người bán chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi cần cẩu móc hàng.
FOB Stowed or FOB trimmed – FOB chở hàng đến: Người bán nhận thêm trách nhiệm xếp hàng hoặc sang hàng trong khoang hầm tàu. Nếu hợp đồng không quy định gì khác thì rủi ro, tổn thất hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi việc xếp hoặc san hàng đã được thực hiện xong.
FOB liner terms – FOB tàu chợ: Do tiền cước tàu chợ đã bao gồm cả chi phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng, nên người bán không phải trả chi phí bốc dở hàng.
CIF, FO – CIF free out: trong cước vận tải chưa có phí dỡ hàng, người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng lên bờ.
CIF, FIO – CIF free in and out: Trong cước vận tải chưa có phí xếp dở hàng, người bán chịu chi phí bốc hàng riêng còn không chịu chi phí dỡ hàng.
………………………………………………………………
Còn rất nhiều điều kiện nữa, em nên có một cuốn sách tham khảo đi.
To: hoahongkogai
Cuối tuần này anh đi Đồng Nai em liên hệ với anh qua số phone lần trước anh đưa sách cho. BB
 
O

orchidvn

Guest
11/9/04
108
0
0
Middle of nowhere
hoangaccounting nói:
Đối với Việt Nam thì FOB là điều kiện thường được các Doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu. Vì sao? Vì đối với Việt Nam thì xuất khẩu theo đường biển là phổ biến (vị trí địa lý VN), cước phí rẻ hơn hàng không, hệ thống tàu biển của chúng ta chưa đủ lớn để vận tải hàng hóa ra nước ngoài, giảm sự rủi ra cho các Doanh Nghiệp……….CIF là điều kiện mà các DNVN thường sử dụng khi nhập khẩu…………………………?

Bạn nói như vậy là hơi bị ngược rồi, chính vì các doanh nghiệp VN thường mua CIF, bán FOB nên đội tàu của VN mới chưa phát triển được. Vì khi giành được quyền v/chuyển và thuê phương tiện vtải thì đương nhiên là đối tác nước ngoài họ sẽ support cho các cty vtải ở nước họ.
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
:wall: Tôi chả thấy ngược chỗ nào cả. Vậy theo bạn bạn trả lời như thế nào khi thầy giáo hỏi "tại sao các doanh nghiệp VN thường xuất khẩu theo điều kiện FOB"?
Cái này thì bổ sung thêm câu giải thích của tôi thì tôi chấp nhận.
orchidvn nói:
khi giành được quyền v/chuyển và thuê phương tiện vtải thì đương nhiên là đối tác nước ngoài họ sẽ support cho các cty vtải ở nước họ.[/quote]
 
O

orchidvn

Guest
11/9/04
108
0
0
Middle of nowhere
hoangaccounting nói:
Vậy theo bạn bạn trả lời như thế nào khi thầy giáo hỏi "tại sao các doanh nghiệp VN thường xuất khẩu theo điều kiện FOB"?

Có thể so sánh việc này với tình trạng nông dân nước mình hay có thói quen bán các sản phẩm nông nghiệp thô, chưa qua tinh chế (có lẽ là do tư duy cũ kỹ và lạc hậu của người nông dân, để cho tiện và nhanh…) --> Điều này dẫn tới việc ngành công nghiệp chế biến của mình không phát triển được và SP chỉ được bán với giá rất thấp vì chỉ là SP thô.

Tương tự như vậy, các doanh nghiệp VN thường có thói quen bán giá FOB vì muốn chuyển luôn mọi rủi ro của hàng hoá sang người bán khi hàng đã được xếp lên phương tiện vtải (vẫn là tư duy cũ kỹ về TMại của người VN, muốn chuyển mọi rủi ro về hàng hoá sang người bán 1 cách nhanh và sớm nhất). Khi người mua nhận mọi rủi ro về hàng hoá, đồng thời với việc giành được quyền thuê phương tiện vận tải, thì họ sẽ đi thuê phương tiện vtải của các hãng vtải nước họ (điều này là hoàn toàn đương nhiên). Đây là nguyên nhân sâu xa làm hạn chế sự phát triển của đội tàu VN.
 
T

thanh252vn

Trung cấp
28/3/04
105
1
16
44
Hải Phòng
To 2 bác,
2 bác đều nói đúng.
Đứng trên phương diện quản lý đội tàu thì nếu VN mà cứ dùng mãi phương thức xuất khẩu Fob thì các đội tàu nhà ta khó mà phát triển do sự chỉ định hãng tàu mà bên mua đưa ra.Do đó, ở VN chỉ toàn các cty đại lý thôi.
Trên phương diện nhà xuât khẩu trong nước thì họ cần đảm bảo tính an toàn tức là người bán đã chuyển rủi ro ,chi phí sau khi giao hàng qua lan can tàu cho bên mua cho nên phải dùng FOB.
Dùng CIF tức là người mua được người bán trả các phí tổn và cước vận tải, chi phí phát sinh xảy ra sau thời điểm giao hàng và Người mua còn phải mua Bảo hiểm hàng hải nữa.
Theo các bác, so sánh giữa 2 hình thức trên thì phải lựa chọn phương thức tối ưu cho từng loại xuất hay nhập đúng không?
Bên cty em thì thỉnh thoàng dùng FOB-khi bên mua yêu cầu NHƯNG hãng tàu vẫn là đại lý tàu nước ngoài - lại do bên em "chỉ định", nhưng phần lớn dùng CIF (vì bên khách hàng cũng là cty mẹ của cty em.) khà khà.
(Nói chung là vẫn linh hoạt theo điều kiện có thể)
Hai bác vui vẻ nhé.
 
Sửa lần cuối:
Xin lỗi, em là thành viên mới nên chưa hiểu gì nhiều về diễn đàn, mong anh chị giúp đỡ nhiều.
Em đang cần gấp những bài tập về Incoterms 2000. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy nói về vấn đề này. Anh chị nào có bài tập về Incoterms xin giúp giùm em.
Bài tập theo kiểu như thế này: Hãy chọn nhưng điều khoản Incoterms 2000 thích hợp: Người bán Công ty XNK Đồng Nai ở Việt Nam. Người mua Cty Mimosa Japan
a) Hàng hóa là 4 container quần áo, người bán lo thủ tục hải quan cho hàng xuất, đưa hàng ra cảng SG, thuê ptvtải và trả chi phí ptvt chính để đưa hàng đến cảng Osaka Nhật Bản. Rủi ro được chuyển cho người mua khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng đi.
b) Hai bên chấp nhận các điều khoản câu a và địa điểm chuyển đổi rủi ro sau khi người bán giao hàng an toàn trên tàu tại cảng Osaka Nhật Bản.
c) Hai bên chấp nhận các điều khoản câu b và người mua chỉ nhận hàng tại cầu cảng đến.
d) Người mua muốn người bán sau khi bàn thủ tục XK thuê và trả chi phí máy bay để đưa hàng đến sân bay tokyo.
Đó bài tập kiểu như vậy đó anh chị ơi. Em cần nhiều dạng bài tập kiểu như thế này. Mong anh chị nào biết thì giúp giùm. Xin cảm ơn!
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Muốn làm được bài tập của Incoterms 2000 thì bạn phải nắm rõ về nó thì mới làm được. Theo tôi thì bạn hình dung tổng quát về Incoterms theo từng nhóm (4 nhóm) sau đó theo điều kiện của từng nhóm (13 điều kiện) và mức độ chuyển đổi rủi ro giữa người bán và người mua tăng dần qua từng nhóm và từng điều kiện.

Giải sơ bộ bài tập của bạn như sau:

a) Hàng hóa là 4 container quần áo, người bán lo thủ tục hải quan cho hàng xuất, đưa hàng ra cảng SG, thuê ptvtải và trả chi phí ptvt chính để đưa hàng đến cảng Osaka Nhật Bản. Rủi ro được chuyển cho người mua khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng đi.
CFR: (tiền hàng và cước phí)
Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
b) Hai bên chấp nhận các điều khoản câu a và địa điểm chuyển đổi rủi ro sau khi người bán giao hàng an toàn trên tàu tại cảng Osaka Nhật Bản.
CPT: (cước phí trả tới)
Ðây là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn và tiền cước để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của người mua. Người chuyên chở trong điều kiện này là do người bán thuê.
c) Hai bên chấp nhận các điều khoản câu b và người mua chỉ nhận hàng tại cầu cảng đến.
DEQ: (giao tại cầu cảng)
Ðiều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó người bán phải chịu thêm rủi ro, chi phí cho đến khi hàng được dỡ xuống và đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng do hai bên thoả thuận.
d) Người mua muốn người bán sau khi làm thủ tục XK thuê và trả chi phí máy bay để đưa hàng đến sân bay tokyo.
DDU: (giao hàng chưa nộp thuế)
Theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phương tiện chở hàng tới nơi quy định để giao cho người mua, trừ việc người bán phải làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu.


Bạn có thể tham khảo thêm file đính kèm tóm tắt Incoterms 2000 để hiểu thêm.
Thân!
 

Đính kèm

  • Incoterm2000..doc
    61 KB · Lượt xem: 64
hue hue

hue hue

Cao cấp
7/1/10
226
1
18
Bắc ninh
Muốn làm được bài tập của Incoterms 2000 thì bạn phải nắm rõ về nó thì mới làm được. Theo tôi thì bạn hình dung tổng quát về Incoterms theo từng nhóm (4 nhóm) sau đó theo điều kiện của từng nhóm (13 điều kiện) và mức độ chuyển đổi rủi ro giữa người bán và người mua tăng dần qua từng nhóm và từng điều kiện.

Giải sơ bộ bài tập của bạn như sau:

a) Hàng hóa là 4 container quần áo, người bán lo thủ tục hải quan cho hàng xuất, đưa hàng ra cảng SG, thuê ptvtải và trả chi phí ptvt chính để đưa hàng đến cảng Osaka Nhật Bản. Rủi ro được chuyển cho người mua khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng đi.
CFR: (tiền hàng và cước phí)
Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
b) Hai bên chấp nhận các điều khoản câu a và địa điểm chuyển đổi rủi ro sau khi người bán giao hàng an toàn trên tàu tại cảng Osaka Nhật Bản.
CPT: (cước phí trả tới)
Ðây là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn và tiền cước để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của người mua. Người chuyên chở trong điều kiện này là do người bán thuê.
c) Hai bên chấp nhận các điều khoản câu b và người mua chỉ nhận hàng tại cầu cảng đến.
DEQ: (giao tại cầu cảng)
Ðiều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó người bán phải chịu thêm rủi ro, chi phí cho đến khi hàng được dỡ xuống và đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng do hai bên thoả thuận.
d) Người mua muốn người bán sau khi làm thủ tục XK thuê và trả chi phí máy bay để đưa hàng đến sân bay tokyo.
DDU: (giao hàng chưa nộp thuế)
Theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phương tiện chở hàng tới nơi quy định để giao cho người mua, trừ việc người bán phải làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu.


Bạn có thể tham khảo thêm file đính kèm tóm tắt Incoterms 2000 để hiểu thêm.
Thân!

anh có bản mềm incoterm 2000 hoàn chỉnh o? cho em xin 1 bản với.
thanks a lot!
 
K

khanhc6

Guest
15/9/11
2
0
0
34
Hà Nội
Đây là bài tập em tìm được trên mạng.Có ai có lời giải chính xác giúp em với :
Câu 1. Nhà xuất khẩu ở TP.HCM, người mua hàng ở Ấn Độ, nơi đưa hàng đến là thành phố Osaka, Nhật Bản. Hãy lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms 2000 thích hợp cho các trường hợp:

a. Hàng hóa là gạo 8000 tấn, người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, thuê phương tiện vận tải, trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng giao lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu.

b. Hai bên mua bán hoàn toàn chấp thuận các điều kiện đã nêu ở mục (a), nhưng thay đổi địa điểm chuyển rủi ro: sau khi người bán giao hàng an toàn trên phương tiện vận tải ở nước nhập khẩu.

c. Nếu người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, sẽ giúp người mua thuê phương tiện vận tải để chuyên chở gạo đến thành phố Osaka, Nhật Bản nhưng cước phí vận tải người mua sẽ trả ở cảng tới. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa người mua tự thực hiện.

d. Hàng hóa là gốm sứ mỹ nghệ-10 tấn. Người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu giao hàng cho người vận tải là hết nghĩa vụ. Người mua thực hiện các công việc khác để đưa hàng đến nước nhập khẩu tại Osaka Nhật Bản.

e. Hai bên mua bán chấp thuận hoàn toàn các điều kiện nêu ở mục (d) nhưng đề nghị người bán thực hiện các công việc có liên quan đến vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua sau khi người bán giao hàng cho người vận tải tại nước xuất khẩu.



Câu 2. Hãy lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms 2000 thích hợp khi biết nhà xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Mình, người mua tại Đài Loan, nơi đưa hàng tới là cảng Pusan, Korea. Hàng hóa là gạo 9000MTS.

a. Người bán đề nghị sẽ đưa hàng an toàn tới cảng của Philippines , chịu chi phí đỡ hàng, nhưng thủ tục nhập khẩu do người mua thực hiện.

b. Người bán đề nghị sau khi làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng lên phương tiện vận tải là hết nghĩa vụ.

c. Người mua chấp nhận hoàn toàn những đề nghị đã nêu ở (b) nhưng đề nghị người bán thực hiện thêm nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải chính, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nơi chuyển rủi ro là sau khi hàng giao qua lan can tàu ở nơi đi.

d. Cuối cùng 2 bên mua bán gạo thỏa thuận chấp nhận hoàn toàn điều kiện đã nêu ở mục (c), nhưng nơi chuyển rủi ro sau khi hàng đưa tới cảng đích, chi phí dỡ hàng người mua chịu.

e. Người bán đề nghị sau khi làm thủ tục xuất khẩu, người bán sẽ chịu chi phí để tổ chức xếp hàng trên tàu. Các chi phí và nghĩa vụ khác người mua thực hiện.



Câu 3. Hãy lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms 2000 thích hợp khi biết nhà nhập khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, người bán ở thành phố Kobe, Nhật Bản. Nơi xuất hàng đi thành phố Tokyo, Nhật Bản.

a. Hàng hóa là sợi Polyester 15MTS, người bán đề nghị sau khi làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho người vận tải là hết nghĩa vụ.

b. Người mua hoàn toàn thống nhất điều kiện ở (a) nhưng đề nghị người bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí kể cả chi phí dỡ hàng.

c. Người bán đưa hàng an toàn đến tại xí nghiệp của người mua nhưng người mua làm thủ tục nhập khẩu.

d. Hàng hóa là phân bón, người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, đặt hàng an toàn trên cầu tàu tại cảng bốc hàng là hết nghĩa vụ.

e. Người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, giúp người mua thuê phương tiện vận tải, nhưng cước phí vận tải do người mua trả.



Câu 4. Hãy lựa chọn những tập quán thương mại quốc tế thích hợp khi biết người xuất khẩu ở thành phố HCM, người mua ở Tp Seoul , Korea . Nơi đưa hàng tới thành phố Pusan , Korea . Hàng hóa là gạo 10000MTS.

a. Người bán đề nghị tự thuê phương tiện vận tải, trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa, chi phí dỡ hàng do người mua trả. Rủi so được chuyển sang cho người mua sau khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải ở nơi đi.

b. Người mua không thống nhất điều kiện ở (a) mà đề nghị người bán xếp xong hàng lên phương tiện vận tải là hết nghĩa vụ, người bán làm thủ tục xuất khẩu.

c. Người bán đề nghị sau khi làm thủ tục xuất khẩu, họ sẽ thuê phương tiện vận tải, nhưng cước phí vận chuyển do người mua chịu, rủi ro được chuyển sang người mua sau khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải ở nơi đi.

d. Cuối cùng 2 bên thỏa thuận về mua bán gạo như sau: người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng lên phương tiện vận tải là heesst nghĩa vụ.

e. Nếu người mua và người bán thỏa thuận mua bán gạo là người bán đưa hàng an toàn đến cảng đích quy định, chi phí dỡ hàng và thủ tục nhập khẩu người mua thực hiện thì đó là điều kiện thương mại gì?



Câu 5. Hãy lựa chọn tập quán thương mại thích hợp khi biết nhà nhập khẩu ở Tp.HCM, người mua ở tp Osaka, Nhật Bản; nơi xuất hàng đi là Olahama, Nhật Bản.

a. Hàng hóa là 60 xe máy. Người bán đề nghị sau khi làm thủ tục xuất khẩu, sẽ thuê phương tiện vận tải, trả cước phí và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhưng rủi ro được chuyển sang cho người mua sau khi hàng giao cho người vận tải.

b. Người mua không thống nhất mà đề nghị người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho người vận tải là hết nghĩa vụ.

c. Hàng hóa là 500MTS thép xây dựng. Người bán đề nghị sau khi làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng lên phương tiện vận tải là hết nghĩa vụ.

d. Người mua hoàn toàn thống nhất điều kiện (c) nhưng đề nghị người bán thuê phương tiện vận tải, trả cước phí vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa.

e. Hàng hóa là thuốc tây chuyên chở bằn đường hàng không. Người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho người vận tải là hết nghĩa vụ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA