Hỏi về cách quản lý đơn hàng

  • Thread starter penpal
  • Ngày gửi
P

penpal

Guest
17/8/05
4
0
0
Hà Nội
Hi,
Mọi người cho mình hỏi với, mình đang có một sheet dữ liệu gồm Cột A (từ A3) là các mặt hàng (gồm 24 mặt hàng), Dòng 1 (từ C1) là khách hàng (đã được mã hoá), dòng 2 (từ C2 là ngày tháng).
Mình fix cột A với 24 mặt hàng đó, còn khách hàng và ngày tháng thì bao giờ có đơn hàng mới mình mới update dữ liệu vào. Trong một ngày có thể có nhiều khách hàng đặt hàng, mối khách hàng có thể đặt nhiều đơn hàng. Hiện này mình vẫn quản lý được nhưng mình thấy cách mình làm hơi thủ công, có cách nào mà chỉ với một công thức mình sum được số lượng của một mặt hàng mà một khách hàng lấy trong một ngày không? Mình đã thử hàm sumif nhưng ở đây lại có hai nội dung cần tham chiếu là khách hàng và ngày nên mình đang lúng túng quá.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
levanduyet

levanduyet

Welcome
16/10/04
537
19
18
HCM
my.opera.com
penpal nói:
Hi,
Mọi người cho mình hỏi với, mình đang có một sheet dữ liệu gồm Cột A (từ A3) là các mặt hàng (gồm 24 mặt hàng), Dòng 1 (từ C1) là khách hàng (đã được mã hoá), dòng 2 (từ C2 là ngày tháng).
Mình fix cột A với 24 mặt hàng đó, còn khách hàng và ngày tháng thì bao giờ có đơn hàng mới mình mới update dữ liệu vào. Trong một ngày có thể có nhiều khách hàng đặt hàng, mối khách hàng có thể đặt nhiều đơn hàng. Hiện này mình vẫn quản lý được nhưng mình thấy cách mình làm hơi thủ công, có cách nào mà chỉ với một công thức mình sum được số lượng của một mặt hàng mà một khách hàng lấy trong một ngày không? Mình đã thử hàm sumif nhưng ở đây lại có hai nội dung cần tham chiếu là khách hàng và ngày nên mình đang lúng túng quá.
Việc quản lý đơn hàng sao cho nó khoa học trên Excel thật sự là một đề tài lớn. Làm sao vừa đơn giản, dễ quản lý. Thông thường việc quản lý đơn hàng (nếu có nhiều công đọan thì mức độ phức tạp còn nhiều hơn nữa!) còn kèm theo việc đặt vật tư, hoặc theo dõi các công đọan bán thành phẩm nữa.
Mô hình Data có thể mô phỏng như sau:
_Bảng mã hàng: trong bảng này bạn phải định nghĩa mã hàng, mô tả, đơn vị tính, từng vật tư sử dụng,...vvv
_Bảng đơn hàng: nhập vào các đơn hàng. Đơn giản có thể như sau:
1. Số kỳ (việc định nghĩa kỳ sẽ rất hay trong việc truy xuất dữ liệu!) ví dụ kỳ 3 của năm tài chính là 003-2005, mô tả: tháng 9 năm 2005. Tức là năm tài chính của tôi bắt đầu từ tháng 06/2005.
2. Mã khách hàng.
3. Tên khách hàng (nếu cần).
4. Ngày đặt hàng.
5. Ngày yêu cầu giao hàng.
Dựa vào mục 4 và 5 là hai yếu tố chính để theo dõi đơn hàng (Ngày đặt và ngày cần giao hàng)
6. Mã hàng
... và các trường khác tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp.
_Bảng vật tư: mã vật tư, đơn vị tính, mô tả, nhà cung cấp, thời gian ít nhất yêu cầu đặt hàng (tức là thời gian cần thiết của nhà cung cấp yêu cầu) chính từ bảng vật tư này sẽ liên kết với Bảng mã hàng + bảng đơn hàng...để tính yêu cầu vật tư.
Trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ, nếu theo dõi vật tư trong một file khác thì có thế xuất ra file text nhằm chia sẻ dữ liệu. Vì đôi khi do tính bảo mật, không cho việc truy xuất trực tiếp vào file của một người có trách nhiệm theo dõi. Nhằm đảm bảo tính chính xác tương đối của số liệu. Sau khi cập nhật xong thì người có trách nhiệm sẽ xuất ra file text. Chính từ file này được đặt trong một thư mục được share trong mạng nội bộ mà các phòng ban khác có thể thu thập các thông tin cần thiết cho nhu cầu của mình. Trong trường hợp này tôi muốn nói đến việc xuất nhập vật tư và giá trị tồn của vật tư cần thiết cho đơn hàng mà tính tóan vật tư yêu cầu.
_Sản phẩm cho các đơn hàng được sản xuất hàng ngày. Tạm gọi là bảng thành phẩm hàng ngày.
_Ngòai ra ở bảng mã hàng, nếu bạn có thể định nghĩa được các thời gian cho từng công đọan thì việc tổng hợp thông tin còn giúp nhà quản lý tiết kiệm được thời gian và ra quyết định đúng.
...vv...ngòai ra còn có thể thiết kế các bảng khác theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.

Từ các bảng trên, dựa trên yêu cầu truy vấn thông tin, cập nhật thông tin, báo cáo...+ Viết các công cụ hổ trợ...
Có như thế thì công việc theo dõi đơn hàng của bạn mới trở nên dễ dàng (được viết sẵn, chỉ cần Click and See), linh động (i.e lấy các thông tin từ các phòng ban khác) và hiệu quả.

Một kinh nghiệm không thể không chia sẻ với bạn là, khi bạn định nghĩa các bảng trong giai đọan ban đầu bạn không nên hấp tấp. Cứ tạm thời dùng file mà mình đang sử dụng. Còn file được thiết kế một cách hòan hảo (tương đối) sẽ được bạn nghiên cứu kỹ, viết và thử, ...rồi mới đem ra áp dụng. Nếu không có thể dữ liệu sau này của bạn có thể sẽ rất khó kết nối hay sử dụng sau này.

Hy vọng một số chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Thân,

LVD
 
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
Dear penpal,
------------
Để giải quyết nhanh công việc của bạn, có lẽ nên đưa ra phương pháp đơn giản:
Đối với mô hình quản lý với các lô-gic kinh doanh phức tạp, nếu sử dụng MS Excel sẽ không hiệu quả bằng sử dụng MS Access. Nhưng nếu là yêu cầu bắt buộc, chúng ta phải làm việc trong môi trường kém năng động này thôi.
Tôi hiểu là bạn đang muốn một hàm có thể cộng theo nhiều điều kiện. Hàm sumif sẽ không đáp ứng được. Bạn có thể tham khảo hàm cộng mảng
{=sum(if(Criteria1>,1,0)*if(<Criteria2>,1,0)*if(<Criterian>,1,0)*<valuearay>)}
Tuy nhiên, nếu dùng hàm này thì tốc độ tính toán lâu hơn so với hàm SumProduct:
=SumProduct((<ValueArray1>),(<ValueArray2>),(<ValueArrayn>))
Bạn có thể tham khảo chuyên đề về hàm SumProduct trên box này. Ở đây chỉ giải thích thêm để bạn biết cách sử dụng:
Bạn có thể hiểu hàm SumProduct áp dụng để tính tiền trên một hoá đơn: bạn có cột số lượng và đơn giá, bạn muốn biết tổng số tiền của hoá đơn đó là bao nhiêu:
=SumProduct((Soluong),(Dongia))
Nếu bạn muốn tìm trị giá của một nhóm hàng trên hoá đơn, bạn phải có thêm cột nhóm mặt hàng (hoặc đặc điểm chung của nhóm mặt hàng đó). Sử dụng hàm SumProduct, bây giờ bạn cần có tham số Mathang="<Đặc điểm>". Hàm SumProduct viết lại như sau:
=SumProduct((Mathang="<Đặc điểm>"),(Dongia),(Thanhtien))
Trong đó tham số đầu tiên (Mathang = "<Đặc điểm chung>") được xem là phép toán logic. Nó trả về True (=1) nếu đúng, False (0) nếu sai. Hàm SumProduct vẫn nhân các phần tử bình thường. Tương tự, bạn có thể chỉ ra nhiều điều kiện giống như (Mathang = "<Đặc điểm chung>"), chẳng hạn (MaKH="<Mã khách hàng>"), (NgayGH=<Ngày giao hàng>),...
Chúc bạn thành công!
:wine_2:
 
Sửa lần cuối:
P

penpal

Guest
17/8/05
4
0
0
Hà Nội
Chào mọi người,
Cảm ơn mọi người nhiều nhiều, hàm sumproduct mình cũng đã dùng nhiều nhưng mình lại chưa bao giờ tính tổng có nhiều điều kiện. Nhờ mọi người hướng dẫn, mình đã làm thử và kết quả rất chi là ok. Mình không được học về kế toán, excel cũng chỉ gọi là nên chắc sẽ phải nhờ mọi người chỉ giáo nhiều nhiều.
Thks again.:flower:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA