Chuẩn mực Thuế thu nhập Doanh nghiệp

  • Thread starter nedved
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Một số Thuật ngữ quan trọng để tiếp cận Chuẩn mực kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lợi nhuận kế toán (Accounting Profit)

- Thu nhập chịu thuế (Taxable Profit / Tax loss)

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp / Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax expense / tax income)

- Thuế thu nhập hiện hành (current tax)

- Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax base)

- Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference)

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred tax liability)

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred tax asset)

Để có thể tiếp cận một cách tốt nhất chuẩn mực này tôi nghĩ chúng ta nên đi theo từng Thuật ngữ trên, theo đúng thứ tự của nó
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Lợi nhuận kế toán (Accounting Profit): là lợi nhuận trước thuế được xác định dựa trên Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành được áp dụng

Thu nhập chịu thuế (Taxable Profit / Tax loss): cũng là phần lợi nhuận/lỗ trước thuế nhưng được xác định căn cứ theo các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, nó là căn cứ để cơ quan thuế tính thuế thu nhập cho kỳ quyết toán.

Hai Lợi nhuận này về cơ bản sẽ khác nhau do luôn có sự khác nhau về các quy định của Luật thuế với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Sự khác nhau này được chia ra làm 2 loại:

- Chênh lệch vĩnh viễn (permanent difference): Có nghĩa là chênh lệch do cơ quan thuế loại hẳn khỏi thu nhập khi tính thuế, ví dụ như: do chi phí không có hóa đơn chứng từ chứng mình, hoặc hóa đơn chứng từ không hợp lệ, những khoản chi phí vượt mức khống chế như chi phí quảng cáo khuyến mại 10%,... Những khoản chênh lệch này sẽ được trừ thẳng vào Khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối. Và khoản chênh lệch này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Chênh lệch tạm thời: sẽ đề cập ở phần sau và Thuộc sự điều chỉnh của Chuẩn mực số 17.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thuật ngữ thứ 3: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp / Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax expense / tax income)

Thuật ngữ này rất nhiều bạn đã hiểu nhầm. Trong Chuẩn mực kế toán Việt nam có định nghĩa: ): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. - Đoạn 03.

Chi phí thuế TNDN = Thuế thu nhập hiện hành + Thuế thu nhập hoãn lại

Đọc đến định nghĩa này nhiều người không hiểu bởi vì chưa hiểu về Thuế thu nhập hiện hành và Thuế thu nhập hoãn lại.

Nhưng chúng ta có thể hiểu rất đơn giản:

Chi phí thuế ở đây có nghĩa là số thực tế mà bạn phải bỏ ra khỏi túi bạn trong kỳ kế toán, tức là nếu chia lãi cho cổ đông thì nó chính là phần trừ ra khỏi lợi nhuận kế toán trước thuế. Và có thể được tính bằng công thức sau:

Chi phí thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán x Thuế suất (28%).
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thuật ngữ thứ 4: Thuế thu nhập hiện hành (current tax)

Định nghĩa theo Chuẩn mực: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

Có nghĩa là số tiền thực phải trả trong năm hiện hành theo cơ quan thuế khi quyết toán thuế.

Thuế thu nhập hiện hành = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất (28%)
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
4 Thuật ngữ đầu rất quen thuộc đối với họ nhà kế chúng ta. Thuật ngữ thứ 5 là một thuật ngữ mới: Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax base).

Định nghĩa theo Chuẩn mực: Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tức là cơ sở tính thuế được tính cho một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán.

- Cơ sở tính thuế của một tài sản: có thể được hiểu là Giá trị TS sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của Doanh nghiệp trong kỳ tới theo quy định của Luật thuế. Ví dụ: Một TSCĐ có Nguyên giá 100, khấu hao lũy kế đến hết năm tài chính hiện hành theo QĐ 206 là 30 thì giá trị còn được khấu trừ theo Luật thuế là 70, Cơ sở tính thuế của TS này là 70. Còn rất nhiều ví dụ khác có thể đọc trong chuẩn mực.

Ví dụ khác: Một TSCĐ có nguyên giá 100, Khấu hao nhanh lũy kế của doanh nghiệp là 40, khấu hao tối đa theo khung của QĐ206 là 30. Lúc này giá trị ghi sổ là 60, Cơ sở tính thuế là 70. Tạo ra sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế, Chênh lệch này được gọi là Chênh lệch tạm thời
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
- Cơ sở tính thuế của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai.

Có nghĩa là bằng Giá trị ghi sổ - Giá trị sẽ được khấu trừ
(Giá trị sẽ được khấu trừ xem phần Cơ sở tính thuế của TS để hiểu rõ hơn)

Ví dụ:
- Trích trước tiền lương nghỉ phép năm vào chi phí trong kỳ là 100 (theo Chuẩn mực kế toán cho phép).

- Luật thuế quy định khi nào lương nghỉ phép thực chi mới được tính vào chi phí hợp lệ

- Giá trị ghi sổ là: 100

- Giá trị sẽ được khấu trừ là: 100 (do sắp tới sẽ trả số tiền này và sẽ được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế vào kỳ tới)

- Cơ sở tính thuế = 100 - 100 = 0

Lúc này tạo ra chênh lệch tạm thời giữa Kế toán và Thuế là 100

Một số Ví dụ khác có thể xem trong Chuẩn mực
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thuật ngữ thứ 6 - Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.

Trong 2 ví dụ trên ta có thể thấy phát sinh chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán khi trích khấu hao vào chi phí là 10, và trích trước chi phí nghỉ phép năm nhưng chưa được thuế chấp nhận là 100.

Vấn đề của chúng ta lúc này là Chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra cái gì?

- Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Taxable Temporary Difference)

- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Deductible Temporary Difference)

Định nghĩa trong Chuẩn mực:

a) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc

b) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.


Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là:

- Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: là chênh khiến cho năm hiện hành Phải nộp một khoản thuế thấp hơn so với số thuế thu nhập xác định theo Chuẩn mực kế toán. Tức là trong tương lai phải nộp nhiều hơn.

- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: ngược lại, là chênh lệch khiến cho năm hiện hành phải nộp một khoản thuế Cao hơn so với số thuế thu nhập xác định theo Chuẩn mực kế toán. Tức là trong tương lai phải nộp ít hơn.


Theo ví dụ về TSCĐ ở trên:

- Giá trị ghi sổ là 60
- Cơ sở tính thuế là 70
- Chênh lệch tạm thời là 10

Chênh lệch tạm thời này là Chênh lệch tạm thời được khấu trừ do Chênh lệch này làm cho số thuế thu nhập phải nộp năm hiện hành theo quyết toán thuế cao hơn so với số thuế xác định bởi kế toán
 
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
Chào anh Nedved (nghe tên anh mà chỉ muốn đá.................. bóng)

Thật là bổ ích qua các bài viết trên của anh về thuế thu nhập doanh nghiệp, em hiểu ra nhiều thứ mà trước cứ phân vân.

Nhân tiện cho em hỏi thêm:
Trong cái thuật ngữ thứ ba nó có tax income - thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy;
1. Khi nào có tax income, hay tax income sẽ có những trường hợp gì, điều kiện gì để xảy ra?
2. ...hị hị, để em đọc thêm, ngẫm thêm cái, rồi đến đâu em hỏi đến đó được không ạ?
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Chúng ta đã xem xét hai loại chênh lệch tạm thời, vậy thì hai loại chênh lệch tạm thời này tạo ra cái gì?

Chúng tạo ra 2 Thuật ngữ cuối cùng được xem xét là:

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred tax liability) - DTL
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred tax asset) - DTA

DTL = Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp x Thuế suất (28%)

DTA = Chênh lệch tạm thời được khấu trừ x Thuế suất (28%)

DTA được tính trên các khoản sau (bao gồm cả trên Chênh lệch tạm thời được khấu trừ):

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
+ Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và
+ Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Về cơ bản Trong mẫu Báo cáo tài chính theo TT23 đã có 2 chỉ tiêu DTA và DTL được trình bày riêng trên phần Tài sản và Công nợ trên Bảng Cân đối kế toán. Vậy về mặt bản chất, chúng ta cần hiểu tại sao hai khoản này được trình bày như là TS và Công nợ.

Chúng ta cần xem xét là Định nghĩa về TS và Công nợ trong Chuẩn mực Chung để xem DTA và DTL có thỏa mãn điều kiện là TS và Công nợ hay không.

Trích Chuẩn mực chung:

a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.


DTA có thỏa mãn điều kiện là TS hay không?

DTA (xét riêng khi tính trên CL tạm thời được khấu trừ): có nghĩa là năm hiện hành phải nộp một khoản thuế TN cao hơn so với số liệu tính của kế toán. Điều đó có nghĩa là trong tương lai Doanh nghiệp sẽ được Thu lại khoản thuế thu nhập đã nộp trước. Như vậy nó thỏa mãn điều kiện Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Vấn đề được đặt ra ở đây và cũng được đề cập trong chuẩn mực này đó là tính chắc chắn của việc thu hồi lại khoản thuế đã nộp này do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân như: khả năng thu lợi của Doanh nghiệp năm tới để bù lại số thuế đã nộp, sự thay đổi của Luật thuế, ... (Phần này cần được thảo luận kỹ hơn).

DTL: ngược lại, tạo ra từ chênh lệch tạm thời phải chịu thuế làm cho DN nộp ít thuế trong năm hiện hành hơn so với số liệu kế toán, nên trong tương lai sẽ phải nộp nhiều thuế hơn => tạo ra một khoản công nợ.

Phần trình bày BCTC theo Chuẩn mực này sẽ đề cập sau.

Tạm thời như vậy đã, mong các anh chị và các bạn góp ý thảo luận để chúng ta hiểu thêm về Chuẩn mực này, đặc biệt là các vấn đề phức tạp như đánh giá Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, áp dụng khi hợp nhất kinh doanh,...

thanks
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Viet Linh nói:
Trong cái thuật ngữ thứ ba nó có tax income - thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy;
1. Khi nào có tax income, hay tax income sẽ có những trường hợp gì, điều kiện gì để xảy ra?

Tax income có nghĩa là Doanh nghiệp lỗ theo số liệu của Kế toán, mặc dù theo quyết toán thuế doanh nghiệp có thể vẫn phải nộp một khoản thuế (current tax) trong kỳ
 
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
nedved nói:
Tax income có nghĩa là Doanh nghiệp lỗ theo số liệu của Kế toán, mặc dù theo quyết toán thuế doanh nghiệp có thể vẫn phải nộp một khoản thuế (current tax) trong kỳ

Anh Nedved ơi, Tax income, theo như giải thích logic của anh ở trên thì nó phải đến từ deferred tax assets chứ anh - nó là lợi ích kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp được hưởng.
Em đang nghĩ xem những trường hợp thế nào thì cái tax income đó sẽ xuất hiện và được ghi nhận, chắc là nó ghi nhận vào bên Có của tài khoản 8212 rồi - anh Nedved nhỉ.

Những khái niêm này là cực kỳ mới, anh chị nào rõ hơn, chỉ giùm,
 
N

nguyen thi minh nghia

Guest
11/9/04
4
0
0
41
Hà Nội
Tax income/expense chỉ là một chỉ tiêu có ý nghĩa tài chính, không phải là một giao dịch phát sinh thực nên không thể hạch toán vào TK Thu nhập và chi phí khác thông thường. Tax income/expense có được dựa trên kết quả lỗ/lãi thực tế của dn theo Chuẩn mực và chế độ kế toán
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA