Sơn La - Thành phố Hoa ban trắng

  • Thread starter binhminhsom
  • Ngày gửi
P

phamhoc

Trung cấp
8/12/09
124
0
16
37
Đi về nơi xa....
blogtuts.info
Nhìn các hình ảnh của bạn Học lại nhớ "Sơn La hành trình kết nối trái tim" hix ... bao h lại được lên Sơn La đây? Nhớ Sơn La rùi.

Bạn lên sơn la roài ah! bạn phải lên lâu lâu thì mới thấy cái đẹp, cái hay của sơn la
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!
ban doipgdls ơi! Nhớ Sơn La chỉ nhớ cảnh thôi a? Không nhớ người Sơn La sao?
Giải thích hộ bác Đói: Nhớ Sơn la bao gồm cả Cảnh lẫn Người. :004:
 
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!
thuhuyen90

thuhuyen90

Trung cấp
hết mùa rồi nhá, đợi sang năm lên tôi hái cho cô. Haha

à há. Nhớ nhé. Nhưng mà em có 1 thắc mắc nho nhỏ thôi, mà hỏi mấy người rùi cũng hem có ai bít. Cho em hỏi ti' nhá. Hoa ban có quả hem? Quả có ăn được hem?Ăn có ngon hem? :004: :004: :004:
 
BienHuyen

BienHuyen

Chuối nhất Web
15/10/07
47
2
8
40
Thành Phố Hoa Ban Trắng

à há. Nhớ nhé. Nhưng mà em có 1 thắc mắc nho nhỏ thôi, mà hỏi mấy người rùi cũng hem có ai bít. Cho em hỏi ti' nhá. Hoa ban có quả hem? Quả có ăn được hem?Ăn có ngon hem? :004: :004: :004:

Theo anh được biết Ban không có quả, chỉ có hoa, minh chứng đây
Ta yêu nhau khi ban còn đơm nụ
Ta yêu nhau khi ban nở trên cành
Ban sẽ héo, mong ban trở lại cành
Ban sẽ rụng, mong ban rụng về gốc

(Tình ca dân tộc Thái)
Cũng theo người Thái Thuận Châu thì hoa ban ăn được, họ vẫn hay hái về và ăn với xôi trắng
 
thuhuyen90

thuhuyen90

Trung cấp
Theo anh được biết Ban không có quả, chỉ có hoa, minh chứng đây
Ta yêu nhau khi ban còn đơm nụ
Ta yêu nhau khi ban nở trên cành
Ban sẽ héo, mong ban trở lại cành
Ban sẽ rụng, mong ban rụng về gốc

(Tình ca dân tộc Thái)
Cũng theo người Thái Thuận Châu thì hoa ban ăn được, họ vẫn hay hái về và ăn với xôi trắng

hứt hứt hứt...thía có nghĩa là hem có ăn được hả anh? uầy, thía thì giảm bớt 1/2 niềm zui của em rùi :004: 004: :004:
 
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!
hứt hứt hứt...thía có nghĩa là hem có ăn được hả anh? uầy, thía thì giảm bớt 1/2 niềm zui của em rùi :004: 004: :004:
Cô này quan tâm đến ăn uống thía hả? túm lại 1 chữ thui: ĐƯỢC
Hoa ban có thể xào, có thể nấu canh..nhưng đừng đem về cắm nhá, bọ chó đốt cho khỏi ngủ luôn. :010: :010:
 
thuhuyen90

thuhuyen90

Trung cấp
Cô này quan tâm đến ăn uống thía hả? túm lại 1 chữ thui: ĐƯỢC
Hoa ban có thể xào, có thể nấu canh..nhưng đừng đem về cắm nhá, bọ chó đốt cho khỏi ngủ luôn. :010: :010:

hở? hoa ăn được mà quả hem có ăn được á? hay nhỉ. hihi. ăn được mà ko cắm để ngắm được á? thế thì bùn nhỉ.hix hix
 
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!
hở? hoa ăn được mà quả hem có ăn được á? hay nhỉ. hihi. ăn được mà ko cắm để ngắm được á? thế thì bùn nhỉ.hix hix
Quả đâu ra mà ăn? keke, chỉ đc ăn ko đc cắm :010:
 
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!
Quả có đâu mà ăn. có ăn người sơn la thì chắc là được
Oài, thật là ngưỡng mộ bạn nhá, sẵn sàng để cho ng ta ăn cơ đới, Huyền ơi cố lên em....:004:
 
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!
ee036d3ff74f4ec78fb0ae208ff41dc1.jpg

Nằm cách Hà Nội 320km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 2 cửa khẩu quốc gia với Lào là Chiềng Khương và Pa Háng. Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ.
Dân số: Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 người.
Khí hậu: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5°C - 0,6°C, nhiệt độ trung bình năm của thị xã Sơn La hiện ở mức 21,1°C, Yên Châu 23°C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thị xã hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tình. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.

Các đơn vị hành chính
Sơn La có 01 thành phố và 10 huyện: Thành phố Sơn La; Quỳnh NhaI; Mường La; Thuận Châu; Phù Yên; Bắc Yên; Mai Sơn; Sông Mã; Yên Châu; Mộc Châu; Sốp Cộp
Giới hạn địa lý: Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông.
Ranh giới:
Phía Bắc giáp 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
Phía Đông giáp Hoà Bình, Phú Thọ.
Phía Tây giáp hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên.
Phía Nam giáp Thanh Hoá.
Sơn La có 250km đường biên giới với nước bạn Lào.​

adfas%281%29.jpg


NÉT VĂN HÓA Ở SƠN LA
Mời bạn cùng chúng tôi ngược lên miền Tây Bắc để cùng tham gia một phiên chợ tình khá đặc sắc chỉ họp mỗi năm một phiên duy nhất, đó là chợ tình Châu Mộc. Chợ tình Châu Mộc thuộc thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ngày 1-9 dương lịch hằng năm được coi là ngày Tết của người Mông, cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm. Chợ đông đến năm bảy nghìn người. Người xa từ Lai Châu, Phong Thổ, Lào Cai xuống, người gần thì từ Hòa Bình lên hoặc từ Sơn La về. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông Ðơ (trắng), Mông Ðu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (vàng), Mông Hoa... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa.
Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Ðường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Trong "rừng người" chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu chực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt sửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Ðó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc và "kéo" nhau, "kéo" tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm nhau, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve... Có thể nói, chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa xuân tới, tình yêu sẽ kết thành trái chín.
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái
Cơm Lam, Rượu Cần, Múa Xoè... ấy là những đặc sản nổi tiếng mà bạn có dịp thưởng thức vào những dịp lên thăm Sơn La.Một thứ đặc sản khác của vùng đất này mà du khách không thể không nhắc tới là thổ cẩm. Đó là món quà kỷ niệm quý giá, mang đậm nét đẹp của vùng sơn cước. Sơn La nổi tiếng với những cô gái Thái xinh đẹp, múa xoè hay. Hơn thế nữa, họ còn rất khéo tay trong việc làm thổ cẩm. Đến nơi nào của Sơn La bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải thổ cẩm. Các cô gái Thái trước khi về nhà chồng phải biết dệt thổ cẩm và thêu thùa. Bằng chứng là trước khi về làm dâu họ phải tự tay làm tặng bố mẹ chồng một bộ chăn đệm, trong đó có một chiếc khăn Piêu tặng mẹ chồng. Điều này nói lên rằng, người Thái coi thổ cẩm là một phần trong đời sống vật chất và tinh thần của mình.
Đến bản Thèn Luông, Yên Châu, Sơn La, vào thăm một gia đình người Thái, bạn có dịp chiêm ngưỡng những chồng chăn đệm sặc sỡ, được trang trí bằng thổ cẩm. Đó là kết quả công sức bao tháng ngày của các bà, các chị người Thái bản Thèn Luông. Người Thái bản Thèn Luông tự hào vì sản phẩm vải thổ cẩm của mình. Cầm trên tay mảnh vải thổ cẩm bạn có thể cảm nhận được màu xanh của cây cối, màu vàng, trắng, hồng, đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Những đường nét hoa văn trên mảnh vải thổ cẩm thể hiện nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái.
Những người phụ nữ Thái, hàng ngày vất vả với việc làm nương rẫy, ruộng vườn, có thời gian rảnh rỗi là họ dành cho việc làm thổ cẩm. Vì thế mỗi đường nét thêu trên mảnh vải còn thấm đượm tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước của người phụ nữ Thái. Đó còn là đức tính cần cù, hay lam, hay làm và khéo léo của người Thái. Vì thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm cứng của sản phẩm đều có thể theo ý muốn của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những miếng thổ cẩm để trang trí cho từng loại sản phẩm mà họ cần.
Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ trên những sản phẩm thổ cẩm của người Thái. Với những cô gái Thái đang yêu thì không thể giấu nổi tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo. Còn những người phụ nữ lớn tuổi thì thiên về những gam màu trầm, về những đường nét rắn rỏi và đậm nét suy tư.
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Sơn La đã có từ rất lâu đời. Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển, sản phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng, và một phần để trao đổi theo phương thức vật đổi vật, phụ thêm cho kinh tế gia đình. Ngày nay, kinh tế thị trường đã phát triển, thổ cẩm đã có mặt trên thị trường, thậm chí nó còn được người tiêu dùng ở các thành phố lớn yêu thích. Nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng ở thành phố cũng có thể mua được thổ cẩm của những người dân tộc, đặc biệt là của người Thái. Vì nhiều sản phẩm thổ cẩm đang bán ở các thành phố được dệt bằng các thiết bị công nghiệp nên chất lượng kém, chỉ dùng một hai lần đã có hiện tượng xô vải, bạc màu... Trong khi, thổ cẩm của người Thái dùng đến lúc sờn đường thêu và hỏng vải nhưng các đường nét hoa văn vẫn gần như còn tốt. Thổ cẩm của người Thái và nhiều dân tộc khác chất lượng khá tốt nhưng lại không đủ để cạnh tranh trên thị trường. Vì hầu hết các sản phẩm thổ cẩm đều được làm thủ công. Khung dệt thổ cẩm thô sơ, được các bà, các chị tạo nên từ những thanh tre, ống nứa. Cách làm, công cụ thủ công như vậy nên sản phẩm tạo ra không được nhiều. Phần lớn chỉ là mặt chăn, mặt gối, riềm chăn đệm, ri đô, khăn Piêu...
Thổ cẩm của người Thái Sơn La với những hoạ tiết hoa văn phong phú, nhã nhặn đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Nhưng hiện nay, Sơn la chưa có được những làng chuyên dệt thổ cẩm. Do sản xuất còn manh mún, tự phát nên nhiều sản phẩm tạo ra không phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Hội Khoa học kinh tế tỉnh Sơn La đã cùng với các bản làng có nghề dệt thổ cẩm tìm ra hướng đi mới cho ngành sản xuất này. Trước hết là việc đầu tư có hiệu quả vào trang thiết bị sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm trên cơ sở những mô tuýp truyền thống, kết hợp với những nét hiện đại, tạo cơ hội để các gia đình các làng bản có nghề truyền thống được tham gia các hội trợ để tham khảo nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng, nhằm cho ra đời các sản phẩm thích hợp.
Giữ được nghề dệt thổ cẩm là giữ được những nét văn hoá cổ truyền của người Thái. Nếu biết kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại thì nghề dệt thổ cẩm ở Sơn La sẽ tạo được những mặt hàng kinh tế cao, có giá trị trên thị trường. Người Thái Sơn La tự hào vì có sản phẩm thổ cẩm. Qua bao đời nay đã chứng tỏ một điều thổ cẩm là thứ không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Nó là biểu tượng của văn hoá Thái.


DANH THẮNG Ở SƠN LA

Thác Dải Yếm - Sơn La Viên ngọc quý của vùng Tây Bắc
sac-mau-thac-dai-yem0.jpg

Những câu thơ bi tráng của nhà thơ Quang Dũng: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi- Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi- Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi- Mường Lác đêm về mưa xa khơi”... khiến những người thích du lịch và yêu mến cảnh đẹp muốn làm một chuyến đi khám phá miền đất quyến rũ này.
Tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc nước ta. Tỉnh có nhiều núi cao, mạng lưới sông suối khá dày. Để đến Sơn La, từ Đồng bằng sông Cửu Long, có thể đi bằng đường bộ theo quốc lộ 1A rồi vào quốc lộ 6, nếu đi bằng đường không, từ TP Hồ Chí Minh khách có thể mua vé đến sân bay Nà Sản của tỉnh Sơn La Đến với vùng đất Tây Bắc này, bên cạnh việc thưởng ngoạn cảnh đẹp non sông cẩm tú của vùng biên cương Tổ quốc, du khách sẽ được hiểu thêm về những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Sơn La bởi nơi đây có đến 12 dân tộc anh em cùng sinh sống với những sắc thái văn hóa độc đáo, riêng biệt. Các địa danh như Chùa Chiền Viện, Nhà tù và Bảo tàng Sơn La, hang Tát Tòng, hang Ké, suối nước khoáng nóng Bản Mòng... của Sơn La hiện nay là những điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Vào mùa xuân, Sơn La càng rộn ràng hơn với những lễ hội theo phong tục của các dân tộc vùng cao như trò chơi tung còn tìm bạn, tìm duyên của người Tày và lễ hội Hoa Ban của người Thái. Tỉnh Sơn La còn có một thác nước nổi tiếng, đó là thác nước Bản Vặt, một nơi gắn liền với lịch sử cư trú từ rất xa xưa của người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa và là Mộc Châu ngày nay. Thác Bản Vặt còn có các tên gọi khác là thác Nàng hay thác Dải Yếm, bởi dòng thác này được hình dung tương tự như dải yếm của người thiếu nữ . Khởi nguồn từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Cháu ở đầu bản Vặt- một bản của dân tộc Thái có lịch sử lâu đời nhất ở vùng đất này- nước từ nguồn trong núi chảy ra tạo thành suối Vặt khoảng 5 km thì hòa vào dòng chảy của suối Bó Sập - một dòng suối lớn bắt nguồn từ bản Bó Sập giáp biên giới Việt Lào chảy về đất Yên Châu tạo thành thác nước hùng vĩ. Thác ngày đêm đổ xuống trắng xóa, ầm ào không chỉ mang đến cho du khách sự thích thú trước một khung cảnh vừa huyền bí vừa kỳ vĩ của đất trời mà còn cảm giác sảng khoái khi được hòa mình theo những ngọn gió mát lành của thiên nhiên. Thác Dải Yếm đẹp nhất vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm bởi đây là mùa nước đủ, toàn bộ thác rộng 70m là một màn nước trắng xóa đổ xuống vừa mạnh mẽ vừa hùng vĩ tạo ra cảnh quan thơ mộng . Ngược theo suối một đoạn một lòng suối rộng với hàng ngàn viên đá, tảng đá mang muôn hình vạn trạng khác nhau, nhìn rất lạ mắt khiến du khách thích thú. Chịu khó trèo lên đến đỉnh thác, khách sẽ gặp một thảm thực vật phong phú và tuyệt đẹp làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây càng thêm sinh động. Rời thác Dải Yếm, đi ngược trở lại quốc lộ 43 khoảng 600m, quẹo phải khoảng 300m, du khách có dịp tìm hiểu nét sinh hoạt và đời sống của bà con ở Bản Vặt. Đây là một bản người Thái có từ rất lâu đời, gắn liền với quá trình lập bản của người Thái với các dòng họ lớn như: Sa, Hà, Hoàng... Người dân trong bản sẽ kể cho khách nghe về các truyền thuyết thành lập bản và các phong tục cổ xưa, tham quan nhà sàn và cách bài trí trong nhà người Thái, xem trang phục truyền thống và nghề dệt thổ cẩm địa phương . Đến Sơn La, có lẽ du khách cũng nên sắp xếp để đi thăm di tích Nhà tù và Bảo tàng Sơn La. Nhà tù Sơn La là nơi ngày xưa thực dân Pháp giam cầm các chiến sĩ cách mạng. Tại khu bảo tàng hiện còn trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu quý giúp khách tham quan tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của cộng đồng 12 dân tộc đang sinh sống ở vùng đất này. Cách Nhà tù và Bảo tàng Sơn La không xa là Thẩm Tát Tòng và Thẩm Ké- hai hang động có nhiều cảnh đẹp đáng để du khách khám phá.

Khu di tích lịch sử Nhà ngục Sơn La & Bảo tàng Sơn La
image018.jpg

Nhà ngục Sơn La nằm ngay trung tâm thị xã Sơn La, trên đỉnh đồi Khau Cả, nơi bao quát toàn cảnh thị xã Sơn La. Đây là một di tích lịch sử nổi tiếng gắn với Bảo tàng Sơn La và tạo nên một điểm thăm quan được rất nhiều du khách ghé thăm.
Nhà ngục Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Từ một nhà tù nhỏ cấp tỉnh, đến giữa những năm 1930 -1945 nhà tù được xây dựng và mở rộng làm nơi giam giữ những tù nhân chính trị cách mạng. Nhà Ngục Sơn La nổi tiếng trong các nhà tù của thực dân Pháp là nhà tù thép, là địa ngục trần gian, nơi bẻ gãy ý trí chiến đấu của những người cộng sản. Tuy nhiên, đối với cách mạng Việt Nam thì Nhà ngục Sơn La lại là trường học đấu tranh cách mạng, nơi rèn dũa, đào tạo và cung cấp cho phong trào cách mạng những người cộng sản ưu tú như các đồng chí: Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Song Hào Nguyễn Cơ Thạch, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu... Đến thăm quần thể khu di tích Nhà ngục và Bảo tàng Sơn La, khách tham quan sẽ cảm nhận được sự dã man của thực dân Pháp qua những chứng cứ lịch sử và cảm phục trước sức chịu đựng, rèn luyện, đấu tranh của những tù nhân chính trị, cũng như được nghe những câu chuyện cảm động về hoạt động của chi bộ đảng nhà tù Sơn La như hoạt động đoàn kết tương trợ lẫn nhau, tuyên truyền giác ngộ cách mạng trong và ngoài nhà tù, tổ chức đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân, tổ chức vượt ngục, hoạt động của những cán bộ ưu tú của Đảng như: đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn,... và đặc biệt về đồng chí Tô Hiệu, một chiến sĩ cách mạng đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của chi bộ Đảng nhà tù, người đã chút hơi thở cuối cùng tại đây. Để tưởng nhớ tới công lao to lớn của đồng chí Tô Hiệu, chi bộ nhà tù Sơn La đã cho khắc tấm bia đá có chữ Tô Hiệu được bí mật đặt dưới mộ đồng chí. Cây đào mang tên Tô Hiệu được trồng bên mộ đống chí đã trở thành biểu tượng cho sức sống của cách mạng Việt Nam. Đến với khu di tích lịch sử này, du khách cũng sẽ có những kiến thức bổ ích khi được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của 12 dân tộc được trưng bày trong Bào tàng Sơn La hoặc có những giây phút thảnh thơi khi đi dạo trên những con đường rợp bóng cây bên ngoài nhà ngục, phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thị xã Sơn La ngày nay đang đổi mới đi lên.
Những hang động kỳ bí trên núi Chi Đảy - Sơn La
020711afamilyDLchiday5_aa5f9.jpg
(Những hòn cuội theo thời gian bị bào mòn có hình thù giống như quả na - Hang 2: cầu gì được nấy - trong hệ thống hang Chi Đảy)


Từ Quốc lộ 6, rẽ vào con đường đi qua xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, rồi tiếp tục vượt qua đèo Cà Nài khoảng 15km đường trải nhựa phẳng lỳ thì đến bản Đán thuộc xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ở đây có những hang động tuyệt đẹp, còn mang nét nguyên sơ mới được phát hiện trên núi Chi Đảy, là một thắng cảnh thiên nhiên kì thú, thật sự là món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho Sơn La. Nằm trên độ cao khoảng 100m kể từ chân núi, hang động 1 và 2 nằm kề nhau, cách khoảng 200m là hang động 3, nhưng phải vượt lên đỉnh núi qua sườn bên kia mới tới cửa hang.
Hang động 1 và 2, điện được kéo đến thắp sáng đến từng ngách nên việc thưởng lãm khá dễ dàng. Dưới ánh điện, những cụm nhũ đá trắng rủ từ nóc hang xuống lung linh, tực rỡ sắc màu óng ánh. Dưới lòng hang có khá nhiều hòn đá tròn hình thù giống hệt quả na với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau nằm rải rác dưới nền đá. Đi sâu vào bên trong, bên những khối nhũ lớn là vô số hòn đá tròn nhỏ như quả mận rải khắp nơi, phía dưới là những thửa đá có bờ trông giống như ruộng bậc thang của đồng bào vùng cao và xen kẽ là những vũng sâu hơn, nhìn tựa ao hồ.
Dọc lối đi có những khối đá hình thù giống con rùa, cây bụt mọc, tòa sen. Trên nóc hang những chùm nhũ đã rủ xuống trông như những chiếc đèn chùm lộng lẫy. Rời động 1 và 2, bạn phải bám đá leo lên đỉnh núi, rồi theo hàng lan can buộc tạm bằng các cây gỗ nhỏ để đến động 3. Cũng như những hang động trước, ở đây được bố trí một bàn nhang khá lớn để khách đặt lễ, thắp hương cầu may mắn và đóng góp công đức. Hiện nay, 3 động được đặt tên mới là: động Trình, động Mẫu Giáng Thiên và động Thiên Cung.
Để đến tận cùng động 3, nhiều chỗ phải lách qua ngách đá chỉ lọt đủ một người, nhưng sau đó hang lại mở ra không gian rộng lớn, tỏa xuống là những dải nhũ lấp lánh. Điểm thu hút nhất phía cuối động là khối đá trắng với hàng trăm dải nhũ đá rủ xuống tựa con voi trắng khổng lồ, Mỗi khi ánh sáng chiếu vào, khối đá lại ánh lên tia lấp lánh Những thanh nhũ đá lớn như bàn phím của chiếc đàn khổng lồ, gõ nhẹ, những âm thanh phát ra âm vang tiếng cồng chiêng, ước chừng động này dài tới gần 0,5km.
Hệ thống hang động trên núi Chi Đảy là một tuyệt tác thiên nhiên, trong hang lúc nào cũng ấm áp, nhiệt độ cao hơn các hang khác vài độ C. Trong hang còn có rất nhiều cột đá hình nét hoa văn, cao đến tận trần hang cứ như ai đó dựng nên những cái cột chống trời rất hùng vĩ đẹp lạ lùng. Hang có bốn khoang lớn ngăn cách nhau bằng những khe cửa đá hẹp, cứ như những căn phòng của các tiên nữ giáng trần trú ngụ.

Cao nguyên Mộc Châu

cách Hà Nội 180 km về phía Tây Bắc, là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25 km, nhiệt độ trung bình 18 - 26oC. Đến Mộc Châu là đến với thiên đường của các loại hình du lịch: du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao - vui chơi giải trí...
Đến thảo nguyên, thú vị nhất là thả bước trên những lối mòn xinh xinh, 2 bên là những cánh đồng cỏ mọc xanh rờn. Giữa không gian rộng lớn, những trảng cỏ xanh trải dài tít tắp đến tận cuối trời. Thích hơn nữa, du khách sẽ đến thăm những trang trại bò, ngắm những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ, cho chúng ăn, xem người dân vắt sữa, và thưởng thức những ly sữa tươi nóng hổi, hay những món đặc sản làm từ sữa tươi: sữa chua, bánh sữa, bơ… Đặc biệt, ngày 15-10 hàng năm, du khách sẽ chứng kiến Hội thi hoa hậu bò sữa tìm ra “nàng” bò sữa đẹp nhất của Thảo Nguyên...
muahe1.jpg
Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12, đến Châu Mộc, du khách có cơ hội thấy những đồi chè thâm thấp nối tiếp nhau xanh rờn. Những sóng chè ấy cứ trải dài mê mải tới cuối chân trời. Giữa hàng tỷ búp chè non xanh vươn lên, thấp thoáng những người công nhân hái chè với áo xanh nón trắng, thấp thoáng những căn nhà xinh xắn giữa thảo nguyên mênh mông, xa xa là những rặng núi xanh quyến rũ.Thậm chí, nếu muốn khám phá, du khách cũng có thể trở thành những nông dân đi hái chè, để tìm hiểu thế nào là cách hái: 1 tôm 2 lá, 1 cá 2 chừa, nếu muốn tìm hiểu sâu, có thể tự mình sao chè, rồi thưởng thức hương vị của các loại chè đặc biệt của cao nguyên: chè shan tuyết, ô long, kim tuyên mình vừa làm…

Địa hình đá vôi tạo cho Thảo nguyên những hang động đẹp, độc đáo: Động Sơn Mộc Hương, Ngũ động bản Ôn. Động Sơn Mộc Hương (còn gọi là Hang Dơi) được công nhận là Di tích quốc gia có diện tích 6.915m2 nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu. Tương truyền hang là hóa thân của một con rồng thiêng. Trong hang, những dải thạch nhũ lấp lánh đủ bảy sắc cầu vồng, nhiều khối nhũ cao tới hơn 20m. Ngoài ra còn rất nhiều nhũ đá mang dáng cây tiền, cây vàng, cây bạc, hình ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử, hổ, đại bàng và cả những đám mây bay lượn... Sự sắp đặt của tạo hóa và những truyền thuyết ly kỳ từ ngàn xưa kể về: hồ nước tình yêu, người con gái quay sợi, kho báu nhà trời, bầu sữa mẹ… sẽ khiến du khách say mê. Vẻ đẹp, sự hùng vĩ của Sơn Mộc Hương khiến nhiều người ngây ngất, phong là: “Tây thiên địa nhất động”. Ngũ động bản Ôn cách thị trấn Nông trường Mộc Châu chừng 16km, là quần thể gồm 5 động lớn rất rộng và đẹp, bên cạnh đó còn có những bãi đá lớn rất độc đáo.
Ở Mộc Châu không khí chỗ nào cũng mát mẻ, trong lành, nhưng tuyệt nhất, có lẽ là ở Rừng thông bản Áng. Chỉ cách trung tâm thị trấn Mộc Châu 3km, nhưng du khách sẽ bị mê mẩn bởi bạt ngàn thông và xanh biếc hồ. Rừng thông hàng trăm tuổi rì rào giữa tiếng gió reo, tiếng chim rừng líu lo tạo sẽ xóa tan mọi mệt mỏi, trong lòng chỉ còn lại sự tĩnh lặng, bình yên. Ngày nắng đẹp, mặt nước hồ xanh biếc in bóng mây trời, ngày trời nhiều mây, mặt hồ trắng sáng như bạc, nổi bật trên nền xanh của núi rừng. Du khách sẽ thoải mái thả bộ hoặc thong dong đạp xe đạp, đạp thuyền vịt vòng quanh hồ nước. Tới Rừng thông là tới thăm bản Áng- bản Thái lâu đời nhất của Mộc Châu, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước những ngôi nhà sàn cổ, mộc mạc và thưởng thức những món ăn đặc sản của người Thái Mộc Châu, giao lưu những tiết mục văn nghệ đặc sắc của bà con: múa xòe, múa sạp...


Kỳ ảo động Sơn Mộc Hương - Sơn La

Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu-cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Đó là một tác phẩm nghệ thuật, một danh thắng quốc gia mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất cao nguyên Mộc Châu .
Từ thị trấn Mộc châu, ngược đường lên thị xã Sơn La khoảng 300 m, Hang dơi ở phía núi bên tay phải, cách quốc lộ 6 khoảng 150 m. Cửa hang quay về hướng nam nhìn xuống thung lũng lớn, ở gữa thung lũng lớn gồm bảy quả núi nhỏ tựa như bảy viên ngọc.
Tương truyền thuở xưa có một con rồng bay về phương nam. Khi bay qua vùng đất này, vì khí hậu gió rét rồng không chịu nổi đã gục ngã tại nơi đây. Trước khi chết rồng nhả ra bảy viên ngọc và hóa thành dãy núi đá, bảy viên ngọc hóa thành bảy quả núi. Ngày nay rồng vẫn quay đầu về phía bảy viên ngọc như còn nuối tiếc ngày nào.Vào cửa hang ta thấy như vào miệng một con rồng khổng lồ. Lối vào hai bên tựa như hai mép rồng. ở giữa cửa ta thấy một hòn đá nhô ra tựa như lưỡi rồng. Hàm rồng trên (tức trần hang) như một mái che thiên tạo, cao và rộng thoải dốc vào trong. Nền hang (tức hàm rồng dưới) rất phẳng và đủ chỗ cho hàng trăm người vào tham quan.
Trong hang một cách sắc diệu kỳ, từ trần hang rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ bảy sắc cầu vồng. Nhiều khối ngũ đá từ trên trần hang chảy xuống nền hang cao tới hơn 20m như những dễ cây đa cổ thụ rủ xuống mặt đất. Ngoài ra còn rất nhiều nhũ đá mang dáng cây đồng tiền, cây thóc, hình ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử, hổ, kỳ đà, đại bàng và cả những đám mây bay lượn. Với tư cách nhìn giàu tưởng tượng du khách có ngay những nhũ đá để đặt tên. Mỗi tên gọi đều là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tài hoa của tạo hóa mà không một bàn tay nào của con người có thể thay thế được. Đường nét những nhũ đá như những nét trạm trổ vừa phóng khoáng vừa tinh xảo, sống động huyền ảo. Các cửa hang 50 m rộng khoảng 800 m2 vòm hang có chỗ cao hơn 30 m, có hình tròn. Ở chính giữa nền hang có một số hồ khô nước, rộng chừng 200 m2, giữa hồ có con rùa bằng đá to lớn. Bờ bên trái của hồ khối thạch nhũ hình đôi trai gái đang quấn quýt bên nhau. Theo truyền thuyết có hoàng tử con vua Thuỷ Tề đem lòng yêu mến công chúa trên đất liền. Hoàng tử đã lấy rùa của Vua cưỡi nổi lên đất liền để thăm công chúa. Không muốn con mình lấy người trên đất liền, nhà vua giận dữ đã ra lệnh cho thuỷ thần rút hết nước để hoàng tử không có đường về thuỷ cung. Hoàng tử vẫn quyết tâm lấy người mình yêu. Đôi trai gái đó đã biến thành đá để chứng minh cho tình yêu của họ trở lên vĩnh cửu. Rùa thấy hoàng tử có tình yêu son sắt như vậy, cũng biến thành đá ở lại với hoàng tử và người con gái. Mặc dù giận hoàng tử nhưng vua vẫn tạo điều kiện cho cuộc sống của con trai mình lên trước khi nước rút hết, đất đai quanh hồ được tạo thành những ruộng nước, có hồ nước nhỏ ở ngay bên phải hồ nước cạn và các con vật để hoàng tử có cuộc sống mới.
Với sự độc đáo huyền ảo của hang, rất nhiều du khách đến thăm nơi đây đã để lại nhận xét: " Đây là hang đẹp nhất phía tây" " Tây thiên địa nhất động ". Di tích đã được Bộ văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia.
Thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi, Sơn La
8%282%29.jpg


Hồ Chiềng Khoi thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu về phía Nam 4 km, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha hiện ra như một con nhện khổng lồ.
Theo cách giải thích của người dân bản địa, Chiềng Khoi có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và ở trên cao. Tương truyền rằng, xưa kia Chiềng Khoi là vùng đất thiếu nước, đất đai khô cằn, người dân nơi đây tuy chịu thương, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn chật vật, khó khăn vì thiếu nước. Trên mảnh đất này có một chàng trai tên là Khoi, chàng có sức khoẻ phi thường. Thân chàng đen và bóng như thân gỗ lim, tay chàng to như mặt quạt. Thấy nhân dân cực khổ chàng bèn dời núi, khơi các dòng nước từ các hướng chảy về đây, hình thành nên hồ Chiềng Khoi.
Nhưng đó mới chỉ là Hồ Chiềng Khoi của những câu chuyện truyền kỳ. Còn một Hồ Chiềng Khoi nữa của một hệ sinh thái khá phong phú. Hồ Chiềng Khoi là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng năm 1971 với một đập chắn cao 45 m, dài 110 m và hoàn thành đi vào sử dụng năm 1980. Hồ Chiềng Khoi vốn là đáy các thung lũng hẹp, có các dòng suối nhỏ từ trong lòng núi chảy vào Suối Sập. Lòng Hồ là một thung lũng hẹp, chạy ngoằn ngoèo quanh những quả đồi lớn dài tới 7 km. Nước Hồ Chiềng Khoi lúc nào cũng trong xanh, yên ả quanh năm bởi nguồn nước cung cấp cho hồ đều chảy ra từ trong lòng núi. Chính những con suối nhỏ và rừng núi nguyên sơ đã tạo cho mặt hồ và cảnh quan nơi đây có vẻ đẹp huyền ảo. Như bức tường thành thẫm xanh bồng bềnh mây trắng, những dãy núi điệp trùng trải dải từ phía Nam đến phía Tây Bắc và rừng già ôm lấy toàn bộ mặt hồ, hồ lồng trong bóng núi. Khi du khách đến đây vào mùa hoa ban nở sẽ thấy một mầu trắng thuần khuất trải dài theo sườn núi và mềm mại như một dải lụa, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc trời đất nơi đây.
Các đồi đất, dãy núi đá vôi bao bọc Hồ Chiềng Khoi còn có nhiều loại rau rừng rất ngon như rau sắng, lá xồm pon, măng tre, măng đắng, măng lay, nhiều loại nấm và rất nhiều loại chim trong đó có họa mi, khiếu, cò trắng, chào mào, vẹt, chim én. Rừng ở đây có nhiều loại động vật sinh sống như khỉ, sơn dương, hoẵng, lợn rừng, cầy hương, cầy bay. Hồ Chiềng Khoi có các loại cá tự nhiên như cá chép, cá mương, cá quả, cá trê, cá riếc và nhiều loài tôm, cua, ếch.
Đến Chiềng Khoi, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi mà còn được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Yên Châu với những lễ hội, ca vũ đặc sắc. Người Thái ở đây còn có các nghề thủ công truyền thống. Với bàn tay khéo léo họ đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như: nhạc cụ dân tộc, đồ dùng mây tre đan và tiêu biểu nhất là vải "Khít", là loại vải thổ cẩm nổi tiếng không những ở Yên Châu mà cả vùng Tây Bắc. Đặc biệt vùng đất này nổi tiếng với nghề thêu khăn piêu và làm khèn bè. Sau vài giờ thưởng ngoạn cảnh đẹp và không khí trong lành mát dịu trên hồ, du khách sẽ thăm những bản mường nơi đây để thưởng thức những món ăn dân tộc do chính bàn tay của những cô "Sơn nữ Châu Yên" chế biến. Du khách lại được dập dìu trong tiếng trống, đắm mình trong điệu xoè, đầm ấm bên chum rượu cần, cảm nhận thấy sự thân thiện, không khí chan hoà bởi lòng mến khách của dân tộc nơi đây. Hồ Chiềng Khoi là một điểm du lịch sinh thái - văn hoá ngày càng hấp dẫn du khách.
Thơ mộng Hồ Tiền Phong
image013.jpg


Đến Sơn La, hòn ngọc Tây Bắc, xin mời quý khách hãy ghé thăm Hồ Tiền Phong, một vùng non nước thơ mộng nằm giữa thảo nguyên bao la đầy nắng và gió ngàn. Phía Đông và phía Bắc của Hồ là hai dãy núi, mỗi dãy gồm nhiều ngọn nằm kế tiếp nhau trông tựa hai con rồng đang bơi về từ hai phía và chuẩn bị ngụp lặn vùng vẫy giữa làn nước trong mát. Nhìn về phía Tây là Cao nguyên Na Sản trải rộng bao la với vô số các ngọn núi nhấp nhô như bát úp, với màu xanh ngút ngàn của những vườn cây ăn quả, màu non xanh mơn mởn của những đồi chè đang kỳ thu hoạch.
Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, Huyện Mai Sơn, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Thị xã Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km. Quý khách có thể đến Hồ Tiền Phong bằng nhiều tuyến đường khác nhau: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Đi từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Thị xã Hòa Bình, Thị trấn Mộc Châu, Thị trấn Yên Châu, Thị trấn Mai Sơn, quý khách sẽ đến được với Hồ Tiền Phong. Nếu đang ở Thành phố Điện Biên, quý khách có thể đi xuôi theo quốc lộ 6 qua thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Thuận Châu, Thị xã Sơn La. Bằng đường thủy, từ đập thủy điện Hòa Bình quý khách đi tàu thủy tới cảng Tà Hộc và chuyển sang đi tàu hỏa tới thị trấn Hát Lót là đến Hồ. Quý khách cũng có thể đi máy bay từ sân bay Nội Bài và sau 45 phút có thể có mặt tại sân bay Nà Sản. Từ sân bay Nà Sản theo quốc lộ 6 đi xuôi về phía Hà Nội 2 km là đến Hồ.
Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn quý khách là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. Quý khách có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, các trôi, cá mè.
Tới chân đập, mời quý khách đi bằng thuyền lên đỉnh đập để chiêm ngưỡng công trình chắn ngang hai ngọn núi, tạo nên hồ nước mênh mông, và ta bỗng thấy khâm phục những con người đã làm nên công trình này.
Nguồn nước cung cấp cho Hồ đó là nước từ trong lòng đất đùn lên từ mỏ nước Noong Đủ cách đó không xa. Quý khách sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi được nghe đồng bào dân tộc Thái sống từ lâu đời ở Bản Nà Si bên cạnh hồ kể cho nghe câu truyện truyền thuyết về nguồn nước này.
Sau khi đã tham quan một vòng quanh hồ, mời quý khách ghé thăm đảo nổi. Hòn đảo này nhìn từ xa như một con rùa nổi trên mặt nước có diện tích 10.000 m2 lúc nào cũng mát rượi bởi những ngọn gió mang đầy hơi nước từ mặt hồ.
Tới thăm quan du lịch Hồ Tiền Phong, qúy khách đừng quên ghé thăm các bản làng của đồng bào dân tộc Thái sinh sống từ lâu đời bên cạnh Hồ như Bản Nà Si, Bản Mé, Bản Un. Từ xa ta chỉ thấy các bản làng cổ kính này thấp thoáng sau những lùm cây ăn quả cổ thụ. Khi đến bản, một không gian văn hóa dân tộc mở ra trước mắt ta. Bên trong ngôi nhà sàn ấy là các cô thiếu nữ Thái xinh đẹp như những bông hoa rừng đang ngồi bên khung cửi dệt vải thổ cẩm với nhiều loại hoa văn tinh xảo.
Để phát huy những tiềm năng to lớn của vùng hồ phục vụ cho việc phát triển du lịch năm 2001 UBND tỉnh Sơn La đã lập quy hoạch xây dựng khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Hồ Tiền Phong. Với nhiều khu vui chơi giải trí hiện đại như: khu vực trò chơi điện tử, khu vực đua ngựa bắn cung, chơi các trò chơi dân tộc,ném còn … và một góc riêng biệt là làng văn hóa các dân tộc Tây Băc xếp rải rác lên đỉnh núi. Để lên đỉnh núi có một đường cáp theo hình thức xe trượt ray nghiêng ngồi trên cabin có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hồ Tiền Phong. Qua hai đỉnh núi là cầu mây sẽ tạo ra được cảm giác mạnh mà lại êm đềm như nhắc nhở những truyền thống xa xưa của các dân tộc vùng Tây Bắc. Trong tương lai không xa, sau khi khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Hồ Tiền Phong ra đời, nơi đây sẽ càng trở nên hấp dẫn đối với du khách thập phương.
Những nếp nhà pơ mu độc đáo ở Sơn La

Xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La), một vùng đất mang nhiều điều bí ẩn. Nơi đây kỳ lạ từ những loài hoa nở trái mùa đến những suối nước nóng có khả năng chữa bệnh và hơn hết là những nếp nhà sàn pơ mu độc đáo. Nhà sàn người Thái ở Ngọc Chiến có kiến trúc, hoa văn đầu đón, đầu xà, kèo cột khá tinh xảo, nhà có 4 mái và lầu tứ giác hơi khác biệt so với những nhà sàn Thái khác ở Tây Bắc.
Những ngôi nhà pơ mu theo năm tháng, trải qua bao đời người, những miếng “ngói” pơ mu lâu năm ngả màu đen vẫn bền vững với thời gian, xếp đều tăm tắp trên nóc nhà. Có những mái nhà thời gian kết bụi dầy trên khe gỗ làm cho cỏ cây mọc dăng đầy trên mái.
Những cây gỗ to được dùng dao chẻ ra, không phải dùng đến cưa mà vẫn cứ cho ra những tấm ván thẳng tăm tắp. Gỗ pơ mu không dùng cưa xẻ được, nếu xẻ thì dột từ nóc dột xuống, chỉ có bỏ đi thôi. Phải dùng dao chẻ ra thành kẽ, sau đó dùng nêm gỗ tách từng tấm gỗ theo thớ của nó, sẽ dùng được mãi mà không lo hỏng. Làm “ngói” bằng gỗ pơ mu cũng là một công trình rất công phu.
Người Thái đã sinh sống trên mảnh đất này đã hàng trăm năm. Theo các cụ kể lại thì nơi đây trước là một thung lũng hoang biệt cách trở, thế rồi các thế hệ người Thái về đây sinh cơ lập nghiệp, khi ấy nơi đây bạt ngàn gỗ pơ mu, nó trở thành vật liệu chính để làm nhà và các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Những nhà sàn pơ mu đã gắn liền với lịch sử, văn hóa của dân tộc Thái ở đây.
Nhìn xa xa, đèo Sam Síp giống như một tấm lá chắn khổng lồ nằm bao quanh ôm trọn trong lòng vùng đất Ngọc Chiến. Sam Síp có nghĩa là 30 con dốc, nó là con đường độc đạo dẫn vào vùng đất mà chính nó bảo vệ và lưu giữ những điều kỳ lạ về thiên nhiên và con người nơi đây. Thấp thoáng những làn khói len lỏi tỏa ra qua những nếp ngói, hương gỗ pơ mu đậm đà, da diết đã bao đời gắn bó với cuộc sống khai hoang, lập nghiệp của người Thái trên vùng đất này.
 
Sửa lần cuối:
BienHuyen

BienHuyen

Chuối nhất Web
15/10/07
47
2
8
40
Thành Phố Hoa Ban Trắng
[FONT=&quot]“Sơn La đường núi quanh co[/FONT]
[FONT=&quot]Ai đi đến đó lòng không muốn về”[/FONT]


[FONT=&quot]Đó là câu nói của rất nhiều khách du lịch khi đến với Sơn La trước năm 2000 khi đó Sơn La còn là một tỉnh nghèo, không khí trong lành, cuộc sống ôn hòa và dân trí còn thấp. Quốc lộ 6 khi đó chỉ rải đá và làm rất thô sơ
images
[/FONT]
images

[FONT=&quot] có những đoạn đường qua đèo như Chiềng Đông hay Thung Khe của Hòa Bình có những khúc cua gấp như tay áo, khiến những thực khách du lịch khi lên được tới Sơn La là cả một vấn đề khó khăn, thậm chí cảm giác qua những đoạn cua vẫn còn ám ảnh trong tâm trí đến hai, ba ngày hôm sau. Còn bây giờ khi nhà nước đầu tư công trình thủy điện Sơn La thì khi đó đường QL6 cũng được quan tâm, cải tạo hiện nay ngoại trừ 1 số điểm như Yên Châu, Chiềng Mung còn đang sửa lại đường thì tuyến đường QL 6 bây giờ thật sự thoải mái với khách du lịch lên Sơn La. [/FONT]

[FONT=&quot]Tỉnh Sơn La được liệt vào hàng thứ 3 của cả nước về diện tích với 14.125km2, Trong đó thành phố Sơn La có diện tích 325km2. Với độ lớn về diện tích như vậy Sơn La có đủ nền văn hóa của các dân tộc như : Thái, Kinh, H’mông, Mường, Dao, K’mú…..[/FONT]
[FONT=&quot]Sơn La với 11 Huyện, Thị bên cạnh những nếp sống chung còn có những bản sắc, phong tục, tập tục riêng tạo lên một Sơn La đầy màu sắc với vài câu thì không thể kể hết được cái hay cái đẹp của Sơn La vì thế mình sẽ nói về từng huyện (Có chỗ nào thiếu sót, anh em Sơn La bổ sung cho mình nhá)[/FONT]

[FONT=&quot]1. Huyện Mộc Châu[/FONT]

[FONT=&quot]Từ Hà nội đi theo Quốc Lộ 6, qua Hòa Bình điểm đầu tiên tiếp xúc với Sơn La là Huyện Mộc Châu. [/FONT]
[FONT=&quot]A. Về Diện tích:[/FONT]
[FONT=&quot]Đây là một trong những huyện có chiều dài nhất Sơn La với diện tích vào khoảng 2025km2 (Cách Thành phố Sơn La 120km). Là một nông trường trên cao rất phù hợp để phát triển về cây trồng.[/FONT]
images

[FONT=&quot]B. Về khí hậu:[/FONT]
[FONT=&quot]Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, không gian thoáng đãng, mát mẻ (Nhưng mùa Đông thì rét thôi rồi, người nào ra đường cũng mặc những cái áo béo, to như chăn bông trên người)[/FONT]
[FONT=&quot]
C. Về con người
[/FONT]
[FONT=&quot]Địa hình Mộc Châu trải dài nên đây là nơi có rất nhiều dân tộc sinh sống, người Mộc Châu sống hài hòa, được thiên nhiên ưu đãi nên người Mộc Châu có nước da trắng, cuộc sống bình dị nên người Mộc Châu rất hiếu khách.[/FONT]

[FONT=&quot]D. Về đặc sản:[/FONT]
[FONT=&quot]Khi nhắc đến đặc sản của Mộc Châu đứng đầu danh sách là Chè (Nói thật tớ chưa được uống bao giờ nghe nói toàn sản xuất ra nước ngoài, còn chè bán chỉ là chè loại hai)[/FONT]

[FONT=&quot]Thứ hai, Sữa Mộc Châu. Sữa tươi uống liền trong ngày, rất ngon và bổ^^[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 3, Mận hậu Mộc Châu, có vị chua chua ngòn ngọt chấm với súp thì cứ gọi là…^^ ( bên cạnh vườn trồng mận còn xen kẽ trồng su su, mua tại vườn rẻ lắm, rau su su ăn mãi mà vẫn muốn ăn)[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 4, Đào Mộc Châu, cái món này nên ăn tại cây chứ khi di chuyển gặp nóng đào hỏng hết.[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 5, Bê chao, khác hẳn với dê chao thịt bê mềm khi cắn có vị rất thơm và bùi của hạt vừng (đã hỏi xin bí quyết làm chao mà không được chỉ, buồn nửa phút)[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 6, Thịt trâu gác bếp, món này thì ngon nhưng đắt thôi rồi, mua 4 miếng con con bằng 2 đốt ngón tay đã hết 200 ngàn, ặc ặc.[/FONT]

[FONT=&quot]Thứ 7, ngoài ra còn nghe nói có món Ốc Suối Bàng, nhưng chưa ăn bao giờ nên tớ chịu không biết nói gì thêm (Anh em nào ăn rùi thì giới thiệu nha)[/FONT]

[FONT=&quot]E. Về danh lam thắng cảnh[/FONT]
[FONT=&quot]Mộc Châu có rất nhiều nơi tham quan như Hang Dơi, Thác dải Yếm, Rừng Thông, Vườn hoa….
[/FONT]
[FONT=&quot]
images
[/FONT]
Đường lên hang Dơi

images

Thác dải Yếm

Rừng thông

(Hình ảnh sưu tầm trên google mỗi rừng thông em tự chụp)
 
Sửa lần cuối:
Nenfi

Nenfi

Trung cấp
[FONT=&quot]“Sơn La đường núi quanh co[/FONT]
[FONT=&quot]Ai đi đến đó lòng không muốn về”[/FONT]


[FONT=&quot]Đó là câu nói của rất nhiều khách du lịch khi đến với Sơn La trước năm 2000 khi đó Sơn La còn là một tỉnh nghèo, không khí trong lành, cuộc sống ôn hòa và dân trí còn thấp. Quốc lộ 6 khi đó chỉ rải đá và làm rất thô sơ
images
[/FONT]
images

[FONT=&quot] có những đoạn đường qua đèo như Chiềng Đông hay Thung Khe của Hòa Bình có những khúc cua gấp như tay áo, khiến những thực khách du lịch khi lên được tới Sơn La là cả một vấn đề khó khăn, thậm chí cảm giác qua những đoạn cua vẫn còn ám ảnh trong tâm trí đến hai, ba ngày hôm sau. Còn bây giờ khi nhà nước đầu tư công trình thủy điện Sơn La thì khi đó đường QL6 cũng được quan tâm, cải tạo hiện nay ngoại trừ 1 số điểm như Yên Châu, Chiềng Mung còn đang sửa lại đường thì tuyến đường QL 6 bây giờ thật sự thoải mái với khách du lịch lên Sơn La. [/FONT]

[FONT=&quot]Tỉnh Sơn La được liệt vào hàng thứ 3 của cả nước về diện tích với 14.125km2, Trong đó thành phố Sơn La có diện tích 325km2. Với độ lớn về diện tích như vậy Sơn La có đủ nền văn hóa của các dân tộc như : Thái, Kinh, H’mông, Mường, Dao, K’mú…..[/FONT]
[FONT=&quot]Sơn La với 11 Huyện, Thị bên cạnh những nếp sống chung còn có những bản sắc, phong tục, tập tục riêng tạo lên một Sơn La đầy màu sắc với vài câu thì không thể kể hết được cái hay cái đẹp của Sơn La vì thế mình sẽ nói về từng huyện (Có chỗ nào thiếu sót, anh em Sơn La bổ sung cho mình nhá)[/FONT]

[FONT=&quot]1. Huyện Mộc Châu[/FONT]

[FONT=&quot]Từ Hà nội đi theo Quốc Lộ 6, qua Hòa Bình điểm đầu tiên tiếp xúc với Sơn La là Huyện Mộc Châu. [/FONT]
[FONT=&quot]A. Về Diện tích:[/FONT]
[FONT=&quot]Đây là một trong những huyện có chiều dài nhất Sơn La với diện tích vào khoảng 2025km2 (Cách Thành phố Sơn La 120km). Là một nông trường trên cao rất phù hợp để phát triển về cây trồng.[/FONT]
images

[FONT=&quot]B. Về khí hậu:[/FONT]
[FONT=&quot]Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, không gian thoáng đãng, mát mẻ (Nhưng mùa Đông thì rét thôi rồi, người nào ra đường cũng mặc những cái áo béo, to như chăn bông trên người)[/FONT]
[FONT=&quot]
C. Về con người
[/FONT]
[FONT=&quot]Địa hình Mộc Châu trải dài nên đây là nơi có rất nhiều dân tộc sinh sống, người Mộc Châu sống hài hòa, được thiên nhiên ưu đãi nên người Mộc Châu có nước da trắng, cuộc sống bình dị nên người Mộc Châu rất hiếu khách.[/FONT]

[FONT=&quot]D. Về đặc sản:[/FONT]
[FONT=&quot]Khi nhắc đến đặc sản của Mộc Châu đứng đầu danh sách là Chè (Nói thật tớ chưa được uống bao giờ nghe nói toàn sản xuất ra nước ngoài, còn chè bán chỉ là chè loại hai)[/FONT]

[FONT=&quot]Thứ hai, Sữa Mộc Châu. Sữa tươi uống liền trong ngày, rất ngon và bổ^^[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 3, Mận hậu Mộc Châu, có vị chua chua ngòn ngọt chấm với súp thì cứ gọi là…^^ ( bên cạnh vườn trồng mận còn xen kẽ trồng su su, mua tại vườn rẻ lắm, rau su su ăn mãi mà vẫn muốn ăn)[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 4, Đào Mộc Châu, cái món này nên ăn tại cây chứ khi di chuyển gặp nóng đào hỏng hết.[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 5, Bê chao, khác hẳn với dê chao thịt bê mềm khi cắn có vị rất thơm và bùi của hạt vừng (đã hỏi xin bí quyết làm chao mà không được chỉ, buồn nửa phút)[/FONT]
images

[FONT=&quot]Thứ 6, Thịt trâu gác bếp, món này thì ngon nhưng đắt thôi rồi, mua 4 miếng con con bằng 2 đốt ngón tay đã hết 200 ngàn, ặc ặc.[/FONT]

[FONT=&quot]Thứ 7, ngoài ra còn nghe nói có món Ốc Suối Bàng, nhưng chưa ăn bao giờ nên tớ chịu không biết nói gì thêm (Anh em nào ăn rùi thì giới thiệu nha)[/FONT]

[FONT=&quot]E. Về danh lam thắng cảnh[/FONT]
[FONT=&quot]Mộc Châu có rất nhiều nơi tham quan như Hang Dơi, Thác dải Yếm, Rừng Thông, Vườn hoa….
[/FONT]
[FONT=&quot]
images
[/FONT]
Đường lên hang Dơi

images

Thác dải Yếm

Rừng thông
Chưa đi đến đó mà lòng đã muốn làm dâu xứ đó roài khẹc khẹc
 
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!
Chưa đi đến đó mà lòng đã muốn làm dâu xứ đó roài khẹc khẹc
Ẹc...thế thì càng fải khẩn trương đến đó để còn chính thức thành dâu xứ đó chứ. :004:
 
ngocnobita

ngocnobita

Thật thà và hậu đậu!

Ủa, nhìn mâý cô mâý chị ở đây hút rươụ cần mà nhẹ nhàng như hút hộp sữa vinamilk í nhỉ, thế mà mình thì phải co hết bụng, móp hết má vào mới hút được có tí đỉnh. Híc. Được tí tửu mà suýt đứt hơi:wall:
 
binhminhsom

binhminhsom

Ngoan hiền nhất WKT!!! :D
17/11/08
969
159
43
Mây và núi!!!

Ủa, nhìn mâý cô mâý chị ở đây hút rươụ cần mà nhẹ nhàng như hút hộp sữa vinamilk í nhỉ, thế mà mình thì phải co hết bụng, móp hết má vào mới hút được có tí đỉnh. Híc. Được tí tửu mà suýt đứt hơi:wall:
đó là cô chưa được luyện nhiều chứ mấy cô kia luyện từ thủa lọt lòng thì sao cô sánh kịp. :010:
Các chú PR kinh quá đấy = > làm anh thèm.
=> mục đích đã và đang dần được thực hiện. :004:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA