Em muốn hỏi về vấn đề tỉ giá?????

  • Thread starter phangiabao
  • Ngày gửi
P

phangiabao

Guest
13/12/05
27
0
0
Hà Nội
Sau khi đọc một số bài trên diễn đàn về vấn đề tỉ giá nhưng em vẫn không "thủng" được trường hợp cụ thể của mình nên phải post câu hỏi này. Mong mọi người chỉ bảo giúp em nhé!

- Từ trước tới giờ, em vẫn hạch toán các khoản tiền USD khách hàng trả vào tài khoản ngân hàng theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố; và vì vậy thì sẽ có nhiều tỉ giá khác nhau trong kỳ kế toán tuỳ vào ngày mình nhận được tiền.

- Gần đây bên em có phát sinh một số nghiệp vụ bán USD trên tài khoản USD cho ngân hàng lấy tiền VNĐ để chuyển vào TK VNĐ của cty. Và việc áp dụng tỉ giá nào là do ngân hàng quyết định (tức là tỉ giá mua ngoại tệ chuyển khoản của ngân hàng vào thời điểm giao dịch).

Em không biết phải hạch toán nghiệp vụ bán USD cho ngân hàng thế nào?

Ví dụ cụ thể:

Số dư tài khoản USD: 10.000 USD (số tiền này là do nhiều khách hàng trả qua vài tháng chẳng hạn; và mỗi lần được ghi sổ theo một tỉ giá bình quân liên ngân hàng khác nhau tương ứng với ngày phát sinh nghiệp vụ)

Ngày 18/9: Bán 6.000 USD cho ngân hàng - tỉ giá: 15871 VNĐ/USD; chuyển vào tài khoản VNĐ được 95.226.000 VNĐ

Em hạch toán là:
Nợ 1121 95.226.000
Có 1122 ?
Có 515 ?

Ở đây em nghĩ là có phát sinh có tài khoản 515 là vì tỉ giá mà NH mua USD vào (15871 VNĐ/USD) đều lớn hơn tỉ giá bình quân liên ngân hàng các lần hạch toán nhận tiền USD về qua tài khoản. Tuy nhiên em không biết là khoản có tài khoản 1122 sẽ được hạch toán theo tỉ giá nào??? Em thấy mọi người có nhắc đến tỉ giá bình quân gia quyền. Vậy tỉ giá bình quân gia quyền được tính thế nào???

Ai biết thì chỉ cho em với nhé.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
Em dùng tỷ giá đích danh để hạch toán. Cái vụ này hơi cực:

Từ trước tới giờ, em vẫn hạch toán các khoản tiền USD khách hàng trả vào tài khoản ngân hàng theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố; và vì vậy thì sẽ có nhiều tỉ giá khác nhau trong kỳ kế toán tuỳ vào ngày mình nhận được tiền.
Trường hợp hạch toán công nợ như thế này thì em mới sử dụng TK chi phí/doanh thu tài chính khi quy đổi ra tiền Việt với tỷ giá khác nhau.

Gần đây bên em có phát sinh một số nghiệp vụ bán USD trên tài khoản USD cho ngân hàng lấy tiền VNĐ để chuyển vào TK VNĐ của cty. Và việc áp dụng tỉ giá nào là do ngân hàng quyết định (tức là tỉ giá mua ngoại tệ chuyển khoản của ngân hàng vào thời điểm giao dịch)
Trường hợp này không ghi nhận doanh thu/ chi phí tài chính. Chỉ theo dõi phát sinh giảm ngoại tệ của TK 1122 và TK ngoài bảng thôi.

Chúc em vui.
 
N

nguyenhoai_tc3

Guest
26/12/05
10
0
0
HN
to Đại ngố,
Bác cho em hỏi nếu kô ghi nhận doanh thu hay chi phí tài chính thì khi bán ngoại tệ, phần chênh lệch mình cho vào đâu ạ? Em tưởng là phải cho vào 515 hoặc 635 chứ ạ?
 
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
Bán ngoại tệ có liên quan gì đến công nợ hả em. Em giảm khoản này em tăng khoản khác chứ có gì đâu.
 
I

IMK

One more mile to Jericho
5/8/05
256
1
18
44
TPHCM
_ Khi bán ngoại tệ, trong trường hợp bạn nói thực chất là chuyển đổi giữa đồng ngoại tệ này sang đồng ngoại tệ khác, nếu có sự chênh lệch do tỉ giá hạch toán thì theo mình nên sử dụng TK 413 để hạch toán. Vào cuối kỳ dựa vào số dư TK này mà hạch toán vào 635 hay 515 để tính vào CP or LN trong kỳ.

_ Thân
 
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
Nhưng đã sử dụng giá thực tế đích danh rồi thì có cần thiết phải chuyển đổi tỷ giá không nhỉ? Nếu có chuyển thì chuyển trong quá trình còn chờ thanh toán công nợ thôi chứ.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Ở đây em nghĩ là có phát sinh có tài khoản 515 là vì tỉ giá mà NH mua USD vào (15871 VNĐ/USD) đều lớn hơn tỉ giá bình quân liên ngân hàng các lần hạch toán nhận tiền USD về qua tài khoản. Tuy nhiên em không biết là khoản có tài khoản 1122 sẽ được hạch toán theo tỉ giá nào??? Em thấy mọi người có nhắc đến tỉ giá bình quân gia quyền. Vậy tỉ giá bình quân gia quyền được tính thế nào???

Việc hạch toán ngoại tệ sẽ có 2 cách. Một là dùng tỷ giá thực tế do các ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ và cách 2 là dùng tỷ giá hạch toán được ngân hàng nhà nước công bố.
Theo như em nói thì khi nhận được tiền của khách hàng sẽ ghi nhận theo tỷ giá BQ LNH nên đây có thể xem như hạch toán theo tỷ giá thực tế. Thường thì sẽ lấy tỷ giá do ngân hàng có phát sinh nghiệp vụ công bố điều này đảm bảo việc hạch toán nghiệp vụ sát với thực tế vì tỷ giá BQ LNH thường thấp hơn tỷ giá của các ngân hàng thương mại khoảng 40VND/1USD. Nếu lấy theo tỷ giá này thì chắc chắn sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá.

Đối với việc tính giá xuất bán ngoại tệ thì cũng có thể áp dụng theo FIFO. LIFO, BQ gia quyền giống như đối với hàng tồn kho vậy. Làm theo phương pháp nao thì tuỳ thuộc vào doanh nghiệp nhưng có 1 điều là khi bán USD thì sẽ có phát sinh chênh lệch (do tỷ giá các lần nhận tiền là không giống nhau). Để đánh giá đúng số chênh lệch thì phải theo dõi số tiền USD tại tài khoản ngoài bảng và theo dõi chi tiết cả phần tiền VND cho mỗi lần phát sinh. Theo em mô tả cách làm hiện tại thì phần hạch toán như vậy là chấp nhận được có điều nhớ đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cho các tài khoản có gốc ngoại tệ tài thời điểm 31/12 nhé.
 
N

nguyenhoai_tc3

Guest
26/12/05
10
0
0
HN
Khi bán ngoại tệ trong kỳ, sử dụng luôn tài khoản 635 hoặc 515 để hạch toán chênh lệch lỗ lãi là đúng rùi. Tài khoản 413 chỉ dùng cho nghiệp vụ đánh giá lại vào cuối kỳ hoặc trong giai đoạn XDCBDD.
 
C

chuanhnguyet

Guest
5/1/06
7
0
0
46
hp
Em muốn hỏi về vấn đề nhập khẩu uỷ thác?
Em mới làm việc ở công ty kinh doanh vận tải. bên em co một hợp đồng uỷ thác hàng nhập khẩu. em muốn hỏi cách định khoản nghiệp vụ trên khi hàng về và hàng xuất ra.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA