Xử lý nợ phải thu khó đòi

  • Thread starter chungphuong2001
  • Ngày gửi
C

chungphuong2001

Guest
25/7/05
27
0
0
48
hochiminhcity
chào các Anh/Chị
cty em năm 2002 có xuất khẩu 2 lô hàng trị giá 11,700 USD nhưng khi khách hàng thanh toán chỉ Thanh toán 10,237 USD và còn nợ lại 1,463 USD .Nhưng từ năm 2002 đến nay kháchhàng không mua hàng và cũng thanh toán . Nên năm 2005 em muốn lập dự phòng cho khoản thu khó đòi này để xoá sổ nợ và em định khoản như sau :
cuối năm 2005 em tiến hành lập dự phòng cho khoản thu khó đòi này như sau : Nợ 642 : 24 triệu
Có 139 : 24 triệu
Đầu năm 2006 em hạch toán để xóa sổ tK 131 như sau :
Nợ 139 : 1,463 USD *15.909 vnd = 23.274.867 VND
Có 131 : 23.274.867 VND
Cuối năm 2006 em kết chuyển phần dự phòng dư của năm 2005 như sau:
Nợ 139 : 24 triệu -23.274.867 VND = 725.133 vnd
Có 721 : 725.133 VND
Như vậy có đúng không kính mong các anh chị giúp đở dùm em để em lảm báo cáo tài chính cho năm 2005. Em cám ơn các Anh / Chị nhiều .
Trân trọng kính chào.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nếu cuối năm 2005 bạn có đầy đủ bằng chứng về việc không thể thu hồi khoản nợ thì bạn có thể xoá sổ ngay:
Nợ TK642 (TG thực tế)/Có TK131: Ghi theo tỷ giá ghi sổ của khoản nợ
N635/C515 CL tỷ giá nếu có.
Còn nếu bạn lập dự phòng cuối năm 2005, sang năm 2006 xoá nợ 131 theo tỷ giá đánh giá lại cuối năm 2005.
Cuối năm 2006, xem xét số dự phòng cần lập với số còn lại, lập thêm ghi
N642/C139. Nếu hoàn nhập bớt N139/C642
 
H

Hoàng Thế Quang

Guest
chungphuong2001 nói:
chào Anh/Chị
Em chỉ là sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, khi đọc được bài viết của chị em cũng xin mạo muội trả lời giùm chị thế này:
Cuối năm 2005 chị tiến hành lập dự phòng cho khoản thu khó đòi này như sau:
Ghi bút toán:
Nợ TK 642: 1.463*15.909
Có Tk 139: "Số tiền trên"
Vì khi chi trích lập dự phòng khoản thu này có nghĩa là chị đã xoá nợ rồi ,con giống như chị làm thì em thấy không ổn chút nào cả. Và cho em hỏi chút nghe: Tỷ giá chị lấy "15.909" là tỷ giá ngày giá ngày giao dịch hay tỷ giá ngày ghi sổ nợ phải thu khách hàng vậy hả chị.
Còn nếu giả sử chị sau này khách hàng trả được nơh cho mình thì chị mới ghi bút toán ghi nhận thu nhập khác.
Thôi em chào chị nhé! Hẹn chị lần sau và chúc chị có một BCTC hoàn chỉnh
 
C

chungphuong2001

Guest
25/7/05
27
0
0
48
hochiminhcity
nợ phải thu khó đòi

Chào em. Nói như Quang là khi lẩp dự phòng ( Nợ 642/Có 139 ) là đã xóa sổ khoản phải thu khó đòi này rồi. Vậy nếu em không kết chuyển khoản phải thu khó đòi này sang(Nợ 139/Có 131) như vậy thì Tk 131 của khoản phải thu khó đòi này dẫn còn dư bên nợ ( còn tỷ giá 15909vnd là ngày chị xóa sổ khoản phải thu khó đòi )
 
V

Vu Manh Hai

Sơ cấp
14/12/05
33
0
6
Ha Noi
Cho mình hỏi với, mình xử lý dự phòng khi có bằng chứng chắc chắn về một khoản phải thu ko thể thu được. Vậy bằng chứng chắc chắn ở đây là gì?.
 
N

Nguyen Thai Binh

Guest
24/2/06
2
0
0
46
TP.HCM
Về nguyên tắc khi trích lập dự phòng thì bạn phải lấy tỷ giá tại thời điểm ghi nợ để qui ra VND, và lập dự phòng với đúng tỷ giá ấy, như trường hợp của bạn là đã lập dư, và như thế thì đã sai. phần dư ra đó sẽ không được chấp nhận(giống như là bạn kê khống chi phí). Ở đây cần giải thích luôn cho bạn Quang: việc lập dự phòng không phải là xóa nợ, lập để đề phòng trường hợp không thu được thì có nguồn để xử lý, khi xử lý nợ thì có nhiều trường hợp sau:
1. Nếu công ty bạn là CP thì chỉ cần có Quyết định chấp thuận xóa nợ của HĐQT là OK, đối với Công ty TNHH thì là của HĐTV, còn DNTN thì là chủ doanh nghiệp có toàn quyền xóa nợ.
2. Nếu bạn là công ty nhà nước thì bạn phải áp dụng đúng theo thông tư 107/2001/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 31/12/2001.
3. Nếu bạn là Công ty nhà nước nhưng có cổ phần tại những công ty cổ phần thì bạn áp dụng theo thông tư 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005, mức trích lập như sau: 30% đối với khoản nợ quá hạn <1năm, 50% đối với khoản nợ >1năm <2năm, 70% đối với khoản nợ >2năm <3năm, các khoản nợ quá hạn >3năm thì xử lý như nợ phải thu khó đòi.
Chứng cứ chắc chắn để được xóa nợ là khoản nợ đó đã được lập dự phòng, và doanh nghiệp đã làm mọi cách mà vẫn không thu hồi được: ví dụ như khách hàng đã giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi địa phương hoặc đi xuất cảnh hoặc bị chết hoặc bị mất năng lực hành vi...
Trường hợp của bạn thì bằng chứng chắc chắn để xử lý xóa nợ nếu bạn giải trình được chi phí bỏ ra để đi kiện tụng công ty kia sẽ cao hơn số tiền thu được. Chúc bạn thành công
 
Sửa lần cuối:
M

Mam-Mai

Guest
25/4/06
4
0
0
HCM
Mình thấy TT107/2001/TT-BTC quy định chưa cụ thể lắm, có thông tư nào mới hơn và cụ thể hơn quy định về dự phòng nợ phải thu khó đòi không, đặc biệt là cho cty liên doanh hay 100% vốn nước ngòai, bạn nào có thông tin chỉ mình với.
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Mam-Mai nói:
Mình thấy TT107/2001/TT-BTC quy định chưa cụ thể lắm, có thông tư nào mới hơn và cụ thể hơn quy định về dự phòng nợ phải thu khó đòi không, đặc biệt là cho cty liên doanh hay 100% vốn nước ngòai, bạn nào có thông tin chỉ mình với.
Bạn có thể xem thông tư số 13/2006 của BTC VỀ LẬP DỰ PHÒNG NỢ KHÓ DÒI có file dính kèm :
 

Đính kèm

  • du phong hang ton kho va su ly no phai thu kho doi 0613.doc
    115.5 KB · Lượt xem: 194
M

Mam-Mai

Guest
25/4/06
4
0
0
HCM
Cảm ơn bạn Bui Chi Thanh nha.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA