Báo cáo tài chính và ảnh hưởng của Nguyên tắc hoạt động liên tục

  • Thread starter phantuannam
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Chuẩn mực số 21

Trình bày báo cáo tài chính
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ tr¬ởng Bộ Tài chính)

Tại Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
- Nguyên tắc Hoạt động liên tục
Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc ng¬ời đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải đ¬ợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình th¬ờng trong t¬ơng lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng nh¬ buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc ng¬ời đứng đầu) doanh nghiệp biết đ¬ợc có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần đ¬ợc nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không đ¬ợc lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần đ¬ợc nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không đ¬ợc coi là đang hoạt động liên tục.

16. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc ng¬ời đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán đ¬ợc tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Các bạn có ý kiến gì không? Mình không rõ lắm...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
phantuannam nói:
Chuẩn mực số 21

Trình bày báo cáo tài chính
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC
ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ tr¬ởng Bộ Tài chính)

Tại Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Các bạn có ý kiến gì không? Mình không rõ lắm...

Tui cũng không rõ lắm. Không hiểu tại sao lại phải có nguyên tắc này, nguyên tắc này có ý nghĩa gì?:wall:
 
Z

zodiac

Guest
23/12/05
37
0
0
43
Tp. HCM
pham cung nói:
Nếu công ty HH Ltd cứ theo đúng trình tự, tức là sẽ giải thể, báo cáo tài chính sẽ phải làm theo net realisable value. Nghĩa là quy hết/ đánh giá lại các tài sản và công nợ theo giá thị trường. Ví dụ, cái xe ô tô, giá trị còn lại trên sổ (nguyên giá- trừ khấu hao) là 200 triệu chẳng hạn, nhưng thị trường chỉ trả có 100 triệu thì phải đánh giá theo giá thị trường. Có hai khả năng xảy ra:
2a. Báo cáo của HH LTD (cho năm 2009) vẫn cứ làm theo going concern, lúc ấy kế toán phải ra ý kiến trái ngược (adverse) hoặc ý kiến từ bỏ (disclaimer)
2b. Nếu báo cáo của HH Ltd làm theo Net realisable value (force sale basis) mà kiểm toán chấp nhận thì kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần (unqualified opinion) nhưng vấn có một đoạn nhấn mạnh (matter of emphasis) về cơ sở kế toán để soạn lập các báo cáo tài chính.
Thưa anh pham cung! Em không hiểu "báo cáo tài chính sẽ phải làm theo net realisable value" là sẽ như thế nào? Việc phản ánh sẽ như thế nào ạ? Và sẽ thể hiện ở phần nào / bộ phận nào của bộ BCTC...
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Thế này nhé, giả sử HH Ltd tại ngày 30.12.2005 có bảng cân đối tài sản là (theo going concern)

Tiền: 10
Phải thu: 20
Hàng tồn kho: 30
Tài sản cố định: 40 (giá trị ròng)
Tổng tài sản là 100

Phải trả: 20
Nợ ngân hàng: 30
Phải trả khác: 15
Vốn chủ sở hữu: 35
Tổng công nợ và vốn chủ là 100

HH sẽ giải thể vào 31.12.2005. Vậy tại ngày cuối cùng (ngày 31) ta phải đánh giá lại tài sản và công nợ theo Net Realisable Value- giá có thể thu hồi được.

Các khoản công nợ là dễ nhất, ta vẫn cứ phải trả tất: tổng là 20 + 30 + 15 = 55.

Các khoản tài sản thì khó hơn một chút:
1,Tiền: vẫn là 10
2, Phải thu: theo sổ sách là 20 sau khi đã lập dự phòng, nếu ta cho rằng ta chắc chắn sẽ thu được 20 thì phải thu sẽ là 20. Còn nếu ta cho rằng vì có một số con nợ biết ta sắp giải thể rồi nên lặn một mạch thì ta phải xoá sổ, chẳng hạn lấy ví dụ ta chỉ xác định được thu được là 15. Thế thì cái Phải thu theo NRV chỉ có 15 thôi. Chênh 5 so với going concern (5 này sẽ xử lý sau)
3, Hàng tồn kho là 30. Đây là trên sổ sách, ta sắp giải thể, chẳng có ai quản lý hàng tồn kho nữa, cho nên có khả năng ta sẽ phải thực hiện sales off, giả sử 50% để thanh lý hết hàng tồn kho. Bây giờ hàng tồn kho còn 15 thôi. Chênh so với going concern là 15
4. Tài sản cố định, giải thể thì phải thanh lý tài sản cố định, giả sử như ta thanh lý, mà thanh lý thì dự kiến có thể bị lỗ mất 10. Nếu lỗ mất 10, giá NRV của Tài sản cố định bây giờ con 20. Chênh với going concern là 10.
5, Tổng số chênh do đánh giá lại là 5 + 15+ 10= 30. 30 này có thể được hạch toán vào lãi lỗ trong kỳ (hạng mục bất thường) hoặc ghi giảm ngay vào vốn. Trong cả hai truờng hợp, vốn chủ hữu đều bị giảm một khoản là 30.

Bây giờ bảng cân đối tài sản theo NRV có thể trình bày như sau:
tiền: 10
Phải thu: 15 (20 -5)
Hàng tồn kho: 15 (30 -15)
Tài sản cố định: 30 (40- 10)
Tổng tài sản: 70

Nợ phải trả 20
Nợ ngân hàng 30
Phải trả khác 15
Vốn chủ 5 (35- 30)
Tổng nguồn: 70

Như vậy khi giải thể, những người chủ của HH Ltd chỉ có thể lấy lại được phần tài sản tương ứng với 5 của vốn chủ hữu này thôi
 
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
Giả định hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản khi lập và trình bày BCTC. Không phải ngẫu nhiên, giả định này được tách biệt thành 1 chuẩn mực kiểm toán riêng biệt khi xem xét nó. Giả định ấy ý nghĩa như sau: Trong điều kiện kinh doanh bình thường, theo giả định này, TS và Nợ PT được ghi nhận dựa trên cơ sở là đơn vị KD đó có khả năng thực hiện giá trị của các TS và khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.

Khi giả định hoạt động liên tục có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng (thể hiện qua các dấu hiệu về mặt tài chính, hoạt động kinh doanh, hoạt động khác), thì Báo cáo tài chính cần phải được lập trên cơ sở khác. Kế toán sẽ ghi nhận tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán theo giá nào khi doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động...Các dấu hiệu ấy là gì, trong Chuẩn mực Kiểm toán VN 570 đã đề cập rõ.

Chuẩn mực Kế toán liên quan như: Chuẩn mực Tài sản cố định vô hình, TSCĐ hữu hình, hàng tồn kho...; hầu hết, đoạn mở đầu của các chuẩn mực này (thường là đoạn 02) đều phải đề cập thêm việc cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác... Cũng cần hiểu nguyên tắc & phương pháp kế toán khác ấy áp dụng trong trường hợp cái Giả định Hoạt động liên tục bị vi phạm nghiêm trọng.

Có thể hiểu:
- Hàng tồn kho không phản ánh theo giá gốc nữa mà sẽ phản ánh thông qua giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc giá hiện hành.

- TSCĐ vô hình/ hữu hình không phản ánh theo giá gốc nữa. Không còn khái niệm dồn tích, giá phí lịch sử nữa... mà tài sản đó phải được đánh giá theo giá trị hiện tại, hay giá trị thuần có thể thu hồi được.

- Mọi tài sản và công nợ phải trả cũng được xem xét, đánh giá trên cơ sở: giá trị thuần có thể thực hiện được (net realisable value basis), không xem xét ảnh hưởng của các khoản dự phòng (giảm giá hàng tồn kho hay dự phòng nợ phải thu khó đòi...)

- Các nguyên tắc kế toán như nguyên tắc phù hợp, giá gốc, nhất quán trong việc thực hiện các chính sách và phương pháp kế toán cần được hiểu theo nghĩa hoàn toàn khác...Khi ấy, do Doanh nghiệp kết thúc hoạt động, giải thể hay thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động SXKD... thì, doanh thu & chi phí phát sinh cần được ghi nhận ngay trong kỳ...
 
Sửa lần cuối:
C

Cayman

Cao cấp
26/11/03
246
4
0
42
HCM
danketoan.com
Hiểu 1 cách đơn giản, khi bạn xem 1 báo cáotài chính bình thường của 1 đơn vị,bạn sẽ đánh giá tình hình hoạt động sắp tới của đơn vị đó tốt hơn nhiều so với khi bạn xem 1 báo cáo mà bạn biết rằng trong một tương lai gần, đơn vị đó sẽ giải thể hoặc phá sản -> bạn sẽ có cái nhìn cẩn thận hơn, nghi ngờ hơn về những con số trên báo cáo. Chính vì thế mà Nguyên tắc hoạt động liên tục là 1 trong những nguyên tắc cơ bản của việc lập báo cáo tài chính.
 
C

cottage

Guest
12/10/05
16
0
0
vietnam
Thì đấy, đồng chí PhamCung đã nói rất rõ rồi, khi trình bày báo cáo tài chính khi DN hoạt động bình thường thì một số khỏan mục được trình bày theo giá gốc. Tuy nhiên, khi going concern không đảm bảo (sắp giải thể, phá sản...) thì phải trình bày lại theo real value. Thay đổi của nó đã được đồng chí PhamCung nói ở trên rồi.

Thông thường, BGĐ trình bày FSs theo phương pháp giá gốc nên phải xem xét xem liệu có vấn đề về going concern không. Nếu không vấn đề gì thì báo cáo trình bày theo giá gốc là OK.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Cái này khoá ở đây nhé. Topic going concern trong đường link của mình đưa ra là khá rõ rồi!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA