Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

  • Thread starter NOFOUR
  • Ngày gửi
N

NOFOUR

Guest
21/1/06
13
0
0
Tha Phương Cầu Thực
Trích thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

NOFOUR xin mạn phép được trích lại các nội dung về các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế để tiện trao đổi :

Về qui định khoản 2-Thu nhập chiụ thuế - Mục 2.1.1 : Các ..... tiền phụ cấp; ...... tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền) và khoản 4 – Các khoản thu nhập không chịu thuế bao gồm : mục 4.1.1. đến 4.12. Vậy khi tính thuế TNCN mình có loại trừ các khoản phụ cấp theo khoản 4 của thông tư này không.
Khoản 2-Thu nhập chiụ thuế - Mục 2.1.1 có khác (mâu thuẫn) với khoản 4 - Các khoản thu nhập không chịu thuế không ?
Kính nhờ các Thầy/Cô, Anh/Chị chỉ giúp cho để em thực hiện tốt.
Thành thật cám ơn

2. Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
2.1. Thu nhập thường xuyên gồm:
2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền);
----------------------------------------------------------------------------------
4. Các khoản thu nhập không chịu thuế bao gồm:
4.1. Các khoản phụ cấp do Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam:
4.1.1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện độc hại, nguy hiểm;
4.1.2. Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, khí hậu xấu, vùng kinh tế mới, đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện khó khăn (không bao gồm phụ cấp xa Tổ quốc của người nước ngoài);
4.1.3. Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề theo quy định của Nhà nước;
4.1.4. Phụ cấp lưu động áp dụng với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở;
4.1.5. Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức;
4.1.6. Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang, cơ yếu và hải quan; phụ cấp an ninh quốc phòng;
4.1.7. Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945;
4.1.8. Các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ ngân sách Nhà nước;
Mức chi các khoản phụ cấp bằng tiền được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với người nước ngoài, số tiền phụ cấp được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản ghi trong hợp đồng và mức phụ cấp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định chung cho mọi đối tượng.
4.2. Tiền công tác phí là các khoản tiền trả cho phương tiện đi lại, tiền thuê phòng ngủ có chứng từ hợp lý, tiền lưu trú theo chế độ; trường hợp khoán công tác phí thì chỉ được trừ những chi phí trên;
4.3. Tiền ăn định lượng theo chế độ quy định đối với một số công việc, một số nghề đặc biệt; bữa ăn tại chỗ, ăn trưa, ăn giữa ca (trừ trường hợp nhận bằng tiền);
4.4. Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội như: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công giúp đỡ cách mạng; trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền trợ cấp hoặc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp giải quyết các tệ nạn xã hội; các khoản trợ cấp khác từ ngân sách nhà nước;
4.5. Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản;
4.6. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo chế độ Nhà nước quy định.
Trường hợp cá nhân được hưởng khoản trợ cấp khi thôi việc tại một đơn vị này để chuyển sang làm việc ở một đơn vị khác trong cùng một Công ty, Văn phòng Công ty đa quốc gia thì không áp dụng quy định này.
4.7. Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước, bao gồm cả trợ cấp chuyển vùng một lần của người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam.
4.8. Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận;
4.9. Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú và các danh hiệu khác được Nhà nước phong tặng; tiền thưởng hoặc chế độ đãi ngộ khác từ ngân sách Nhà nước;
4.10. Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Đối với người nước ngoài đã nộp khoản tiền theo chế độ bắt buộc ở nước ngoài có tính chất như tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam thì phải xuất trình chứng từ chứng minh.
4.11. Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
4.12. Các lợi ích được hưởng do cơ quan chi trả thu nhập thanh toán như: chi phí đào tạo nhân viên trả cho nơi đào tạo, chi vé máy bay về phép của người nước ngoài (là đối tượng nộp thuế), học phí cho con của người nước ngoài trả trực tiếp cho các cơ sở giáo dục tại Việt Nam thuộc các cấp giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Va Anh Toi

Va Anh Toi

Guest
Tôi vẫn chưa hiểu bạn định trao đổi về vấn đề gì???
Thông tư bạn trích đã nói rõ hết tất cả rồi, nếu bạn thắc mắc như thế nào cứ mạnh rạn nêu ra câu hỏi để các thành viên cùng tham gia....
 
N

NOFOUR

Guest
21/1/06
13
0
0
Tha Phương Cầu Thực
NOFOUR muốn hỏi :
A. Khoản 2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền);

Qui định tiền phụ cấp, tiền ăn trưa cũng phải chịu thuế TNCN

Còn khoản 4. Các khoản thu nhập không chịu thuế. Trong khoản này cũng có đề cập các khoản phụ cấp và tiền cơm không chịu thuế TNCN

Vậy 2 khoản này có gì khác không ?

B. Và khi NOFOUR làm bảng lương cho nhân viên thì khoản nào mà mình không tính khấu trừ.

Theo thông tư cũng có đề cập
4.10. Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Đối với người nước ngoài đã nộp khoản tiền theo chế độ bắt buộc ở nước ngoài có tính chất như tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam thì phải xuất trình chứng từ chứng minh.
Vậy khi tính TNCN mình có tính tổng nhập chịu thuế trừ khoản khấu trừ BHXH,BHYT của người lao động ra không?
Ví dụ : Tổng thu nhập : 5.000.000
6 % BHXH, BHYT = 300.000
Còn lãnh : 4.700.000
Vậy cột còn lãnh lúc bấy giờ mình xem đó có phải là mức thu nhập khởi đểm để tính thuế TNCN hay phải lấy 5.000.000 mà tính.

Rất mong BQT và các thành viên tư vấn cho dể khi mình lập bảng lương cho đúng.
 
Va Anh Toi

Va Anh Toi

Guest
NOFOUR nói:
NOFOUR muốn hỏi :
A. Khoản 2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền);

Qui định tiền phụ cấp, tiền ăn trưa cũng phải chịu thuế TNCN

Còn khoản 4. Các khoản thu nhập không chịu thuế. Trong khoản này cũng có đề cập các khoản phụ cấp và tiền cơm không chịu thuế TNCN

Vậy 2 khoản này có gì khác không ?
Hai khoản này hoàn toàn khác nhau:
Trong Luật lao động có rất nhiều các khoản phụ cấp được tính cho cán bộ, công nhân viên... Ngoài các khoản phụ cấp từ 4.1.1 đến 4.1.8 ra thì phải tính thuế thu nhập cá nhân.
Chi tiền ăn trưa cho cán bộ, công nhân viên... dưới dạng suất ăn, bếp ăn tập thể... mang tính chất không nhận bằng tiền thì các khoản đó không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập.


NOFOUR nói:
B. Và khi NOFOUR làm bảng lương cho nhân viên thì khoản nào mà mình không tính khấu trừ.

Theo thông tư cũng có đề cập
4.10. Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Đối với người nước ngoài đã nộp khoản tiền theo chế độ bắt buộc ở nước ngoài có tính chất như tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam thì phải xuất trình chứng từ chứng minh.
Vậy khi tính TNCN mình có tính tổng nhập chịu thuế trừ khoản khấu trừ BHXH,BHYT của người lao động ra không?
Ví dụ : Tổng thu nhập : 5.000.000
6 % BHXH, BHYT = 300.000
Còn lãnh : 4.700.000
Vậy cột còn lãnh lúc bấy giờ mình xem đó có phải là mức thu nhập khởi đểm để tính thuế TNCN hay phải lấy 5.000.000 mà tính.

Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đó là 4.700.000đ chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Nhưng đây mới là tạm tính cho cá nhân đó. Cuối năm phải có bảng quyết toán tổng thu nhập của các cá nhân đó và trừ đi các khoản không chịu thuế thu nhập, BHXH,BHYT...
 
N

nguyenhuykhoi

Guest
20/8/05
170
0
16
51
TPHCM
NOFOUR nói:
Vậy khi tính TNCN mình có tính tổng nhập chịu thuế trừ khoản khấu trừ BHXH,BHYT của người lao động ra không?
Ví dụ : Tổng thu nhập : 5.000.000
6 % BHXH, BHYT = 300.000
Còn lãnh : 4.700.000
Vậy cột còn lãnh lúc bấy giờ mình xem đó có phải là mức thu nhập khởi đểm để tính thuế TNCN hay phải lấy 5.000.000 mà tính.

Rất mong BQT và các thành viên tư vấn cho dể khi mình lập bảng lương cho đúng.
Tính thuế TNCN bạn lấy tổng thu nhập chịu thuế trừ BHXH,BHYT của người lao động ra, cụ thể bạn tính thuế TNCN theo ví dụ của bạn là 4.700.000 (còn thực tế ở mức 4.700.000 không phải tính thuế TNCN)
NOFOUR nói:
Qui định tiền phụ cấp, tiền ăn trưa cũng phải chịu thuế TNCN

Còn khoản 4. Các khoản thu nhập không chịu thuế. Trong khoản này cũng có đề cập các khoản phụ cấp và tiền cơm không chịu thuế TNCN

Vậy 2 khoản này có gì khác không ?
Tiền cơm nhận bằng tiền thì phải tính thuế TNCN.
Tiền cơm nhận bằng bữa ăn thì không phải tính thuế TNCN
 
N

NOFOUR

Guest
21/1/06
13
0
0
Tha Phương Cầu Thực
NOFOUR xin cám ơn Anh (chị) VA ANH TOI và Nguyenhuykhoi đã quan tâm đề tài và trả lời cho mình

Vấn đề ở đây mình muốn trao đổi thêm là trong hợp đồng lao động mình có các khoản mục phụ cấp như : - Phụ cấp chức vụ - Phụ cấp khu vực- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm- Phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp lưu động - Phụ cấp thu hút - Phụ cấp làm đêm - Phụ cấp khác thì có phải bị chịu thuế thu nhập cá nhân không ?

Theo khoản 4 của thông tư có ghi - Các khoản thu nhập không chịu thuế bao gồm các khoản phụ cấp từ 4.1 đến 4.12. Khi NOFOUR ký hợp đồng lao động cũng có xây dựng các khoản phụ cấp như :"- Phụ cấp chức vụ - Phụ cấp khu vực- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm- Phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp lưu động - Phụ cấp thu hút - Phụ cấp làm đêm - Phụ cấp khác" thì người lao động có phải chịu thuế thu nhập cá nhân cho các khoản phụ cấp này không ?

Anh (chị) VA ANH TOI và Nguyenhuykhoi ơi vậy các khoản phụ cấp trong khoản 2 và khoản 4 khác nhau sao đây ? (Theo khoản 2.1. Thu nhập thường xuyên gồm:
2.1.1. Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền);- Ở đây chỉ ghi chung chung là tiền phụ cấp,
Vậy khi vận dụng để tính công thức trả lương và thu nhập cho cán bộ nhân viên thì có phải tính tổng thu nhập chịu thuế gồm các khoản phụ cấp do đơn vị xây dựng như NOFOUR nêu ở phần trên không hay loại trừ các khoản phụ cấp này ra?

NOFOUR sẽ lưu ý theo hướng dẫn của Anh (chị) VA ANH TOI
Cuối năm phải có bảng quyết toán tổng thu nhập của các cá nhân đó và trừ đi các khoản không chịu thuế thu nhập, BHXH,BHYT...

Một lần nữa NOFOUR xin cám ơn và cám ơn rất nhiều Anh (chị) VA ANH TOI.
Thân
 
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
Có nghĩa là ngoài các khoản tiền phụ cấp trong khoản 4 (4.1-4.12) còn lại những gì do đơn vị đề ra đều chịu thuế TNCN (ví dụ : phụ cấp xăng, hao mòn xe ... cho nhân viên).
 
Va Anh Toi

Va Anh Toi

Guest
Hồ Lan nói:
Có nghĩa là ngoài các khoản tiền phụ cấp trong khoản 4 (4.1-4.12) còn lại những gì do đơn vị đề ra đều chịu thuế TNCN (ví dụ : phụ cấp xăng, hao mòn xe ... cho nhân viên).
chi tiết hơn nữa thì trong Luật lao động đã hướng dẫn đầy đủ như thế nào là Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp khu vực, Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, Phụ cấp trách nhiệm, Phụ cấp lưu động, Phụ cấp thu hút, Phụ cấp làm đêm....
 
C

cunbi

Guest
3/12/07
3
0
0
Hà nội
Doanh nghiệp tôi trước chuyên làm dịch vụ tư vấn tính toán và xử lý số liệu trong lĩnh vực điện, hợp đồng và hóa đơn xuất ra đều có thuế VAT 10%. Hoạt động kinh doanh này của chúng tôi từ 2006 đến nay. Hiện nay chúng tôi muốn chuyển sản phẩm dịch vụ của chúng tôi sang dạng sản phẩm dịch vụ phần mềm và hạch toán kế toán lại từ 2006 đến nay mặc dù danh mục kinh doanh của chúng tôi không có chức năng là dịch vụ phần mềm. Tôi không biết làm như vậy có được không , có đúng không? Các anh chị làm ơn chỉ bảo cho tôi với.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA