Lãi nhiều quá! Tính sao đây?

  • Thread starter girl_taichinh
  • Ngày gửi
G

girl_taichinh

Guest
24/8/05
56
0
0
42
ha noi
Công ty mình sản xuất và sửa chữa đôi chút về bên xây dựng. Mình đang có một số vấn đề muốn nhờ các bạn giúp đỡ. Chả là thế này:
1. năm 2005 trong bảng đăng ký lương mình đăng ký có 10 người, nhưng thực tế trong năm phát sinh nhiều hơn con số này, tuy nhiên lương phải trả nhân công kô vượt quá tổng quỹ lương. Việc vượt quá số lao động đã đăng ký ban đầu có ảnh hưởng gì ko?
2. Thời gian làm thêm tối đa cho 1 công nhân là bao nhiêu? Mức lương tối đa tính cho thời gian làm thêm?
3. Công ty mình có một số công trình thi công từ năm 2005 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên do yêu cầu của bên A mình đã phải xuất hết hoá đơn cho họ. Thật không may, năm nay thuế sẽ làm quyết toán. Mình nghĩ rõ ràng là vẫn chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, vậy mình có được treo trên tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiên ko? Hay phải tính hết vào TK 511. Nếu vậy thì nguy quá. Mình đã thấy mọi người bàn luận về vấn đề này. Tuy nhiên khi biết đến thì topic ấy đã bị khoá.
Các bạn giúp mình với!
Hãy cho mình lời khuyên nên làm thế nào! Mình lo quá. Mấy hôm nay kô ngủ được.
Cảm ơn nhiều
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
Y học ra tay

girl_taichinh nói:
1. năm 2005 trong bảng đăng ký lương mình đăng ký có 10 người, nhưng thực tế trong năm phát sinh nhiều hơn con số này, tuy nhiên lương phải trả nhân công kô vượt quá tổng quỹ lương. Việc vượt quá số lao động đã đăng ký ban đầu có ảnh hưởng gì ko?
2. Thời gian làm thêm tối đa cho 1 công nhân là bao nhiêu? Mức lương tối đa tính cho thời gian làm thêm?
3. Công ty mình có một số công trình thi công từ năm 2005 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên do yêu cầu của bên A mình đã phải xuất hết hoá đơn cho họ. Thật không may, năm nay thuế sẽ làm quyết toán. Mình nghĩ rõ ràng là vẫn chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, vậy mình có được treo trên tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiên ko? Hay phải tính hết vào TK 511. Nếu vậy thì nguy quá. Mình đã thấy mọi người bàn luận về vấn đề này. Tuy nhiên khi biết đến thì topic ấy đã bị khoá.
Các bạn giúp mình với!
Hãy cho mình lời khuyên nên làm thế nào! Mình lo quá. Mấy hôm nay kô ngủ được.
Cảm ơn nhiều
1. Bạn đăng ký tiền lương đầu năm, cuối năm nhiều hơn cũng không ảnh hưởng lắm bởi bảng đăng ký tiền lương đầu năm chỉ là dự kiến, tất nhiên, thuế khi quyết toán sẽ hỏi và bạn phải tập hợp hồ sơ và giải trình. Thế thôi, giải trình khéo một tý.
2. Thời gian tối đa làm thêm trong một ngày là bằng 24 tiếng trừ đi thời gian làm việc không thêm. hi hi. Nhưng bạn phải xem xét yếu tố hợp lý của nó, một nguời không thể làm việc được 24h/ngày,7 ngày trên tuần,4 tuần trên tháng.
3. Trường hợp này thì y học bó tay rồi, không còn thuốc cứu nữa, tùy thuế quyết định. Phương pháp cấp cứu của mình trong trường hợp này là : sử dụng phương pháp trích trước chi phí ( phương pháp này phải thực sự am hiểu về xây lắp mới thực hiện được). hi hi, bạn phải tập hợp bằng chứng chi phí đó đã chi nhưng vì một lý do nào đó chưa có chứng từ .......nên phải tiến hành trích trước chi phí . Cái này phải đòi hỏi trình độ siêu siêu một tý mới trải qua nổi
Hehe. Bạn nghiên cứu kỹ doanh thu của bạn đi, mình sẽ cố gắng giúp
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Thì nộp thuế TNDN nhiều chứ sao! Giờ này có hỏi thì mọi chuyện cũng đã xong rồi. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo thêm về tính giá thành ở cty Xây đựng trong box giá vốn, giá thành để mà vận dụng
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
girl_taichinh nói:
2. Thời gian làm thêm tối đa cho 1 công nhân là bao nhiêu? Mức lương tối đa tính cho thời gian làm thêm?
Căn cứ vào Luật lao động 2002 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 1995:

Thời gian làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt có thể cao hơn 200 giờ nhưng không được vượt quá 300 giờ trong một năm.

Mức lương làm thêm giờ cụ thể: NLĐ làm thêm giờ được trả lương ít nhất bằng 150% vào ngày thường, 200% vào ngày nghỉ hàng tuần và ít nhất là 300% vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.

girl_taichinh nói:
3. Công ty mình có một số công trình thi công từ năm 2005 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên do yêu cầu của bên A mình đã phải xuất hết hoá đơn cho họ. Thật không may, năm nay thuế sẽ làm quyết toán. Mình nghĩ rõ ràng là vẫn chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, vậy mình có được treo trên tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiên ko? Hay phải tính hết vào TK 511. Nếu vậy thì nguy quá. Mình đã thấy mọi người bàn luận về vấn đề này. Tuy nhiên khi biết đến thì topic ấy đã bị khoá.
Các bạn giúp mình với!
Hãy cho mình lời khuyên nên làm thế nào! Mình lo quá. Mấy hôm nay kô ngủ được.
Cảm ơn nhiều
Bạn đã viết hóa đơn ra rồi nên sẽ phải đóng thuế TNDN cho cả phần doanh thu chưa thực hiện nữa. Cơ quan thuế không quan tâm lắm tới việc bạn định khoản ra sao đâu. Định khoản thế nào thì hóa đơn cũng đã viết ra rồi, cứ chiếu theo mà thu thuế thôi.
 
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
To Tú anh : Bạn đã viết hóa đơn ra rồi nên sẽ phải đóng thuế TNDN cho cả phần doanh thu chưa thực hiện nữa. Cơ quan thuế không quan tâm lắm tới việc bạn định khoản ra sao đâu. Định khoản thế nào thì hóa đơn cũng đã viết ra rồi, cứ chiếu theo mà thu thuế thôi.[/QUOTE]

Bác nói như thế thì người ta hỏi lànm gì, cố gắng đưa ra các phương pháp giúp đỡ di mà. Theo em có thể sử dụng phương pháp trích trước chi phí ( tuân theo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí), tất nhiên em nghĩ có thể trường hợp này là chưa tập hợp kịp đủ chi phí vì các lý do...
 
V

Vando

Cao cấp
11/12/05
436
3
16
Bac Giang
Nói chung cơ quan thuế sẽ không chấp nhận việc công trình đã xuất hết hóa đơn năm 2005 nhưng có chi phí phát sinh năm 2006 (trừ chi phí bảo hành).
Ngoài ra cơ quan thuế cũng sẽ khó chấp nhận hàng đã nhập mua năm 2005 nhưng năm 2006 mới có hóa đơn trong trường hợp hóa đơn bán ra đã viết.
Do đó
+ bạn chỉ có thể xem xét tăng các chi phí nhân công, thu mua hàng không có hóa đơn (VD cây bạch đàn trồng dùng làm cây chống, vôi nung thủ công...). Nếu bạn có các công trình khác đang thi công thì có thể xem xét đẩy một số nguyên vật liệu của các công trình này sang công trình đã xuất hóa đơn.
+ Bạn có thể xem xét các chi phí khác như chi phí quản lý xem có tăng được không.
Còn nếu không thì đóng thuế TNDN chứ không thể hạch toán tăng giá vốn công trình đó trong năm 2006 được.
 
N

nickuc

Guest
4/6/05
8
0
0
43
danang
girl_taichinh nói:
Công ty mình sản xuất và sửa chữa đôi chút về bên xây dựng. Mình đang có một số vấn đề muốn nhờ các bạn giúp đỡ. Chả là thế này:
1. năm 2005 trong bảng đăng ký lương mình đăng ký có 10 người, nhưng thực tế trong năm phát sinh nhiều hơn con số này, tuy nhiên lương phải trả nhân công kô vượt quá tổng quỹ lương. Việc vượt quá số lao động đã đăng ký ban đầu có ảnh hưởng gì ko?
2. Thời gian làm thêm tối đa cho 1 công nhân là bao nhiêu? Mức lương tối đa tính cho thời gian làm thêm?
3. Công ty mình có một số công trình thi công từ năm 2005 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên do yêu cầu của bên A mình đã phải xuất hết hoá đơn cho họ. Thật không may, năm nay thuế sẽ làm quyết toán. Mình nghĩ rõ ràng là vẫn chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, vậy mình có được treo trên tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiên ko? Hay phải tính hết vào TK 511. Nếu vậy thì nguy quá. Mình đã thấy mọi người bàn luận về vấn đề này. Tuy nhiên khi biết đến thì topic ấy đã bị khoá.
Các bạn giúp mình với!
Hãy cho mình lời khuyên nên làm thế nào! Mình lo quá. Mấy hôm nay kô ngủ được.
Cảm ơn nhiều
Thông cảm những âu lo of girl taichinh nhung ko nên quá lo vì vẫn có cách giải quyết, xin chia xẽ những kinh nghiệm liên quan đến vđ quyết toán trong CTy có hđ xây dựng:
1. Chi phí lương thực tế cho dù cao hơn TQL đăng ký vẫn đc chấp nhận nhưng phải giải trình được và có chứng từ đầy đủ (bảng lương, chấm công có ký nhận hay phiếu lương có ký nhận).
2. Qui định giờ làm thêm tối đa 200h/năm, th đặc biệt ko quá 300h/năm là dùng để chi phối quan hệ lao động (xử phạt của CQQL lao động đ/v người SD lđ) ko phải đc dùng để giới hạn chi phí lương khi quyết toán. Cty mình có số giờ làm thêm/người vượt xa hạn mức này nhưng vẫn đc chấp nhận khi QT. Vấn đề là phải giải trình đc & có đấy đủ ctừ hổ trợ (khi mình QT CB thuế đòi xem bảng HĐLĐ, bảng tổng hợp giờ công phụ trội hàng tháng có xác nhận của tổ trưởng & giám đốc và OK)
3.Một khi đã xuất hoá đơn là phải ghi nhận doanh thu tính thuế (ko phải doanh thu kế toán do vậy DT kế toán thường sai biệt so với DT tính thuế) do thông tư HD thi hành luật thuế TNDN đã qui định rõ. CB thuế ko quan tâm là dịch vụ đã hoàn thành hay chưa hay bạn định khoản như thế nào. Do vậy bạn phải tìm mọi cách để lấy hoá đơn of các CF phù hợp với DT đã ghi nhận càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình vẫn có thể trích trước CF tương ứng với phần DT đã ghi nhận với điều kiện hoá đơn of các CF này phải nhận được trước ngày CB thuế xuống QT & phải có số tiền tương ứng với số tiền CF đã trích (đương nhiên phải <= ST hợp đồng nếu tại thời điểm trích chưa thể QT với nhà thầu) & trên hoá đơn ghi rõ tên công trình hay số hợp đồng để CB thuế có thể kiểm soát, phân biệt (chi tiết này rất quan trọng có thể cứu ngay bạn đó!). Vd: Trích trước vào CF 200 triệu nhưng khi quyết toán với nhà thầu hay nhà cung cấp là 220 triệu thì nên y/c họ xuất làm 2 hđ: hđ 1 = 200 tr. & hđ 2= 20 tr. tuy lắc nhắc nhưng sẽ rất hiệu quả khi QT thuế.

Mặt khác đừng quá lo lắng vì trong Thg Tư HD thuế TNDN ko có dòng nào ghi là ngày của hoá đơn phải trước ngày 31/12 of năm QTmà chỉ đề cập là CF phải có hoá đơn và phù hợp với doanh thu đc tạo ra. Ngày xuất hđ of CF có thể trễ vài tháng (tôi từng bị trễ vài tháng) do lý do chưa thể QT với nhà thầu do công việc chưa đc nghiệm thu hay do CTY mình thanh toán cho họ quá chậm... Nói tóm lại nếu ko thể trích 100% CF thì chí ít cũng tính đc 1 phần đáng kể.

Mình chưa gặp CB thuế nào bắt tính vào DT mà ko cho tính vào CF khi đã thoả các đk như có hợp đồng, hoá đơn, BB nghiệm thu. Chúc bạn thành công
 
Sửa lần cuối:
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
nickuc nói:
3.Một khi đã xuất hoá đơn là phải ghi nhận doanh thu tính thuế (ko phải doanh thu kế toán do vậy DT kế toán thường sai biệt so với DT tính thuế) do thông tư HD thi hành luật thuế TNDN đã qui định rõ. CB thuế ko quan tâm là dịch vụ đã hoàn thành hay chưa hay bạn định khoản như thế nào.
Cán bộ thuế nào nói thế cần phải xem xét lại nhá.

Vấn đề này đã nói quá nhiều rồi, Doanh thu kế toán và Doanh thu tính thuế là thế nào? Về cơ bản là đồng nhất mà, có gì khá biệt quá lớn đâu??
Hướng dẫn về kê khai Doanh thu tính thuế TNDN trong Thông tư 23 đã chỉ rõ việc lấy chỉ tiêu Doanh thu là từ lũy kế phát sinh có tài khoản 511 và 512 thôi, chứ có nói gì đến việc xuất hóa đơn là ghi nhận Doanh thu đâu?

Phải cãi thật hăng, cho cán bộ thuế thông hiểu về vấn đề này. Thông thường, khi quyết toán thuế TNDN, cơ quan thuế thường chấp nhận số liệu Doanh thu được xác định bởi Kiểm toán.

Mà việc ghi nhận Doanh thu là tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, có trường hợp xuất hóa đơn trước cho nhiều kỳ kế toán, nhưng kết chuyển dần tùy thuộc mức độ hoàn thành và chuyển giao quyền sở hữu; có trường hợp doanh thu nghi nhận trước nhưng hóa đơn phát hành sau. Như vậy, mới sinh ra TK 3387 và 337 (trong hoạt động XDCB được chứ).

Có chăng là lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế TNDN là khác nhau, bởi sự chế tài của luật thuế, chi phí nào được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ; chi phí nào không được tính là chi phí hợp lý hợp lệ, mức không chế của từng khoản mục chi phí ấy như thế nào...
 
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
VuHoaiDuc nói:
Cán bộ thuế nào nói thế cần phải xem xét lại nhá.

Vấn đề này đã nói quá nhiều rồi, Doanh thu kế toán và Doanh thu tính thuế là thế nào? Về cơ bản là đồng nhất mà, có gì khá biệt quá lớn đâu??
Hướng dẫn về kê khai Doanh thu tính thuế TNDN trong Thông tư 23 đã chỉ rõ việc lấy chỉ tiêu Doanh thu là từ lũy kế phát sinh có tài khoản 511 và 512 thôi, chứ có nói gì đến việc xuất hóa đơn là ghi nhận Doanh thu đâu?

Phải cãi thật hăng, cho cán bộ thuế thông hiểu về vấn đề này. Thông thường, khi quyết toán thuế TNDN, cơ quan thuế thường chấp nhận số liệu Doanh thu được xác định bởi Kiểm toán.

Mà việc ghi nhận Doanh thu là tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, có trường hợp xuất hóa đơn trước cho nhiều kỳ kế toán, nhưng kết chuyển dần tùy thuộc mức độ hoàn thành và chuyển giao quyền sở hữu; có trường hợp doanh thu nghi nhận trước nhưng hóa đơn phát hành sau. Như vậy, mới sinh ra TK 3387 và 337 (trong hoạt động XDCB được chứ).

Có chăng là lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế TNDN là khác nhau, bởi sự chế tài của luật thuế, chi phí nào được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ; chi phí nào không được tính là chi phí hợp lý hợp lệ, mức không chế của từng khoản mục chi phí ấy như thế nào...
Bác mà trả lời thế thì chết em, ngành xây dựng cơ bản khác với các ngành khác, hoá đơn GTGT được xuất ra căn cứ vào bảng quyết toán giá trị xây lắp giữa A và B, khi bác xuất hoá đơn là bác phải căn cứ vào bảng thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành rồi, thực ra trong ngành XDCB đúng là doanh thu trên hoá đơn và doanh thu hạch toán khác nhau, nhưng bác đặc biệt lưu ý là doanh thu hạch toán bao giờ cũng được hạch toán trước. Chả có bao giờ có chuyện bác xuất hoá đơn rồi mà chưa hạch toán doanh thu đâu. Bác phải đính chính lại đi, tất nhiên trong trường hợp trả góp thì em không nói. Chứ nói như bác thì chết bọn em dân xây dựng, thuế nó phạt cho vỡ mồm.:biggrin:
 
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
nmh_phocu nói:
Bác mà trả lời thế thì chết em, ngành xây dựng cơ bản khác với các ngành khác, hoá đơn GTGT được xuất ra căn cứ vào bảng quyết toán giá trị xây lắp giữa A và B, khi bác xuất hoá đơn là bác phải căn cứ vào bảng thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành rồi, thực ra trong ngành XDCB đúng là doanh thu trên hoá đơn và doanh thu hạch toán khác nhau, nhưng bác đặc biệt lưu ý là doanh thu hạch toán bao giờ cũng được hạch toán trước. Chả có bao giờ có chuyện bác xuất hoá đơn rồi mà chưa hạch toán doanh thu đâu. Bác phải đính chính lại đi, tất nhiên trong trường hợp trả góp thì em không nói. Chứ nói như bác thì chết bọn em dân xây dựng, thuế nó phạt cho vỡ mồm.:biggrin:
Thuế sẽ phạt là chắc rồi. Vì quy định sử dụng hóa đơn tạm thời chưa cho phép thế.

Tuy nhiên, đang bàn là bàn thời điểm xuất hóa đơn và thời điểm ghi nhận doanh thu: Không phải do đơn vị đã lỡ xuất hóa đơn mà Thuế bắt ghi nhận doanh thu ngay. Vấn đề cần xem xét là cái đó. Chuẩn mực Kế toán về Hợp đồng xây dựng (theo tiến độ kế hoạch) cũng thừa nhận và hướng dẫn hạch toán rõ ràng chuyện xuất hóa đơn trước (qua TK337). Hướng dẫn sử dụng hóa đơn - ban hành trước Chuẩn mực Kế toán về HDXD - cũng cần có nhiều điểm cần sửa đổi - chỉnh lý - bổ sung cho phù hợp.

Công văn 1604/CV/TCT ngày 30/05/2005 cũng đã thừa nhận vấn đề này.
Nmh_phocu tham khảo thêm nhá:
 
Sửa lần cuối:
G

girl_taichinh

Guest
24/8/05
56
0
0
42
ha noi
Cảm ơn các bạn đã giúp mình lấy lại chút tinh thần.
Còn bạn nào muốn làm chút việc thiện đầu xuân thì cho mình thêm mấy lời khuyên nữa đi.Cảm ơn nhiều
 
Sửa lần cuối:
G

girl_taichinh

Guest
24/8/05
56
0
0
42
ha noi
Thật ra do mình bị vướng mắc với mức đăng ký lương đầu năm nên khổ thế đấy. Mình hỏi cán bộ thuế về việc vượt quá tổng quỹ lương đăng ký ban đầu và được trả lời sẽ bị xuất toán hết khi quyết toán. Hic... vì thế nên có những khoản lương rất hợp lý mà mình phải xuất ra. Không hiểu nếu bị xuất toán như vậy DN có bị phạt theo NĐ100 kô nhi? Hay sẽ bị truy thu? Theo như mình được biết NĐ100 nói nếu doanh nghiệp hạch toán kô đúng quy định làm giảm số thuế phải nộp thì sẽ bị phạt, mình hạch toán CP theo thực tế phát sinh, có chứng từ đầy đủ, nhưng vượt quá tổng quỹ lương đăng ký đầu năm liệu như vậy có phải là kô đúng quy định kô? Khi học mình đâu có biết điều này, mình vẫn nghĩ tổng quỹ lương đăng ký đầu năm cũng chỉ là số dự toán mà thôi chứ. Nếu có quy định kô được vượt quá tổng quỹ lương đăng ký, thì điều đó được thể hiện ở văn bản nào vậy?.
Mình đăng ký lương là tương ứng với doanh thu đăng ký đầu năm, nhưng doanh thu đăng ký cũng chỉ là số dự toán. Hiện tại doanh thu của DN mình tăng gấp đôi so với dự toán ban đầu, vậy thì lương đăng ký của mình cũng phải tăng tương ứng với doanh thu chứ. Mình đã kô làm công văn điều chỉnh vì nghĩ rằng cuối năm còn quyết toán cơ mà. DN mình mới thành lập, mình chưa có kinh nghiệm nhiều, vậy liệu điều đó có được xét là yếu tố giảm nhẹ nêu có gì vi phạm kô?
Xin cho lời khuyên!
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Theo nguyên tắc kế toán cơ bản: "Chi phí phải được ghi nhận trong cùng kỳ kế toán với doanh thu phát sinh là kết quả của chi phí đó tạo ra". Tức là: chi phí phải phù hợp với doanh thu và ngược lại.

Doanh thu tăng gấp đôi thì chi phí phải tăng gấp đôi cũng là điều phù hợp nhưng đó phải là chi phí thực tế, có đầy đủ chứng từ để chứng minh và liên quan tới hoạt động SX KD của DN.

Theo quy định tại Thông tư 128/2003/TT-BTC: Đối với cơ sở kinh doanh mà kết quả SX, KD hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm có sự thay đổi lớn dẫn đến có thể tăng hoặc giảm trên 20% số thuế tạm nộp đã kê khai với cơ quan thuế thì cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và số thuế tạm nộp của hai qúy cuối năm gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất không quá ngày 30/07 hàng năm.

Như vậy, khi có sự thay đổi trong kết quả SX, KD lớn hơn so với mức tạm tính trên 20% thì bạn phải thông báo cho cơ quan thuế để làm hồ sơ điều chỉnh lại. Nhưng đã muộn rồi, việc cần làm bây giờ là bạn hãy chuẩn bị những chứng từ về tiền lương thật đầy đủ, rõ ràng và chi tiết. Tờ khai thuế TNDN chỉ là cơ sở để dựa vào thôi, quan trọng hơn là Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Vấn đề Girl tài chính lo lắng về con số dự toán (đăng ký đầu năm) và con số thực tế là không quá nghiêm trọng, như Tú Anh nói, đã thế nào thì cứ chuẩn bị thế đó, thường khi thanh tra thuế người ta cũng không quá quan tâm tới số liệu kế hoạch và những số liệu đăng ký của doanh nghiệp (chỉ với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quá đặc biệt, không có so sánh).

Vấn đề chót phát hành hóa đơn khi công trình chưa hoàn thành, bạn tiến hành trích trước như các bạn trước đã hướng dẫn (tốt nhất là tất toán công trình và thu gom chứng từ trước khi thanh tra kiểm tra.)
 
G

girl_taichinh

Guest
24/8/05
56
0
0
42
ha noi
Mình còn rất nhiều thắc mắc, nhưng sẽ dần dần thổ lộ cùng các bạn. Mong các bạn giúp đỡ.
Một chút nữa đây: Mình muốn hỏi khi quyết toán, có nhất thiết cán bộ thuế sẽ kiểm tra thực tế hàng tồn kho của mình kô? Câu hỏi này nghe rất buồn cười vì chẳng hiểu họ hành động như thế nào, tuy nhiên mình muốn các bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm với mình.
Thông cảm cho tình trạng sắp phải đưa lên thớt của mình.
Và nữa, mình có phải đăng ký với cơ quan thuế về địa chỉ của các kho chứa hàng tồn kho hay ?
 
G

girl_taichinh

Guest
24/8/05
56
0
0
42
ha noi
Nguyên vật liệu của mấy công trình mình đã xuất hoá đơn đều đã đầy đủ, vấn đề là nhân công, Tháng01/2006 tiền nhân công tương đối nhiều.
Quyết toán thì chỉ tính đến hết tháng 12/2005 thôi, hoá đơn cũng đã chót dại xuất hết trong năm 2005, nhưng đến tháng 01 và tháng 02 năm 2006 vẫn chưa làm xong, chi phí nhân công bỏ ra khá nhiều. Chi phí nhân công đâu có thể trích trước được, mình kô hiểu khoản chi phí nhân công mình bỏ ra đầu năm 2006 phải tính thế nào đây?
 
G

girl_taichinh

Guest
24/8/05
56
0
0
42
ha noi
nmh_phocu nói:
1. Bạn đăng ký tiền lương đầu năm, cuối năm nhiều hơn cũng không ảnh hưởng lắm bởi bảng đăng ký tiền lương đầu năm chỉ là dự kiến, tất nhiên, thuế khi quyết toán sẽ hỏi và bạn phải tập hợp hồ sơ và giải trình. Thế thôi, giải trình khéo một tý.
2. Thời gian tối đa làm thêm trong một ngày là bằng 24 tiếng trừ đi thời gian làm việc không thêm. hi hi. Nhưng bạn phải xem xét yếu tố hợp lý của nó, một nguời không thể làm việc được 24h/ngày,7 ngày trên tuần,4 tuần trên tháng.
3. Trường hợp này thì y học bó tay rồi, không còn thuốc cứu nữa, tùy thuế quyết định. Phương pháp cấp cứu của mình trong trường hợp này là : sử dụng phương pháp trích trước chi phí ( phương pháp này phải thực sự am hiểu về xây lắp mới thực hiện được). hi hi, bạn phải tập hợp bằng chứng chi phí đó đã chi nhưng vì một lý do nào đó chưa có chứng từ .......nên phải tiến hành trích trước chi phí . Cái này phải đòi hỏi trình độ siêu siêu một tý mới trải qua nổi
Hehe. Bạn nghiên cứu kỹ doanh thu của bạn đi, mình sẽ cố gắng giúp
nmh_phocu có thể nói rõ hơn cho mình một chút về phương pháp trích trước chi phí kô?
Cám ơn nhiểu, đa tạ cũng sẽ nhiều nhiều. Yên tâm, kô thiệt !:dzo:
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
girl_taichinh nói:
Một chút nữa đây: Mình muốn hỏi khi quyết toán, có nhất thiết cán bộ thuế sẽ kiểm tra thực tế hàng tồn kho của mình kô?
Điều này không nhất thiết nhưng cũng không được loại trừ.

girl_taichinh nói:
Và nữa, mình có phải đăng ký với cơ quan thuế về địa chỉ của các kho chứa hàng tồn kho hay ?
Bạn không phải đăng ký với cơ quan thuế địa điểm kho chứa hàng hóa.

girl_taichinh nói:
Nguyên vật liệu của mấy công trình mình đã xuất hoá đơn đều đã đầy đủ, vấn đề là nhân công, Tháng01/2006 tiền nhân công tương đối nhiều.
Quyết toán thì chỉ tính đến hết tháng 12/2005 thôi, hoá đơn cũng đã chót dại xuất hết trong năm 2005, nhưng đến tháng 01 và tháng 02 năm 2006 vẫn chưa làm xong, chi phí nhân công bỏ ra khá nhiều. Chi phí nhân công đâu có thể trích trước được, mình kô hiểu khoản chi phí nhân công mình bỏ ra đầu năm 2006 phải tính thế nào đây?
Con số trích trước chi phí nhân công có thể không hoàn toàn chính xác được vì đó là con số ước tính. Mọi người khuyên bạn nên trích trước chi phí để tuân thủ theo nguyên tắc kế toán: "chi phí phải phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra". Nhưng, nếu quên không trích trước chi phí thì bạn cứ để những chi phí nhân công còn tồn sang năm 2006 cũng được. "Lọt sàng còn xuống đến nia" cơ mà. Cơ quan thuế sẽ không yêu cầu bạn điều chỉnh số chi phí này vào năm 2005 đâu. Nếu có chăng thì chỉ có bên kiểm toán yêu cầu mà thôi.
 
N

nickuc

Guest
4/6/05
8
0
0
43
danang
VuHoaiDuc nói:
Cán bộ thuế nào nói thế cần phải xem xét lại nhá.

Vấn đề này đã nói quá nhiều rồi, Doanh thu kế toán và Doanh thu tính thuế là thế nào? Về cơ bản là đồng nhất mà, có gì khá biệt quá lớn đâu??
Hướng dẫn về kê khai Doanh thu tính thuế TNDN trong Thông tư 23 đã chỉ rõ việc lấy chỉ tiêu Doanh thu là từ lũy kế phát sinh có tài khoản 511 và 512 thôi, chứ có nói gì đến việc xuất hóa đơn là ghi nhận Doanh thu đâu?

Mà việc ghi nhận Doanh thu là tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, có trường hợp xuất hóa đơn trước cho nhiều kỳ kế toán, nhưng kết chuyển dần tùy thuộc mức độ hoàn thành và chuyển giao quyền sở hữu; có trường hợp doanh thu nghi nhận trước nhưng hóa đơn phát hành sau. Như vậy, mới sinh ra TK 3387 và 337 (trong hoạt động XDCB được chứ).

Một khi đã xuất hđ rồi thì bó tay buộc phải ghi nhận DT tính thuế thôi vì mục 2.2, II, Phần B of TT 128 HD thi hành NĐ 164/2003 đã ghi rõ. Mọi lý luận khác đều là ko tưởng!

Thật ra khác biệt giữa DT kế toán & DT tính thuế ko có gì mới do vậy mới có việc có hai hệ thống kế toán ở các CTY lớn & các CTY CVĐTNN để phục vụ cho từng y/c riêng biệt.
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Về trích trước các khoản chi phí thì bạn có thể lấy con số theo dự toán (hay quyết toán) công trình để làm căn cứ hạch toán (dự toán, quyết toán đều có phân chia các khoản mục chi phí rất rõ ràng). Nếu thời điểm này công trình đã hoàn thành thì bạn nên lập lại dự toán nội bộ cho công trình theo quyết toán thực tế để lấy con số tương đối chính xác.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA