Fair Value

  • Thread starter phamcung
  • Ngày gửi
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Nhân dịp năm mới, chúc cả nhà vui vẻ!

Mở một topic mới, bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản về một thuật ngữ sủ dụng rất nhiều trong các chuẩn mực kế toán: Thế nào là Fair Value?

Mời cả nhà cùng thảo luận và cho ví dụ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
Đúng câu mà em đang cần :1luvu:
Sau đây em xin góp 1 số định nghĩa (search bằng google):
Fair Value - Fair value is the amount of consideration agreed upon in an arm's length transaction between knowledgeable, willing parties who are under no compulsion to act. Fair value is similar to market value. http://www.finance.gov.ab.ca/business/ahstf/glossary.html

Fair Market Value: The maximum price which would be agreed upon by a seller willing to sell, who does not have to sell and a buyer willing to buy, but who does not have to buy, where both have reasonable knowledge of the facts. This would be an arms-length transaction.
Fair Value: "Estimated realizable values in cash transactions of the same or similar assets, quoted market price, independent appraisals, . . . and other available evidence." Given the quantities donated, normally this would approximate wholesale price (not retail price paid by an individual consumer). Remember, the non-profit is primarily concerned with the usability of GIK products within their own programs, rather than with the income from the sale of products. Therefore, both usability and marketability are joint considerations in determining fair value. http://www.aerdo.org/information/gik_standards/appendix_a_glossary.html
Fair value
From Wikipedia, the free encyclopedia
Fair value, also called fair price, is a concept used in finance and economics, defined as a rational and unbiased estimate of the potential market price of a good, service, or asset, taking into account such factors as:
• relative scarcity
• perceived utility (economist's term for subjective value based on personal needs)
• potential risk/return characteristics (i.e., for a tradable asset)
• replacement costs, or costs of close substitutes
• production/distribution costs, including a cost of capital
Fair value vs market price
There are two schools of thought about the relation between the market price and fair value in any kind of market, but especially with regards to tradable assets:
• The efficient market hypothesis asserts that, in a well organized, reasonably transparent market, the market price is generally equal to or close to the fair value, as investors react quickly to incorporate new information about relative scarcity, utility, or potential returns in their bids; see also Rational pricing.
• Behavioral finance asserts that the market price often diverges from fair value because of various, common cognitive biases among buyers or sellers. However, even proponents of behavioral finance generally acknowledge that behavioral anomalies that may cause such a divergence often do so in ways that are unpredictable, chaotic, or otherwise difficult to capture in a sustainably profitable trading strategy, especially when accounting for transaction costs.
Retrieved from "http://en.wikipedia.org/wiki/Fair_value"
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Thôi, em can các bác! Thảo luận thì thảo luận bằng tiếng Việt thôi cho bà con nhờ! Chứ cứ đưa một tràng dài tiếng Anh ra thì đố ai biết right or wrong, good or bad đấy! :biggrin:
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
IAS 40- Investment Property- Fair value is the amount for which an asset could be exchanged between knowledgeable, willing parties in an arm's length transaction.

Theo định nghĩa này thì Fair Value (tạm dịch là giá trị hợp lý: thể hiện số tiền mà các bên (a) có hiểu biết về tài sản được trao đổi, (b) có mong muốn trao đổi, (c) sẽ trao đổi như là trong các giao dịch bình thường giwũa các bên bình thường.

Ví dụ: tôi muốn mua một cái ô tô cũ, nhưng tôi mù tịt về thị trường ô tô cũ, thế là người bán phán giá nào tôi cũng chấp nhận, cái giá người bán phán đó không phải là fair value. Hoặc như tôi muốn mua mà người ta không muốn bán, cái giá đó cũng không phải là fair value. Hoặc tôi là sếp, anh ta (người bán) là nhân viên, bán cho tôi cái ô tô giá thị trường là 10,000 nhưng bán cho tôi có 1,000, giá đó cũng không phải là fair value.

Làm thế nào để biết được là một giá nào đó của tài sản có phải là fair value- giá trị hợp lý hay không. Vẫn IAS 40, nói

The best evidence of fair value is given by current prices in an active market for similar property in the same location and condition and subject to similar lease and other contracts.

Đại ý thế này: cái bằng chứng phản ánh tốt nhất giá trị hợp lý là các giá cả hiện tại của thị trường năng động của tài sản được trao đổi. Tức là thế này, tôi muốn mua một cái Toyota Innova tại thị trường Hà nội, cái gái fair value mà tôi muốn sẽ là cái giá của thị trường năng động cho cùng tài sản (Innova), cùng địa điểm (Hà Nội) và cùng các điều khoản của hợp đồng: ví dụ trả ngay, giao tận nơi, chẳng hạn.

Tuy nhiên, thế nào là thị trường năng động (active market) và nếu không có thị trường năng động thì làm thế nào xác định được Fair Value- mời các bạn tiếp tục thảo luận.
 
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
phamcung nói:
Tuy nhiên, thế nào là thị trường năng động (active market)

Anh Phamcung thân mến :biggrin:, em rất mong muốn được trao đổi về vấn đề này, nhưng trình độ của em có hạn nên em chỉ xin post nguyên bản tiếng Anh định nghĩa một số thuật ngữ mà em tìm được anh đừng cười nhé!

-Active market Definition:
Market characterized by high volume, either for a specific security or an entire exchange. Usually, more active markets are more liquid and have smaller bid/ask spreads.
Trong đó:
-Volume:The number of shares, bonds or contracts traded during a given period, for a security or an entire exchange. also called trading volume.

(http://www.investorwords.com/90/active_market.html)

Có rất nhiều định nghĩa về thị trường năng động, tựu chung đó là thị trường mà tại đó việc mua bán các loại chứng khoán với số lượng lớn, việc chuyển đổi thành tiền của các loại chứng khoán được dễ dàng là một thước đo của thị trường năng động, ở nơi đó sự cách biệt về cung cầu kỳ vọng về chứng khoán không quá lớn (bid/ask spread).

Như vậy, theo em nghĩ hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều có thể được coi là thị trường năng động.

Việt Nam chắc là chưa có loại thị trường này.

Vậy, nếu chưa có thị trường năng động thì làm thế nào???? Chắc là đọc chuẩn mực kế toán việt nam tìm xem cách xác định giá trị hợp lý là hiểu ngay. ^^.
 
Sửa lần cuối:
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
An active market is a market where all the following conditions exist:

(a) the items traded within the market are homogeneous;

(b) willing buyers and sellers can normally be found at any time; and

(c) prices are available to the public.


Đây là định nghĩa của IAS 38- Intangilbe assets. Theo định nghĩa này thì an active market (tạm dịch là thị trường năng động) phải thoả mãn tất cả 3 điều kiện sau:

(a) các sản phẩm (tài sản) mua bán phải thuần nhất
(b) có thể dễ dàng tìm được người bán và người mua ở bất kỳ thời điểm nào
(c) công chúng biết được giá cả của tài sản được mang ra mua bán.

Thế này là thị trường năng động: thị trường ô tô mới của Việt Nam theo đó các sản phẩm mua bán (ô tô Innova) có nhiều, giống nhau (thuần nhất), người bán và người mua có thể tìm thấy một cách dễ dàng và công chúng biết được giá của chiếc Innova là bao nhiêu.

Nhưng như thế này là thị trường không năng động (Active): Thị trường bất động sản. Tôi có một cái khách sạn ở sổ 2 Lê Thánh Tông (Hilton Hotel), tôi muốn bán: (a) sản phảm của tôi là độc đáo, duy nhất, làm gì có thể kiếm được một cái khách sạn khác có vị trí đẹp tương tự như vậy, kiến trúc tương tự như vậy, có thương hiệu tương tự như bậy (b) rất khó tìm được người mua cái khách sạn đó của tôi và (c) công chúng không thể biết được khách sạn tôi định bán là bao nhiêu.

Nếu có active market thì ta có thể xác định fair value theo quoted price 9giá niêm yết trên thị trường). Ví dụ ta có một cái Innova đã chạy được một thời gian rồi, giờ muốn xác định Fair Value thì tìm một thằng nào bán xe mới nguyên, hỏi quoted price là bao nhiêu, rồi từ đó mà tìm ra cái fair value của ta/ Còn nếu không có active market thì mới rắc rối. IAS 39- financial instruments nói sẽ phải dùng phương pháp định giá- nhưng phương pháp định giá là như thế nào, và sử dụng như thế nào- mời các bạn tiếp tục thảo luận.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Trong trường hợp không có active market, người ta phải dùng phương pháp định giá, phương pháp định giá được miêu tả trong một số chuẩn mực, ở đây chỉ giới thiệu một số nét chính như sau: (chọn một trong các phương pháp sau)

- Giá hiện tại của một tài sản khác (khác về bản chất, hiện trạng, nơi trao đổi, nhưng giá này là giá được xác định trong thị trường năng động (active market). Sau đó thực hiện một số điều chỉnh về tài sản ta muốn định giá. Ví dụ thế này, ta muốn định giá một cái xe Jaguar tại thị trường VN chẳng hạn. Rõ ràng là không có thị trường năng động cho chiếc Jaguar tại VN. Vậy muốn xác định giá chiếc Jaguar ở Việt Nam thì ta có thể lấy giá của chiếc Jaguar tại thị trường Ý (active market của chiếc Jaguar), quy nó về giá của Mercedes E240 (bằng mấy lần trên thị trường Ý). Ở VN, có thị trường năng động cho Mercedes E240, ta dùng nó để quy ra Jaguar tại VN là bao nhiêu.

- Giá gần đây nhật của tài sản tương tự trên thị trường kém năng động hơn, điều chỉnh về tài sản cần xác định giá và thời gian xác định giá. Ví dụ, cần xác định giá của chiếc Mercedes E240 (đi được 10,000 km rồi). Có thể ở thời điểm hiện tại không có thị trường năng động cho chiếc E 240 cũ, nhưng ta có thể biết rằng cách đây 1 tháng chẳng hạn, đã có một chiếc BMW525 cũ được bán với giá XXX USD, từ đó ta có thể quy đổi ra giá của chiếc E240 chạy 10,000 km là bao nhiêu.

- Cách tiếp theo là sử dụng phương pháp dòng tiền tuơng lai được chiết khấu, cái này là lằng nhằng nhất. Mời các bạn tiếp tục thảo luận chi tiết của phương pháp dòng tiền chiết khấu này!
 
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
Anh Phamcung có thể gợi mở đường hướng xem nên thảo luận những vấn đề gì trong phần phương phương pháp tiền chiết khấu không???
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Để phù hợp 3 điều kiện như Anh Phạm Cung nêu ra thì chắc chỉ có trong Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Tuy nhiên, xã hội càng ngày càng đi lên, do vậy có những từ sử dụng (nêu ra) sẽ rất làm độc giả khó hiểu, và định nghĩa của nó cũng gây mơ hồ nhiều cho người đọc.

Về phương pháp định giá thì áp dụng nhiều ở những cty Thẩm định và giám định và ngân hàng.

a. Giá hiện tại của một sản phẩm khác:
Như trường hợp Anh Phạm Cung nêu ra, thì phương pháp này lại quay lại thời tiền sử đưa con gà đi trao đổi lấy 2 m vải, Có điều khác ở chỗ là Tài sản đó dc quy ra giá trị ts khác (mà thị trường đang cần xác định cũng có ts đó) ở cùng 1 thị trường. Sau đó lấy ts đó có cả ở 2 thị trường để xác định.
b. PP sử dụng biện pháp dòng tiền thì chắc em cũng phải học hỏi thêm
 
Sửa lần cuối:
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Đồng ý với AC3K là các phương pháp định giá thì các nhà thẩm định giá nắm vững nhất. Đối với kế toán mà nói thì chỉ cần thuê mấy ông định giá có uy tín, có năng lực, độc lập, được công nhận là xong. Tuy nhiên ta cần phải xem xét tới các vấn đề
1. Đầu tiên là chi phí, có đáng để thuê các ông ấy không
2. Các ông ấy có làm đúng không (có biết cách làm không), đừng tưởng các ông ấy cứ có cái bằng thẩm định giá là đã biết làm
3. Phương pháp các ông ấy làm có tuân thủ các phương pháp mà chuẩn mực kế toán thừa nhận hay không.

Một điểm nữa là điểm nói về quy đổi giá trị tương đương vải và gà...Ở đây IAS chỉ cho phép xác định tương đương nếu các hạng mục tài sản là tương tự (similar). Ví dụ như thế này: cái xe Mercedes E240 và xe BMW 515 là tương tự. Nhưng mà cái xe Honda Dylan với cái xe Babetta là không tương tự. Cho nên làm sao mà quy đổi được vải và gà (trong sách kinh tế chính trị là rìu và thóc).
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Bây giờ thảo luận tiếp về phương pháp chiết khấu dòng tiền:

Trước khi đi vào phương pháp này (đơn thuần là kế toán), ta hãy "đá" qua một chút lý thuyết về kinh tế học, (chỉ một vài khái niệm thôi).

- Chi phí cơ hội: chi phí cơ hội là cái lợi ích mà chúng ta bị mất đi do việc chúng ta không thực hiện một quyết định nhất định. Ví dụ: tôi có 1 tỷ đồng: nếu tôi gửi tiết kiệm 12 tháng thì tôi có lãi suất là 8%/năm, tức là tôi được 80 triệu một năm. Nếu tôi mua trái phiếu, tôi có lãi suất là 10%/năm, tức là 100 triệu một năm, nếu tôi mua cổ phiếu của Vinamilk, tôi được cổ tức là 110 triệu một năm. Tôi lựa chọn phương án mua cổ phiếu, tức là tôi thu đưọc 110 triệu một năm, chi phí cơ hội là cái lợi ích (mà đáng lẽ tôi được hưởng), nhưng tôi không được hưởng do tôi đã không thực hiện cái lựa chọn đó, ở đây là 100 triệu là cái lãi suất do việc đầu tư vào trái phiếu mang lại. Lưu ý là chi phí cơ hội ở đây là 100 triệu, chứ không phải là 80 triệu vì chi phí cơ hội bao giờ cũng bằng cái lợi ích (bị mất đi) cao nhất.
- Giá trị thời gian của tiền tệ: một đồng chúng ta nhận được sớm hơn có giá trị hơn một đồng chúng ta nhận muộn hơn. Cái này thì dễ hiểu, bạn nhận được một đồng ngày hôm nay, bạn đầu tư vào một cái gì đấy, tới ngày mai bạn sẽ nhận được 1 đồng + 1 lãi suất nhất định nào đó.

Tại sao chi phí cơ hội lại liên quan tới phương pháp chiết khấu dòng tiền; tại vì trong phương pháp định giá này, người ta không xác định được trực tiếp cái tài sản của người ta trị giá bao nhiêu mà người ta chỉ có thể xác định được cái lợi ích mà người ta sẽ mất đi nếu người ta không giữ lại tài sản đó là bao nhiêu, mà theo định nghĩa thì đây chính là chi phí cơ hội của việc không nắm giữ tài sản ấy nữa, do vậy mới có mặt chi phí cơ hội ở đây.

Bây giờ hãy xét một ví dụ cụ thể:

Tôi đầu tư một khoản 1 tỷ 500 triệu vào một căn hộ Pacific Place ở 83 Lý Thường Kiệt Hà Nội với thời gian thuê là 50 năm (1.5 tỷ trả để thuê 50 năm). Bây giờ đã hết năm thứ hai của hợp đồng và tôi cần xác định Fair Value của căn hộ mà tôi có. Vậy tôi phải làm những gì?

- Đầu tiên xem có active market không? Giả sử là không
- Thứ đến xem có cái gì tương tự không? Giả sử là không nốt
- Bây giờ xem đến việc áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Muốn áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền thì có ba thông số cần xác định:
1. Khoảng thời gian của dòng tiền
2. Các dòng tiền
3. Tỷ lệ chiết khấu.

Mời các bạn thảo luận tiếp về làm thế nào để xác đinh (1), (2), (3) nói trên.
 
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
Về ví dụ cái căn hộ, cách đây 2 năm thì nó là 1,5 tỷ, có active market lúc đó, vậy Fair Value lúc đó là 1,5 tỷ.
Bác Cung được dùng căn hộ đó trong 50 năm, vậy có thể coi cái khi bác phải trả lại căn hộ là khi giá trị FV của nó về 0.
Khoảng thời gian của dòng tiền là 50 năm, --> quy ra cái Rate xấp xỉ 12%/năm.
Giá trị tại thời điểm 2004 là 1,5tỷ, vậy khi bây giờ không có active market, thì FV của cái căn hộ tại thừoi điểm năm nay 2006 sẽ là. 1,5 tỷ x (1-0.12)^2 = 1,161 tỷ.
Phải vậy không thưa bác Cung.??
Mong được chỉ giáo thêm.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Cũng không đúng lắm vì bác Cung cách đây hai năm chẳng có căn hộ 1.5 tỷ...

Bây giờ ta sẽ thảo luận một chút về phương pháp chiết khấu dòng tiền. Lấy ví dụ, ta phải định giá toà nhà Vincom theo fair value.

Trước tiên là khoảng thời gian và dòng tiền ((1) gộp với (2)); khoảng thời gian và dòng tiền phải có liên quan, hay là phải phù hợp (relevant). Nghĩa là gì: giả sử Vincom có thời hạn thuê đất tới 31.12.2050. Vậy khoảng thời gian 44 năm (từ 2006 tới 2050) có phải là phù hợp không? Chưa chắc? Vì sao? Vì theo nguyên tắc thận trọng của kế toán làm sao biết được Vincom vẫn ở trong tình trạng có thể kiếm được ra tiền trong tương lai (bằng cách cho thuê văn phòng và khu thương mại). Và câu hỏi thứ hai là, đâu là dòng tiền có liên quan để tính Fair Value. Nhớ là dòng tiền có liên quan phải là dòng tiền trong tương lai chứ không phải là tiền cúng ta đã đầu tư rồi. Tức là dù ta có đầu tư vào Vincom 100 triệu đô đi chăng nữa thì 100 triệu đô đã là chi phí mất đi rồi, không có liên quan với việc ta định giá Vincom Towers theo Fair Value nữa. Tương tự như vậy, gải sử bác Cung có căn hộ mà bác Cung đã chi 1.5 tỷ để mua như Việt Linh nói thì cái số 1.5 tỷ không có giá trị trong việc bác Cung định giá căn hộ của bác ngày hôm nay để đem đi liên doanh với vợ bác Cung (thành lập công ty Cung and Associates).

Vậy làm thế nào?

Hiểu theo lẽ thường người ta sẽ áp dụng một mô hình trong đó người ta tính toán giá trị kỳ vọng, theo đó giá trị kỳ vọng (expected value) bằng số tiền người ta nghĩ là thu được nhân với xác suất có được số tiền đó. Ví dụ đơn giản thế này. Căn hộ của tôi, có 90% khả năng tôi bán được với giá 2 tỷ, và 10% khả năng tôi bán được 3 tỷ, vậy giá trị kỳ vọng của tôi sẽ là 2*90% + 3*10% = 2.1 tỷ.

Khi định giá Vincom, người ta theo nguyên tắc tương tự, có điều người ta sẽ dựa vào những hợp đồng cho thuê đã cam kết của Vincom với các khách thuê (Committed lease). Tuy nhiên chỉ có các hợp đồng thuê đã cam kết là không thể huỷ (non-cancellable) thì mới được xét. Giả sử Vincom cho Caring thuê tầng 4 làm trung tâm điện máy. Hợp đồng ký với Caring kéo dài tới hết năm 2008. Vậy tại thời điểm 31.12.2005, Vincom có 3 năm có hợp đồng cam kết cho thuê với Caring với điều kiện là hợp đồng cho thuê này là không thể huỷ ngang. Thế nào là không thể huỷ ngang, không thể huỷ ngang là hợp đồng mà Caring không thể huỷ bỏ ngoại trừ lâm vào một số trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ.

Bây giờ ta làm thử ví dụ về Vincom: Vốn đầu tư 10 triệu đô. Giả sử Vincom chỉ có mỗi hợp đồng cho Caring thuê là hợp đồng không thể huỷ ngang kéo dài cho tới 31.12.2008, với giá thuê là 200,000 đô/tháng. Tại thời điểm 31.12.2005, hãy tính giá trị hợp lý của Vincom. Giả sử lãi suất chiết khấu đã được xác định là 10%. Mời các bạn thảo luận tiếp!
 
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
phamcung nói:
Khi định giá Vincom, người ta theo nguyên tắc tương tự, có điều người ta sẽ dựa vào những hợp đồng cho thuê đã cam kết của Vincom với các khách thuê (Committed lease).
Em có thể hỏi anh Cung 1 câu được không ạ. Phần này anh Cung lấy từ nguyên tắc nào???
Có lẽ việc định giá tài sản không chỉ đơn giản có vậy. Giá trị hợp lý là cầu nối giữa giá trị thị trường và giá trị lịch sử của các nhà kế toán. Giá trị lịch sử thì được các nhà kế toán tôn sùng, còn giá trị thị trường thị được các nhà phân tích tài chính theo đuổi. Vậy là, người ta nghĩ ra cái giá trị hợp lý nhằm dung hoà 2 cái giá trị ở trên. Kỳ thực đây là vấn đề còn đang phải tranh cãi khá nhiều, càng đọc càng thấy như bị dẫn vào ma trận vậy.
Về PP chiết khấu, vấn đề chính là phải xác định được 3 thông số ở trên, còn việc tính toán giá trị chỉ là vấn đề kỹ thuật.

Ví dụ ở trên, Giá trị của toà nhà quy về năm 2005 theo hợp đồng là:
-PV(10%,3,$2,400,000,0)= $5,968,444.78. (Công thức tính trên Exell)
(Dòng tiền đều hàng $2,400,000/năm, rate=10%, Periods=3 năm.

Thực tế, tất nhiên không thể biết được giá trị thực ở thời điểm hiện tại của toà nhà có đúng như vậy không vì còn rất nhiều yếu tố khác chưa được đánh giá như vị trí của căn nhà, khả năng lãnh đạo của công ty....

Những thảo luận này theo em rất có ích, vì có người dẫn dắt và cởi mở, giúp những người chưa biết gì như em có thêm tự tin để nghiên cứu. Cảm ơn anh Cung rất nhiều. Rất mong các chuyên gia tài chính quan tâm tới những đề tài như thế này, vì em biết trên webketoan có rất nhiều người giỏi nhưng đa phần họ đều rất bận nên để viết một bài có chất lượng thì họ cần phải có thời gian. Kính mời, kính mời...
 
Sửa lần cuối:
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Thực ra cái việc định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền chỉ được đề cập một cách rất sơ lược ở trong chuẩn mực IAS 40. Còn chi tiết sử dụng phương pháp này như thế nào (ví dụ như committed rent) thì không được quy định ở chuẩn mực kế toán, có lẽ được quy định tại một trong những chuẩn mực mà một nhà định giá chuyên nghiệp phair tuân thủ. Mình không phải là nhà định giá, càng không phải nhà định giá chuyên nghiệp, cái phương pháp này là dựa trên lý thuyết về tài chính cùng với kinh nghiệm review mấy cái báo cáo định giá mà một nhà định giá chuyên nghiệp đã thực hiện.

Ở đây phải nói thêm là không phải kế toán là những người "tôn sùng" giá trị lịch sử đâu. Nếu bạn theo dõi Chuẩn mực IAS 39- Financial intrument, IAS 40- Investment property, chuẩn mực IAS 16- Fixed Assets bạn sẽ thấy rằng Fair Value càng ngày càng giwũ vai trò quan trọng đối với việc hạch toán và xử lý các giao dịch và nghiệp vụ.

Còn một câu hỏi cuối cùng trước khi mình đóng chủ đề này: Làm thế nào xác định được tỷ lệ chiết khấu trong trường hợp xác định Fair Value theo phương pháp dòng tiền chiết khấu? mời tiếp tục thảo luận!
 
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
Vậy theo ví dụ cái Vincom trên thì 5.968 tr. đôla đúng là cái Fair Value của Vincom tại thời điểm bây giờ phải không anh Cung?
Cái căn hộ 1,5 tỷ thì em hiểu rồi, cảm ơn anh.

Còn xác định tỷ lệ chiết khấu theo phương pháp dòng tiền chiêt khấu, thì đó chính là IRR phải không ạ.
Còn xác định IRR thì vòng qua hai giá trị NPV (tốt nhất là 1 dương, 1 âm) và có công thức cụ thể. :) thank you in advance
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Bài cuối cùng về cách xác định ty lệ chiết khấu. Bài này mình viết sơ lược vì đá sang sân tài chính quá sâu, e rằng múa rìu qua mắt thợ mất.

Cách đơn giản nhất để xác định tỷ lệ chiết khấu là xác định IRR bằng cách lấy một cái tỷ lệ chiết khấu cao, một cải tỷ lệ chiết khấu thấp, dùng phương pháp nội suy từ đó tính ra tỷ lệ chiết khấu cần thiết.

Nhưng nếu chỉ đơn giản như thế thì các hãng tư vấn tài chính chuyên nghiệp chết đói hết, vì như thế thì sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai cũng tính được.

Để xác định tỷ lệ chiết khấu, người ta phải căn cứ vào Risks (rủi ro) and return (thu nhập). Ứng với mỗi một mức thu nhập mong đợi thì lại có một mức rủi ro nhất định. Cái tiêu thức cần xác định là rủi ro mà trong đó rủi ro thường được chia ra là rủi ro hệ thống (systematic risk) và rủi ro không có hệ thông (unsystematic risks). Người ta nói là nếu ta đa dạng hoá được danh mục đầu tư của ta thì ta có thể giảm được rủi ro phi hệ thống, nhưng rủi ro hệ thống vẫn còn. Cái rủi ro hệ thống này là một tham số trong việc ta xác định tỷ lệ chiết khấu.

Hơn nữa đối với DN, ứng với mỗi một nguồn vốn khác nhau (đi vay, vốn cổ phần) lại có rủi ro khác nhau, do đó có return khác nhau (hay chi phí vốn khác nhau- cost of capital khác nhau). Mà muốn tính tỷ lệ chiết khấu thì cần phải tính cost of capital của cả DN (thông thường được xác định bằng chi phí vốn bình quân WACC- Weighted Average Cost of Capital). Thông thường ở các nước phương Tây, người ta bỏ tiền ra mua từ các hãng tư vấn tài chính chuyên nghiệp các thông số này (ví dụ rủi ro- thông số Beta chẳng hạn) để từ đó tính ra WACC). Còn ở VN để tính Beta thế nào thì mình cũng chịu, chưa biết là làm thế nào.
 
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
Anh Cung ơi, có phải cái systematic risk, cái risk mà không thể giảm được khi đa dạng hóa danh mục đầu tư đó thường lấy bằng lãi suất cho vay công bố của một ngân hàng nhà nước - tính theo quốc gia, và có thể là SIBOR cho Châu Á, thái bình dương, hay LIBOR cho châu Âu không?
Cảm ơn anh ạ.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Lãi suất mà Viet Linh nói SIBOR (Singapore Interbank Offering Rate) hoặc LIBOR (london interbank offerring rate) lã lãi suất cho vay liên ngân hàng, nó chỉ có quan hệ gián tiếp tới yếu tố rủi ro (rủi ro hệ thống). Có hai lý do sau mà đây không trực tiếp phản ánh rủi ro hệ thống:
1. Rủi ro được đo lường bằng chỉ số riêng phản ảnh rủi ro. Rủi ro chỉ được phản ảnh gián tiếp thông qua lãi suất (rủi ro càng cao, lãi suất càng cao)
2. Lãi suất mà Viet Linh nêu là lãi suất của các khoản cho vay liên ngân hàng, mà trong thực tế, trong portfolio của chúng ta có các khoản đầu tư chứng khoán, trái phiếu, v.v. nữa. Cho nên lãi suất SIBOR chẳng hạn, chỉ phản ánh lãi suất của một danh mục đầu tư nhất định thôi
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Fair Value

Chủ topic này giờ chắc cũng không còn quan tâm :quiet:

Tuy nhiên, mình vẫn post lại định nghĩa của Fair Value theo IAS 2 (có bổ sung thêm đoạn bôi đậm)

Fair Value: The amount at which an asset could be exchanged, or a liability settled, between knowledgeable, willing parties in an arm’s-length transaction

Dịch theo bác Pham Cung có bổ sung: (topic 1)
Theo định nghĩa này thì Fair Value (tạm dịch là giá trị hợp lý): thể hiện số tiền hay là khoản phải thanh toán mà các bên (a) có hiểu biết về tài sản được trao đổi, (b) có mong muốn trao đổi, (c) sẽ trao đổi như là trong các giao dịch bình thường giwũa các bên bình thường.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA