Vay để góp vốn điều lệ

  • Thread starter Lê Thu Trang
  • Ngày gửi
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
Chào các bạn!
Cho mình hỏi khi đăng ký kinh doanh họ đăng ký là 1 tỷ, nhưng số tiền mặt góp vốn chỉ khoảng 200 triệu, số còn lại có thể phải đi vay. Vậy số đi vay được phép vay từ các nguồn nào, hình thức ra sao có thể chỉ giúp mình với.
Các phần vốn vay thì hạch toán như thế nào?
Nếu vay vẫn không đủ số vốn điều lệ đã đăng ký thì khi làm sổ sách có bắt buộc phải hạch toán Nợ 111, .../Có 411 = 1 tỷ không, hay chỉ hạch toán đúng bằng số thực góp thôi.
Mình không rõ về vấn đề này lắm, các bạn tham vấn cho mình với nhé.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Nếu vốn điều lệ của bạn đăng ký 1tỷ, giờ bạn đi vay để góp vào vốn điều lệ thì lãi của lượng tiền vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Số vốn này được xem như các thành viên vay để bổ sung đủ số vốn để đăng ký.
Trong luật doanh nghiệp có đoạn nói rằng nếu các thành viên góp chưa đủ số vốn cam kết khi thành lập công ty thì khi xảy ra thiệt hại do thiếu vốn thì các thành viên nộp thiếu vốn liên đới chịu trách nhiệm.
Thân
 
H

hienpham

Guest
10/10/05
41
0
0
45
Khương Trung - TX - HN
Đương nhiên bạn chỉ hạch toán Nợ 111/Có 411 khi thành viên thực góp vào bằng tiền thôi, chứ không phải ghi theo số trên đăng ký.
Khi đăng ký kinh doanh, trong điều lệ của công ty đã ghi rõ từng thành viên của cty góp vốn là bao nhiêu rồi còn gì. Như vậy trách nhiệm của các thành viên là phải góp đủ vốn theo đăng ký, nếu thiếu thì họ có thể đi vay, trách nhiệm với khoản vay (trả lãi và gốc) thuộc về cá nhân thành viên đó, không liên quan đến công ty.
Vì vậy, công ty không phải quan tâm đến việc đi vay vốn này từ nguồn nào hay bằng hình thức nào như bạn hỏi, mình có hạch toán khoản vay này đâu.
Còn nếu trong quá trình hoạt động công ty thiếu vốn phải đi vay thì toàn bộ lãi vay không hạch toán vào chi phí. Lúc này thành viên nào còn chưa góp đủ số vốn theo đăng ký sẽ phải chịu trách nhiệm.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
hienpham nói:
Còn nếu trong quá trình hoạt động công ty thiếu vốn phải đi vay thì toàn bộ lãi vay không hạch toán vào chi phí.Lúc này thành viên nào còn chưa góp đủ số vốn theo đăng ký sẽ phải chịu trách nhiệm.

Trách nhiệm thì đã phải chịu từ khi có trong bản điều lệ và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thống thường, các cá nhân đã phải nộp đủ số vốn điều lệ lúc đăng ký kinh doanh. Do đó, Sở KH ĐT sẽ yêu cầu bạn giấy cam kết xác nhận đã góp đủ vốn. Trách nhiệm đã có từ lúc này chứ không cần phải đi vào quá trình hoạt động.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Virgin nói:
Thống thường, các cá nhân đã phải nộp đủ số vốn điều lệ lúc đăng ký kinh doanh. Do đó, Sở KH ĐT sẽ yêu cầu bạn giấy cam kết xác nhận đã góp đủ vốn.
Đấy chỉ là thông thường, còn bình thường:biggrin: thì vẫn cho phép thành viên góp vốn đc nợ.

Và: anh Virgin hiểu sai ý của hienpham rồi.
 
N

NGUYENTHIHOA

Sơ cấp
22/1/06
45
0
6
Đà Nẵng
wetech.vn
Khi đăng ký KD nếu là cty có những thanh viên góp vốn thì có kèm theo danh sách cụ thể từng thành viên góp vốn là bao nhiêu.
Thành viên nào đóng bao nhiêu thì thu bấy nhiêu, số tiền còn lại theo dỏi phần phải thu.
Nếu đứng tên cty vay vốn thì không phải hạch toán vào vốn điều lệ mà theo dỏi trên TK vay ngắn hạn hoặc dài hạn .
Không biết cách của mình các bạn thấy thế nào.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
@nguyenthihoa, cách làm của bạn đúng là cách làm khi bạn vay tiền về cho công ty khi công ty thiếu vốn nhưng vấn đề của Le Thu Trang đang nói là vay vốn để góp vốn điều lệ cho công ty.
Thân.
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Virgin nói:
Trách nhiệm thì đã phải chịu từ khi có trong bản điều lệ và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thống thường, các cá nhân đã phải nộp đủ số vốn điều lệ lúc đăng ký kinh doanh. Do đó, Sở KH ĐT sẽ yêu cầu bạn giấy cam kết xác nhận đã góp đủ vốn. Trách nhiệm đã có từ lúc này chứ không cần phải đi vào quá trình hoạt động.

Các thành viên có trách nhiệm góp đủ vốn theo quy định tại Điều lệ. Trong trường hợp các thành viên không góp đủ vốn thì Người đại diên theo pháp luật của Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về họat động của Cty trong trường hợp công ty không có khả năng thanh tóan.
Trường hợp thành viên, cổ đông không góp đủ vốn phải thông báo bằng văn bản cho Sở KHĐT.
 
B

bientimtim

Guest
20/12/05
1
0
1
HN
Lê Thu Trang nói:
Chào các bạn!
Cho mình hỏi khi đăng ký kinh doanh họ đăng ký là 1 tỷ, nhưng số tiền mặt góp vốn chỉ khoảng 200 triệu, số còn lại có thể phải đi vay. Vậy số đi vay được phép vay từ các nguồn nào, hình thức ra sao có thể chỉ giúp mình với.
Các phần vốn vay thì hạch toán như thế nào?
Nếu vay vẫn không đủ số vốn điều lệ đã đăng ký thì khi làm sổ sách có bắt buộc phải hạch toán Nợ 111, .../Có 411 = 1 tỷ không, hay chỉ hạch toán đúng bằng số thực góp thôi.
Mình không rõ về vấn đề này lắm, các bạn tham vấn cho mình với nhé.
Lúc đó bạn có thế hạch toán như sau:
Nợ TK 111/Có TK411: 200tr
Nợ TK 1388/Có TK411:800tr (chi tiết từng thành viên)
Khi sáng lập viên chưa góp đủ số vốn theo quy định thì doanh nghiệp không được đi vay để lấy vốn kinh doanh
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
bientimtim nói:
Khi sáng lập viên chưa góp đủ số vốn theo quy định thì doanh nghiệp không được đi vay để lấy vốn kinh doanh
Theo Mina thì không ai cấm điều này nếu như bạn có chỗ cho bạn vay, chỉ có là lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN vì đây là nghĩa vụ của các thành viên của công ty.
 
T

Tran Thu Ha

Guest
2/12/05
2
0
0
Đăk Nông
Chào bạn Mina.
MÌnh nhớ có trường hợp như thế này:
- Khi các thành viên góp không đủ số vốn đã cam kết:
+ Họ có thể đăng ký giảm số vốn điều lệ lại theo đúng số vốn góp thực tế.
+ Họ có thể dùng tài sản cá nhân bảo lãnh cho công ty đứng lên vay từ bên ngoài.
- Phần lãi vay trong trường hợp nào cũng vẫn hạch toán vào chi phí bởi:Khi hạch toán kết quả kinh doanh cuối năm, bạn vẫn phải tính toán lãi trên vốn chủ sở hữu vào chi phí.
+ Nếu đây là nguồn vốn góp của họ thì sẽ trả khoản lãi này cho họ.
+ Nếu đây là nguồn vốn vay thì trả lãi cho bên cho vay.
Không biết mình nhớ có đúng không? Bạn kiểm tra lại dùm mình với.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To Tran Thu Ha, cách của bạn nói không hề sai nhưng ở đây người nêu ra đề tài nói thẳng đây là vay vốn góp vốn điều lệ nên mình không có cách nào làm khác hơn được. Nếu muốn được tính chỉ còn làm cách giảm vốn góp như bạn nói…. Nhưng có muộn lắm không đối với tác giả của đề tài này.
 
L

lalala

Guest
22/2/06
10
0
0
53
hanoi
Công ty của tôi đăng ký kinh doanh là 10tỷ, đến bây giờ các cổ đông mới góp được 5 tỷ, tôi đang rất khó khăn trong việc lập báo cáo tài chính cho đủ số vốn góp còn thiếu. Các bạn có kế gì hay không, bày giúp tôi với!
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Trong trường hợp này bạn nên treo các nợ lại cho từng thành viên đối với khoản nợ này. Nếu bạn là KTT hay thủ quỹ đừng nên dại dột làm phiếu thu khống trong các trường hợp này.
Thân
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Trường hợp của lalala rất đơn giản, không phải xử lý gì hết, góp bao nhiêu thì phản ánh bấy nhiêu thôi. Còn nếu bạn làm khống thì chắc chắn không được rồi. Tuy nhiên trong thuyết minh báo cáo tài chính cho mục vốn chủ sở hữu, bạn phải trình bày các thông tin sau:

Vốn đăng ký (registered capital): Ví dụ 10 tỷ
Vốn đã đóng (paid up captial); Ví dụ 5 tỷ (đóng khi nào, bằng phương thức gì: tiền hay tài sản)
Số còn lại bao giờ dự định đóng nốt.

Nhắc lại ý của MINA, chắc chắn bạn không thể làm khống được đâu. Dĩ nhiên muốn làm cũng được, nhưng rồi có thể sẽ để lại hậu quả không tốt.

Chỉ có cách vậy thôi!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA