Ke toan tư vấn xây dựng

  • Thread starter Trần Thị Tâm
  • Ngày gửi
T

Trần Thị Tâm

Guest
11/2/06
6
0
0
42
Đà Nẵng
Chào cả nhà!
Mình là thành viên mới gia nhập gia đình Webketoan! Kính chúc mọi lời chúc tốt đẹp nhất nhất đến với mọi thành viên trong gia đình.
Bây giờ cho mình được hỏi một chút
Mình là kế toán trong doanh nghiệp tư vấn xây dựng. Tất cả mọi khoản chi phí đều được mình tập hợp chung (vì không phân hộ cho từng công trình được), vậy mình có thể lấy tiêu chuẩn phân bổ nào cho hợp lý.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Các khoản chi phí SXKD chung nếu không hạch toán riêng được thì phải phân bổ (không chỉ trong XD mà các hoạt động SXDK khác cũng vậy) nhưng bạn chú ý không phải khoản nào cũng gom vào một chỗ rồi phân bổ. Một số khoản cần phải có sổ chi tiết theo dõi để phục vụ cho báo cáo quản trị, báo cáo tài chính, quyết toán thuế v...v.
Tiêu thức phân bổ chi phí SXKD chung thì có nhiều, căn cứ vào KL hàng hóa SP, căn cứ vào chi phí nhân công, căn cứ vào doanh thu... Trường hợp bạn theo tôi căn cứ vào doanh thu của các hợp đồng để phân bổ.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Trần Thị Tâm nói:
Mình là kế toán trong doanh nghiệp tư vấn xây dựng. Tất cả mọi khoản chi phí đều được mình tập hợp chung (vì không phân hộ cho từng công trình được), vậy mình có thể lấy tiêu chuẩn phân bổ nào cho hợp lý.

Nếu Cty bạn tư vấn cho nhiều công trình khác nhau, bạn có thể phân bổ theo tiêu thức Chi phí trực tiếp đã tập hợp cho các CT trong kỳ.

Nếu đơn giản hơn thì có thể phân bổ theo Doanh thu nhận được, nhưng phương pháp này không chính xác theo ý nghĩa quản trị nếu các CT kéo dài nhiều kỳ.
 
T

Trần Thị Tâm

Guest
11/2/06
6
0
0
42
Đà Nẵng
Mình biết là phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp thực hiện của từng công trình là hơp lýnhất, nhưng trong một tháng (một ngày) công ty mình đồng thời làm nhiều công trình một lúc, có nhiều công trình phải sửa lại theo ý của Chủ đầu tư, do vậy chi phí nhân công không thể tập hợp riêng cho từng công trình theo như bên Xây lắp được, còn doanh thu thì phải chờ phê duyệt của Bộ (Hầu hết các công trình là của quốc phòng), có nhiều công trình đã làm xong, bàn giao từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa có doanh thu, vậy những khoản chi phí tiền lương, ... mình phân bổ theo tiêu thức gì cho hợp lý.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Trần Thị Tâm nói:
Mình biết là phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp thực hiện của từng công trình là hơp lýnhất, nhưng trong một tháng (một ngày) công ty mình đồng thời làm nhiều công trình một lúc, có nhiều công trình phải sửa lại theo ý của Chủ đầu tư, do vậy chi phí nhân công không thể tập hợp riêng cho từng công trình theo như bên Xây lắp được, còn doanh thu thì phải chờ phê duyệt của Bộ (Hầu hết các công trình là của quốc phòng), có nhiều công trình đã làm xong, bàn giao từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa có doanh thu, vậy những khoản chi phí tiền lương, ... mình phân bổ theo tiêu thức gì cho hợp lý.

Thông thường trong Công ty tư vấn XD chi phí phát sinh chủ yếu vẫn là tiền lương. Để phân bổ tương đối chính xác, bạn có thể yêu cầu bên Bộ phận Kế họach đánh giá sản lượng thực hiện của từng công trình trong kỳ, và căn cứ vào Tỉ lệ SL của CT/Tổng SL thực hiện để phân bổ các chi phí như Tiền lương, CPQL DN phát sinh trong kỳ.
 
T

Trần Thị Tâm

Guest
11/2/06
6
0
0
42
Đà Nẵng
Mình cũng đã làm như vậy rồi, nhưng có nhiều công trình đã làm xong, đã báo cáo giá trị sản xuất thực hiện trong kỳ nhưng đến tháng sau lại phải làm lại, như vậy giá trị sản xuất sẽ như thế nào? Nếu chắc chắn là chỉ phải làm một lần thì mình không nói làm gì, nhưng đằng này phải làm đi làm lại cho phù hợp với ý của chủ đầu tư. Thêm nữa là, khi được phê duyệt, có công trình có giá trị lớn hơn, có công trình có giá trị nhỏ hơn, mình có thể làm điều chỉnh chi phí đã phân bổ trước đó không.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Theo như bạn Tâm nói, một số công trình đã làm xong nhưng phải làm lại do chủ đầu tư yêu cầu. Có thể nói quyền lợi và trách nhiệm của hợp đồng này chưa kết thúc và dịch vụ chưa chuyển giao hoàn toàn, vậy khi xuất hóa đơn có thể vận dụng tài khoản doanh thu nhận trước (3387) để hạch toán được chăng? Lúc này bạn sẽ không tính giá vốn ngay mà có thể treo ở 154 để sau này có thể điều chỉnh?
Nếu công trình đã hoàn thành (hay các bước thực hiện trong hợp đồng dịch vụ đã hoàn thành) nhưng chưa xuất hóa đơn thì chi phí của nó bạn có thể tính toán phân bổ lại, kể cả những chi phí chung đã phân bổ trước đó.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Trần Thị Tâm nói:
Mình cũng đã làm như vậy rồi, nhưng có nhiều công trình đã làm xong, đã báo cáo giá trị sản xuất thực hiện trong kỳ nhưng đến tháng sau lại phải làm lại, như vậy giá trị sản xuất sẽ như thế nào? Nếu chắc chắn là chỉ phải làm một lần thì mình không nói làm gì, nhưng đằng này phải làm đi làm lại cho phù hợp với ý của chủ đầu tư. Thêm nữa là, khi được phê duyệt, có công trình có giá trị lớn hơn, có công trình có giá trị nhỏ hơn, mình có thể làm điều chỉnh chi phí đã phân bổ trước đó không.
Trong nghề tư vấn, chi phí chủ yếu là lương và chi phí quản lý, và các chi phí này thường không cố định. Ví dụ, CT A Cty ký được giá cao, nhưng lương của nhân viên thì có thể không tương đồng với mức tăng giá trị đó. CT B có thể sếp ký vì giữ mối, DT chỉ bù đắp nổi CP lương, do vậy không nhất thiết phải kết chuyển CP QL vào CT đó.

Thường thì trong các công ty Tư vấn đều xây dựng một bản quy chế Tài chính để định mức các chi phí. Mặt khác do đặc thù của nghề, khí ký HĐồng thường vẫn phải trích lại % hoa hồng cho bên A (dao động từ 10-20% GTHĐ), kế tóan phải tìm cách hợp lý hóa các khỏan chi này.

Trong kỳ khi phân bổ các chi phí này hầu hết chỉ là phân bổ tạm thời (treo Tk154), và kế toán căn theo giá trị hợp đồng để có mức phân bổ hợp lý. Khi một công trình được quyết tóan, lúc đó kế toán mới thực sự kết chuyển các chi phí vào giá thành công trình hòan thành bàn giao. Nếu lỡ phân bổ quá giá trị quyết tóan, bạn có thể trả ngược vào công trình khác.

Nói chung, bạn phân bổ sao cũng được, miễn nó tương đối hợp lý và đáp ứng được nhu cầu theo dõi quản lý của chính mình và sếp.
 
H

hcl _ hn

Guest
14/9/05
27
0
0
Ha Noi
Bác ơi không phải "trích lại % hoa hồng cho bên A (dao động từ 10-20% GTHĐ)" mà phải là 20-35%. Kế toán TVXD mệt chính là ở đây.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
hcl _ hn nói:
Bác ơi không phải "trích lại % hoa hồng cho bên A (dao động từ 10-20% GTHĐ)" mà phải là 20-35%. Kế toán TVXD mệt chính là ở đây.

Có lẽ thế thật, các Cty TNHH mới thành lập thường đưa ra mức hoa hồng cao hơn nhiều để cạnh tranh với các Công ty có thâm niên trong nghề, như vậy thì chủ yếu là giảm lương phải trả cho Cán bộ CNV thôi.

Nhưng với mức 20-30% là rất cao, nếu kéo trong thời gian dài Công ty sẽ lụi tàn, vì hiện nay muốn ký được HĐ thì phải đấu thầu, giá đã down xuống nhiều rồi + CP HH này nữa thì .... :biggrin:
 
T

Trần Thị Tâm

Guest
11/2/06
6
0
0
42
Đà Nẵng
Cám ơn các bạn.
Các khoản mà chủ đầu tư ứng trước mình hạch toán vào TK131 chứ không hạch toán vào khoản doanh thu nhận trước. Theo bạn Viva nói thì cần phải có Quy chế tài chính có định mức các chi phí, nhưng định mức như thế nào, căn cứ vào đâu để có thể định mức được, có quy định hay hướng dẫn nào không? Bạn chỉ mình với. Định mức chi phí chung cho tất cả các công trình hay là định mức riêng cho từng công trình (như thế này thì khó khăn hơn vì đã là quy chế thì sử dụng cho nhiều kỳ).
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Trần Thị Tâm nói:
Cám ơn các bạn.
Các khoản mà chủ đầu tư ứng trước mình hạch toán vào TK131 chứ không hạch toán vào khoản doanh thu nhận trước. Theo bạn Viva nói thì cần phải có Quy chế tài chính có định mức các chi phí, nhưng định mức như thế nào, căn cứ vào đâu để có thể định mức được, có quy định hay hướng dẫn nào không? Bạn chỉ mình với. Định mức chi phí chung cho tất cả các công trình hay là định mức riêng cho từng công trình (như thế này thì khó khăn hơn vì đã là quy chế thì sử dụng cho nhiều kỳ).

- Các khoản mà chủ đầu tư ứng trước hạch toán vào TK131 : Đúng
- Quy chế tài chính : Mình là DNNN nên dựa vào “Quy cheá quaûn lyù taøi chính vaø haïch toaùn kinh doanh ñoái vôùi doanh nghieäp Nhaø nöôùc” ban haønh keøm theo Nghò ñònh soá 27/1999/NÑ – CP ngaøy 20 /04/1999. Nếu cần bạn có thể tham khảo và bổ sung sửa đổi phù hợp với công ty mình.
 
T

Trần Thị Tâm

Guest
11/2/06
6
0
0
42
Đà Nẵng
Có bác nào vui lòng cho em xin Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 với, có thương thì thương cho trót, các bác nhỉ.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Về quy chế tài chính nội bộ doanh nghiệp, bạn có thể tìm kiếm ngay trên WKT, có một số tài liệu mẫu mà AnhChuot một thành viên diễn đàn đã gửi lên, tài liệu này khá đầy đủ để tham khảo, còn về chuyện phân bổ chi phí chung cho các công trình, mình nghĩ bạn chỉ có thể tập hợp theo phương án tạm tính căn cứ trên báo cáo tiến độ của bộ phận dự án báo cáo, cuối năm tài chính căn cứ vào các chỉ tiêu chính thức để phân bổ lại, các thức thế nào còn tùy thuộc vào phần mềm và phương pháp hạch toán các bạn đang thực hiện.
 
T

Trần Thị Tâm

Guest
11/2/06
6
0
0
42
Đà Nẵng
Mình thử tìm trong mục thư viện rồi nhưng không thấy, u có thể chỉ cho mình đường dẫn để tìm tài liệu hướng dẫn được không. Thanks
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Trần Thị Tâm nói:
Mình thử tìm trong mục thư viện rồi nhưng không thấy, u có thể chỉ cho mình đường dẫn để tìm tài liệu hướng dẫn được không. Thanks

Bạn có thể vào đây để download về
http://webketoan.com/forum/showthread.php?t=6079

Ghi chú: Khi trao đổi, thảo luận trong diễn đàn, theo tôi nghĩ bạn nên sử dụng Đại từ danh xưng hợp lý hơn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA