các anh các chi có thể cho em lời khuyên dược chứ?

  • Thread starter VanTho
  • Ngày gửi
V

VanTho

Guest
Em làm bên đội thi công trực thuộc công ty, hiện nay có các công trinh dỡ dang và các chứng từ đều lấy tên của công ty cũ. Vậy khi thành lập công ty mới thì em phải làm sổ sách như thế nào. Và toàn bộ chứng từ có được lấy tên công ty mới không và sổ sách kế toán bên xây dựng có khác gì bên sản xuất, TM,DV không, và cách hach toán như thế nào? cám ơn các anh các chi rất nhiều
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Mình không biết công ty mới và công ty cũ của bạn thì liên hệ với nhau như thế nào. Nếu công ty mới tiếp quản hết những công trình dở dang của công ty cũ và công ty cũ hiện không còn thì bạn phải gửi công văn tới thuế và các bên liên quan thông báo tên và mã số thuế của công ty mới. Những hóa đơn đã lấy về mang tên, MST công ty cũ vẫn có thể được tính khi quyết toán công trình như bình thường.
 
L

laidang

Guest
4/2/06
13
0
0
ho chi minh
Cũng có vài cách:
- Đề nghị Cty cũ nhận toàn bộ hóa đơn đó và kê khai thuế. Sau đó xuất lại hóa đơn đã chi hộ cho Cty bạn.
- Đề nghị các Cty đã phát hóa đơn cho Cty bạn xuất lại hóa đơn hoặc bạn làm CV điều chỉnh hóa đơn đề nghị họ ký lại
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
VanTho nói:
Em làm bên đội thi công trực thuộc công ty, hiện nay có các công trinh dỡ dang và các chứng từ đều lấy tên của công ty cũ. Vậy khi thành lập công ty mới thì em phải làm sổ sách như thế nào. Và toàn bộ chứng từ có được lấy tên công ty mới không và sổ sách kế toán bên xây dựng có khác gì bên sản xuất, TM,DV không, và cách hach toán như thế nào? cám ơn các anh các chi rất nhiều

Bạn nói vậy thì có lẽ công ty mẹ nâng cấp đội xây dựng của bạn lên thành công ty trực thuộc? Nếu như vậy thì Cty mới hạch tóan phụ thuộc hay độc lập?

Bình thường, ở trường hợp hạch tóan phụ thuộc, công ty mới của bạn yêu cầu các bên liên quan đến công trình nghiệm thu khối lượng đã hòan thành. Tập hợp chứng từ về MST cty mới để hạch tóan cho phần tiếp theo. Và nếu vậy các hợp đồng phải ký lại tòan bộ cho phần còn dở dang. Nếu công trình nhỏ thì có thể cứ để vậy làm tiếp, chi phí vẫn tập hợp cho công ty mẹ cho đến khi hết công trình (không phải ký lại hợp đồng nữa).
 
V

VanTho

Guest
cám ơn các anh các chi dã cho em loi khuyên!!!
 
V

VanTho

Guest
các anh các chị có thể cho em xin ý kiến được không ạ: khi ký một hợp đồng xây dựng một công trình hay nhiều hạng mục công trình mà dự toán khoản 250.000.000 mà chi phí thực tế lại vượt mức dự toán khoảng 300.000.000 vậy thì chi phí vượt đấy có thể đưa vào quyết toán công trình hay hang mục công trình đó không? và nếu như cơ quan thuế không chấp nhận thì toàn bộ chi phí đó phải quyết toán như thế nào. Các chi phí đó lại chỉ có mỗi công trình hoặc hạng mục công trình đó sử dụng được thôi "cũng như là mua gạch, cát, đá, ximăng nhiều quá chi phí trên chứng từ đội lên mà công trình khác lại không sử dụng loại vật tư này " mong các anh chị giúp đỡ ??? cảm ơn các anh các chị rất nhiều
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Tớ move thread này qua XD dân dụng
Đây là vấn đề mà các kế toán cho các công ty nhỏ hay gặp, vì chủ DN và khách hàng đã hạ bớt giá trị XD thực tế nhằm tránh bớt các khoản thuế phải nộp nhằm giải chi cho các vật tư không lấy được chứng từ cũng như các khoản chi không có hóa đơn khác.
Để biết được giá trị hợp đồng có thấp hơn so với thực tế hay không, bạn nên đặt thẳng vấn đền với chủ DN để có cách giải quyết. XD nào cũng có 2 sổ cả, làm đúng thì chúng ta không có lợi nhuận (thậm chí lỗ)! Đây là thực tế mà ta phải chấp nhận. Tuy vậy không nên hạ giá quá nhiều, và bạn phải lường trước để báo cho chủ DN không lấy hóa đơn nhiều quá.
Về chi phí NVL bạn không nên đưa trực tiếp từ hóa đơn vào thẳng công trình mà cần tập trung lại sau đó phân bổ dựa trên Nhật ký công trình. Nếu không có Nhật ký thì phải biết làm Nhật ký từ dự toán. Công trình mới xây thì sử dụng bê tông thép, đá, giai đoạn cuối thì sơn, cửa, ngói v...v
 
X

x_hiieu

Guest
12/11/04
41
0
0
binh duong
Bạn nên kiểm tra lại dự toán xem có tính thiếu không, hay trong lúc thi công có hạng mục, khối lượng nào phát sinh không. Kiểm tra lại điều đó để thương lượng lại với đối tác cũng như có cơ sở để đối phó sau này.
 
V

VanChau

Cao cấp
29/10/05
595
1
16
43
Ha Noi
www.prospace.com.vn
VanTho nói:
các anh các chị có thể cho em xin ý kiến được không ạ: khi ký một hợp đồng xây dựng một công trình hay nhiều hạng mục công trình mà dự toán khoản 250.000.000 mà chi phí thực tế lại vượt mức dự toán khoảng 300.000.000 vậy thì chi phí vượt đấy có thể đưa vào quyết toán công trình hay hang mục công trình đó không?

Việc phát sinh thêm là chuyên thường, bạn lập Phụ lục Hợp đồng bổ sung những hạng mục công việc phát sinh thêm, lập 1 bộ hồ sơ của phần phát sinh đúng như hồ sơ xây lắp bình thường (có đủ chữ ký, xác nhận của các bên Chủ đầu tư, thiết kế, tư vấn giám sát, thi công) thì giá trị phát sinh thêm được đưa vào quyết toán. Nếu bổ sung hồ sơ lằng nhằng quá, chậm mất tiến độ trả tiền , thì thương lượng với Chủ đàu tư ký 1 ợp đồng kinh tế mới cho những hạng mục phát sinh này.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Bạn Vanchau nói rất đúng.

Công trình XD nào cũng đều có phát sinh cả, và người ta thường lợi dụng điều này để lách luật hay phục vụ các mưu tính về lợi nhuận. Sau khi ký hợp đồng chính thức, các bên hay tìm cách bày ra các khỏan phát sinh (đôi khi giá trị phát sinh tổng cộng có thể tương đương khối lượng XD chính). Các khỏan phát sinh này khá biến thiên và đứng về mặt quản trị sẽ giảm thiểu khả năng quản lý - giám sát của cấp quản lý.
 

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA