Lam the nao de hach toan doanh thu

  • Thread starter kimchi29
  • Ngày gửi
K

kimchi29

Guest
Xin cau cuu cac bac tien boi mot van de ma em dang vuong mac:
Doi voi doanh thu cua dich vu dao tao (don vi la truong dan lap day nghe) thi viec tinh doanh thu de hach toan vao mot nien do ke toan that la kho' boi vi`phan hoc phi cac hoc vien do'ng la cua nhieu ky`. Va lai, trong truong hop so hoc phi do' co the duoc thu lam nhieu lan khac nhau va moi lan theo mot muc khac nhau nhu the thi` lam sao xac dinh duoc doanh thu thuc te thuc hien trong nam?

Vi du: Muc hoc phi cua 1 nam hoc la 8 trieu va duoc chia lam 12 lan dong khac nhau theo trinh tu nhu sau: 1,4 tr - 1tr - 1tr - 0,6 tr va 0,5tr cho 8 lan dong con lai. Nhu vay, neu lop khai giang khong phai vao dau nam thi co cach nao xac dinh duoc moi lien he giua tien thu va doanh thu cho nam tai chinh do'?

Cac bac oi..giup em gap gap mot chut.... Xin cam on nhieu.

C.Kim
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hongminh

Guest
11/2/04
51
0
0
113
Hà Nội
www.mylinh.info
Bạn xem lại về doanh thu thực hiện và doanh thu chưa thực hiện xem, co' hướng dẫn cụ thể trong thông tư 89 về hướng dẫn 4 chuẩn mực kế toán trong đó có hướng dẫn về Doanh thu.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
OK, bạn cứ hạch toán doanh thu từng tháng theo đúng đơn giá trường đã ban hành, khi hạch toán toán doanh thu ghi nợ vào TK công nợ, đến khi thu được của học sinh thì ghi có TK công nợ đó. Trường hợp học sinh đóng trước cho cả năm học ngay từ đầu kỳ hạch toán vào bên có TK công nợ (người mua ứng trước - chứ không phải doanh thu nhận trước - dành cho mua bán trả góp).

Trường hợp học sinh bỏ học hoặc không đóng tiền học phí chắc là được đưa vào chi phí chứ hả??? Không biết có được lập dự phòng cho khoản này, vì nếu trường học đó là trường dân lập thì thực hiện kế toán doanh nghiệp phải không, nói chung tôi không có kinh nghiệm lắm, tưởng tượng ra nó là như vậy.
 
C

congham

Sơ cấp
22/3/04
41
0
6
42
HA TAY
Truy cập trang
thưc ra mà nói bạn khoong nhất thiết phải hạch toán từng tháng một đâu ,bạn có thể hạch toán mỗi quý một lần mà.như vậy bạn có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định doanh thu hơn .Sau khi tập hợp những chứng từ co liên quan thì bạn chỉ cần hạch toán bình thường thôi chứ có gì đâu...
nếu bạn còn thắc mắc bạn có thể gửi email cho tôi ,tôi sẽ giúp bạn miễn phí
ngoisaoxanh_82000@yahoo.com
 
M

Morning Star

Guest
28/11/03
66
0
6
Hà Nội
Truy cập trang
thưc ra mà nói bạn khoong nhất thiết phải hạch toán từng tháng một đâu ,bạn có thể hạch toán mỗi quý một lần mà.như vậy bạn có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định doanh thu hơn
MS k0 nghĩ thế. Trường học có rất nhiều khoản chi phí tương đối lớn được tính theo tháng - như tiền lương giáo viên, tiền thuê giảng đường, tiền điện... Hơn nữa như bạn kimchi nói, có nhiều lớp học khai giảng vào những thời điểm khác nhau, nên có lẽ hạch toán theo quý cũng chẳng dễ dàng gì hơn theo tháng cả.
Để hạch toán doanh thu trong trường hợp này tốt nhất, theo MS kế toán phải theo dõi sát sao việc đóng học phí của từng học viên. Thực ra trường học cũng chỉ có thu học phí là quan trọng nhất nên có mất công một chút thì có sao đâu đúng k0.
Ví dụ nhé:
- Ngày 15/3/04 trường khai giảng khóa 3. Số học viên đăng ký là 10.
- Ngày 16/3, 9 học viên đóng học phí lần 1 là 1.4tr/ng. Số học phí này, giả sử, được chia cho 3 tháng 3,4,5 với tỉ lệ tương ứng 30%, 40%, 30% (căn cứ vào số buổi học từng tháng), thì kế toán ghi:
Nợ TK 1111, 1112, 1121, 1122
Có TK 511 : 9ng x 1.4tr x 30%
Có TK 3387 : 9ng x 1.4tr x 70%
- Đến hết ngày 31/3 mà 1 học viên còn lại vẫn chưa đóng đợt 1 thì phải ghi nhận khoản phải thu thôi:
Nợ TK 131
Có TK 511 : 1ng x 1.4 tr x 30% --> bắt buộc phải ghi nhận thì mới phản ánh chính xác doanh thu trong tháng
Có TK 3387 : 1ng x 1.4tr x 70% --> theo ngu ý của MS thì k0 cần định khoản này vì chưa chắc học viên có đóng hay k0 mà doanh thu cũng chưa được thực hiện
- Ngày 1/4, kết chuyển doanh thu được thực hiện trong tháng 4:
Nợ TK 3387 : 9ng x 1.4tr x 40%
Có TK 511 : 9ng x 1.4tr x 40%
- Ngày 6/4, học viên chưa đóng tiền nộp tiền lần 1, ghi:
Nợ TK 1111, 1112... :1.4tr
Có TK 131: 1.4tr x 30%
Có TK 511: 1.4tr x 40%
Có TK 33871: 1.4tr x 30%
- Tương tự với các lần đóng sau.
Cách làm này đòi hỏi kế toán rất nhiều thời gian, cần tỉ mỉ và chính xác (kế toán mà lị). Một quyển sổ chi tiết doanh thu theo dõi chi tiết doanh thu của từng học viên là điều rất cần thiết. Theo cách này kế toán k0 gặp khó khăn gì với những khóa học khai giảng k0 trùng với năm tài chính hoặc khi có học viên vào nhập học giữa chừng. Doanh thu thì được xác định rất đầy đủ và chi tiết, tháng nào ra tháng nấy, đúng k0?

Trường hợp học sinh đóng trước cho cả năm học ngay từ đầu kỳ hạch toán vào bên có TK công nợ (người mua ứng trước - chứ không phải doanh thu nhận trước - dành cho mua bán trả góp).
MS nghĩ hạch toán như thế này thì hoàn toàn sai.
Thứ nhất, chuẩn mực doanh thu không chỉ qui định TK 3387 chỉ để hạch toán trong trường hợp mua bán trả góp. Còn được hạch toán vào đó các khoản thu trước cho nhiều năm của hoạt động cho thuê tài sản nữa cơ mà. Việc thu trước học phí trong trường học cũng giống như thu trước tiền cho thuê tài sản vậy.
Thứ hai, thu học phí hoàn toàn khác với việc thanh toán với khách hàng về việc thực hiện một hợp đồng nào đó. Hầu hết, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy các trường đều thu học phí trước cho 1 khóa học. Vì ngay thời điểm học viên nhập học, nhà trường đã phải "chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích" của mình rồi - khi đã ghi danh cho 1 học viên thì nhà trường mất đi cơ hội nhận học viên khác. Thế là thỏa mãn điều kiện thứ nhất để xác định khoản thu trước đó là doanh thu rồi nhé. Để tổ chức lớp học thì trường học cũng đã phải trả trước rất nhiều khoản chi phí nên 2 tiêu chuẩn "đảm bảo doanh thu tương đối chắc chắn" và "xác định được chi phí liên quan" cũng được thỏa mãn. Nên có thể ghi khoản thu ban đầu vào TK 3387
Việc thanh toán với khách hàng về việc thực hiện một hợp đồng nào đó thì khác - thời điểm ký kết hợp đồng - nếu là hợp đồng cung cấp hàng hóa, thì doanh nghiệp chưa chưa phải chịu nhiều rủi ro lắm. Không bán được cho thằng này thì bán cho thằng khác, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về DN. DN cũng k0 đảm bảo có thực hiện được hợp đồng hay k0. Nên khoản thu ban đầu được ghi vào TK 131 - ứng trước.
MS hiểu thế có đúng k0 nhỉ - thực sự là đang làm như thế mà cũng k0 sure lắm. Nhờ các anh chị cao thủ phân tích và chỉ giáo giùm em với.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
1. Hạch toán doanh thu theo các khoản thực thu như Sao Mai rắc rối quá chừng, lại còn khó cho kế toán máy nữa, tốt nhất là khi có danh sách học viên và lập ngay một bảng kê phải thu học phí và đem hạch toán doanh thu, theo tháng hay theo quý còn tùy thuộc vào cách tập hợp chi phí có thường xuyên hay không của trường học (có thể phải kết toán cả năm cũng nên). Không nên ghi nhận vào doanh thu nhận trước vì dịch vụ chưa hoàn thành thì số tiền mà học sinh đóng học phí vẫn phải hoàn trả cho học sinh nếu trường hợp ngưng hợp đồng giữa trừng nguyên nhân do phía nhà trường hoặc một nguyên nhân khách quan nào đó, TK 3387 được ghi nhận khi doanh thu đó là chắc chắn. Ghi nhận vào TK 131 nghĩa là xác định quyền sở hữu vẫn chưa hoàn toàn thuộc phía nhà trường.

2. Việc xác định doanh thu nhận trước hay chỉ coi đó là một khoản nợ còn phải xem xét vấn đề thực hiện nộp thuế với ngân sách nữa, à mà tôi không biết loại hình kinh doanh này có chịu thuế GTGT hay không, và nếu có phải chịu thì hình thức nộp trên doanh số hay trên lượng tiền học phí thu được. Chắc là không phải nộp loại thuế này, thậm chí còn được miễn trừ thuế TNDN nữa phải không.

3. Việc dạy học cũng có thể coi là một loại hình kinh doanh dịch vụ, do đó thời điểm để xác định dịch vụ hoàn thành không thể ngay từ ngày đầu nhập học được - các chi phí ban đầu để tổ chức một lớp học là chi phí cố định cho dịch vụ đó, có thực hiện hay không thì nó vẫn phát sinh. Không thể nói rằng "đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích được".
 
M

Morning Star

Guest
28/11/03
66
0
6
Hà Nội
Truy cập trang
MS vẫn bảo lưu ý kiến hạch toán khoản học phí nộp trước vào TK 3387. Đúng là trong thực tế có những trường hợp phải hoàn lại học phí cho học sinh nhưng cũng chỉ hoàn lại một số phần trăm nào đó, k0 hoàn lại hết đâu. Còn chủ yếu vẫn là nộp rồi thì k0 hoàn lại.
MS cũng tiếp thu ý kiến của anh Hyper về cái vụ hạch toán hơi lằng nhằng. MS sẽ cố gắng đơn giản hóa nó đi. Nhưng cũng khó lắm vì học sinh của trường MS nhập học lung tung, chẳng theo khóa gì cả, đóng tiền lại còn tính theo số buổi đến trường nữa chứ. Rắc rối lắm.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA