Phải làm gì nếu Giám đốc nói: "Có lẽ em không thích hợp với vị trí này?"

  • Thread starter huyenthuongly
  • Ngày gửi
ptnthuy93

ptnthuy93

Cao cấp
17/9/15
359
31
28
31
mới vào làm, chưa cần thể hiện khả năng vượt trội quá, chỉ cần bạn làm tốt vc đc giao thì b sẽ yên tâm, còn sau này vào chính thức b tha hồ mà thể hiện khả năng, trừ khi b quá giỏi, thì b hãy thể hiện ngay từ đầu, nếu ko sợ bị ghét. hihi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,194
987
113
mới vào làm, chưa cần thể hiện khả năng vượt trội quá, chỉ cần bạn làm tốt vc đc giao thì b sẽ yên tâm, còn sau này vào chính thức b tha hồ mà thể hiện khả năng, trừ khi b quá giỏi, thì b hãy thể hiện ngay từ đầu, nếu ko sợ bị ghét. hihi.
Đặc thù của nghề kế toán ko thể giỏi ngay được.
Đấy là đặc thù.
Nó ko giống nghề IT.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Đặc thù của nghề kế toán ko thể giỏi ngay được.
Đấy là đặc thù.
Nó ko giống nghề IT.

Nghề IT, để làm được việc thì mất tối thiểu 1 năm mới gọi là level 1.

Nghề nào nó cũng có mức chuyên sâu của nó. Ko phải làm đc ra vài ba cái phần mềm, viết dăm ba cái trang web hay lắp được cái máy tính thì được gọi là làm IT giỏi đâu. Triển khai ERP cũng là IT, Tester cũng là IT, Kiến trúc sư trưởng của một hệ thống cũng là IT, mà Software Engineer cũng IT, "Tiến sĩ" Mạng cũng gọi là IT (cả VN hình như chỉ có 2-3 ông này thôi), hay Software Project Manager cũng là IT, Software Configuration Manager cũng là IT, v.v.... Nên các bạn đừng hiểu nhầm về nghề IT là đơn giản nhé.

Tương tự, nếu nói tiếng anh ABC cũng là nói tiếng anh, nhưng có người cả đời người cũng chỉ nghiên cứu chuyên sâu về tiếng anh (giống như những người nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Việt ấy). IT Giỏi thực thụ ở VN có mấy người đâu.

Có người 30 năm trong nghề IT mà vẫn phải học công nghệ mới, bởi công nghệ nó mới hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Trong ngành IT có khoảng độ 1000 ngành dọc (chắc phải hàng chục nghìn chứ 1000 là hơi ít)

P/S: 3 năm ra làm IT mình hỏi cho 3 câu là đứt gánh.
 
Sửa lần cuối:
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
tớ sợ cái cảnh giỏi bị người ta ghét

Thời buổi nào rồi còn sợ. Bạn trong nhà nước à. Trong nhà nước thì thôi trao đổi làm gì vấn đề này ;)
 
H

hanhhihe

Guest
17/11/15
129
10
18
31
Mình thì lại sợ ko đủ giỏi để người ta giữ, chứ học giỏi thì được điểm cao, làm giỏidduwojchif dư lương cao mà.
tớ sợ cái cảnh giỏi bị người ta ghét
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Mình thì lại sợ ko đủ giỏi để người ta giữ, chứ học giỏi thì được điểm cao, làm giỏidduwojchif dư lương cao mà.

Em hãy cố gắng nghe video chia sẻ của TS Lê Thẩm Dương này đi nhé (Đừng để ý tới cái tiêu đề vì đấy là tiêu đề tạo sốc để marketing cho video thôi)

Khi em nghe video thì em cũng ghi lại (note lại) những ý chính của Video. Bài chia sẻ này nói lên tình trạng các bạn sinh viên trẻ đang thiếu gì, và cần phải định hướng như thế nào.
 
  • Like
Reactions: kyoclover4292
H

hanhhihe

Guest
17/11/15
129
10
18
31
Chào em. Đọc những gì em viết chị cảm nhận ra được em sẽ thanh công nếu em biết đường đi như thế nào. Em đã rất chuyên cần nhưng em thiếu phương pháp, em biết là cần phải tư duy nhưng em không biết phải tư duy như thế nào là đúng. Điều đó không phải chỉ riêng em và điều đó không phải kết quả của một thời gian ngắn, đó là một quá trình thay đổi và luyện tập liên tục và thường xuyên. Chị nghĩ rằng chị sẽ giúp được em cải thiện và em sẽ trở thành kế toán giỏi sau này nếu em ở SG và nếu em tin và theo phương pháp của chị. Ở đây chị chia sẻ với em một chút về cách của em. Và qua đây chị cũng muốn chia sẻ với các bạn khác như em.

:" Học kiến thức, học trải nghiệm và học kinh nghiệm... Nhờ vậy sẽ đi nhanh hơn, ít tốn sức lực hơn, và ít nguy cơ thất bại hơn!"
Với phương châm đó, nên để ít tốn sức lực, ít nguy cơ thất bại hơn thì chúng ta luôn luôn phải học. Và cái sai lầm là các em chỉ nghĩ nghĩ phải trãi qua rồi mới gọi là có kinh nghiệm, và không nghĩ rằng kinh nghiệm, trãi nghiệm là điều có thể học. Cho nên các em thường tin tưởng và tìm học từ những người đã thực tế làm qua các công việc đó, thậm chí tin một cách mù quáng, học một cách máy móc, học không tư duy và không biết ứng dụng phù hợp.

Vì những cái em cần nó rất nhiều thứ, chị không nghĩ rằng chỉ một vài bài chia sẻ thì có thể giúp em được cái em mong muốn, nên nghĩ ra cái gì, viết được cái gì thì chị sẽ viết cái đó.
Theo quan điểm của chị, em cần xác định:
1. Mình là ai?Em có đánh giá bầng SWOT. ( tìm trên mạng để hiểu thêm). Đó là Điểm mạnh- Điểm yếu- Mục tiêu- Nguy cơ. Biết nhận diện ra các điều đó và biết mình cần phải làm gì để khắc phục điểm yếu nào, phát huy thế mạnh nào, Biết nguy cơ của mình thực sự là gì để hạn chế đừng để có môi trường xảy ra nguy cơ. Trong cái mục tiêu em theo SMART: Cụ thể- Đo lường được- Vừa sức- Thực tế - Có thời hạn; Cái vừa sức thì em phải lưu ý: khả năng có thể đạt được nhưng phải cao hơn khả năng hiện tại của mình một chút để có sự phấn đấu và phát triển
2. Luôn luôn hỏi xem mình đang muốn gì trong mỗi công việc, để xác định cách làm của mình để đạt đến điều cụ thể cần phải làm
3. Cái gì cũng có cái giá của nó: Điều này để nhắc chúng ta nhớ đến một khái niệm nhân quả, cũng như nhắc cho chúng ta nhớ muốn có cái gì đó thì phải mất đi một cái gì để có chứ không tự nhiên có được, và cũng không phải chỉ 1 lần gieo trồng là có quả để hưởng mãi mãi.

Một trong những việc cần có đó là sự tự tin. Không ai có thể cho mình cái tự tin khi bản thân mình không nổ lực để có điều đó. Để tự tin thì phải biết trang bị cho mình những điều cần thiết cho sự tự tin( đó là những kiến thức, trãi nghiệm và những gì liên quan đến lĩnh vực đó) và một điều quan trọng mà người ta không thể nào nâng sự tự tin của mình được đó là: người ta không biết học cách chấp nhận sự thất bại. Em cũng vậy. Chắc chắc em sẽ không bao giờ tự tin được nếu em không bỏ được cái này : không dám hỏi vì sợ bị chê, suy nghĩ vu vơ, em t hỏi, liệu với tình hình này, chỉ nhiệt tình và chăm chỉ thôi, có đc sếp giữu lại ko, hay lại bị out. Mình dở thì bị chê là đúng rồi, mình phải được nhiều lần có người chê như vậy để tìm ra yếu điểm của mình mà khắc phục, khi mình khắc phục được yếu điểm thì sẽ tự nhiên tăng thêm tự tin thôi. Thay vì suy nghĩ vu vơ thì hãy suy nghĩ rằng: mình phải làm gì để tự nâng mình lên, để sếp luôn muốn giữ mình lại cho công ty, hay tình huống xấu là phải rời công ty này thì mình có đủ năng lực, đủ tự tin để tìm công việc ở nơi khác.

Về việc em cần tư vấn hoàn thiện hsơ kế toán ==> chị đọc câu này chị cảm nhận em không phải là đối tượng chị muốn hướng tới, với chị hồ sơ kế toán là một phần trong công việc kế toán thôi, nhưng đó là cái kết quả để nhìn thấy công việc hoàn thành. Đó là hình thức, chị lại hướng đến cái cách để tư duy, làm việc, xử lý công việc.... để có được cái kết quả mà chị thấy là hữu ích, hiêu quả nhất thôi.

Hy vọng là bài viết này giúp được em nghiệm ra điều gì đó hữu ích cho em


Rất cám ơn chị đã dành thời gian đọc và cho em lời khuyên bổ ích. Em cũng thấy bản thân mình cần xác định lại phương hướng và áp dung phương pháp hợp lý. Em đã từng thc tập và làm vic ở một công ty khác, nên về cơ bản, em cũng đã năm được nghiệp vụ và quy trình. Tuy nhiên, sang công ty mới, loại hình mới, và sổ sách chưa đầy đủ, em đang cần người tư vấn giúp để em dọn dẹp chúng đợc gọn gàng, cty em đều mua thực bán thực, chỉ có điềều sổ sách cà chứng từ chị kt cũ in ra đã khớp hết chưa thì kỹ năng kiểm tra này em còn hơi non ạ.
 
  • Like
Reactions: xuantham
H

hanhhihe

Guest
17/11/15
129
10
18
31
Em hãy cố gắng nghe video chia sẻ của TS Lê Thẩm Dương này đi nhé (Đừng để ý tới cái tiêu đề vì đấy là tiêu đề tạo sốc để marketing cho video thôi)

Khi em nghe video thì em cũng ghi lại (note lại) những ý chính của Video. Bài chia sẻ này nói lên tình trạng các bạn sinh viên trẻ đang thiếu gì, và cần phải định hướng như thế nào.


Cám ơn anh, tối nay em sẽ bỏ đọc Nguyễn Nhật Ánh để xem video này :))
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Rất cám ơn chị đã dành thời gian đọc và cho em lời khuyên bổ ích. Em cũng thấy bản thân mình cần xác định lại phương hướng và áp dung phương pháp hợp lý. Em đã từng thc tập và làm vic ở một công ty khác, nên về cơ bản, em cũng đã năm được nghiệp vụ và quy trình. Tuy nhiên, sang công ty mới, loại hình mới, và sổ sách chưa đầy đủ, em đang cần người tư vấn giúp để em dọn dẹp chúng đợc gọn gàng, cty em đều mua thực bán thực, chỉ có điềều sổ sách cà chứng từ chị kt cũ in ra đã khớp hết chưa thì kỹ năng kiểm tra này em còn hơi non ạ.

Em vẫn hiểu sai cái mà anh và chị Thắm đưa ra lời khuyên.

Tóm lại: Một người có phương pháp, tư duy thì họ phần lớn sẽ tự biết giải quyết các vấn đề mới bằng các biện pháp khác nhau. Chính vì em chưa có cái đó nên em mới đến cty này thì biết 1 chút, sang cty kia thì lại mới toe. Ví dụ vấn đề sắp xếp sổ sách kế toán thì ở trên các tài nguyên của webketoan có rất rất nhiều người chia sẻ cách làm rồi. Thậm chí có cả các chia sẻ về kỹ năng kiểm tra đúng sai.

Với lại, nếu biết phương pháp, biết tư duy đúng thì 1 phát em tìm được thầy ngay mà ko phải hỏi.

Nói nôm na như thế này em hiểu:

Em hiện nay đang đói, thèm ăn con CÁ.

- Em muốn ai đó bán cho em con cá, hoặc cho em con cá.
- Có người thì muốn cho em cái cần câu, dạy em cách câu cả, chỉ cho em chỗ có cá để ra đó mà câu.
- Có người thì lại ko cho em cá, ko cho em cần câu, mà chỉ cho em cái TINH THẦN CÂU CÁ. Khi có tinh thần câu cá thì em tự đi tìm tre vót cần, tự đào giun kiếm mồi, tự học cách xác định chỗ có cá, tự học cách câu cá từ rất nhiều nguồn khác, và tự kiếm cá cho mình, thậm chí cho cả người khác.

Cách thứ 3 sẽ đem lại cho em sự lâu dài, và có thể giúp em không chỉ mỗi kiếm cá mà có thể tự kiếm bất cứ cái gì khác,
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,194
987
113
Nghề IT, để làm được việc thì mất tối thiểu 1 năm mới gọi là level 1.

Nghề nào nó cũng có mức chuyên sâu của nó. Ko phải làm đc ra vài ba cái phần mềm, viết dăm ba cái trang web hay lắp được cái máy tính thì được gọi là làm IT giỏi đâu. Triển khai ERP cũng là IT, Tester cũng là IT, Kiến trúc sư trưởng của một hệ thống cũng là IT, mà Software Engineer cũng IT, "Tiến sĩ" Mạng cũng gọi là IT (cả VN hình như chỉ có 2-3 ông này thôi), hay Software Project Manager cũng là IT, Software Configuration Manager cũng là IT, v.v.... Nên các bạn đừng hiểu nhầm về nghề IT là đơn giản nhé.

Tương tự, nếu nói tiếng anh ABC cũng là nói tiếng anh, nhưng có người cả đời người cũng chỉ nghiên cứu chuyên sâu về tiếng anh (giống như những người nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Việt ấy). IT Giỏi thực thụ ở VN có mấy người đâu.

Có người 30 năm trong nghề IT mà vẫn phải học công nghệ mới, bởi công nghệ nó mới hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Trong ngành IT có khoảng độ 1000 ngành dọc (chắc phải hàng chục nghìn chứ 1000 là hơi ít)

P/S: 3 năm ra làm IT mình hỏi cho 3 câu là đứt gánh.
Chả cần 3 năm.
10 năm mà hỏi kiểu lý luận thì chắc ng ta cũng chết.
Nói như bạn ai làm công việc lquan đến kế toán cũng là kế toán hà?
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Chả cần 3 năm.
10 năm mà hỏi kiểu lý luận thì chắc ng ta cũng chết.
Nói như bạn ai làm công việc lquan đến kế toán cũng là kế toán hà?

Tất cả các công việc liệt kê ở trên dân IT đều phải học (không có món nào là ko phải học cả). Một người làm IT ra đều học rất nhiều thứ, nhưng khi đi làm họ thường chỉ đi sâu vào 1 hoặc 1 vài thứ mà thôi.

Do đó, tốt nhất ko nên coi thường hay đánh giá nghề nào khó nghề nào dễ. Mình viết là với mục đích đó. Nghề nào chuyên sâu cũng đều khó cả.

P/S: Mình chỉ hỏi về kiến thức IT, ko cần hỏi về công việc liên quan. Các công việc đó ko phải là công việc liên quan. Tất cả những cái mình liệt kê ra đó đều là những việc của dân IT chuyên ngành. Ví dụ trong quá trình học IT, ai cũng phải học môn Quản trị dự án, một thiết kế, môn Test (Tester, Test Manager), v.v... Không phải IT chỉ là mỗi lắp máy tính hay lập trình (coder). Coder (lập trình) chỉ là 1 vai trò trong RẤT RẤT nhiều vai trò của ngành CNTT, của IT. Thậm trí trong một số trường học, IT còn phải học môn IT Strategic (xây dựng chiến lược CNTT cho DN), v.v...

Tương tự như vậy, ngành kế toán, ngành tài chính, ngành kiểm toán cũng thế. Có những rất nhiều thứ đã từng học, có rất nhiều thứ phải áp dụng, v.v...

Tương tự, ko ai người ta đi so sánh ngành cơ khí chế tạo với ngành vi sinh học. Chế tạo máy bay với nghiên cứu cơ thể của con người, thiết kế bo mạch (cũng là IT) với làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính, v.v... cả. Mỗi ngành nghề có độ sâu, độ khó và có định nghĩa về "mức giỏi" với các tiêu chí khác nhau.
 
Sửa lần cuối:
H

hanhhihe

Guest
17/11/15
129
10
18
31
Em vẫn hiểu sai cái mà anh và chị Thắm đưa ra lời khuyên.

Tóm lại: Một người có phương pháp, tư duy thì họ phần lớn sẽ tự biết giải quyết các vấn đề mới bằng các biện pháp khác nhau. Chính vì em chưa có cái đó nên em mới đến cty này thì biết 1 chút, sang cty kia thì lại mới toe. Ví dụ vấn đề sắp xếp sổ sách kế toán thì ở trên các tài nguyên của webketoan có rất rất nhiều người chia sẻ cách làm rồi. Thậm chí có cả các chia sẻ về kỹ năng kiểm tra đúng sai.

Với lại, nếu biết phương pháp, biết tư duy đúng thì 1 phát em tìm được thầy ngay mà ko phải hỏi.

Nói nôm na như thế này em hiểu:

Em hiện nay đang đói, thèm ăn con CÁ.

- Em muốn ai đó bán cho em con cá, hoặc cho em con cá.
- Có người thì muốn cho em cái cần câu, dạy em cách câu cả, chỉ cho em chỗ có cá để ra đó mà câu.
- Có người thì lại ko cho em cá, ko cho em cần câu, mà chỉ cho em cái TINH THẦN CÂU CÁ. Khi có tinh thần câu cá thì em tự đi tìm tre vót cần, tự đào giun kiếm mồi, tự học cách xác định chỗ có cá, tự học cách câu cá từ rất nhiều nguồn khác, và tự kiếm cá cho mình, thậm chí cho cả người khác.

Cách thứ 3 sẽ đem lại cho em sự lâu dài, và có thể giúp em không chỉ mỗi kiếm cá mà có thể tự kiếm bất cứ cái gì khác,

Thanks vì lời khuyên chân thành của anh!
Kế toán muôn màu muôn vẻ, là môn vận dụng, chứ ko phải là mô phạm cứng nhắc, chính vì thế, như anh nói, phươg pháp truyền "tinh thần câu cá" mới là cốt lõi, nền tảng cho mọi viêc em sẽ vấp phải sau này. Nhưng cũng chính cái vận dung đó, lại khó cho chính em hiện tại, em chưa đủ chín để biết được, đâu là vận dụng đúng, đâu là vận dung sai. Và cách chị KT cũ đã vận dung, với cách em hiêu đang khác biêt ở chỗ nào.
Trước mắt, em nghĩ cái em cần là 1 người hướng dẫn cho em, nhìn cách người ta làm để mình học hỏi và vận dụng theo cách của mình, em nghĩ đó là phương pháp nhanh nhất để em làm tốt việc hiện tại - dọn dẹp sổ sách 2013-2014 và chuẩn bị cho mùa quyết toán 2015 đang đến.
Cái anh chị nói đúng thật đấy, chị gái em cũng nói với em y chang vậy, nhưng việc thả con mình vào hồ bơi, mà ko thả kèm cho nó cái phao, thì việc học bơi của nó, sẽ như kiểu hành xác nó vậy. Có cái phao, nó sẽ học bơi nhanh hơn rất nhiều, và chí ít, nó sẽ ko có nguy cơ bị chìm. Ý em là thế.
.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Trước mắt, em nghĩ cái em cần là 1 người hướng dẫn cho em, nhìn cách người ta làm để mình học hỏi và vận dụng theo cách của mình, em nghĩ đó là phương pháp nhanh nhất để em làm tốt việc hiện tại - dọn dẹp sổ sách 2013-2014 và chuẩn bị cho mùa quyết toán 2015 đang đến.
Cái anh chị nói đúng thật đấy, chị gái em cũng nói với em y chang vậy, nhưng việc thả con mình vào hồ bơi, mà ko thả kèm cho nó cái phao, thì việc học bơi của nó, sẽ như kiểu hành xác nó vậy. Có cái phao, nó sẽ học bơi nhanh hơn rất nhiều, và chí ít, nó sẽ ko có nguy cơ bị chìm. Ý em là thế.

Anh biết ý của em. Nhưng em chưa đọc kỹ đoạn này:

Với lại, nếu biết phương pháp, biết tư duy đúng thì 1 phát em tìm được thầy ngay mà ko phải hỏi.

Bởi tự nhiên ko có ai nhận người lạ để hướng dẫn đào tạo mà ko có làm quen cả em ạ (trừ phi người ta bán cho em cái gì).

Tại sao muốn nhận 1 cái gì đó, thì ta phải bỏ công sức, ít nhất là công sức tìm kiếm và công sức tiếp cận.

Trong kinh doanh có phương pháp bán hàng 3B. Tức là muốn bán cho ai đó cái gì thì phải làm BẠN, rồi BÀN về cái đó, rồi mới tới BÁN.

Em muốn có cá, thì em phải dần từng bước: tìm kiếm, tiếp cận làm quen, rồi mới tới NHẬN. Em muốn NHẬN ngay (tức là có 1 ai đó giúp ngay) là rất khó. Ví dụ: Anh giới thiệu em cho 1 người nào đó giúp, họ phải hỏi: Cô bé đó là ai, có phải em gái anh ko, hắn học trường nào, hắn làm ở đâu, v.v... Chứ ko phải bộp cái là họ giúp em ngay.

Tư duy, phương pháp nó là ở chỗ đó đấy. Ko cái gì là tức thời, là giục tốc bất đạt cả. Muốn có gạo ăn thì hoặc là mình phải bỏ tiền ra mua, hoặc là do ai đó tốt bụng tự nguyện cho, hoặc là do mình cày cấy, gặt, nấu,...

Ở trên anh đã nhắc tới 2 nick là người ngoài HN rồi. Vậy mà em vẫn ko tiếp tục sử dụng kỹ năng cơ bản là tìm kiếm. Chẳng nhẽ anh lại đặt hẳn cá lên đĩa cho em như thế này :) và như thế này: #khongminh

Kỹ năng tìm kiếm là 1, kỹ năng tiếp cận là 2, kỹ năng giải quyết vấn đề là 3, v.v... Em có biết là để thành công thì có tới 50 kỹ năng như vậy (và cần luyện cả đời) không?
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
tớ sợ cái cảnh giỏi bị người ta ghét

Nếu chọn lựa giữa việc bị một số ít người ghét, và không biết bao nhiêu cơ man người khinh thì bạn chọn cái nào? Bạn phải chọn 1 trong 2 chứ không thể nói không chọn
 
ptnthuy93

ptnthuy93

Cao cấp
17/9/15
359
31
28
31
Đặc thù của nghề kế toán ko thể giỏi ngay được.
Đấy là đặc thù.
Nó ko giống nghề IT.
thế nên mình mới nói, b đâu cần fai thể hiện ngay. cứ làm tốt và chăm chỉ học những cái đc giao, cái nào ko biết thì hỏi ngay để ko chậm tiến độ công vc. theo quan điểm của mình là như vậy ah.
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,194
987
113
Tất cả các công việc liệt kê ở trên dân IT đều phải học (không có món nào là ko phải học cả). Một người làm IT ra đều học rất nhiều thứ, nhưng khi đi làm họ thường chỉ đi sâu vào 1 hoặc 1 vài thứ mà thôi.

Do đó, tốt nhất ko nên coi thường hay đánh giá nghề nào khó nghề nào dễ. Mình viết là với mục đích đó. Nghề nào chuyên sâu cũng đều khó cả.

P/S: Mình chỉ hỏi về kiến thức IT, ko cần hỏi về công việc liên quan. Các công việc đó ko phải là công việc liên quan. Tất cả những cái mình liệt kê ra đó đều là những việc của dân IT chuyên ngành. Ví dụ trong quá trình học IT, ai cũng phải học môn Quản trị dự án, một thiết kế, môn Test (Tester, Test Manager), v.v... Không phải IT chỉ là mỗi lắp máy tính hay lập trình (coder). Coder (lập trình) chỉ là 1 vai trò trong RẤT RẤT nhiều vai trò của ngành CNTT, của IT. Thậm trí trong một số trường học, IT còn phải học môn IT Strategic (xây dựng chiến lược CNTT cho DN), v.v...

Tương tự như vậy, ngành kế toán, ngành tài chính, ngành kiểm toán cũng thế. Có những rất nhiều thứ đã từng học, có rất nhiều thứ phải áp dụng, v.v...

Tương tự, ko ai người ta đi so sánh ngành cơ khí chế tạo với ngành vi sinh học. Chế tạo máy bay với nghiên cứu cơ thể của con người, thiết kế bo mạch (cũng là IT) với làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính, v.v... cả. Mỗi ngành nghề có độ sâu, độ khó và có định nghĩa về "mức giỏi" với các tiêu chí khác nhau.
Nghề nào thì nghề.
Học bao nhiêu thì học.
Nó có 1 cái quan trọng nhất đấy là kỹ năng của nghề.
Riêng cái kỹ năng này học giỏi, hay học nhiều ko quyêt định được. Mà cái kỹ năng này nó ms quyết định là chuyên nghiệp hay nghiệp dư.
 
Kaspersky

Kaspersky

Love Love Love
16/7/12
773
138
43
www.thuthuatexcel.com
Đặc thù của nghề kế toán ko thể giỏi ngay được.
Đấy là đặc thù.
Nó ko giống nghề IT.
IT cũng như kế toán và bất cứ cái gì. Không thẻ gỏi ngay được. Nếu giỏi ngay thì cái đó không hẳn gọi là gỏi. Gọi là có năng khiếu. Và với IT nó có nhiều lĩnh vực khác nhau. Một người gỏi về Code thì chưa chắc biết về phần cứng....Như ở Cty mình. IT mỗi người một mảng. Hỏi một người chuyên về Sever thì có những cái cơ bản về máy tính nhiều khi họ không biết. Cũng như kế toán vậy. Làm việc ở một Cty lớn chưa chắc vào một công ty nhỏ các bạn có thể làm được ngay. Nhưng với kinh nghiệm thì chắc chắn các bạn sẽ nhanh làm được. Như ở chỗ mình. Hỏi một người có thể thuộc hết các tài khoản Cty dùng không. Câu trả lời chắc chắn là không. Nhưng hồi làm một Cty nhỏ. Hỏi là mình thuộc hết. Bởi vậy ở chỗ mình thường hay đổi công việc cho nhau để ai cũng biết việc hết. Lỡ người này nghỉ còn người kia làm thay và lỡ sau này thất nghiệp thì có thể đi xin chỗ khác nữa
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,194
987
113
Nghề nào thì nghề.
Học bao nhiêu thì học.
Nó có 1 cái quan trọng nhất đấy là kỹ năng của nghề.
Riêng cái kỹ năng này học giỏi, hay học nhiều ko quyêt định được.
IT cũng như kế toán và bất cứ cái gì. Không thẻ gỏi ngay được. Nếu giỏi ngay thì cái đó không hẳn gọi là gỏi. Gọi là có năng khiếu. Và với IT nó có nhiều lĩnh vực khác nhau. Một người gỏi về Code thì chưa chắc biết về phần cứng....Như ở Cty mình. IT mỗi người một mảng. Hỏi một người chuyên về Sever thì có những cái cơ bản về máy tính nhiều khi họ không biết. Cũng như kế toán vậy. Làm việc ở một Cty lớn chưa chắc vào một công ty nhỏ các bạn có thể làm được ngay. Nhưng với kinh nghiệm thì chắc chắn các bạn sẽ nhanh làm được. Như ở chỗ mình. Hỏi một người có thể thuộc hết các tài khoản Cty dùng không. Câu trả lời chắc chắn là không. Nhưng hồi làm một Cty nhỏ. Hỏi là mình thuộc hết. Bởi vậy ở chỗ mình thường hay đổi công việc cho nhau để ai cũng biết việc hết. Lỡ người này nghỉ còn người kia làm thay và lỡ sau này thất nghiệp thì có thể đi xin chỗ khác nữa
Tất nhiên mỗi ng 1 mảng.
Vấn đề nói ở đây là so sánh đặc thù IT vs Kế toán.
IT có thể có kinh nghiệm từ rất sớm.
Còn kế toán thì phải ra trường đi làm ms gọi là có kinh nghiệm.
 
I

Iam.phuc

Thành Viên Cấp Chuối
16/6/15
362
77
28
Thế vậy em có nên học thêm một nghề tay trái để "lấy lại cân bằng" không nhỉ? Chẳng hạn như: Học chơi nhạc cụ, yoga hay cái nghề gì sôi nổi một chút: Ca múa nhạc?
Thế ngày nghỉ mọi người làm gì thế, mình chỉ biết ở nhà thôi! Chắc phải sớm kiếm "bồ" thôi!!
:):):)
Bạn nên tìm kiếm lại sổ sách của những năm trước coi có lỗ hỏng gì không xong hỏi quyết toán chưa nếu chưa chỉ ra cho thấy để sữa ko thì thỉnh thoang giả vờ làm sai báo cáo thuế xong ngồi sữa nộp lai cho zui
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Tất nhiên mỗi ng 1 mảng.
Vấn đề nói ở đây là so sánh đặc thù IT vs Kế toán.
IT có thể có kinh nghiệm từ rất sớm.
Còn kế toán thì phải ra trường đi làm ms gọi là có kinh nghiệm.

- Nói IT là nói quá rộng. IT có hơn 10,000 lĩnh vực
- IT mà có kinh nghiệm khi ra trường phần lớn là đã lao vào làm, học từ thực tế rất nhiều. Những sinh viên ra trường được gọi là có KN (vô cùng hiếm) thì phần lớn là những người cực kỳ năng động.
- Kế toán thì chỉ là kế toán, và nó khác nhau ở chiều sâu của nó. Có kế toán theo mỗi ngành nghề riêng nhưng vẫn có kiến thức cơ bản của kế toán. Nhưng IT khác hẳn. Một ông cả đời chỉ làm game online thì chẳng biết một chữ về làm software requirement (ông này lại phải học kiến thức trời biển của doanh nghiệp luôn), hoặc một ông cả đời làm coder nhưng lại chưa bao giờ làm kiến trúc hệ thống. Thậm chí mình 20 năm làm nghề IT mà có ngành nghề mình chả hề biết đến. Ngay trong lĩnh vực phần cứng thì có những ông chỉ chuyên màn hình, có những ông lại chuyên vật liệu bán dẫn, chuyên ổ cứng, chuyên thiết kế mạch, chuyên làm máy in,... Trong phần mềm thì có ông chuyên đời nghiên cứu mã hoá, chuyên đời làm ứng dụng web, chuyên đời làm phần mềm tự động hoá (giao tiếp với phần cứng), chuyên đời làm test, chuyên đời làm help, chuyên đời làm quản trị dự án, chuyên đời làm đồ hoạ, chuyên đời làm thiết kế database, chuyên đời làm DBA (turning),... Nên cái từ IT nó rộng kinh khủng chứ ko như cái mà người ta học trong trường ĐH ra.

Còn làm ba cái file excel lăng nhăng, dăm cái website bằng wordpress, vài cái phần mềm con con, đi mấy cái dây mạng, lắp mấy cái máy tính, cài mấy cái hệ điều hành,...thì tuy cũng "được gọi là dân IT" nhưng cũng ko đc gọi là "có kinh nghiệm" được. Họ chỉ "có kinh nghiệm" với người ko chuyên thôi chứ để đc gọi là "có kinh nghiệm" thì trong IT khó lắm, ko thể sớm đc (trừ một vài tài năng xuất chúng).

Nếu nói đúng ra thì đối với một số lĩnh vực (chứ ko phải tất cả) trong nghề IT thì môi trường làm việc có thể từ Internet, tức là họ có thể học KN ngay trên internet (ví dụ làm game, mobile apps, website,...). Còn đối với kế toán, kiến thức vẫn có thể học trên internet nhưng muốn có đc kinh nghiệm thì phần lớn là trải qua môi trường thực tế của doanh nghiệp.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA