Cách định khoản trong phần mềm

  • Thread starter Le Thu Thao
  • Ngày gửi
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
Trước đây, khi cty tôi dùng phần mềm ACCPAC thì việc định khoản chỉ quan tâm đền USD, còn tiền VND nếu ko cân cũng được.
Vi dụ: Nợ TK tiền mặt : 1,256,000 VND ~ 79.16$ (TGHT là 15,875) (1)
Có TK chi phí 1,256,000 VND ~ 78.5$ (TGTT là 16,000) (2)
Có TK 635 0.66$ (3)
Nhưng nay, thay đổi phần mềm mới, yêu cầu đã nhập VND phải có USD và ngược lại. Với nghiệp vụ trên: dòng (1) và (2) không thay đổi, nhưng nếu tôi nhập dòng 3 là 0.66 $ thì máy lại auto tính ra VND là o.66 x 15875 = 10,478 đ
Do do lại làm lệch tổng VND giữa nợ và có. cụ thể:
Nợ TK tiền mặt : 1,256,000 VND ~ 79.16$ (TGHT là 15,875) (1)
Có TK chi phí 1,256,000 VND ~ 78.5$ (TGTT là 16,000) (2)
Có TK 635 10,448 VND ~ 0.66$ (3)
Xin các anh chị giúp em định khoản trường hợp này với, sao cho tổng nợ và có của cả tiền VND và USD đều cân bẳng. Em đang cần gấp gấp lắm. Xin cảm ơn cả nhà nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Z

zeroneo_7x

Guest
20/12/05
5
0
0
48
HCM
Theo mình hiểu thì như thế này :
1/ Đây là vấn đề đơn giản nhất của Multi-Currency . Hiện nay gần như tất cả các nhà cung cấp phần mềm ở VN mới chỉ giải quyết bài toán 1 Base Currency cho 1 đơn vị sử dụng mà thôi. Nếu 1 đơn vị mà có trên 2 Base Currency ( ví dụ vừa USD, VND và CND ) thì mình chưa thấy nhà CC VN nào hỗ trợ vấn đề này ( Có lẽ cũng ít công ty sử dụng yêu cầu nên họ không làm ).
 
Sửa lần cuối:
Z

zeroneo_7x

Guest
20/12/05
5
0
0
48
HCM
Theo mình hiểu thì như thế này :
1/ Đây là vấn đề đơn giản nhất của Multi-Currency . Hiện nay gần như tất cả các nhà cung cấp phần mềm ở VN mới chỉ giải quyết bài toán 1 Base Currency cho 1 đơn vị sử dụng mà thôi. Nếu 1 đơn vị mà có trên 2 Base Currency ( ví dụ vừa USD, VND và CND ) thì mình chưa thấy nhà CC VN nào hỗ trợ vấn đề này ( Có lẽ cũng ít công ty sử dụng yêu cầu nên họ không làm ).
2/ Câu hỏi của bạn có vấn đề chăng ?
+ Việc định khoản :
Nợ Vốn bằng tiền ( 1112 )
Có chi phí ( 641, .... )
Có chênh lệch tỷ giá ( 635 ).
+ Mình chưa gặp tình huống định khoản này nên cũng chưa biết phải giải quyết như thế nào ?
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
zeroneo_7x nói:
Theo mình hiểu thì như thế này :
2/ Câu hỏi của bạn có vấn đề chăng ?
+ Việc định khoản :
Nợ Vốn bằng tiền ( 1112 )
Có chi phí ( 641, .... )
Có chênh lệch tỷ giá ( 635 ).
+ Mình chưa gặp tình huống định khoản này nên cũng chưa biết phải giải quyết như thế nào ?
Vậy cho mình hỏi cụ thể lại:
Có hóa đơn mua hàng ghi cả USD (theo báo giá trước đó) và quy đổi về VND (theo tỷ giá của công ty họ) 1,78.5$ x 16,000 =256,000 VND
Bên mình trả VND = 256,000 (tỷ giá hạch toán là 15,875) ~ 79.16$

Sau khi ghi Nợ vốn bằng tiền (111) và có chi phí (641) thì tiền VND cân bằng giữa Nợ và Có còn tiền USD thì chênh lệch 79.16 - 78.5 = 0.66$
Vậy bạn giúp mình định khoản phần chênh lệch này với.
 
Z

zeroneo_7x

Guest
20/12/05
5
0
0
48
HCM
Ở đây mình không đề cập đến tính pháp lý khi hóa đơn mua hàng ghi cả ngoại tệ USD và nội tệ VND. Theo mình có lẽ bạn nên định khoản thế này thì đúng hơn khi mua hàng hóa hay dịch vụ trả tiền ngay bằng ngoại tệ ( nội tệ cũng vậy, có điều là không có CLTG mà thôi. ) :

Ghi Nợ 641 78,5 x 16.000 ( Theo tỷ giá trên hóa đơn & thanh toán )
Có 1112 ( Do phần mềm tự động tính )
Nợ 635 / Có 515 ( Khoản CLTG do phần mềm tự động tính )

Như vậy bạn chỉ cần ghi nhận khoản chi phí phát sinh, còn khoản tiền Có 1112sẽ do chương trình tự động tính toán. Số tiền là bao nhiêu thì tuỳ thuộc bạn khai báo Phương pháp tính giá xuất cho USD là gì : FIFO, LIFO, Hạch toán, Bình quân di động, Bình quân cuốikỳ, Tỷ giá thực tế .... và tất nhiên khoản lời lỗ do chênh lệch và định khoản cũng do chương trình tự động tính luôn.

Nếu bạn sử dụng các phần mềm khác nhau thì cách ghi nhận cũng khác nhau. Có chương trình tự động tính toán khoản chênh lệch ngay khi ghi nhận nghiệp vụ, có chương trình thì không, điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến các báo cáo quản trị tức thời.

Đa số những phần mềm của VN xử lý như vậy mà mình cũng hướng dẫn bạn theo cách đó.
Vậy nha. Hơn nữa theo mình thì bạn nên hỏi thẳng nhà cung cấp là tốt nhất. Còn nếu bạn chỉ tham khảo thì nên cho biết bạn đang sử dụng phần mềm nào?
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
zeroneo_7x nói:
Hơn nữa theo mình thì bạn nên hỏi thẳng nhà cung cấp là tốt nhất. Còn nếu bạn chỉ tham khảo thì nên cho biết bạn đang sử dụng phần mềm nào?
Cám ơn bạn đã trao đổi với mình.
Chính xác là bên mình đang làm ERP, phần mềm là SAP. Chuyên gia đang ở đây là người Nhật, theo anh ây thì mọi chênh lệch sẽ tự động tính vào TK chi phí. Nhưng nếu tính tự động như thế thì ko đúng với chế độ kế toán. Nội dung này vẫn đang treo lại, anh ấy đang chờ để hỏi tư vấn. Nhưng lâu quá nên mình muốn nhờ bạn giúp, đưa ra ý kiến.
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
zeroneo_7x nói:
Ở đây mình không đề cập đến tính pháp lý khi hóa đơn mua hàng ghi cả ngoại tệ USD và nội tệ VND. Theo mình có lẽ bạn nên định khoản thế này thì đúng hơn khi mua hàng hóa hay dịch vụ trả tiền ngay bằng ngoại tệ ( nội tệ cũng vậy, có điều là không có CLTG mà thôi. ) :

Ghi Nợ 641 78,5 x 16.000 ( Theo tỷ giá trên hóa đơn & thanh toán )
Có 1112 ( Do phần mềm tự động tính )
Nợ 635 / Có 515 ( Khoản CLTG do phần mềm tự động tính )
Bạn ạ, VND đã cân, nhưng USD lại ko cân bằng. Nếu ghi thêm bút toán chênh lệch USD,máy lại automatic tính ra tiền VND tương ứng với USD chênh lệch. Và như vậy đến lượt USD cân mà VND lại ko cân bằng.
Mình chẳng biết thế nào nữa.
 
Z

zeroneo_7x

Guest
20/12/05
5
0
0
48
HCM
Theo mình thì anh tư vấn đó nói đúng. Việc phát sinh chênh lệch tính vào Doanh thu ( Có 515 ) hay chi phí ( Nợ 635 ) tùy thuộc vào chế độ kế toán và hoàn toàn do chương trình tự động tính, hạch toán. Việc cân hay không giữa các loại tiền là do nghiệp vụ bạn dùng Loại tiền nào là BaseCurrency.
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
zeroneo_7x nói:
Theo mình thì anh tư vấn đó nói đúng. Việc phát sinh chênh lệch tính vào Doanh thu ( Có 515 ) hay chi phí ( Nợ 635 ) tùy thuộc vào chế độ kế toán và hoàn toàn do chương trình tự động tính, hạch toán. Việc cân hay không giữa các loại tiền là do nghiệp vụ bạn dùng Loại tiền nào là BaseCurrency.
- Cách của anh tư vấn bên tớ là phần mềm tính tự động vào tk chi phí (621,622,62) chứ ko phải 635 hay 515.
- Bên mình dùng USD làm Base Currency. Với phần mềm mới, trong một nghiệp vụ đã phát sinh VND thì phải có USD, còn nếu chỉ có USD không thì ko cần VND cũng được.
Mọi người ai cũng bàn về ERP rất nhiều. Hiện nay bên tôi đang làm ERP nhưng so vơi schedule đưa ra đang bị delay đến 2 tháng rồi.
Chắc nói qua nói lại mình cũng chưa clear được vấn đề đâu

Dù sao cũng cảm ơn bạn đã nhiệt tình giúp tôi.
Thanks alot.
(Chắc từ từ rồi cũng ra vấn đề vậy!!)
 
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
Dear Le Thu Thao,
-----------------
Mình rất muốn chia sẻ với Le Thu Thao.
Việc triển khai ứng dụng tin học hoá công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp thật không đơn giản chút nào. Đặc biệt càng khó khăn khi phải triển khai một hệ thống ERP loằng ngoằng...!:confused:
Theo mình kiến thức ít ỏi của mình, nói đến ERP là nói đến hệ thống tự động hoá, mà để đạt được điều đó chúng ta cần khai báo cả một hệ thống các tham số phức tạp. Việc khai báo và sử dụng đơn vị tiền tệ chỉ là một trong rất nhiều các chỉ tiêu được tham số hoá. Thiết nghĩ, trong trường hợp của bạn, không thể vội kết luận là hệ thống làm chậm tiến độ hoặc không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Theo mình, có nguyên nhân chính ảnh hưởng gián tiếp đến vấn đề này:
- Nhà cung cấp đã chưa khảo sát và xây dựng đầy đủ các quy trình chức năng dẫn đến không mở thêm tham số tài khoản chênh lệch tỉ giá
- Quy trình triển khai ứng dụng tại đơn vị bạn không được tuân thủ: việc kiểm tra chạy thử đã không được tiến hành triệt để; nhân viên, hoặc chính bạn không hiểu rõ chức năng của trương trình
Trong cả hai nguyên nhân này - nếu đúng - thì WKT cũng không thể giúp gì cho bạn được. Ban nên liên hệ với bộ phận liên quan để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!
 
T

Tuanktcdcn

Lão già ham vui
18/6/04
549
52
28
47
Hà Nội
www.bluesofts.net
Le Thu Thao nói:
Trước đây, khi cty tôi dùng phần mềm ACCPAC thì việc định khoản chỉ quan tâm đền USD, còn tiền VND nếu ko cân cũng được.
Vi dụ: Nợ TK tiền mặt : 1,256,000 VND ~ 79.16$ (TGHT là 15,875) (1)
Có TK chi phí 1,256,000 VND ~ 78.5$ (TGTT là 16,000) (2)
Có TK 635 0.66$ (3)
Nhưng nay, thay đổi phần mềm mới, yêu cầu đã nhập VND phải có USD và ngược lại. Với nghiệp vụ trên: dòng (1) và (2) không thay đổi, nhưng nếu tôi nhập dòng 3 là 0.66 $ thì máy lại auto tính ra VND là o.66 x 15875 = 10,478 đ
Do do lại làm lệch tổng VND giữa nợ và có. cụ thể:
Nợ TK tiền mặt : 1,256,000 VND ~ 79.16$ (TGHT là 15,875) (1)
Có TK chi phí 1,256,000 VND ~ 78.5$ (TGTT là 16,000) (2)
Có TK 635 10,448 VND ~ 0.66$ (3)
Xin các anh chị giúp em định khoản trường hợp này với, sao cho tổng nợ và có của cả tiền VND và USD đều cân bẳng. Em đang cần gấp gấp lắm. Xin cảm ơn cả nhà nhiều.

Le Thu Thao nói:
Sau khi ghi Nợ vốn bằng tiền (111) và có chi phí (641) thì tiền VND cân bằng giữa Nợ và Có còn tiền USD thì chênh lệch 79.16 - 78.5 = 0.66$
Vậy bạn giúp mình định khoản phần chênh lệch này với.
zeroneo_7x nói:
Theo mình thì anh tư vấn đó nói đúng. Việc phát sinh chênh lệch tính vào Doanh thu ( Có 515 ) hay chi phí ( Nợ 635 ) tùy thuộc vào chế độ kế toán và hoàn toàn do chương trình tự động tính, hạch toán. Việc cân hay không giữa các loại tiền là do nghiệp vụ bạn dùng Loại tiền nào là BaseCurrency.

Việc định khoản theo các cách trên là có vấn đề!!!:error:

- Không được tính chêch lệch từ đồng ngoại tệ, phải lấy chênh lệch của VND sau khi được quy đổi từ đồng ngoại tệ.

Delta=VND TGTT - VND TGHT được ghi vào TK 413 theo đơn vị VND (Nợ hay Có tùy vào -/+)

- Chênh lệch tỷ giá phải dùng TK 413
- TK 515, 635 chỉ được dùng trong chênh lệch thượng mại (ví dụ chiết khấu TM và TT, lãi suất).

- Đơn vị làm kế toán tại Việt Nam phải thống nhất quy đổi tất cả các loại ngoại tệ về VND.

- Khi hạch toán đồng ngoại tệ nhất thiết phải có TK 007 - "Ngoại tệ các loại" và 413 -"Chênh lệch tỷ giá" nếu có.

Mình xin giải đáp định khoản của bạn Le Thu Thao như sau:

Nợ TK 1112 : 1,256,665 VND (79.16$* TGHT:15,875) (1)
Nợ TK 413 : 9,895 VND (1,266,560 - 1,256,665) (3)
Có TK chi phí: 1,266,560 VND (79.16$ * TGTT: 16,000) (2)

Nợ TK 007: 79.16$

*Đến cuối kỳ kế toán còn làm nghiệp vụ "Chênh lệch tỷ giá" giữa tỷ giá hạch toán so với tỷ giá do Liên Ngân hàng phát ra tại thời điểm cuối kỳ.

(A) Sau mỗi lần nhập ngoại tệ (Nợ 007) thì phải xác định lại tỷ giá xuất (theo phương pháp bình quân/AVG thời điểm/liên hoàn, còn các phương phapa khác thì...cách tính tương tự như với Kho).
Khi có nghiệp vụ xuất ngoại tệ (Có 007) thì dùng tỷ giá ở(A) để ghi cho TK vốn băng tiền.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Lão già ham vui ơi. Theo chuẩn mực kế toán hiện hành thì CLTG trong kỳ của DN đang hoạt động hạch toán vào doanh thu và chi phí tài chính. Chắc lão ham chơi quá nên không update.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tôi cũng không hiểu tại sao SAP với giá tiền hàng triệu USD mà việc triển khai lại để bạn Thao phải hỏi một việc hạch tóan như vậy nhỉ?!

Các bác ERP ơi vào đây gải thích hộ cho tôi hiểu cái nghiệp vụ này với.
Tại sao đem tiền trả cho người bán hàng mà lại ghi Nợ tiền và ghi có chi phí? Hic hic! Tôi không biết gì hết!
 
T

Tuanktcdcn

Lão già ham vui
18/6/04
549
52
28
47
Hà Nội
www.bluesofts.net
Hien nói:
Lão già ham vui ơi. Theo chuẩn mực kế toán hiện hành thì CLTG trong kỳ của DN đang hoạt động hạch toán vào doanh thu và chi phí tài chính. Chắc lão ham chơi quá nên không update.

Chết thật! Mải múa hát suốt ngày không update TT. Để lão về tìm lại đọc kỹ xem. Cảm ơn Hiền nhé!

xuantham nói:
Tại sao đem tiền trả cho người bán hàng mà lại ghi Nợ tiền và ghi có chi phí? Hic hic! Tôi không biết gì hết!
Thường sảy ra khi người thanh toán được hưởng khoản chiết khấu từ người bán.
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
Đào Việt Cường nói:
Dear Le Thu Thao,
-----------------
Thiết nghĩ, trong trường hợp của bạn, không thể vội kết luận là hệ thống làm chậm tiến độ hoặc không đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Anh Cường ơi,
Em ko dám "kết luận" lý đo chậm tiến độ là do ai cả. Đúng thật là ngay bản thân em là người làm kế toán nhưng cũng có nhiều cái chưa rõ.
Em chỉ nói là "chậm tiến độ" chung chung thôi, đâu có quy kết vào đâu đâu....
(Tự mình nhận lỗi..)
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
xuantham nói:
Tôi cũng không hiểu tại sao SAP với giá tiền hàng triệu USD mà việc triển khai lại để bạn Thao phải hỏi một việc hạch tóan như vậy nhỉ?!!
Mình thấy phần mềm dù có đắt thế nào thì hạch toán vẫn là hạch toán mà. Có thể chính bản thân mình đang có vấn đề trong hạch toán thật.

[/QUOTE]
Các bác ERP ơi vào đây gải thích hộ cho tôi hiểu cái nghiệp vụ này với.
Tại sao đem tiền trả cho người bán hàng mà lại ghi Nợ tiền và ghi có chi phí? Hic hic! Tôi không biết gì hết![/QUOTE]
Thôi chết rồi, mình nhầm đấy. Cám ơn bạn đã nhắc. Ghi Nợ chi phí và ghi Có tiền.
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
Tuanktcdcn nói:
Việc định khoản theo các cách trên là có vấn đề!!!:error:

- Không được tính chêch lệch từ đồng ngoại tệ, phải lấy chênh lệch của VND sau khi được quy đổi từ đồng ngoại tệ.

Delta=VND TGTT - VND TGHT được ghi vào TK 413 theo đơn vị VND (Nợ hay Có tùy vào -/+)

- Chênh lệch tỷ giá phải dùng TK 413
- TK 515, 635 chỉ được dùng trong chênh lệch thượng mại (ví dụ chiết khấu TM và TT, lãi suất).

- Đơn vị làm kế toán tại Việt Nam phải thống nhất quy đổi tất cả các loại ngoại tệ về VND.
Anh Tuấn ơi, em đưa ra T.H này nhé, nếu trên hóa đơn VAT có ghi đơn giá tiền là giá USD (VD: giá 40$, đây cũng là giá trên Purchase Order). Tổng tiền cũng ghi USD và sau đó có ghi thêm dòng thanh toán bằng tiền VND kèm theo tỷ giá của công ty đó (ví dụ tiền VND là 640,000, tỷ giá là 16,000.
Trước tiên em ghi Nợ và Có cho TK chi phí và Tiền trước:
Nợ TK chi phí: 640,000 VND (40$ * TGTT: 16,000) (1)
Có TK tiền: 640,000 VND (40.31$ * TGHT: 15,875)=>nhập VND máy tự quy đổi ra USD (2)

Anh giúp em xử lý phần chênh lệch ở trường hợp này (USD lêch là 0.31$)
Cám ơn các anh chị nhiều và mong tin.
 
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
Tuanktcdcn nói:
Việc định khoản theo các cách trên là có vấn đề!!!:error:
- Không được tính chêch lệch từ đồng ngoại tệ, phải lấy chênh lệch của VND sau khi được quy đổi từ đồng ngoại tệ.
Anh Tuấn ơi, lúc nào cũng thanh toán bằng VND theo số tiền ghi trên hóa đơn. Nếu như vậy. thì ko quan tâm đến đơn giá tiền USD ở trong hóa đơn nữa ạ??
 
Z

zeroneo_7x

Guest
20/12/05
5
0
0
48
HCM
Mình xin trả lời 1 lần nữa nha :
Hệ thống của công ty bạn dùng USD làm Base Currency, như vậy tất cả các loại tiền còn lại ( VND, CND, AUD ... ) đều là Function Currency. Khi đó tất cả các nghiệp vụ đều phải quy đổi về USD, không quan tâm đến các Loại tiền khác. Vì vậy, nếu có xảy ra chênh lệch tỷ giá thì chỉ có chênh lệch của USD mà thôi, không thể xảy ra chênh lệch của VND, CND, AUD ... được, nguyên nhân lúc đó VND, CND, AUD là loại tiền phát sinh. Khi này sẽ xảy ra hai trường hợp cơ bản sau :

1/ Nếu mua hàng công nợ. Giả sử mua hàng chưa trả tiền người bán 640,000 VND, tỷ giá TT so với USD là 16.000 ( Thông thường hệ thống ERP sẽ làm toán tử Chia ). Khi này sẽ phát sinh hai Loại tiền :
- Loại tiền ghi Nợ ( phát sinh, phải thanh toán là VND )
- Loại tiền hạch toán ( ghi sổ kế toán là USD )

Nợ 156, 641, 642 ... = 640.000 VND/ 40 USD
Có 331 = 640.000 VND / 40 USD
Đồng thời hệ thống sẽ ghi nhận Nợ 640.000 VND ( đây là loại tiền ghi nhận Nợ ). Khi bạn thanh toán cho Nhà cung cấp có thể xảy ra các khả năng sau ( Đừng quan tâm hóa đơn ghi Loại tiền ghi, mà quan trọng nhất bạn phải nhớ đó là công ty bạn dùng USD làm Base Currency ) :

a/ Nếu Bạn trả tiền cho Nhà cung cấp là VND. Tỷ giá thực tế lúc thanh toán là 15.900 VND/USD ( Giả sử VND tính theo phương pháp xuất là FIFO được kết qủa 15.875 ). Bạn hạch toán như sau ( giả sử thanh toán hết ) :
Nợ 331 ...... 640.000 VND ( tỷ giá 16.000 ) = 40 USD
Có 1112, 1122 ... 640.000 VND ( tỷ giá 15.875 ) = 40,31 USD
Nợ 635 0,31 USD.
Như vậy, bạn thấy đó, lúc này chỉ có xảy ra CLTG là 0,31 USD. Còn 640.000 VND bạn phải trả đủ cho NCC chứ. Bạn đâu có Nợ người ta USD, đang Nợ 640.000 đồng mà. Nếu mà lấy 0,31 $ x tỷ giá nữa -> Đây là Hệ thống bậy bạ, không có trong từ điển kế toán đâu.
Tỷ giá 15.875 có được là do chương trình tự động tính.

b/ Nếu bạn trả tiền cho NCC là USD hay CND thì sao nhỉ ? Bạn tự suy nghĩ và hạch toán nha -> Qúa đơn giản nhưng coi chừng dính cước chế độ kế toán hiện hành đó.
Lúc này sẽ phát sinh đến 3 Loại tiền là :
- Loại tiền ghi Nợ là VND.
- Loại tiền hạch toán là USD.
- Loại tiền thanh toán USD hay CND
Nếu đi tiếp, sẽ chia thành nhiều trường hợp nhỏ nữa ...


2/ Nếu mua hàng trả ngay bằng tiền mặt cho NCC 640.000 VND, tỷ giá TT so với USD là 16.000. Hệ thống sẽ hạch toán như sau :

Nợ 156, 641, 642 ... = 640.000 VND ( tỷ giá 16.000 ) = 40 USD
Có 1112, 1122... = 640.000 VND ( tỷ giá 15.875 ) = 40,31 USD
Nợ 635 = 0,31 USD
Tỷ giá 15.875 có được là do hệ thống tự động xử lý VND tính giá xuất theo FIFO ( LIFO, Bình quân gia quyền ) và chương trình sẽ tự động phát sinh chênh lệch tỷ giá.

Việc hạch toán các tài khoản như trên chỉ mang tính chất tương đối do hệ thống tài khoản của công ty bạn có thể khác với hệ thống tài khoản chuẩn.

Khi xảy ra chênh lệch 0.31$ thì việc hạch toán lời hay lỗ ( vào tài khoản Nợ 635 / Có 515 ) là theo quy định của chế độ kế toán hiện thời. Nếu bạn hạch toán vào chi phí cũng được ( Tất nhiên so với chuẩn mực kế toán chênh lệch tỷ giá là sai, nhưng nếu công ty bạn đăng ký theo chuẩn mực khác với chuẩn mực kế toán Việt Nam thì cũng được nếu được Bộ tài chính cho phép ).

Và cuối cùng bạn phải nhớ điều cơ bản sau : trong hoạt động ngoại thương hay thương mại đều phải quy định rõ loại tiền giao dịch ( hay ghi Nợ ) là gì và chỉ 1 mà thôi, không thể nào vừa là cái này, vừa là cái kia được.
Mình giải thích như vậy, hy vọng bạn hiểu được ?
 
Sửa lần cuối:
T

Tuanktcdcn

Lão già ham vui
18/6/04
549
52
28
47
Hà Nội
www.bluesofts.net
Le Thu Thao nói:
Anh Tuấn ơi, em đưa ra T.H này nhé, nếu trên hóa đơn VAT có ghi đơn giá tiền là giá USD (VD: giá 40$, đây cũng là giá trên Purchase Order). Tổng tiền cũng ghi USD và sau đó có ghi thêm dòng thanh toán bằng tiền VND kèm theo tỷ giá của công ty đó (ví dụ tiền VND là 640,000, tỷ giá là 16,000.
Trước tiên em ghi Nợ và Có cho TK chi phí và Tiền trước:
Nợ TK chi phí: 640,000 VND (40$ * TGTT: 16,000) (1)
Có TK tiền: 640,000 VND (40.31$ * TGHT: 15,875)=>nhập VND máy tự quy đổi ra USD (2)

Anh giúp em xử lý phần chênh lệch ở trường hợp này (USD lêch là 0.31$)
Cám ơn các anh chị nhiều và mong tin.

Trong chương trình, em phải thể hiện được TGTT=16,100 VND/1$
(Tùy theo PM mà cách thể hiện hơi khác về hình thức)

Nếu công ty chọn đồng tiền "VND" để hạch toán thì ghi như thế này:
(A)
Nợ TK 1561/611/6*: 640,000 VND (40$*16,100) theo TGTT
Có TK 1112/1122__: 635,000 VND (40$*15,875) theo TGHT
Có TK 515 /635 ___: 5,000 VND (640,000 VND-635,000 VND)

Có 007: 40$ chi tiết loại tiền="$"

(Nếu là mua hàng chịu, trong sổ công nợ TK 331 ghi 40$)

Nếu công ty chọn đồng tiền "$" để hạch toán thì ghi như thế này:
(B)
Nợ TK 1561/611/6*: 40.00$ (640,000 /16,100=40) theo TGTT
Nợ TK 515 /635 ___: 0.31$ VND (40.31$ - 40.00$)
Có TK 1112/1122__: 40.31$ (640,000 /15,875=40.31) theo TGHT

Có 007: 640,000 VND chi tiết loại tiền="VND"

(Nếu là mua hàng chịu, trong sổ công nợ TK 331 ghi 640,000 VND)

+Khi phát sinh "Ngoại tệ", nếu TGTT<>TYHT thì chắc chắn phát sinh TK doanh thu hoặc chi phí (theo chế độ hiện hành thì TK 515, 635). Ghi số tiền vào TK này là theo loại tiền hạch toán.
(Nếu loại tiền hạch toán là VND mà bạn ghi Nợ TK 634/515 0.31$ là sai đó!)

+ Việc chọn loại tiền nào để hạch toán sẽ làm thay đổi Nợ/Có của các TK: 515 và 635 là điều đương nhiên.
+ Khi liên quan tới TK công nợ như 331, 311 thì khi phát sinh "tăng" loại tiền nào (khác với đồng tiền hạch toán chính) thì làm phát sinh "giảm" bằng loại tiền đó là tốt nhất.
+ Ghi Nợ 635 hay ghi Có 515 không làm thay đổi TK 421, tuy nhiên Cty bạn nên xác định cho phù hợp nhất.

Trên là nguyên lý của Kế toán, PM cũng phải thực hiện theo nó!

+ Hiện PM của bạn báo "Out of Balance"=0.31$ .Bạn thử xem lại phần "Khai báo tham số" có liên quan tới TK và "Loại tiền". Khi thay đổi Thông tư thì bạn phải vào đây để thay đổi.
Nếu đã làm tất cả thế rồi mà không được thì bạn nên call Nhà cung cấp PM để họ giúp.

Le Thu Thao nói:
Anh Tuấn ơi, lúc nào cũng thanh toán bằng VND theo số tiền ghi trên hóa đơn. Nếu như vậy. thì ko quan tâm đến đơn giá tiền USD ở trong hóa đơn nữa ạ??
Không phải vậy, việc thanh toán có thể dùng các loại tiền khác nhau. Nếu loại tiền trên hóa đơn khác với loại tiền hạch toán (ghi sổ kế toán) thì bắt buộc phải ghi tỷ giá, lúc đó người dùng hay chương trình sẽ quy đổi về đồng tiền hạch toán (=SlgTien*Tygia).
Nếu bạn hạch toán theo VND thì bắt buộc phải quy đổi về VND, khi ghi sổ kế toán cũng ghi bằng VND, còn "ngoại tệ" PM vẫn ghi lại (SlgTiền và tỷgiá) và cho bạn các báo cáo phù hợp theo Option của bạn.
Người dùng hay PM ghi lại tỷ giá còn để làm cơ sở tính giá xuất theo các phương pháp FIFO, LIFO, AVG,...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA