Có rất nhiều bạn đã gửi thư vào hộp thư của mình hỏi về vấn đề này. Vualua đã không còn làm kế toán đã lâu, nhưng với hiểu biết của bản thân thì mình xin trả lời các bạn như sau:
1. Việc xây dựng chính sách thuế tại Việt nam rất rõ ràng, cũng như các nước. Vấn đề chính khi xây dựng chính sách bao giờ cũng xem xét việc tránh trùng thuế và dĩ nhiên cơ quan chính sách cũng xem xét các khả năng có thể gây kẽ hở cho việc doanh nghiệp và cá nhân có thể trốn thuế.
2. Quan điểm về thuế thu nhập (Thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân ...) đối với các khoản chi trả mang tính chất tiền lương dựa trên các giao dịch giữa doanh nghiệp, cá nhân người lao động được tính trên mỗi quan hệ này như sau:
- Doanh nghiệp trả lương cho người lao động: Nếu có BẰNG CHỨNG TRÍCH NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN các khoản chi trả mang tính chất tiền lương, doanh nghiệp sẽ được ghi nhận là chi phí hợp lý hợp lệ. Dòng tiền thuế này sẽ do người lao động thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua tổ chức chi trả hoặc tự thân thực hiện.
- Doanh nghiệp không trả lương và không trich nộp thuế TNCN: Không thể tính chi phí hợp lý hợp lệ cho doanh nghiệp được. Thuế TNDN là dòng tiền cơ quan thuế thu từ doanh nghiệp.
Vấn đề khi doanh nghiệp lỗ mà vẫn chi trả tháng lương thứ 13: Cơ quan thuế hoàn toàn có lợi khi thu thêm thuế TNCN.
Việc chi trả tháng lương thứ 13 có bị hạn chế không? Không thể nếu doanh nghiệp trả cao hơn quy định tại hợp đồng lao động và luật lao động và có văn bản thỏa ước tập thể.
Như vậy dòng tiền lòng vòng này xem chứng rất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cơ quan thuế họ chỉ quan tâm một điều là thu đúng, đủ và càng nhiều càng tốt nhưng phải đúng.
3. Doanh nghiệp cần làm gì khi làm việc với cơ quan thuế: Phải chứng minh các khoản chi trả cho người lao động có tính chất tiền lương. Phải đọc luật lao động, có văn tự thỏa ước tập thể, có hợp đồng lao động, có phiếu thanh toán lương, có chứng từ chi trả lương, chứng từ trích và nộp thuế thu nhập cá nhân của rổ chức ủy nhiệm thu, đã nộp tiền vào kho bạc.....
Việc xảy ra gian lận thuế có thể xảy ra ở một quy mô thu nhập nào đó nhưng phải có sự hợp tác của toàn thể người lao động và doanh nghiệp >Rất khó thực hiện nhưng cơ quan thuế vẫn thu được thuế.
4. Cơ quan thuế có làm sai không? Có! DN có quyền kiện kiện không? Có!
5. Chính sách có sai không? Có thể! Doanh nghiệp làm gì? Đòi quyền lợi và kiến nghị bổ sung. Kiến nghị có thể gửi cấp trên của ngành thuế là bác Vương Đình Huệ là bộ tài chính không được thì lên đến thủ tướng chính phủ và cao nhất là Quốc Hội.
6. Các văn bản dưới thông tư của cơ quan thuế có sai không? Có thể.
Cách tính thuế như thế nào? Cứ theo luật mà thực hiện (Cao chỉ sau hiến pháp).
Đó là các nội dung mình trao đổi, có một cách nữa là các bạn cứ đồng chí Và Anh Tới trên diễn đàn này mà phệt (Vì đồng chí này nắm rõ hơn mình). Nếu đồng chí này chịu thua thì có cơ hội thành công khi làm việc với cơ quan thuế.
1. Việc xây dựng chính sách thuế tại Việt nam rất rõ ràng, cũng như các nước. Vấn đề chính khi xây dựng chính sách bao giờ cũng xem xét việc tránh trùng thuế và dĩ nhiên cơ quan chính sách cũng xem xét các khả năng có thể gây kẽ hở cho việc doanh nghiệp và cá nhân có thể trốn thuế.
2. Quan điểm về thuế thu nhập (Thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân ...) đối với các khoản chi trả mang tính chất tiền lương dựa trên các giao dịch giữa doanh nghiệp, cá nhân người lao động được tính trên mỗi quan hệ này như sau:
- Doanh nghiệp trả lương cho người lao động: Nếu có BẰNG CHỨNG TRÍCH NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN các khoản chi trả mang tính chất tiền lương, doanh nghiệp sẽ được ghi nhận là chi phí hợp lý hợp lệ. Dòng tiền thuế này sẽ do người lao động thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua tổ chức chi trả hoặc tự thân thực hiện.
- Doanh nghiệp không trả lương và không trich nộp thuế TNCN: Không thể tính chi phí hợp lý hợp lệ cho doanh nghiệp được. Thuế TNDN là dòng tiền cơ quan thuế thu từ doanh nghiệp.
Vấn đề khi doanh nghiệp lỗ mà vẫn chi trả tháng lương thứ 13: Cơ quan thuế hoàn toàn có lợi khi thu thêm thuế TNCN.
Việc chi trả tháng lương thứ 13 có bị hạn chế không? Không thể nếu doanh nghiệp trả cao hơn quy định tại hợp đồng lao động và luật lao động và có văn bản thỏa ước tập thể.
Như vậy dòng tiền lòng vòng này xem chứng rất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cơ quan thuế họ chỉ quan tâm một điều là thu đúng, đủ và càng nhiều càng tốt nhưng phải đúng.
3. Doanh nghiệp cần làm gì khi làm việc với cơ quan thuế: Phải chứng minh các khoản chi trả cho người lao động có tính chất tiền lương. Phải đọc luật lao động, có văn tự thỏa ước tập thể, có hợp đồng lao động, có phiếu thanh toán lương, có chứng từ chi trả lương, chứng từ trích và nộp thuế thu nhập cá nhân của rổ chức ủy nhiệm thu, đã nộp tiền vào kho bạc.....
Việc xảy ra gian lận thuế có thể xảy ra ở một quy mô thu nhập nào đó nhưng phải có sự hợp tác của toàn thể người lao động và doanh nghiệp >Rất khó thực hiện nhưng cơ quan thuế vẫn thu được thuế.
4. Cơ quan thuế có làm sai không? Có! DN có quyền kiện kiện không? Có!
5. Chính sách có sai không? Có thể! Doanh nghiệp làm gì? Đòi quyền lợi và kiến nghị bổ sung. Kiến nghị có thể gửi cấp trên của ngành thuế là bác Vương Đình Huệ là bộ tài chính không được thì lên đến thủ tướng chính phủ và cao nhất là Quốc Hội.
6. Các văn bản dưới thông tư của cơ quan thuế có sai không? Có thể.
Cách tính thuế như thế nào? Cứ theo luật mà thực hiện (Cao chỉ sau hiến pháp).
Đó là các nội dung mình trao đổi, có một cách nữa là các bạn cứ đồng chí Và Anh Tới trên diễn đàn này mà phệt (Vì đồng chí này nắm rõ hơn mình). Nếu đồng chí này chịu thua thì có cơ hội thành công khi làm việc với cơ quan thuế.
Sửa lần cuối: