Kế toán TSCĐ

  • Thread starter Nguyen Thi Thanh Huyen
  • Ngày gửi
N

Nguyen Thi Thanh Huyen

Guest
6/9/04
127
0
0
Hue
Cho em hỏi:
Trong thực tế, đối với TSCĐ có trường hợp nào phát sinh nghiệp vụ: DN đã mua TS, đã nhận đầy đủ Hoá đơn, chứng từ có liên quan nhưng vẫn chưa nhận TS không ạ? Nếu có thì KT sẽ xử lý nó như thế nào ạ?

Trong trường hợp DN nhượng bán TSCĐ thì chứng từ nào sẽ là căn cứ để DN ghi giảm giá trị TSCĐ đem nhượng bán?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
Cho em hỏi:
Trong thực tế, đối với TSCĐ có trường hợp nào phát sinh nghiệp vụ: DN đã mua TS, đã nhận đầy đủ Hoá đơn, chứng từ có liên quan nhưng vẫn chưa nhận TS không ạ? Nếu có thì KT sẽ xử lý nó như thế nào ạ?

Theo mình, có thể có trường hợp nhận chứng từ nhưng vẫn chưa nhận TSCĐ, đó là mua TSCĐ nhập khẩu, người bán đã chuyển cho mình bộ hồ sơ nhưng TS vẫn chưa đến nơi (do đi đường tàu biển, có thể kèm theo điều kiện CIF, FOB gì đấy). Trong trường hợp này thì mình treo phải thu thôi bạn ạ:
N131/ C111 (nếu trả tiền rồi), còn nếu chưa trả tiền thì... chờ TS về rồi ghi nhận luôn cho tiện.

Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
Trong trường hợp DN nhượng bán TSCĐ thì chứng từ nào sẽ là căn cứ để DN ghi giảm giá trị TSCĐ đem nhượng bán?
Thường mình thấy 1 số đơn vị có Biên bản thanh lý TSCĐ, sau đó xuất hóa đơn GTGT.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Cách hạch toán của Cothant có vẻ không đưọc hơp lý lắm. Ví dụ đưa ra thì ổn, thường là các trường hợp hàng nhập khẩu. Thế nhưng trong trường hợp hàng nhập khẩu thì thời điểm xác đinh là hàng đó (TSCĐ) thuộc sở hữu của chúng ta hay không lại phụ thuộc vào từng điều khoản của hợp đồng (INCOTERM nào), ví dụ điều khoản FOB thì khác mà EW thì khác. THời điểm chúng ta xác định là chúng ta có quyền sở hữu về hàng hoá (mát quyết sở hữu về tiền tệ, hoặc phát sinh nghĩa vụ phải trả) về hàng hoá chính là cái thời điểm mà chúng ta hạch toán chứ không chỉ đơn thuần là đã nhận đưọc đủ hoá đơn hay chưa. Ví dụ theo điều khoản FOB thì thời điểm hàng thuộc sở hữu của chúng ta là thời điểm hàng được chuyển qua mạn tàu ở cảng bôc hàng, thế thì thời điểm chúng ta ghi nhận là hàng của chúng ta sẽ là thời điểm bốc hàng (dựa vào Bill of Lading) chứ không phải dựa vào hoá đơn. Hạch toán lúc đó sẽ là

Nợ: Hàng đang chuyển (không nhớ rõ là hệ thống tài khoản VN là số bao nhiêu)
Có: Phải trả cho người bán.

Chắc chắn là không thể cho vào phải thu (131) được.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
phamcung nói:
Cách hạch toán của Cothant có vẻ không đưọc hơp lý lắm. Ví dụ đưa ra thì ổn, thường là các trường hợp hàng nhập khẩu. Thế nhưng trong trường hợp hàng nhập khẩu thì thời điểm xác đinh là hàng đó (TSCĐ) thuộc sở hữu của chúng ta hay không lại phụ thuộc vào từng điều khoản của hợp đồng (INCOTERM nào), ví dụ điều khoản FOB thì khác mà EW thì khác. THời điểm chúng ta xác định là chúng ta có quyền sở hữu về hàng hoá (mát quyết sở hữu về tiền tệ, hoặc phát sinh nghĩa vụ phải trả) về hàng hoá chính là cái thời điểm mà chúng ta hạch toán chứ không chỉ đơn thuần là đã nhận đưọc đủ hoá đơn hay chưa. Ví dụ theo điều khoản FOB thì thời điểm hàng thuộc sở hữu của chúng ta là thời điểm hàng được chuyển qua mạn tàu ở cảng bôc hàng, thế thì thời điểm chúng ta ghi nhận là hàng của chúng ta sẽ là thời điểm bốc hàng (dựa vào Bill of Lading) chứ không phải dựa vào hoá đơn. Hạch toán lúc đó sẽ là

Nợ: Hàng đang chuyển (không nhớ rõ là hệ thống tài khoản VN là số bao nhiêu)
Có: Phải trả cho người bán.

Chắc chắn là không thể cho vào phải thu (131) được.
Dạ, em cũng có nghĩ tới cái "Hàng đang chuyển", nhưng khổ nỗi, ở VN chỉ có cái 151 để phản ánh cái đó, mà 151 thì lại thuộc hàng tồn kho, nên em mới không nói tới và đưa vào 131 để treo thôi.
 
F

Face_to_destiny

Trung cấp
26/9/04
113
0
0
42
In the end...
Em cũng vừa mới cãi nhau về vấn đề này... Số là khách hàng của bọn em có NK một TSCĐ là máy móc (đồng bộ ạ). Khi xem xét NG và giá trị bằng nguyên tệ trên tờ khai hải quan thì thấy khớp, tuy nhiên giá trị quy đổi bằng VNĐ thì khác nhau. Khi em đọc hợp đồng thì thấy có điều khoản quy định hàng được xác định chuyển giao tại cảng HP theo giá CIF, tuy nhiên kế toán khách hàng thì chỉ ghi tăng TSCĐ khi đã được kiểm nghiệm, lắp đặt, chạy thử và bàn giao xong. Em có comment về việc ghi nhận giá trị của hàng hoá từ thời điểm chuyển giao tại cảng cho đến lúc bàn giao và đi vào hoạt động nhưng khách hàng không đồng ý. Kế toán của khách hàng lý luận rằng: TSCĐ chỉ ghi tăng khi nào đã có biên bản bàn giao và đưa vào hoạt động, còn theo em thì khi giao nhận tại cảng HP phải đưa ngay giá trị của TSCĐ vào 241 và kết chuyển các chi phí cho lắp đặt chạy thử vào 241 để ghi tăng nguyên giá khi đưa TSCĐ vào hoạt động... Các bác cho em ý kiến về vấn đề này đi, vì các CM kế toán và NĐ 206 chẳng có cái nào hướng dẫn về việc ghi nhận này cả...
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Đưa giá trị đó vào TK 241 là hợp lý đó.
 
D

Duty Free

Guest
23/2/06
6
0
0
37
Moscow
Hoan hô bạn Face to destiny !@
bên minh cũng đang ở tình trạng như vậy .
nếu bạn hoặc ai đó có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này thì gửỉ cho mình nha.
trong QĐ 206 không có hướng dẫn cụ thể.
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Mình cũng đồng ý với Hyper VN, khi tài sản chưa đưa vào hoạt động thì hạch toán vào TK 241 theo dõi đến khi nghiệm thu bàn giao và đưa tài sản vào sử dụng thì kết chuyển sang tài khoản 211. Còn nếu là hàng hóa thì hạch toán vào tài khoản 151. Còn ai đó nói treo TK 131 là tầm bậy rồi, treo cũng không được, làm sai ý nghĩa của TK rồi bạn nhé.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA