Việc tuân thủ VAS, IFRS

  • Thread starter Viet Linh
  • Ngày gửi
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
Xin các anh các chị chỉ giáo giúp việc này:
Lợi ích gì và tại sao lại cần tuân thủ các chuẩn mực kế toán (cả VN và quốc tế)?
Nếu doanh nghiệp của tôi có đặc thù riêng, không tuân theo chuẩn mực nào cả thì có được không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
Do đang vội, nên em chỉ xin đóng góp 1 câu: Việc tuân thủ có lợi ích gì thì cũng như cái việc bằng Đại Học của Việt Nam với bằng Đại học của Quốc Tế vậy :biggrin:
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
Hoành tráng chưa, hóa ra anh Nedved là người của webkiemtoan.
Nhưng quả thưc em chưa thủng lắm. thì đã đọc về thách thức và khó khăn khi áp dụng 1 lô 1 lốc các chuẩn mực... phát đau đầu kia rồi mà em băn khoăn là....
Tóm lại thì doanh nghiệp được lợi ích gì nếu được xét là đã tuân theo các chuẩn mực.?... "whatever chuẩn mực".. :)
Rồi nếu vì lý do đặc biệt gì đó, mà doanh nghiệp của em không tuân theo 1-2-3... n chuẩn mực được thì sao? có được không nhỉ.... :wall:
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Hì hì không dám đâu,

Vấn đề không phải là được lợi ích gì mà là bắt buộc phải tuân theo các chuẩn mực áp dụng (VAS nếu đăng ký KD ở VN và thực hiện chế độ kế toán VN). Mà Báo cáo tuân thủ chuẩn mực nào, chưa tuân thủ chuẩn mực nào phải nêu rõ, và nêu rõ nguyên nhân tại sao chưa tuân thủ Chuẩn mực, có như thế người đọc mới có thể ra quyết định được chứ nhỉ, phải không Người quen.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Ví dụ thử đoạn này trong Thuyết minh Báo cáo tài chính:

Ngày 15/2/2005 Bộ Tài chính đã ban hành 06 chuẩn mực kế toán mới (đợt 4) theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/2/2005, bao gồm :

VAS 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp
VAS 22 Trình bày bổ sung Báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính
tương tự
VAS 23 Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán
VAS 27 Báo cáo tài chính giữa niên độ
VAS 28 Báo cáo bộ phận
VAS 29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

Hiện tại, Công ty đang nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chuẩn mực kế toán mới này và dự kiến áp dụng sau năm 2005.


Có nghĩa là Báo cáo này được lập chưa áp dụng các chuẩn mực nêu trên.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Hôm này qua đây thấy chủ đề này vui vui.... :)

nedved nói:
Vấn đề không phải là được lợi ích gì mà là bắt buộc phải tuân theo các chuẩn mực áp dụng..

Nedved nói thế thì thương cho doanh nghiệp thật. Việc tuân theo mà bắt buộc thế này thì ... dễ thôi. Nhưng làm thế nào mà doanh nghiệp thấy được cái lợi ích của việc tuân theo và đó là lợi ích gì.... thì là cả câu chuyện khác mà cũng tốn công tốn sức tốn thời gian lắm.

Làm sao để mọi thông tin tài chính được sử dụng hữu ích nhất cho các lãnh đạo trong việc kiểm soát, điều hành doanh nghiệp? Thông tin tài chính mà kế toán cung cấp là báo cáo tài chính - nó thể hiện tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
"Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh." (đoạn 17 chuẩn mực chung đấy) hìhì...
Thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực và hợp lý - true and fair view - or fairly presentation. Có như vậy mới giúp cho nhũng người sử dụng báo cáo tài chính có thể ra quyết định kinh tế được. Người sử dụng báo cáo tài chính là một tập hợp rất lớn những người có một mối quan hệ lợi ích kinh tế nào đó với doanh nghiệp. Báo cáo tài chính, theo quan điểm mở, thì không phải chỉ dành cho giám đốc, nhà lãnh đạo cấp cao, các cơ quan chức năng... như trước nay chúng ta vẫn nghĩ vậy.
Các chuẩn mực kế toán được xây dựng cũng vì cái mục đích để thông tin tài chính phản ánh trên mỗi yếu tố cấu thành trên các báo cáo tài chính thể hiện được trung thực và hợp lý các cái tình hình trên.
Vậy tuân theo các chuẩn mực kế toán.... có nghĩa là một "cái chứng chỉ" cho việc thông tin báo cáo tài chính là trung thực hợp lý rồi. Đó là lợi ích chính nhất...
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thảo luận về vấn đề này hay đấy,

Lợi ích của việc tuân thủ chuẩn mực thì Ai làm kế toán cũng thấy. Chỉ có điều, nó có được các đối tượng liên quan khác (ở VN) như Giám đốc, những người lãnh đạo cấp cao quan tâm đúng mực hay không mới là điều quan trọng. đúng là người sử dụng báo cáo TC là một tập hợp người rộng, vậy thì đối tượng yêu cầu thông tin từ báo cáo tài chính phức tạp và có trình độ rất khác nhau và có kiến thức khác nhau về rất nhiều lĩnh vực, và đa số họ không có nghiệp vụ cao về Accounting. Chẳng thế mà Chuẩn mực Chung có quy định Yêu cầu về tính Dễ hiểu...

Vậy thì, để đáp ứng yêu cầu phục vụ người đọc, Trước tiên phải bắt buộc cái đã. Bắt buộc là cho toàn bộ đơn vị kế toán theo CĐKT VN. Thế nhưng bắt buộc ở đây cũng chỉ được biểu hiện trong một số hoàn cảnh nhất định như Tham gia thị trường chứng khoán, Thu hút vốn đầu tư, giao bán doanh nghiệp,... Chứ còn mấy báo cáo tài chính nộp thuế ở VN có mấy đồng chí tuân thủ CM đâu, hì hì.

Có một số trường hợp bắt buộc như vậy thì mấy đồng chí nhà ta mới tuân thủ chuẩn mực chứ không cooking nhiều lắm. Tuân thủ CM rồi mới nghĩ đến chuyện nhận ra cái lợi ích của việc Tuân thủ.

Tóm lại theo quan điểm của em, hiện trạng VN, phải bắt buộc tuân thủ chuẩn mực, không có thương xót gì hết, hi hi. Sau đó mới giáo dục nhận thức sau.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Ai trả lời được câu hỏi: bao giờ kế toán VN hết làm 2 sổ.... thì trả lời được câu hỏi.... khi nào doanh nghiệp sẽ tự tuân thủ chuẩn mực.?
Không chắc là thế hệ @ đời nay làm được đâu, mà có lẽ đời con đời cháu nữa... may ra.

Sự bắt buộc ở đây, dù sao cũng không phải là cứng nhắc. Nếu doanh nghiệp chứng minh được rằng việc không tuân thủ 1 hay 1 vài điểm nào đó của chuẩn mực thì lại có thể mang lại một số liệu và thông tin tài chính phản ánh đúng hơn, trung thực và hợp lý hơn thì lại hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Chuẩn mực số 29 cũng nói là doanh nghiệp có thể thay đổi chính sách kế toán khi: Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. (đoạn 6-b VAS29)
Mặc dù là hoàn toàn mở và được phép làm vậy, nhưng rất rất hãn hữu những điều kiện để được phép không tuân thủ đó được thoả mãn vì nói chung các chuẩn mực đã bao gồm hầu hết các khả năng có thể rồi.
Và cũng cần hiểu là các chuẩn mực cũng không phải là cố định, càng ngày khi tình hinh kinh doanh và các loại hình kinh doanh càng phát triển bao nhiêu thì các chuẩn mực cũng luôn được xem xét cập nhật chỉnh sửa theo cho phù hợp bấy nhiêu.
 
C

Cuqua

Guest
15/12/05
1
0
0
40
France
Cho mình hỏi, hiện tại ở Việt Nam đã có văn bản áp dụng về chuẩn mực IAS và IFRS chưa???
Mình đang muốn tìm tài liệu về các Chuẩn mực IAS.....híc nhưng ko có Tiếng Việt đọc oải wá....Có ai có ko? Cám ơn nhìu nhìu lắm:
 
T

thuphuong3010

Guest
19/9/05
44
0
0
38
Ha Noi
Năm tới này em mới là sinh viên năm cuối, chuẩn bị ra trường, em có hỏi một số kế toán viên thì họ bảo là học lý thuyết là một chuyện, còn làm lại là chuyện khác. Em học ở trường thì tất nhiên là theo VAS rồi, nhưng có nhiều trường hợp em thấy ở thực tế không định khoản như vậy. Điều đó làm em cảm thấy hơi băn khoăn không biết mới ra trường thì mình sẽ làm việc như thế nào?
Mong các anh chị truyền cho em một số kinh nghiệm về những ngày chập chững ra khỏi trường và bắt đầu đi làm thì nó như thế nào?

Cuqua nói:
Cho mình hỏi, hiện tại ở Việt Nam đã có văn bản áp dụng về chuẩn mực IAS và IFRS chưa???:

theo em hiểu câu hỏi của anh là có văn bản nào mà có sử dụng nội dung của IAS và IFRS chưa.
theo em được biết thì Việt Nam đã lựa chọn cách lấy các IAS làm cơ sở để biên soạn VAS nhưng không vận dụng toàn bộ hay sao chép mà chỉ vận dụng một phần, có sửa đổi để xây dựng hệ thống VAS riêng của mình cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của VN.

Cuqua nói:
Mình đang muốn tìm tài liệu về các Chuẩn mực IAS.....híc nhưng ko có Tiếng Việt đọc oải wá....Có ai có ko? Cám ơn nhìu nhìu lắm:

Còn về vấn đề tài liệu về IAS bằng tiếng việt thì ở trên thư viện quốc gia có quyển "các chuẩn mực kế toán quốc tế" xuất bản năm 2002, nhưng nội dung thì chỉ là tóm tắt thôi chứ không có đầy đủ.
Em cũng đang muốn tìm bản đầy đủ của IAS 12 và IAS 21 cập nhật nhất. Nếu ai biết kiếm ở đâu thì chỉ cho em với nhé!
 
Sửa lần cuối:
Tiện thể hỏi các bác luôn để bà con cùng thảo luận:
(1) Hiện tại có những khác biệt lớn nào giữa VAS và IAS?
(2) Bộ mình đã có quy định cụ thể nào hướng dẫn việc chuyển đổi BCTC lập trên VAS sang IAS chưa (cho các DN muốn chuyển đổi)? và
(3) nếu chưa có thì theo các bác, quy trình chuyển đổi nên được tiến hành như thế nào?

Thanks
 
Sửa lần cuối:
H

Huyen0172

Guest
14/9/06
5
0
0
TP.HCM
Mình muốn tìm hiểu về IFRS thì có thể xem ở đâu hoặc mua ở đâu? có ai biết không? chỉ dùm đi!!! Cám ơn nhìu nhìu....
 
D

decova

Guest
25/7/05
10
0
0
41
Ha Noi
VAS (Vietnam Auditing Standard) là Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Còn IFRS (International Financial Reporting Standards) lại là các chuẩn mực về trình bày báo cáo tài chính của quốc tế mà thôi. 2 cái này so với nhau cũng hơi khập khiễng. Vì VAS đã bao gồm cả chuẩn mực về trình bày báo cáo tc rồi (thông tư 23). Còn theo quốc tế, họ tách ra thành 2 cái: IAS là cho việc ghi sổ, xử lý kế toán hàng ngày còn IFRS là cho việc trình bày báo cáo tài chính.

Các bạn có thể tìm hiểu thông tin về IFRS và IAS trong trang IAS plus của Deloitte - 1 trong Big4 (free summary) tại:
http://www.iasplus.com/standard/standard.htm

Nói chung là đã định tìm hiểu cái gì của nước ngoài thì các bạn cần có ngoại ngữ chứ. Vì IAS và IFRS hàng năm vẫn có revision mà. Việc dịch tài liệu của nước ngoài bởi những người giỏi tiếng anh mà không hiểu về kế toán tài chính thì cũng phí công nghiên cứu mà thôi. Tự mình đọc hiểu vẫn là hay nhất. Vì những người giỏi chẳng ai hơi đâu ngồi dịch từ anh sang việt rồi đưa cho các bạn, họ còn nhiều việc khác ra tiền hơn.

Theo mình thấy và cả suy đoán, thường thì các bước lập 1 báo cáo theo IAS và IFRS như sau:
Có 2 cách,
- một là lập thẳng theo IAS và IFRS luôn (xử lý các khoản mục, nghiệp vụ... của từng phần hành, hệ thống TK, hệ thống báo cáo) ---> kế toán hay làm thế này, vì vậy nhiều khi họ còn không biết VAS bắt làm gì nữa cơ.

Thường thì phải nắm rất chắc 2 cái IAS và IFRS cho đặc thù hoạt động của doanh nghiệp rồi xử lý cho nó theo quốc tế luôn. Các doanh nghiệp FDI (đầu tư nước ngoài) cũng thỉnh thoảng làm kiểu này. Nhưng như thế lại khổ cái anh chuyển sang VAS để cho kiểm toán VN, thuế xem.

- Lập theo VAS, sau đó mới convert sang IAS ---> kiểm toán viên hay làm thế này, nhiểu nơi cũng làm thế này. Convert bằng cách:
+ Về các nghiệp vụ: là đối chiếu hoặc nắm được các khác biệt giữa 2 cái rồi có xử lý cho từng nghiệp vụ, khoản mục... Chủ yếu là cho các cái gì gọi là trọng yếu thôi. Đưa vể đúng chỗ của nó, đưa về đúng quy định theo IAS (cái này cần thuê một bên kiểm toán hoặc tư vấn có kinh nghiệm training 1 lần cho những khác biệt hoặc phải tự ngồi so sánh thôi, đơn giản lắm :wall: )
+ về hệ thống tài khoản thì cũng group lại theo hệ thống tài khoản IAS
+ Từ hệ thống tài khoản này mới chạy lên báo cáo theo form của IFRS

Tớ nghĩ như vậy, có bạn nào có kinh nghiệm sâu sắc hơn không, share đi:two:
 
Thực ra IFRS 1 có procedures, nước nôi đủ cả :freddy: , hồi trước mình có tham dự một project chuyển đổi VAS sang IAS mà content bám vào mục này. 3 tháng sau khi dự án kết thúc thì IAS cũng thay đổi luôn, híc :wall: híc, Goodwill không còn được Amortize trong vòng 20 năm nữa mà phải qua Impairment Test, lắm chuyện hơn nhiều :wall: Sợ quá mình cũng fairwell luôn cả consulting team :dzo:

Chẳng biết VAS 25 đã đi đâu về đâu rồi... :2015: chứ 3 năm trước mình đọc bản dự thảo và một thời gian sau đọc Final thì có vẻ không ổn, sao i bản chính, dịch thuật một cách... "sờ mó" (không ngoa đâu nhé) chẳng có chất gì gọi là Việt Nam cả. :wall:

Lâu ngày không được cập nhật về VAS, chẳng biết có thay đổi gì không từ ngày ra đời nữa, híc :alcon: :alcon: :alcon:
 
Sửa lần cuối:
L

lyquocbinh

Guest
10/7/10
1
0
0
Ha Noi
Mọi người có thể up link để xem các mục trong VAS lên đc không ạ
 
N

n1234

Sơ cấp
24/8/08
31
1
0
TPHCM
Thật ra chuẩn mực kế toán là hệ thống xử lý thông tin và hạch toán kế toán. Khi các nghiệp vụ kế toán phát sinh có cùng bản chất, nhưng do có quan điểm khác nhau, nhận thức khác nhau, nên có thể có cách xử lý va hạch toán cũng khác nhau. Điều này dẫn đến các thông tin được trình bày trên BCTC nhiều khả năng sẽ khác nhau. Như ta đã biết, BCTC cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho người sử dụng BCTC. Nếu người sử dụng không biết cách người ta lập BCTC, thì sẽ không hiểu được nó (vì khi không tuân theo chuẩn mực, có thể cùng một nghiệp vụ có cùng bản chất nhưng được hạch toán khác nhau). Như vậy, chuẩn mực kế toán là một công cụ để quản lý, làm cho mọi BCTC trong một phạm vi lãnh thổ, quốc gia đều được lập theo một cách thống nhất. Vì không có sự thống nhất về cách hạch toán, lập và trình bày BCTC mà mỗi quốc gia có đều chuẩn mực kế toán riêng.

Như vậy, ta không thể nói là doanh nghiệp có lợi hay không có lợi, mà là tuân thủ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có lợi là có thể so sách thông tin tài chính với các doanh nghiệp khác; có thể kiểm soát được hệ thống thông tin kế toán...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA