Nhờ mọi người giải đáp giúp em với ạ

  • Thread starter PAC
  • Ngày gửi
P

PAC

Guest
18/2/06
10
0
1
Hanoi
Chào các chuyên gia kiểm toán, em có mấy thắc mắc liên quan đến kiểm toán mà em rất ngố về mấy cái này, mong các bác giải đáp giúp:
1. Công ty có chi nhánh hạch toán độc lập thì có mấy báo cáo kiểm toán? chỉ kiểm toán ở Cty mẹ và kế toán Chi nhánh phải đến để giải thích (thế thì phải mang theo cả chứng từ?), hay là kiểm toán ở chi nhánh độc lập với kiểm toán ở Cty mẹ?
2. Nếu Cty thành lập ở tỉnh khác, hoạt động kinh doanh, kê khai &nộp thuế tại đó, nhung chủ yếu công việc kế toán thực hiện ở VPĐD ở Hà nội (tức là kế toán ở Cty chỉ tập hợp chứng từ và gửi ra HN). Như vậy khi kiểm toán sẽ thực hiện tại VP Hà nội có được không?

Em xin cám ơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
1. Công ty có chi nhánh hạch toán độc lập nhưng có tư cách pháp nhân độc lập không. Nếu không có tư cách pháp nhân độc lập thì chỉ có một cuộc kiểm toán. Nếu có thì sao: Ví dụ như Vinatex có nhiều công ty con (công ty thành viên), mỗi công ty thành viên này đều được kiểm toán, bản thân công ty mẹ (Vinatex) cũng phải có một cuộc kiểm toán, và lại còn phải có báo cáo kiểm toán cho báo cáo của toàn Tổng Công ty nữa.

2. Trường hợp hạch toán phụ thuộc khi chứng từ gửi hết ra HN thì việc kiểm toán sẽ diến ra ở HN là chủ yếu, tuy nhiên Kiểm toán vẫn có thể cần đi tới các chi nhánh. Vì sao: vì rằng việc kiểm toán không chỉ đơn thuần là kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán mà còn bao gồm rất nhiều các thứ khác nữa, ví dụ phải kiểm tra xem là tài sản có tồn tại không, phải quan sát các thủ tục kiểm soát ở các chi nhánh nữa chẳng hạn.
 
S

Songnho

Guest
21/3/06
3
0
0
TpHCM
Vậy trong trường hợp các chi nhánh đều có tư cách pháp nhân , nhưng công ty mẹ chỉ muốn một cuộc kiểm toán có được không vậy bác?
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
Songnho nói:
Vậy trong trường hợp các chi nhánh đều có tư cách pháp nhân , nhưng công ty mẹ chỉ muốn một cuộc kiểm toán có được không vậy bác?

Chuyện nhỏ, kiểu gì cũng chiều, cứ căn cứ vào phạm vi trong hợp đồng mà làm, ý kiến kiểm toán cũng đưa ra trên căn cứ đó nên muốn một hay mấy cuộc cũng OK thôi.
 
H

hong hot

Cao cấp
deepblue nói:
Chuyện nhỏ, kiểu gì cũng chiều, cứ căn cứ vào phạm vi trong hợp đồng mà làm, ý kiến kiểm toán cũng đưa ra trên căn cứ đó nên muốn một hay mấy cuộc cũng OK thôi.

Vấn đề này rất hay. Công bằng mà phát biểu thì việc thuê kiểm toán là tín hiệu tốt của nhà quản lý, ít ra nó thể hiện được quan điểm lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ các trường hợp khách hàng này lại không có nhiều hiểu biết về kiểm toán, về công việc, về ảnh hưởng và giá trị của kiểm toán độc lập. Vì vậy, thỉnh thoảng có trường hợp kiểm toán ừ à cho qua chuyện, cốt là ký được hợp đồng còn ý kiến kiểm toán thì ngoại trừ, hạn chế toé loe. trong trường hợp này, KTV đã không thực hiện đủ trách nhiệm của mình (xét về mặt đạo đức).

Quay trở lại ví dụ trên, tôi hiểu 1 cuộc kiểm toán trong ví dụ nghĩa là phạm vi kiểm toán chỉ giới hạn ở văn phòng TCT hoặc một phạm vi hẹp nào đó. KTV biết chắc rằng, khách hàng không thiếu gì i ốt mà thuê một thằng vào cầy xới số liệu, chứng từ và hỏi han loạn xạ sau đó từ chối đưa ý kiến tức là kết quả zero, chẳng qua là họ không biết thôi. còn nếu họ biết mà vẫn làm như vậy thì xin lỗi, khách hàng này theo tôi loại ngay từ đầu vì tính chính trực của họ có vấn đề, tiếng tăm của tôi sẽ chẳng sủi được bọt ở khu vực này. Nếu KTV dành một chút thời gian giảng giải cho họ nghe hơn thua liên quan đến phạm vi kiểm toán thì nhiều khả năng cả hai cùng đạt được mục đích. Khách hàng mà dân kiểm toán thường gọi là "củ chuối" nhưng vấn đề "chuối" nhất là kiểm toán viên không thay đổi được củ "chuối đó" vì không đả thông được họ về kiểm toán.

Nhân tiện đây, tôi có câu hỏi mà đi tìm lời giải đáp mãi chưa được. Thông thường (firm policy) thì một portion nào đó được kiểm toán phải đảm bảo trên 70% at entity level thì kiểm toán viên mới được phép không đưa ý kiến dạng từ chối đưa ý kiến. Ví dụ tôi vừa kiểm toán 1 KH có 40 chi nhánh, trong đó mình chỉ đi được 20 và cover được khoảng 60% BS và P&L. Tuy nhiên, tôi tìm mãi mà chưa thấy ở đâu có specific guideline cho vấn đề này, không biết các hãng khác xử lý vấn đề này như thế nào?
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
hong hot nói:
Nhân tiện đây, tôi có câu hỏi mà đi tìm lời giải đáp mãi chưa được. Thông thường (firm policy) thì một portion nào đó được kiểm toán phải đảm bảo trên 70% at entity level thì kiểm toán viên mới được phép không đưa ý kiến dạng từ chối đưa ý kiến. Ví dụ tôi vừa kiểm toán 1 KH có 40 chi nhánh, trong đó mình chỉ đi được 20 và cover được khoảng 60% BS và P&L. Tuy nhiên, tôi tìm mãi mà chưa thấy ở đâu có specific guideline cho vấn đề này, không biết các hãng khác xử lý vấn đề này như thế nào?

Bác HH, làm gì có specific guideline là cứ làm cover được bao nhiêu phần trăm cái B/S và P&L thì có thể đưa ra ý kiến được đâu. Quan trọng nhất là xét đoán của KTV hoặc thủ tục nào đó đảm bảo cáo 40% còn lại chưa đi kiểm toán có sai sót trọng yếu gì trong đó không.

Nếu tự mình thoả mãn cái 40% kia thì OK => true and fair

Nếu không tự mình thoả mãn được (cái này có khả năng nhiều hơn) thì có 2 hướng xử lý mà thôi:

- Qualify: limitation of scope

- Tăng phí kiểm toán lên và đi cho đến khi nào cái % còn lại chưa đi mà mình có thể đảm bảo nó không có sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ cái báo cáo mà mình đưa ra ý kiến
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Thực ra nói không có giudeline là không hoàn toàn chính xác. Vấn đề là bạn áp dụng phương pháp tiếp cận nào đối với kiểm toán: risk based audit, directional testing, system and controls hay là phương pháp nào.

Giả sử bạn áp dụng phương pháp kiểm tra chi tiết hết. Lúc này bạn sẽ phải sử dụng phương pháp chọn mẫu thống kê để lựa chọn mẫu để kiểm tra, lúc này bạn sẽ phải áp dụng lý thuyết chonj mẫu để xác định các thông số liên quan như expected errors, tolerable error, và một mớ những cái lằng nhằng khác để xác định mẫu, từ đó kiểm tra, từ đó có kết luận kiểm toán- cái này là có hướng dẫn đàng hoàng.

Tuy nhiên vì phần lớn các hãng đều là risk based audit, nên việc cover mấy chục phần trăm hoàn toàn tuỳ thuộc vào judgement của kiểm toán viên. Dic nhiên cái judgement này phải là professional, nghĩa là phải là sự suy đoán của một người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và suy đoán một cách cẩn thận, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán..v.v.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA