Trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho nhân viên sau khi cổ phần hóa

  • Thread starter huycapri
  • Ngày gửi
H

huycapri

Guest
16/2/04
31
0
0
Các bác cho em hỏi nhờ tý tẹo ah!
Hiện nay theo quy định của luật lao động thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm cho công nhân viên của mình.
Nhưng một công ty Nhà nước vừa cổ phần hóa năm 2004, toàn bộ quỹ dự phòng đã được chuyển thành lợi nhuận sau thuế của Cty đó (theo thông tư 76/ BTC về cổ phần hóa doanh nghiệp). Theo đó, doanh nghiệp chỉ trích lập dự phòng cho cán bộ công nhân viên với thời gian công tác là 1 năm ( kể từ thời điểm cổ phần hóa).
EM thì thấy thế này sai quá rùi, bởi vì người lao động khi nghỉ vẫn được trợ cấp dựa trên số năm làm việc thực tế của họ. Doanh nghiệp vẫn phải trả đủ cho người lao động. Khoản trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc tại DN khác trước khi đến DN vẫn phải do DN trả. SAu đó DN đòi lại khoản này từ DN khác.
Như vậy tại DN mới cổ phần hóa này, dự phòng trợ cấp thôi việc là không đủ!
Ý kiến của các bác về vấn đề này như thế nào ah? BÁc nào có văn bản pháp luật quy định rõ về vấn đề này cho em xin ah!
Em xin chân thành cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
huycapri nói:
Các bác cho em hỏi nhờ tý tẹo ah!
EM thì thấy thế này sai quá rùi, bởi vì người lao động khi nghỉ vẫn được trợ cấp dựa trên số năm làm việc thực tế của họ. Doanh nghiệp vẫn phải trả đủ cho người lao động. Khoản trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc tại DN khác trước khi đến DN vẫn phải do DN trả. SAu đó DN đòi lại khoản này từ DN khác.
Như vậy tại DN mới cổ phần hóa này, dự phòng trợ cấp thôi việc là không đủ!
Ý kiến của các bác về vấn đề này như thế nào ah? BÁc nào có văn bản pháp luật quy định rõ về vấn đề này cho em xin ah!
Em xin chân thành cảm ơn!

Bạn phải xem lại các nội dung lien quan đến TT76 và các văn bản khác về xử lý tài chính trong CPH doanh nghiệp. Theo đó, ban CPH đã làm đúng khi hoàn nhập vào lợi nhuận khoản trợ cấp MVL chưa chi hết đến thời điểm xác định GTDN lần I. Những lao động lâu năm không còn phù hợp đã được cho nghỉ và trợ cấp theo NĐ41, còn những người ở lại là những người thật sự cần thiết cho CTy CP. Nếu trong vòng một năm mà có nhu cầu cho nghỉ việc thêm những người còn lại thì vẫn được trợ cấp nghỉ việc theo NĐ 41. Do vậy, Cty cổ có trách nhiệm trích lập quỹ Trợ cấp MVL để chi trả cho những người bị mất việc làm từ năm thứ 2 trở đi. Lưu ý đây là trợ cấp MVL chứ không phải trợ cấp nghỉ việc đâu nhé.
 
H

Huongcnhy

Guest
25/2/06
25
0
0
43
76an duong- tay ho -hn
Mình hỏi nếu trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm thì từ quỹ bảo hiểm nộp lên cấp trên thì hạch toán như thế này có đúng không, các bạn trả lời ngay giúp mình nhé, mình cần gấp lắm, cảm ơn các bạn trước nha!
Nợ TK 336
Nợ TK 3353
CóTK 338
 
MPI of VN

MPI of VN

Trung cấp
12/3/07
145
0
0
Hanoi
Các bác cho em hỏi nhờ tý tẹo ah!
Hiện nay theo quy định của luật lao động thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm cho công nhân viên của mình.
Nhưng một công ty Nhà nước vừa cổ phần hóa năm 2004, toàn bộ quỹ dự phòng đã được chuyển thành lợi nhuận sau thuế của Cty đó (theo thông tư 76/ BTC về cổ phần hóa doanh nghiệp). Theo đó, doanh nghiệp chỉ trích lập dự phòng cho cán bộ công nhân viên với thời gian công tác là 1 năm ( kể từ thời điểm cổ phần hóa).
EM thì thấy thế này sai quá rùi, bởi vì người lao động khi nghỉ vẫn được trợ cấp dựa trên số năm làm việc thực tế của họ. Doanh nghiệp vẫn phải trả đủ cho người lao động. Khoản trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc tại DN khác trước khi đến DN vẫn phải do DN trả. SAu đó DN đòi lại khoản này từ DN khác.
Như vậy tại DN mới cổ phần hóa này, dự phòng trợ cấp thôi việc là không đủ!
Ý kiến của các bác về vấn đề này như thế nào ah? BÁc nào có văn bản pháp luật quy định rõ về vấn đề này cho em xin ah!
Em xin chân thành cảm ơn!

Có một quy định về trợ cấp thôi việc đối với DN mới CPH (nếu bạn cần văn bản thì email cho mình, nình sẽ tìm lại - pear59@gmail.com). Theo đó:
Cơ quan cấp trên của DNNN trước khi CPH sẽ chi trả 100% trợ cấp thôi việc cho người lao đông thôi việc trong 2 năm đầu ở DN CPH và 50% cho 3 năm tiếp theo. Số còn lại Cty CP chi trả.
Hệ số lương để tính mức chi trả là hệ số lương bình quân của thời điểm trước khi CPH và thời điểm người lao động thôi viêc.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA