Chi phí lãi vay - tại sao không phân bổ?

  • Thread starter serenade99
  • Ngày gửi
S

serenade99

Guest
20/3/06
8
0
0
40
Hà Nội
Khách hàng của em hạch toán chi phí lãi vay ngân hàng trên 242 để phân bổ. Họ lý luận rằng, chi phí lãi vay ngân hàng là để mua hàng hóa. Và chi phí lãi vay họ sẽ phân bổ theo số hàng hóa còn lại trong kho.

Về nguyên tắc,em chỉ thấy chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển sang 1422 nếu trong kỳ doanh thu ít hoặc chu kỳ kinh doanh dài. Chi phí lãi vay cần hạch toán vào chi phí và xác định kết qủa kinh doanh (ko phân bổ, chờ kết chuyển gì cả). Em đang thắc mắc tại sao lại như vậy?? Theo em nghĩ: có thể lãi vay ko được phân bổ, kết chuyển kỳ sau vì để phản ánh tình hình sử dụng vốn vay, hiệu quả của việc vay vốn, và giá gốc hàng hóa nhập kho không bao gồm chi phí đi vay nên ko thể giữ lại, chờ kết chuyển được. Ý kiến của các bác thế nào ạ?? Làm sao để khi giải thích khách hàng chấp nhận bây giờ? Các bác giúp em với!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Em cứ vác chuẩn mực "Hàng tồn kho" ra mà đưa ngay tận mắt họ.
 
M

M.Anh

Guest
28/12/05
46
0
0
Bắc Ninh
Chỉ có 1 loại lãi mà ta có thể đưa vào TK 242 đó là: Lãi mua hàng trả chậm, trả góp lãi thuê TSCĐ tài chính. Về khoản chi phí lãi vay NH theo mình hạch toán trên TK 635. Các bạn nghĩ sao?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
nedved nói:
Chi phí lãi vay là chi phí thời kỳ, nó được hạch toán ngay vào kỳ phát sinh. Cho nên không bao giờ có khái niệm tạm giữ chờ phân bổ.
641, 642 cũng là chi phí thời kỳ đấy thôi ạ???
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
lannhu nói:
641, 642 cũng là chi phí thời kỳ đấy thôi ạ???

Tớ có nói gì về 641, 642 đâu.

Để nói cụ thể hơn về borrowing cost vậy.

- Chi phí lãi vay thông thường là chi phí thời kỳ, nó phát sinh theo từng thời kỳ quy định trong hợp đồng tín dụng. Và trong quá trình SXKD thì chi phí lãi vay được hạch toán vào chi phí tài chính theo đúng kỳ phát sinh của nó.

- Vốn hoá chi phí lãi vay: chi phí lãi vay chỉ được hạch toán vào Nguyên giá TSCĐ (vốn hoá) khi nó phát sinh trong quá trình đầu tư (vay vốn đầu tư), kết thúc quá trình đầu tư thì nó được hạch toán vào chi phí bình thường.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
nedved nói:
Tớ có nói gì về 641, 642 đâu.

Để nói cụ thể hơn về borrowing cost vậy.

- Chi phí lãi vay thông thường là chi phí thời kỳ, nó phát sinh theo từng thời kỳ quy định trong hợp đồng tín dụng. Và trong quá trình SXKD thì chi phí lãi vay được hạch toán vào chi phí tài chính theo đúng kỳ phát sinh của nó.
Hi`, thì anh Ned ko nói gì đến 641, 642 nhưng nói đến chi phí thời kỳ phải ko ạ?:cool2:

Nếu là khoản vay chung, ko phân biệt từng mục đích cụ thể thì cứ hạch tóan cả vào trong kỳ phát sinh. Còn nếu HĐ vay chỉ nhằm mục đích tài trợ cho HH mua vào->bán ra thì có nên pbổ theo lượng hàng bán ra ko ạ? (nếu trọng yếu)
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Sao tôi đọc mãi trong chuẩn mực "Hàng tồn kho" chẳng thấy chổ nào ghi là chi phí lãi vay phân bổ vào hàng hóa. Ai thấy chỉ cho tôi với.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
AFC nói:
Sao tôi đọc mãi trong chuẩn mực "Hàng tồn kho" chẳng thấy chổ nào ghi là chi phí lãi vay phân bổ vào hàng hóa. Ai thấy chỉ cho tôi với.
Hi`, vấn đề là kế tóan làm thế nào để đảm bảo nguyên tắc phù hợp thôi.
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Đảm bảo nguyên tắc phù hợp nhưng phải tuân thủ chuẩn mực chứ. Nguyên tắc phù hợp là từ chuẩn mực mà ra.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
AFC nói:
Đảm bảo nguyên tắc phù hợp nhưng phải tuân thủ chuẩn mực chứ. Nguyên tắc phù hợp là từ chuẩn mực mà ra.
CM "HTK" í hả bạn? Chỗ nào quy định là ko đc phép nhẩy. Vả lại từng chuẩn mực riêng mà có trái với chuârm mực chung thì cũng phải theo cái chung chứ nhẩy?
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Theo mình nghĩ chuẩn mực chung là nói chung chung, còn chuẩn mực riêng thì nói cụ thể. Mình chưa thấy văn bản nào sửa đổi chuẩn mực cả. Nếu bạn có thì cập nhật cho mình nhé.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
lannhu nói:
CM "HTK" í hả bạn? Chỗ nào quy định là ko đc phép nhẩy. Vả lại từng chuẩn mực riêng mà có trái với chuârm mực chung thì cũng phải theo cái chung chứ nhẩy?
Em xem lại câu này! Xem thêm chuẩn mực chi phí đi vay.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
lannhu nói:
Nếu là khoản vay chung, ko phân biệt từng mục đích cụ thể thì cứ hạch tóan cả vào trong kỳ phát sinh. Còn nếu HĐ vay chỉ nhằm mục đích tài trợ cho HH mua vào->bán ra thì có nên pbổ theo lượng hàng bán ra ko ạ? (nếu trọng yếu)

Cái này Lannhu chưa đúng rồi, hì hì.

- Xét trên tư duy kế toán thông thường, thì một khoản chi chỉ được coi là TS khi nó thoả mãn điều kiện định nghĩa TS trong Chuẩn mực chung. Lannhu chắc hẳn hiểu về vấn đề này. Chi phí phát sinh, không thể thu hồi thì không có khái niệm "treo". Mặt khác, trong kế toán cũng như trong thực tế không thể phân biệt đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương. Lannhu ký hợp đồng vay, tiền đã giải ngân nếu Lannhu không mua hàng thì không phải trả lãi vay sao?

- Còn trong Chuẩn mực quy định rất rõ: Chi phí đi vay chỉ được vốn hoá trong giai đoạn đầu tư.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
nedved nói:
Cái này Lannhu chưa đúng rồi, hì hì.

- Xét trên tư duy kế toán thông thường, thì một khoản chi chỉ được coi là TS khi nó thoả mãn điều kiện định nghĩa TS trong Chuẩn mực chung. Lannhu chắc hẳn hiểu về vấn đề này. Chi phí phát sinh, không thể thu hồi thì không có khái niệm "treo". Mặt khác, trong kế toán cũng như trong thực tế không thể phân biệt đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương. Lannhu ký hợp đồng vay, tiền đã giải ngân nếu Lannhu không mua hàng thì không phải trả lãi vay sao?
Như thế nào đc gọi là chi phí phát sinh ko thể thu hồi anh Ned nhở? Trong tất cả các khoản chi phí trả trước mà TT89 có nêu thì khoản nào có thể và ko thể thu hồi ạ? Ko pbiệt đồng tiền nào dùng để đầu tư TS, nhưng nguồn tiền đầu tư thì phải biết chứ ạ? Và vay nhằm mục đích gì thì phải biết chứ ạ? Và chắc là ko nhà quản lý nào lại muốn sử dung vốn ko hiệu quả và sai mục đích như thế.

- Còn trong Chuẩn mực quy định rất rõ: Chi phí đi vay chỉ được vốn hoá trong giai đoạn đầu tư.
Vốn hóa ở đây là làm tăng giá trị TS đầu tư chứ ạ??? Còn việc sử dụng 242 để trãi đều chi phí thì có đc gọi là vốn hóa??? vậy những khoản lãi vay trả trứớc thì gọi nó như thế nào ạ?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Các bạn đang tranh cãi một vấn đề không phải là đúng - sai mà là cái nào đúng hơn. Nếu cứ đem những quy định trong chuẩn mực ra để so sánh và phủ nhận 1 quan điểm thì các bạn thụ động, học thuộc.
Việc treo lãi vay vào 242 ở đây nhằm đưa những khoản chi phí vào doanh thu tương ứng, theo tôi là phù hợp. Người ta nói vay để mua hàng trong khi hàng tồn kho kéo dài, là 1 cơ sở để chứng mình khoản chi phí lãi vay kia chưa có doanh thu tương ứng (các bạn lại lấy chuẩn mực hàng tồn kho ra bắt bẻ, có liên quan gì đến tồn kho đâu!) Lập luận của bạn Nedved là cho dù vay nhưng không mua hàng thì cũng phải trả do đó phải kết chuyển vào KQKD trong kỳ cũng không sai, nhưng nếu khoản chi phí trên chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng đến 1 dự án kinh doanh (thì dụ 1 quyết định vay để mua 1 lô hàng chẳng hạn) thì treo vào 142 hay 242 là hoàn toàn hợp lý, thể hiện rõ trên sổ sách kết quả KD của 1 lô hàng hay 1 hợp đồng đã thực hiện.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Trích Chuẩn mực:

"06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07.

07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

08. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy."


Chi phí đi vay chỉ vốn hoá (Có nghĩa là ghi nhận vào nguyên giá Tài sản) khi nó phát sinh trong giai đoạn đầu tư. Không bao giờ được ghi nhận treo trên TK chi phí trả trước dài hạn và phân bổ.

Vì:

- Chi phí đi vay phát sinh trong đầu tư TSCĐ:
+ Thời gian đầu tư từ 1/1/2006 đến 31/12/2006 thì đưa vào Sử dụng
+ Thời gian vay từ 1/1/2006 đến 31/12/2010 thì chi phí lãi vay từ 1/1/2006 đến 31/12/2006 ghi nhận vào nguyên giá. Phần còn lại hạch toán vào chi phí kinh doanh theo đúng thời kỳ của nó. Nếu trả trước kỳ thì không được coi là chi phí (Vì nó chưa phát sinh).

- Chi phí đi vay sản xuất hàng tồn kho:
+ Thời hạn vay từ 1/1/2006 đến 31/12/2006 (Vay ngắn hạn/vốn lưu động)
+ 1/1/2006 bắt đầu mua hàng (hoặc sx hàng) đến 3/1/2006 thì kết thúc hoạt động mua, nhập kho. Thì chi phí lãi vay từ 1/1 đến 3/1 mới được hạch toán vào giá trị hàng tồn kho. Sau khi nhập kho rồi, tức là chi phí lãi vay từ 4/1-31/12/2006 hạch toán vào Chi phí trong kỳ (Cho dù hàng tồn kho đã bán được hay chưa). Không được treo trên Bảng cân đối kế toán.

Thông thường, do nguyên tắc trọng yếu, chi phí lãi vay sản xuất hoặc mua hàng tồn kho là rất nhỏ, do đó thường được hạch toán thẳng vào chi phí KD trong kỳ.

Busy season, this topic should be closed
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nedved nói:
+ Thời gian vay từ 1/1/2006 đến 31/12/2010 thì chi phí lãi vay từ 1/1/2006 đến 31/12/2006 ghi nhận vào nguyên giá. Phần còn lại hạch toán vào chi phí kinh doanh theo đúng thời kỳ của nó. Nếu trả trước kỳ thì không được coi là chi phí (Vì nó chưa phát sinh).
Nếu ko đc coi là chi phí thì coi nó là gì ạ? Có phải coi nó là 242 ko anh Ned?
+ 1/1/2006 bắt đầu mua hàng (hoặc sx hàng) đến 3/1/2006 thì kết thúc hoạt động mua, nhập kho. Thì chi phí lãi vay từ 1/1 đến 3/1 mới được hạch toán vào giá trị hàng tồn kho. Sau khi nhập kho rồi, tức là chi phí lãi vay từ 4/1-31/12/2006 hạch toán vào Chi phí trong kỳ (Cho dù hàng tồn kho đã bán được hay chưa). Không được treo trên Bảng cân đối kế toán.
Nếu cứ đưa cả vào chi phí thì doanh thu tương ứng với khoản này là gì ạ?
Thông thường, do nguyên tắc trọng yếu, chi phí lãi vay sản xuất hoặc mua hàng tồn kho là rất nhỏ, do đó thường được hạch toán thẳng vào chi phí KD trong kỳ.
Em nghĩ đối với các DN sử dụng nguồn vốn vay là chủ yếu thì khỏan này ko nhỏ đâu.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Trong ba câu trên của em Lannhu thì 02 cầu đầu phải xem lại kiến thức kế toán.

Còn câu thứ 3, không nhỏ thỉ vốn hoá nó vào, nhỏ thì thôi, he he

Để giải thích cho lần cuối cùng.

- Câu 01: vi phạm nguyên tắc dồn tích. Trong tiếng Anh cái này gọi là Long-term prepayment chẳng dính gì đến từ expense cả.

- Câu 02: Nguyên tắc Thận trọng luôn phải đề cao hơn nguyên tắc Phù hợp
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA