Hàng khuyến mãi cho khách hàng

  • Thread starter Trịnh Đỗ Nguyên
  • Ngày gửi
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
Em hiện đang la kế toán (mới tập sự thôi), công ty em đang lam việc, chuyên kinh doanh thiết bị chuyên ngành ô tô - thiết bị công nghiệp. Công ty có mua một máy giặt, dự định sẽ làm quà khuyến mãi cho những khách hàng mua hàng của công ty với số tiền lớn hơn khoảng quy định.
Vậy em có được hoạch toán máy giặt đó vào làm chi phí QLDN không?
Và em se phải hạch toán vào tài khoản nào la hợp lý nhất?
Em đưa vào TK 156, rồi đưa vào kho hàng có dược không?
Nếu chi cục thuế vào kiem tra sổ sách, liệu se có vấn đề gì không?
Trả lời giúp em nhé!
Em vừa học, vừa làm, nên nói chung chưa có kinh nghiệm cho lắm! Rất cám ơn!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trịnh Đỗ Nguyên nói:
Em hiện đang la kế toán (mới tập sự thôi), công ty em đang lam việc, chuyên kinh doanh thiết bị chuyên ngành ô tô - thiết bị công nghiệp. Công ty có mua một máy giặt, dự định sẽ làm quà khuyến mãi cho những khách hàng mua hàng của công ty với số tiền lớn hơn khoảng quy định.
Vậy em có được hoạch toán máy giặt đó vào làm chi phí QLDN không?
Và em se phải hạch toán vào tài khoản nào la hợp lý nhất?
Em đưa vào TK 156, rồi đưa vào kho hàng có dược không?
Nếu chi cục thuế vào kiem tra sổ sách, liệu se có vấn đề gì không?
Trả lời giúp em nhé!
Em vừa học, vừa làm, nên nói chung chưa có kinh nghiệm cho lắm! Rất cám ơn!
Nhập kho bình thường, cần đủ hoá đơn chứng từ.
Hạch toán:
NK: N156,133/C111,331
XK làm quà tặng:
N632/C156
N641/C512
 
Sửa lần cuối:
J

Joe1fat

Guest
10/1/06
41
0
0
LA
Theo tôi bạn không nên hạch toán vào tồn kho, vì nếu hạch toán vào hàng tồn kho khi xuất ra làm quà khuyến mãi, bạn phải hạch toán vào doanh thu nội bộ, xuất hóa đơn và chịu thêm một khoản thuế đầu ra, không có lợi trong khi nếu bạn hạch toán thẳng vào 641.
Thí dụ chiếc máy giặt kia có giá 100.000 đ, thuế 10.000đ:
- Nếu bạn hạch toán tồn kho: Nợ TK156 100.000, Nợ TK133 10.000, Có TK111 110.000
- Xuất làm khuyến mãi: Nợ 641 110.000đ, Có 512 100.000, Có 3331 10.000/ Nợ 632 100.000, Có 156 100.000
Nếu không nhập kho bạn chỉ hạch toán Nợ 133, Nợ 641 mà thôi.

Bạn có thể hạch toán vào 641 bao nhiêu cũng được, khuyến mãi có vượt hay không vượt mức quy định cũng đều hạch toán vào TK đó cả. Tuy vậy khi quyết toán thuế TNDN thì chi phí khuyến mãi được tính làm chi phí trước thuế bị khống chế là 10% thôi (trên tổng số).
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Joe1fat nói:
Theo tôi bạn không nên hạch toán vào tồn kho, vì nếu hạch toán vào hàng tồn kho khi xuất ra làm quà khuyến mãi, bạn phải hạch toán vào doanh thu nội bộ, xuất hóa đơn và chịu thêm một khoản thuế đầu ra, không có lợi trong khi nếu bạn hạch toán thẳng vào 641.
Thí dụ chiếc máy giặt kia có giá 100.000 đ, thuế 10.000đ:
- Nếu bạn hạch toán tồn kho: Nợ TK156 100.000, Nợ TK133 10.000, Có TK111 110.000
- Xuất làm khuyến mãi: Nợ 641 110.000đ, Có 512 100.000, Có 3331 10.000/ Nợ 632 100.000, Có 156 100.000
Nếu không nhập kho bạn chỉ hạch toán Nợ 133, Nợ 641 mà thôi.

Bạn có thể hạch toán vào 641 bao nhiêu cũng được, khuyến mãi có vượt hay không vượt mức quy định cũng đều hạch toán vào TK đó cả. Tuy vậy khi quyết toán thuế TNDN thì chi phí khuyến mãi được tính làm chi phí trước thuế bị khống chế là 10% thôi (trên tổng số).
Bạn hướng dẫn ko đúng rồi.
Khi xuất kho là hàng khuyến mại cho hoạt động KD chịu VAT, viết hoá đơn gạch bỏ dòng VAT.
Nếu hạch toán N641 như bạn thì DN phải chịu VAT này à?
 
J

Joe1fat

Guest
10/1/06
41
0
0
LA
Hien nói:
Bạn hướng dẫn ko đúng rồi.
Khi xuất kho là hàng khuyến mại cho hoạt động KD chịu VAT, viết hoá đơn gạch bỏ dòng VAT.
Nếu hạch toán N641 như bạn thì DN phải chịu VAT này à?
Bạn có thể trích văn bản nào hướng dẩn việc này không? Nếu xuất không thuế VAT thì nhập kho hay chẳng nhập kho đều có kết quả như nhau => có lý!

Theo tôi hiểu, thuế VAT là thuế đánh trên khâu tiêu thụ, là do người tiêu dùng cuối cùng (enduser) chịu. Hàng khuyến mãi cũng là SP cho người dùng cuối cùng (nhưng DN phải trả tiền) thì phải chịu thuế VAT chứ => DN chịu thuế 2 lần => vô lý! Bạn nào có thể phân tích cho tôi thấy cái sai không?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Joe1fat nói:
Bạn có thể trích văn bản nào hướng dẩn việc này không? Nếu xuất không thuế VAT thì nhập kho hay chẳng nhập kho đều có kết quả như nhau => có lý!

thông tư 120 hướng dẫn hoá đơn, chứng từ.
Hàng khuyến mại, DN chịu, là CP bán hàng.Hàng chịu thuế=> DN phải nộp thuế=> C33311. CP bán hàng=> DN được khấu trừ=> N1331.
=> tổng 1331=33311=> thực chất DN ko chịu VAT.
Gạch bỏ dòng VAT, tuy nhiên nếu khuyến mại cho hđộng KD ko chịu VAT thì hàng khuyến mại vẫn chịu VAT.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
Joe1fat nói:
Bạn có thể trích văn bản nào hướng dẩn việc này không? Nếu xuất không thuế VAT thì nhập kho hay chẳng nhập kho đều có kết quả như nhau => có lý!

Theo tôi hiểu, thuế VAT là thuế đánh trên khâu tiêu thụ, là do người tiêu dùng cuối cùng (enduser) chịu. Hàng khuyến mãi cũng là SP cho người dùng cuối cùng (nhưng DN phải trả tiền) thì phải chịu thuế VAT chứ => DN chịu thuế 2 lần => vô lý! Bạn nào có thể phân tích cho tôi thấy cái sai không?
Vì cty em chuyên cung cấp thiết bị chuyên ngành ô tô, nên hạch toán máy giặt vào 156 em ngại Thuế kiểm tra sẽ thấy bất thường. Nhưng nếu đưa nó vào 156 là ổn, thì theo em, khi cty đem MG khuyến mãi, k thể coi cty phải chịu thuế 2 lần. Vì khi cty mua máy giặt, cty đã trả tiền có VAT, và phần này sẽ được khấu trừ. Khi cty xuất kho để khuyến mãi cho khách hàng, có thể xem cty là người mua hàng của chính cty. Lúc này cty được coi là người tiêu thụ cuói cùng, dù người sử dụng là khách hàng, chứ không phải là cty. Vì vậy cty phải chịu thuế đầu ra. Và chỉ chịu có 1 lần thuế VAT thôi. Thuế đầu vào, chắc chắn sẽ được khấu trừ. Em nói vậy, anh (chị) thấy có gì không phải thì góp ý dùm em nhé!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trịnh Đỗ Nguyên nói:
Vì cty em chuyên cung cấp thiết bị chuyên ngành ô tô, nên hạch toán máy giặt vào 156 em ngại Thuế kiểm tra sẽ thấy bất thường. Nhưng nếu đưa nó vào 156 là ổn, thì theo em, khi cty đem MG khuyến mãi, k thể coi cty phải chịu thuế 2 lần. Vì khi cty mua máy giặt, cty đã trả tiền có VAT, và phần này sẽ được khấu trừ. Khi cty xuất kho để khuyến mãi cho khách hàng, có thể xem cty là người mua hàng của chính cty. Lúc này cty được coi là người tiêu thụ cuói cùng, dù người sử dụng là khách hàng, chứ không phải là cty. Vì vậy cty phải chịu thuế đầu ra. Và chỉ chịu có 1 lần thuế VAT thôi. Thuế đầu vào, chắc chắn sẽ được khấu trừ. Em nói vậy, anh (chị) thấy có gì không phải thì góp ý dùm em nhé!
DN tiêu dùng cho chính DN=> doanh nghiệp là 1 tổ chức kinh doanh=> Được khấu trừ VAT đầu vào của hàng khuyến mại khi xuất khuyến mại.
TT120: 5.4/ Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, cơ sở sử dụng hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn để làm chứng từ hạch toán.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất dùng để trao đổi, thưởng hoặc trả thay tiền lương cho người lao động, tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì cơ sở phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng.
 
L

Lê Thị Thu Hồng

Guest
23/2/06
5
0
0
TPHCM
Mình cũg đồng ý với bạn, xuất HDGTGT gạch bỏ dòng thuế suất.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA