DN vừa và nhỏ thì định khoản có cần thông qua TK 154 hay không?

  • Thread starter pretty_accoun
  • Ngày gửi
P

pretty_accoun

Guest
20/10/05
24
0
0
39
Ha Noi
Ngày trước công ty mình chỉ làm sổ sách trên excel đơn giản nên ko phải định khoản, bây giờ đã dùng phần mềm kế toán rồi nên phải định khoản phức tạp quá. Công ty mình chuyên cung cấp vé máy bay và có tour trong và ngoài nước. Phục vụ cho khách nước ngoài là chủ yếu( tức là khách nước ngoài vào VN thì đăng ký làm tour tại công ty mình- du lich mà) Vì vậy thì các dịch vụ như đặt phòng khách sạn, dịch vụ ăn uống, phương tiện thì có cần phải hạch toán thông qua TK 154 không? Mình cũng ko rõ phải hiểu thế nào nữa. Giúp mình với nhé! Chiu miếng la, chiu miếng la!!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
J

Joe1fat

Guest
10/1/06
41
0
0
LA
Dùng phần mềm hay không thì bạn cũng phải định khoản cả.
Tôi chưa làm công ty du lịch nhưng theo tôi, chi phí KD không cần phải tập hợp theo đối tượng đâu mà chỉ cần hạch toán hết vào 642. Nếu bạn muốn theo dõi theo đối tượng thì tập hợp vào TK 154 chi tiết cho từng chương trình tour, sau đó kết chuyển vào giá vốn.
 
P

pretty_accoun

Guest
20/10/05
24
0
0
39
Ha Noi
Cám ơn các bạn nhé, vậy thì mình cứ hạch toán thẳng vào TK 642 luôn nhỉ, đỡ phải kết chuyển nhiều.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Joe1fat nói:
Tôi chưa làm công ty du lịch nhưng theo tôi, chi phí KD không cần phải tập hợp theo đối tượng đâu mà chỉ cần hạch toán hết vào 642.
Chi phí quản lý DN thì mới được tập hợp vào TK 642. Còn với các chi phí trực tiếp liên quan tới các dịch vụ thì phải tập hợp vào các TK 621, 622, 627 trước đã.

Joe1fat nói:
Nếu bạn muốn theo dõi theo đối tượng thì tập hợp vào TK 154 chi tiết cho từng chương trình tour, sau đó kết chuyển vào giá vốn.
Nếu đã bỏ qua TK 154 không muốn hạch toán thì có thể hạch toán luôn thẳng vào TK 632, không cần qua bước trung gian là TK 154.

pretty_accoun nói:
Cám ơn các bạn nhé, vậy thì mình cứ hạch toán thẳng vào TK 642 luôn nhỉ, đỡ phải kết chuyển nhiều.
Ấy, đừng tiện thế nhé! Bạn hãy xem hướng dẫn ở bên trên.
 
J

Joe1fat

Guest
10/1/06
41
0
0
LA
Sao DN kinh doanh DV lại dùng TK loại 6 trong sản xuất:
- 621 Chi phí NVL trực tiếp
- 622 Chi phí nhân công trực tiếp
- 627 Chi phí sản xuất chung

Còn TK 154 là Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Hiểu như thế có thông không nhĩ? Theo tôi thì tập hợp thẳng vào 154 luôn vì KD DV thì chẳng có giá thành SP đơn vị, cũng chẳng có tồn kho.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu đã không còn dở dang thì thông qua TK dở dang 154 làm gì? Kết chuyển trực tiếp sang TK giá vốn 632.

Joe1fat nói:
Còn TK 154 là Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Hiểu như thế có thông không nhĩ? Theo tôi thì tập hợp thẳng vào 154 luôn vì KD DV thì chẳng có giá thành SP đơn vị, cũng chẳng có tồn kho.
 
J

Joe1fat

Guest
10/1/06
41
0
0
LA
Vẫn có dỡ dang chứ, TK 154 thòng đến 2 chữ là "sản xuất kinh doanh" mà không lấy 1 chữ kinh doanh, có lẽ chữ KD dùng cho các DN không phải là DN sản xuất chăng? Và nếu như thế thì DN cung cấp dịch vụ không dùng TK sản xuất như 621, 622, 627 nhĩ, hiểu như thế có... ổn không?
 
V

Van Van

Guest
14/12/05
73
0
0
Ha Tay
Sao các bạn cứ hiểu một cách máy móc về tên tài khoản thế nhỉ. Nội dung tài khoản mới là quan trọng chứ. Các tài khoản này dùng cho cả DNSX và DNKD. Các bạn nên đọc lại nội dung từng TK như thế sẽ dễ hiểu hơn là chỉ đọc tên TK.
 
J

Joe1fat

Guest
10/1/06
41
0
0
LA
Đồng ý cái tên TK không quan trọng, nhưng ở đây không phải là cái tên.
Tài khoản loại 621, 622, 627 dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành, mục đích là nhằm quản lý cân đối tỷ lệ các khoản chi phí theo định mức và so sánh với tiến độ kế hoạch cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất. Ngoài ra còn phải qua 1 bước phân bổ chi phí SX chung thậm chí phân bổ cả chi phí NVL, nhân công cho từng đối tượng nữa, sao đó mới tập hợp vào từng đối tượng 154, rồi căn cứ vào TP và BTP mới kết chuyển tính giá thành sx 155.
Đối với loại hình dịch vụ thì không cần phải tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng khoản mục chi tiết như vậy. Cũng không phải tính toán phân bổ chi phí. Nếu cứ NVL là cho vào 621, nhân công cho vào 622... thì máy móc quá. Đó cũng là lý do tại sao TT144 ra đời vì DN vừa và nhỏ không cần phải đặt nặng kế toán quản trị.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Joe1fat nói:
Tài khoản loại 621, 622, 627 dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành, mục đích là nhằm quản lý cân đối tỷ lệ các khoản chi phí theo định mức và so sánh với tiến độ kế hoạch cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất.
Các TK này không sử dụng với mục đích "cân đối". Nó là chi phí trực tiếp thực tế đã phát sinh.

Joe1fat nói:
Ngoài ra còn phải qua 1 bước phân bổ chi phí SX chung thậm chí phân bổ cả chi phí NVL, nhân công cho từng đối tượng nữa, sao đó mới tập hợp vào từng đối tượng 154, rồi căn cứ vào TP và BTP mới kết chuyển tính giá thành sx 155.
Bước nào phân bổ chi phí SX chung thế? Tập hợp chi phí vào TK 627 là đã phải phân bổ trước đó rồi.

Joe1fat nói:
Đối với loại hình dịch vụ thì không cần phải tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng khoản mục chi tiết như vậy. Cũng không phải tính toán phân bổ chi phí. Nếu cứ NVL là cho vào 621, nhân công cho vào 622... thì máy móc quá. Đó cũng là lý do tại sao TT144 ra đời vì DN vừa và nhỏ không cần phải đặt nặng kế toán quản trị.
Ai bảo bạn như vậy? Nếu sản phẩm dịch vụ được chia ra làm nhiều loại riêng biệt thì phải tính giá thành cho từng loại sản phẩm dịch vụ chứ!

Bạn xem lại chữ "trực tiếp" khi sử dụng TK 621, 622 đi nhé! Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp chứ đâu có nói nguyên vật liệu và nhân công không đâu mà bảo là máy móc?
 
J

Joe1fat

Guest
10/1/06
41
0
0
LA
Các TK này không sử dụng với mục đích "cân đối". Nó là chi phí trực tiếp thực tế đã phát sinh.
Cân đối là cân đối số NVL phải mua, phải dùng trong kế hoạch sản xuất. Nếu chỉ để ghi nhận thì tại sao không dùng 1 tài khoản thội mà lại dùng đến 3 TK? Không có nhiều kế toán phải thực hiện theo kế hoạch sản xuất cũng như lấy số liệu kế toán để đưa vào bài toán quy họach tuyến tính cả! Lấy thí dụ trong ngành SX giày, nhiều mặt hàng sử dụng 1 loại vật tư , sử dụng 1 loại máy móc, nếu không phải "cân đối" cho cẩn thận thì dễ đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu, máy móc nhân công thì chỗ không có việc làm chỗ làm không kịp.
Bước nào phân bổ chi phí SX chung thế? Tập hợp chi phí vào TK 627 là đã phải phân bổ trước đó rồi.
Chi phí nhà xưởng, điện ... đều tập hợp cào 627 cả. Khi kết chuyển Nợ 154/Có 627 là lúc phải tính toán đưa vào SP nào: Nợ 154A, B, C ... dựa vào 1 trong các PP chi phí NVL trực tiếp (căn cứ chi tiết 621) hoặc nhân công (622) hoặc doanh thu dự kiến, hoặc PP ABC v...v. Ngay cả 621 và 622 cũng phải phân bổ vậy, chẳng dễ gì mà theo dõi mà đa số là dựa vào định mức để phân bổ 621 và chi tiết các 154/155.
Ai bảo bạn như vậy? Nếu sản phẩm dịch vụ được chia ra làm nhiều loại riêng biệt thì phải tính giá thành cho từng loại sản phẩm dịch vụ chứ!
Anh không nói là không tính giá thành, mà giá thành DV du lịch thì khộng có tồn kho, không tính toán phân bổ, không phải lập kế hoạch hay cân đối sản xuất v....v nói chung là không cần phải theo dõi kế toán quản trị, nên không cần dùng chi tiết TK loại 6 làm gì.
 
C

CHAN_MINH

Guest
29/5/07
3
0
0
tp.hcm
đồng ý cty vừa và nhỏ có thể không cần qua 154 (hoặc hạch toán đơn giản thôi), có thể vào thẳng 911, nhưng ban nen lưu ý nếu chỉ vào hết 641/642, thì coi chừng lúc quyết toán thuế những khoản chi 641/642 giới hạn phần trăm (nếu tôi không lầm 5%/doanh số), còn phần dư ra họ không tính, thì có mà ...chết (tôi ko nhớ rỏ thông tư nào quy định nhưng tôi từng bị nhân viên thuế tính như vậy).
Mong bạn cẩn thận
thân
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA