Đầy nửa ly hay cạn nửa ly

  • Thread starter Bim Bim
  • Ngày gửi
B

Bim Bim

<b>^_^ Smile Girl ^_^</b>
Ở Mỹ, khi phỏng vấn xin việc, thái độ tích cực mà người Mỹ gọi là positive – thinking có thể quyết định đến 70% thành công, còn lại mới là các kỹ năng khác. Người tích cực (positive person) thường giao tiếp tốt, làm việc theo nhóm tốt, hoà hợp tốt, tự tin, năng nổ... Người tiêu cực (negative person) sẽ bị gạt bỏ ngay sau vài phút phỏng vấn. Vì chỉ cần một người tiêu cực thì đội ngũ sớm muộn gì cũng bị phá vỡ.

Còn chúng ta, cứ kiểm tra lại sẽ thấy thường ngày ta có những suy nghĩ rất tiêu cực:
- Việt Nam lúc này xuất khẩu tôm sang Nhật nhiều lắm.
- Xời, chỉ được ba bữa là Nhật nó trả về vì thiếu vệ sinh thôi.
Hay:
- Nhỏ A, hôm nay mặc cái áo đẹp quá hả ?
- Xì, đẹp trong tâm hồn mới đáng kể chứ bề ngoài thì ăn thua gì !
Tất cả các câu đáp trên đều cách nói, cách suy nghĩ tiêu cực. Không ai nói đó là cách nói sai. Nhưng ở đời thường có hai loại người: thành công và thất bại, lạc quan và bi quan, tích cực và tiêu cực. Vấn đề là ta chọn cách nói, cách nghĩ nào, thế thôi.

“Tất cả bóng tối của thế gian cũng không che được ánh sáng của một que diêm”
Người tích cực luôn thấy cái hay, cái tốt, cái đẹp trong sự việc và ở người khác. Người tiêu cực luôn chú trọng đến khuyết điểm của người khác và luôn lo lắng người khác không tôn trọng, nể nang mình. Người tiêu cực không bao giờ phục ai vì thấy ai cũng kém. Người tích cực thấy ai cũng phục vì thấy cũng có một cái gì đó mà mình phải học hỏi.
Người tiêu cực thường tự ti và tự tôn cùng một lúc. Người tích cực thì thường tự tin và khiêm tốn cùng một lúc.
Người tiêu cực không bao giờ dám hỏi han điều gì vì sợ người khác nghĩ là mình dốt, mà nếu có hỏi thì chỉ hỏi để tấn công. Người tích cực luôn luôn hỏi chi tiết vì thực tâm muốn học hỏi.
Người tiêu cực khi gặp khó khăn thường cho là tại số mình đen, trời thiếu công bằng. Người tích cực thì cho đây là thử thách khả năng chịu đựng và giải quyết của mình. Người tiêu cực buồn bã và ghen tức khi người khác thành công. Người tích cực vui vẻ khi thấy người khác thành công và sẽ hỏi thăm để học thêm được một tí bí mật thành công.
Người tiêu cực hay phê phán chê bai, cằn nhằn và than vãn. Người tích cực thì chủ trương giải quyết vấn đề.
Người tiêu cực luôn làm người khác bực mình, xuống tinh thần. Họ không làm ai vui, không thuyết phục được ai. Người tích cực luôn làm người khác lên tinh thần, làm mọi người trở lên hăng hái vì vậy tính thuyết phục rất cao.
Người tiêu cực hay tự kiêu, tự mãn và thụ động. Người tích cực luôn phấn đấu vì đời là một cuộc đấu tranh như “Ông già và biển cả” của Hêmingway, phấn đấu không vì lợi lộc, nhưng chỉ vì việc của ông là đánh cá, bản tính con người là hoạt động. Người không hoạt động là người chết.
Người tiêu cực không ở trong team (đội ngũ) nào được cả. Họ sẽ làm đổ vỡ bất cứ đội ngũ nào mà họ ở trong đó. Về lâu dài, người tích cực luôn luôn thành công và người tiêu cực luôn luôn thất bại.
Tiêu cực dễ lây lan, tích cực cũng dễ lây lan. Nhưng tích cực lây mạnh hơn tiêu cực vì “tất cả bóng tối của thế gian cũng không che được bóng tối của một que diêm”. Nửa ly bước có thể nói là đầy nửa ly, có thể nói là cạn nửa ly. Đằng nào cũng đúng. Đây là vấn đề của riêng mỗi người. Vậy mà đó cũng là vấn đề chung của một quốc gia. Người tích cực luôn thấy ly nước đầy một nửa. Đất nước nào có nhiều công dân suy nghĩ tiêu cực sẽ nghèo đói. Một đất nước có nhiều công dân tích cực, một nền văn hoá tích cực, sẽ trở thành cường cho dù hiện nay còn nghèo.
Đâu là sức mạnh của Việt Nam
Khi nói đến điểm yếu và điểm mạnh, thường ta hay phạm một sai lầm rất lớn là coi những gì mình đang có là yếu tố quyết định mọi vấn đề. Thí dụ, so sánh giữa hai học sinh về những vốn liếng mà họ có. Học sinh A thông minh trung bình, bố mẹ khá giả, ở thành phố, học một trường nổi tiếng. Học sinh B thông minh cũng trung bình nhưng bố mẹ nghèo, đi học ở trường quê. Rõ ràng vốn liếng của A lớn hơn B. Nhưng nếu kết luận rằng sau này sẽ khá hơn B thì chẳng có gì bảo đảm cả. B sau này khá hơn A là chuyện khá thông thường.
Vì vậy, khi hỏi Việt Nam có gì mạnh và có gì yếu , ta không nên nghĩ rằng tương lai của Việt Nam sau này lệ thuộc vào cái gì Việt Nam đang có.
Nói đến hoạt động kinh tế người ta thường nhắc đến ba yếu tố: tư bản (tiền), tài nguyên thiên nhiên và lao động. Tư bản thì chúng ta không có nhiều. Thiên nhiên và tài nguyên thì trung bình, không có gì xuất sắc nhưng cũng không đến nỗi quá nghèo. Hai yếu tố này thì chúng ta không chủ động được. Tài nguyên thì trời cho sao chịu vậy, chúng ta chỉ còn cách đừng phá hoại môi trường thôi. Còn tư bản thì cũng thế, không có tiền là không có tiền. Không thay đổi được gì mấy. Nhưng nhân lực là yếu tố ta có thể chủ động được 100%. Một con người sinh ra không có kiến thức gì vẫn có thể được đầu tư học hỏi để tiến mãi không ngừng. Giá trị lao động của thế giới đang lên rất cao, mà tiềm năng lao động của Việt nam lại cực kỳ lớn. Đó chính là điểm thuận lợi đầu tiên để gia tăng sức mạnh của Việt Nam trên thị trường thế giới.
“Ta có gì ?” hay “Ta làm gì ?”
Cuộc đời A và B chỉ lệ thuộc một chút vào vốn liếng ban đầu, nhưng lệ thuộc rất nhiều vào ý chí và khả năng của mỗi người trong việc quản lý đời mình. Tương lai Việt Nam cũng tương tự như vậy. Khả năng quản lý của con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển, và “Ta có gì” thực ra không quan trọng bằng “Ta làm gì ?”. Sức mạnh đoàn kết của Việt Nam rất lớn, vì thế chúng ta luôn muốn mọi người làm, suy nghĩ, ăn nói cùng một cách. Chính vì vậy mà thành ra bảo thủ, thiếu sáng tạo, cứng nhắc và chậm chạp.
Để phát triển đất nước chúng ta cần chú trọng đến sự sáng tạo cá nhân. Vì cá nhân sáng toạ thì quốc gia mới sáng tạo.
Với giới trẻ, trước hết chúng ta hãy phát triển kỹ năng phân tích (analytical skills), kỹ năng đặt câu hỏi. Nếu muốn học được kỹ năng này thì cứ nói chuyện với các em bé 5, 6 tuổi là học được ngay: “Cô ơi, sao đàn bà mặc áo dài mà đàn ông không mặc ?” “Tại sao con trâu có sừng mà con chó không có sừng ?”... Đó chính là analytical skills (mà người Mỹ nổi tiếng số một trên thế giới). Nếu trong đời sống hàng ngày ta thường xuyên sử dụng kỹ năng này, khuyến khích sinh viên học sinh chú tâm vào khả năng phân tích, đặt câu hỏi thì tiến trình sáng tạo của cả nước sẽ gia tăng.
Thứ hai, khi có người thiết kế được một kiểu áo chưa ai thấy, hãy phản ứng “Ồ, lạ quá ha, sao bạn không tung ra thị trường cho mọi người thấy với” thay vì “Trời, kiểu này kỳ cục quá, chắc không ai dám mặc đâu !”
Thái độ tích cực với cái mới là thái độ cực kỳ cần thiết cho một môi trường sáng tạo. Tất cả các chính sách lớn lao sẽ chẳng có hiệu quả gì nếu một quốc gia có nhiều người tiêu cực hơn là tích cực. Chỉ có người positive mới thành công. Và tương lai Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc giới trẻ Việt Nam có sáng tạo hay không. Vấn đề cốt yếu này lại chẳng có chính sách nào lo được cả. Mỗi người chúng ta phải trở lên positive, rồi từ đó lây lan sang người khác. Hãy cười. Vì nụ cười mang đến năng lượng cho mình và cho người xung quanh. Hãy khen và khen thực tình. Bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào cũng có cái gì đó hay và đẹp đẽ để mà khen thực tình. Nếu không phải buộc phê phán thì đừng phê phán. Nếu phê phán thì hãy kèm theo một đề nghị giải quyết. Vấn đề không nằm ở chỗ “Việt Nam có gì ?” mà ở chỗ “Chúng ta làm gì cho Việt Nam”…


Trần Đình Hoành
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
X

xungdanhanhhung

Guest
6/2/05
267
1
0
Hanoi
Bim Bim nói:
Thứ hai, khi có người thiết kế được một kiểu áo chưa ai thấy, hãy phản ứng “Ồ, lạ quá ha, sao bạn không tung ra thị trường cho mọi người thấy với” thay vì “Trời, kiểu này kỳ cục quá, chắc không ai dám mặc đâu !”


Trần Đình Hoành


Em ơi, cái này có thực tế không? Viết thế này ngang với viết văn cổ động. Kiểu áo lạ ấy còn phụ thuộc nó như thế nào? chứ áo mà chẳng thấy vải đâu như bộ quần áo mới của hoàng đế thì ai dám khuyến khích đây? (Nhất là trong văn hoá Việt Nam).
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Hay thật đấy nhưng giả tạo quá!
Hãy sống thật, làm thật và nghĩ thì nghĩ thoáng một chút....
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Hay thật đấy nhưng giả tạo quá!
Hãy sống thật, làm thật và nghĩ thì nghĩ thoáng một chút....
Vậy trong tình huống này anh sống thật thế nào đây? Hay cứ nói thẳng:
Trời, kiểu này kỳ cục quá, chắc không ai dám mặc đâu !
Hoặc:
Ít hôm nữa có lễ hội hoá trang, cho tớ mượn cái áo này nhé!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA