Ðề: Giải đáp thắc mắc về Quyết Định 48 - Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ & vừa (hiện hành) anh chị ơi, cho em hỏi điều kiện nào để DN làm BCTC theo quyết định 48 hay theo quyết định 15 ạ? hai quyết dịnh này khác nhau ở điểm nào ạ?
Từ từ nghiên cứu các văn bản quy định:
1.- Tại Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006: PHẦN THỨ NHẤT - QUY ĐỊNH CHUNG 1. "Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có quy mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp mình và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như: Điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán... được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con thực hiện chế độ kế toán theo quy định của công ty mẹ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán này nếu có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
2.- Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa? Tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô - Khu vực |
Doanh nghiệp siêu nhỏ |
Doanh nghiệp nhỏ |
Doanh nghiệp nhỏ |
Doanh nghiệp vừa |
Doanh nghiệp vừa |Số lao động|Tổng nguồn vốn|Số lao động|Tổng nguồn vốn|Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản |10 người trở xuống |20 tỷ đồng trở xuống|từ trên 10 người đến 200 người|từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng|từ trên 200 người đến 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng |10 người trở xuống |20 tỷ đồng trở xuống|từ trên 10 người đến 200 người|từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng|từ trên 200 người đến 300 người
III. Thương mại và dịch vụ |10 người trở xuống |10 tỷ đồng trở xuống|từ trên 10 người đến 50 người|từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng|từ trên 50 người đến 100 người
3.- Thông tư 138/2011/TT-BTC ngày 4 tháng 10 năm 2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa
5. Một số quy định tại Phần thứ ba - “Hệ thống báo cáo tài chính” được sửa đổi, bổ sung như sau:
5.1. Điểm (2) khoản 4 Mục I Phần thứ ba “Hệ thống báo cáo tài chính” bổ sung nội dung sau:
“Các doanh nghiệp Nhỏ và vừa (
kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp Báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định (Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê) còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.”