kiểm soát công nợ phải thu nước ngoài

  • Thread starter ctnh
  • Ngày gửi
C

ctnh

Guest
11/4/06
2
0
0
40
tphcm
các anh chị làm ơn giúp em kiểm soát công nợ phải thu nước ngoài tại cty chè thì cần làm những bước nào, để em hoàn tất bài khoá luận của em.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

ngocminhtran

Guest
25/4/06
2
0
0
Hà Nội
Theo dõi công nợ phải có đối tượng. Điều này là quan trọng nhất
Thứ 2 bạn phải xác định nguồn gốc nợ
Và còn rất nhiều vấn đề bạn phải nói chi tiết hơn
 
H

hong hot

Cao cấp
Phải thu nước trong với nước ngoài thì có gì khác nhau nhỉ? mục đích kiểm toán vấn thế, các cơ sở dẫn liệu cho khoản mục cũng vậy, có gì khác nhau đâu.

Có điểm khác nhau ở vấn đề đánh giá rủi ro cho khoản mục này như thế nào, tuỳ vào từng trường hợp mà có cách đánh giá, xét đoán và tiếp cận khác nhau. Ở công ty chè, bán hàng có thể có 2 kiểu bán theo chương trình đổi dầu và bán theo hợp đồng thương mại thuần tuý. Với mỗi cách bán hàng khác nhau sẽ có cách quản lý công nợ khác nhau nên KTV phải tìm hiểu để có cách tiếp cận hiệu quả nhất. VD, với hợp đồng bán hàng thông thường thì việc kiểm tra số tiền thu sau ngày khoá sổ có thể là một cách làm hiệu quả nhất để đảm bảo tính hiện hữu, tính đánh giá và trình bày của khoản mục. Tuy nhiên cách làm này lại có vẻ không hiệu quả đối với nghiệp vụ bán hàng theo chương trình được ký kết giữa 2 chính phủ. Trong trường hợp đó, việc gửi thư xác nhận có khi lại hiệu quả vì tính đánh giá của khoản mục trong trường hợp này không có rủi ro do việc thanh toán được đảm bảo giữa 2 chính phủ.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Nói như honghot là không khác cũng không hoàn toàn chính xác. Mình thấy ít nhất nổi bật lên các vấn đề sau mà kiểm toán cần chú ý hơn so với kiểm toán đối với các khoản phải thu trong nước:


1. Rủi ro về mặt định giá: giá trị các khoản phải thu: giá trị thể hiện bằng ngoại hối, vậy có rủi ro về mặt đánh giá các khoản phải thu ở cuối kỳ theo tỷ giá nào- chênh lệch tỷ giá xử lý như thế nào

2. Rủi ro về mặt cut-off: Các giao dịch mua bán được thực hiện theo các điều khoản incoterm khác nhau, theo EX, theo CIF, theo FOB, v.v. Theo mỗi điều khoản này, thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về tài sản và về tiền tệ (nói theo cách của kế toán thì là chuyển giao "risk and reward") là khác nhau, vậy thời điểm xác định doanh thu, và các khoản phải thu cũng phải khác nhau.

3. Rủi ro về khả năng thanh toán của khách hàng: bạn honghot có nói về chương trinhf đổi dầu- mình đoán có lẽ TCTY chè cũng tham gia chương trình này (TGĐ của TCty chè đã anh dũng hy sinh ở Irac còn gì nữa), vậy khả năng thanh toán của khách hàng (nếu ký với tư nhân) là như thế nào, hay đùng một cái vào một hôm đẹp trời nào đó, lại thấy nói chủ DN đã anh dũng hy sinh vì một cô đánh bom cảm tử thì cũng thôi... Ngay cả ký với chính phủ nữa thì cũng vậy, mới đây có một danh sách nói có các công ty dính vào việc hối lộ chính phủ Irac để có được chương trình đổi dầu lấy lương thực (trong đó có Vinamilk, không biết có Vinatea không?), giả sử LHQ nói, những ông tham gia hối lộ đó không được thanh toán nữa, thì cũng thôi phải không? thês thì dự phòng thế nào?
 
haizapo

haizapo

Trung cấp
18/4/06
67
1
8
HCMC
Mình đề xuất quy trình kiểm toán khoản nợ phải thu nước ngoài nhè(các phần này có học trong môn kiểm toán)
1. Đánh giá sơ bộ về các khoản phải thu của nước ngoài
2. Kiểm tra quy trình phải thu(cả về mặt chứng từ) để mình có thể lấy mẫu chính xác được.
3. Phần quan trọng nhất, lấy mẫu, đánh giá mức độ trọng yếu của mẫu để kiểm soát.
4. Lấy số liệu so sánh(chứng từ đáng tin cậy nhất có lẽ là sổ phụ ngân hàng, vì đây là bằng chứng khách quan nhất, hầu hết các thương vụ quốc tế thường chuyển khoản hoặc được bảo lảnh thanh toán)
5. Đánh giá tình hình thu hồi nợ, .....
trên đây là một số đề xuất, bạn có thể tham khảo thêm về những vấn đề này trong cuốn Kiểm toán của trường ĐHKT và cuốn Hệ thống thông tin Kế toán.
 
H

hangntt

Guest
22/1/05
41
0
6
ha noi
hangntt

Các anh chị giúp em với...........
Kế toán trưởng bên em nghỉ vào T02/2005 không làm bất kỳ sổ sách kế toán nào,thời gian 1 tháng phải hoàn thành BCTC. Chứng từ về tiền điện, nước năm 2005 em chưa hạch toán vào do chứng từ thất lạc, bây giờ tìm thấy rồi . Em muốn hạch toán vào năm 2006 thì phải làm gì nhỉ? Giúp e với...với....với....
 
haizapo

haizapo

Trung cấp
18/4/06
67
1
8
HCMC
Theo mình được biết hình như là hóa đơn 2005 thì bạn không thể hạch toán vào năm 2006 nữa đâu, chỉ có những năm cuối 2005 thì bạn còn có thể hạch toán vào đầu năm 2006, và không quá 3 tháng. Các bác nào có ý kiến không?, kiến thức của em còn hạn chế lắm
 
L

LUONG TUAN ANH

Guest
22/1/06
452
0
0
HÀ NỘI
haizapo nói:
Theo mình được biết hình như là hóa đơn 2005 thì bạn không thể hạch toán vào năm 2006 nữa đâu, chỉ có những năm cuối 2005 thì bạn còn có thể hạch toán vào đầu năm 2006, và không quá 3 tháng. Các bác nào có ý kiến không?, kiến thức của em còn hạn chế lắm
Bạn Haizapo thân ! Hóa đơn quá 3 tháng thì không được khấu trừ thuế GTGT thôi còn hạch toán thì vẫn được và cho cả phần thuế GTGT vào chi phí tất
Chào
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA