Kiểm Tóan

  • Thread starter peace_do
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
P

peace_do

Guest
Kiểm toán
I. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.Định nghĩa Hệ thống kiểm soat nội bộ:
Hệ thống kiểm soát nội bộ(HTKSNB) là toàn bộ các chính sách, thủ tục chịu ảnh hưởng bởi Ban Giám Đốc, nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế nhằm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi có thể.Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hay sai sót, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo trong thời gian mong muốn lập những thông tin tài chính tin cậy.HTKSNB vượt ra ngoài những vấn đề liên quan đến chức năng của hệ thống kế toán.

2. Các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ:
HTKSNB gồm năm bộ phận:
2.1 Môi trường kiểm soát:
Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan trọng của kiểm soát.Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị.Nó được xem là nền tảng đối với các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ.
Sự kiểm soát hữu hiệu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của người quản lý đối với vấn đề kiểm soát.Nếu người quản lý cao nhất đơn vị quan niệm rằng kiểm soát là một vấn đề quan trọng, các thành viên khác trong đơn vị sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều đó và hết sức tôn trọng các quy định kiểm soát.Ngược lại,nếu người quản lý không thực tâm chú trọng đến vấn đề kiểm soát thì chắc chắn các mục tiêu kiểm soát không thể thực hiện được. Tuy nhiên, một môi trường kiểm soát mạnh không có nghĩa là một sự đảm bảo hoàn toàn cho tính hiệu quả của HTKSNB.
Các nhân tố thuộc về môi trường kiểm soát là:
•Tính chính trị và các giá trị đạo đức.
Sự hữu hiệu của HTKSNB trước tiên phụ thuộc trực tiếp vào tính chính trực và sự tôn trọng các giá trị đạo đức của những người liên quan đến các quá trình kiểm soát. Đáp ứng yêu cầu này, những nhà quản lý cao cấp phải xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị và cư xử đúng đắn để có thể ngăn cản mọi nhân viên trong đơn vị không tham gia vào các hoạt động được xem là thiếu đạo đức hoặc phạm pháp.Muốn hiệu quả hơn, nhà quả lý phải làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực và cần phải phổ biến đến mọi nhân viên bằng những cách thức thích hợp.

•Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên
Một tổ chức chỉ có thể đạt được các mục tiêu của mình nếu cán bộ, nhân viên ở mọi cấp đều đảm bảo về kiến thức và kĩ năng cần thiết.Do đó, nhà quản lý chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có trình độ đào tạo và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, phải giám sát và huấn luyện họ thật đầy đủ và thường xuyên.
•Sự tham gia của Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán.
Sự tham gia của Hội đồng quản trị và Ủy ban Kiểm Toán sẽ làm cho môi trường kiểm soát được tốt hơn do sự kiểm soát của nó dến các hoạt động của người quản lý.
•Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý.
Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhân thức của người quản lý; phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và cả thái độ của họ khi điều hành đơn vị. Triết lý và phong cách hoạt động của các nhà quản lý cao cấp có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát của tổ chức, bao gồm những vấn đề như khả năng nhân thức và giám sát rủi ro trong kinh doanh, nhận thức và thái độ đối với việc lập báo cáo tài chính hay áp dụng các phương pháp kế toán, sử dụng các kênh thông tin chính thức hay không chính thức…
•Cơ cấu bộ máy tổ chức của đơn vị.
Cơ cấu tổ chức là bộ máy thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu của tổ chức.Xây dựng cơ cấu tổ chức của đơn vị là phân chia nó thành những bộ phận với chức năng và quyền hạn cụ thể.Một cơ cấu tổ chức hợp lý là mộ điều kiện bảo đảm các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng.
•Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm.
Phân định quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức. Nó cụ thể hoá bằng quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị và mỗi người phải tự hiểu rằng mỗi hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu của đơn vị, và họ sẽ phụ trách cụ thể công việc gì.Do đó khi mô tả công việc cần diễn giải bằng những nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên và quan hệ về mặt báo cáo của những thành viên này.
•Chính sách nhân sự
Là các chính sách và thủ tục của nhà quản lý về việc tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt và khen thưởng cho các nhân viên.Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát.Có thể xem đây là nhân tố bổ sung cho nhân tố đảm bảo về năng lựcđã nói trên.Một chính sách nhân sự đúng đắn sẽ bù đắp cho những yếu kém của môi trường kiểm soát.


2.2 Đánh giá rủi ro:
Dưới một góc độ nào đó,kiểm soát bao gồm việc nhận dạng, đánh giá và quản lý các rủi ro có thể phát sinh.Kinh doanh là chấp nhận rủi ro.Trong thực tế, không biện pháp nào có thể giảm rủi ro xuống bằng không.Vì vậy,các nhà quản lý phải thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu-kể cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động-của đơn vị có thể không được thực hiện, và phải cố gắng kiểm soát được những rủi ro này.Muốn như vậy, người quản lý cần :
•Thiết lập các mục tiêu của tổ chức, mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng cho từng hoạt động. Điều này rất quan trọng vì trong việc đánh giá rủi ro vìmột sự kiện là rủi ro khi gây ra những ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của tổ chức.Do đó, co nhưng sự kiện là rủi ro đối với tổ chức này nhưng không phải là rủi ro đối với tổ chức khác.
•Nhận dạng và phân tích rủi ro khiến cho các mục đích không thể thực hiện được.Các rủi ro có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
-Những thay đổi trong quy chế của tổ chức hoạt môi trường hoạt động.
-Sự thay đổi nhân sự.
-Việc tiến hành nghiên cứu mới hoặc tiến hành sửa đổi hệ thống thông tin.
-Sự tăng trưởng nhanh chóng của đơn vị.
-Những thay đổi về kĩ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc hệ thống thông tin trong đơn vị.
-Những chương trình giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm hoặc quá trình sản xuất mới.
-Sự sắp xếp lại tổ chức của đơn vị.
-Mở rộng hoặc thanh lý những hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ở nước ngoài.
-Áp dụng những nguyên tắc kế toán mới…

2.2 Đánh giá rủi ro:
Dưới một góc độ nào đó,kiểm soát bao gồm việc nhận dạng, đánh giá và quản lý các rủi ro có thể phát sinh.Kinh doanh là chấp nhận rủi ro.Trong thực tế, không biện pháp nào có thể giảm rủi ro xuống bằng không.Vì vậy,các nhà quản lý phải thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu-kể cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động-của đơn vị có thể không được thực hiện, và phải cố gắng kiểm soát được những rủi ro này.
2.3 Hoạt động kiểm soát:
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục giúp cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện.Nó bảo đảm các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của đơn vị.Những hoạt động kiểm soát chủ yếu thích hợp cho việc kiểm soát kế toán của đơn vị:
a) Phân chia trách nhiệm đầy đủ:
B) Kiểm soát quá trình xử lý thông tin:
d) Kiểm tra độc lập việc thực hiện:
e) Phân tích rà soát:

2.4 Thông tin và truyền thông:
Thông tin được thu thập và truyền đạt đến các bộ phận, cá nhân trong đơn vị để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình.Truyền thông là sự cung cấp thông tin trong đơn vị( từ cấp trên xuống cấp dưới,từ cấp dưới lên cấp trên và giữa các bộ phận quan hệ ngang hàng) và với bên ngoài.Sự kiểm soát chỉ có thể thực hiện nếu các thông tin trung thực và đáng tin cậy, đồng thời quá trình truyền thông được thực hiện chính xác và kịp thời.
Hệ thống thông tin trong đơn vị bao gồm nhiều phân hệ, trong đó hệ thống thông tin kế toán là một bộ phận quan trọng.

2.5 Giám sát:
Giám sát bao gồm việc đánh giá thường xuyên và định kỳ của người quản lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm xem xét hoạt động của nó có đúng như thiết kế và cần phải điểu chỉnh gì cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn.
 Giám sát thường xuyên: diễn ra ngay trong quá trình hoạt động, do các nhà quản lý và các nhân viên thực hiện trong trách nhiệm của mình.
 Giám sát định kì: thường thực hiện qua các chức năng kiểm toán nội bộ trong đơn vị, qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hê thống để đưa ra biện pháp cải thiện.

Giám sát có một vai trò quan trọng trong kiểm soát nội bộ vì nó giúp cho kiểm soát nội bộ luôn duy trì được sự hữu hiệu của mình qua những thời kỳ khác nhau.

3. Những nhân tố đe dọa sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ:
Ngay cả khi có thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo về cấu trúc, thì hiệu quả thật sự của nó tùy thuộc chủ yếu vào nhân tố con người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự.
Một số nhân tố đe doạ tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ:
-Người quản lý lạm quyền.
-Sự tiếp cận tài sản.
-Coi trọng hình thức hơn vật chất
-Mâu thuẫn quyền lợi.
 Người quản lý lạm quyền:Trong thực tế, có nhiều trường hợp, người quản lý bỏ qua các quy định kiểm soát trong việc thực hiện một nghiệp vụ cụ thể(tuyển dụng nhân viên trực tiếp không qua kiểm tra phỏng vấn của bộ phận nhân sự).Các quyết định này thường được biện minh bằng tính hiệu quả của công việc, bằng mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích. Điều này đúng trong một số trường hợp.Tuy nhiên, việc dành cho người quản lý một sự tùy tiện quá lớn có thể dẫn đến không kiểm soát được rủi ro và làm cho môi trường kiểm soát trở nên yếu kém.

 Sự tiếp cận tài sản:Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ tài sản là kiểm soát khả năng tiếp cận tài sản.Các thủ tục kiểm soát này rất đa dạng.Tuy nhiên, vẫn còn nhữnbg khả năng rất lớn là các thủ tục kiểm soát không bảo vệ một các hữu hiệu tài sản của đơn vị do không đo lường được hết những phương cách tiếp cận tài sản.Kiểm soát sự tiếp cận tài sản không chỉ là kiểm soát trên tài sản mà còn bao gồm việc kiểm soát đối với việc xét duyệt mua hay chuyển giao tài sản.
Thông tin cũng là một tài sản quan trọng và bảo vệ nó cũng cần phải kiểm oát sự tiếp cận thông tin

 Coi trọng hình thức hơn vật chất:
Một trong những đe doạ lớn đối với sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ là việc chỉ chú ý đến hình thức mà không quan tâm đến thực chất của các thủ tục kiểm soát.
Ví dụ:
-Đơn vị quy định : những khoảng chi từ 10 triệu đồng trỏ lên phải có chữ ký của hai người xét duyệt.Trên thực tế người thứ hai ký duyệt nhưng không kiểm tra mà chỉ căn cứ trên chữ ký của người thứ nhất.
-Trong quy trình mua hàng, đơn vị sử dụng phương pháp đấu thầu giữa các nhà cung cấp.Tuy nhiên đơn vị không thay đổi và luôn chỉ mời ba nhà cung cấp quen thuộc.Việc đấu thầu lúc này chỉ mang tính hình thức vì các nhà cung cấp hoàn toàn có thể thống nhất với nhau để ép giá.
…..
Để hạn chế điều này, người quản lý cần có quan điểm chú trọng hơn đến thực chất của các thủ tục kiểm soát, thường xuyên kiểm tra để đánh giá kết quả của các thủ tục.

 Sự mâu thuẫn quyền lợi:
Sự mâu thuẫn quyền lợi của một nhân viên sẽ xảy ra khi một lợi ích khác ảnh hưởng đến họ ngoài lợi ích của họ gắn với tổ chức.Khi đó, lòng trung thành của họ đối với tổ chức sẽ bị chi phối, họ có thể chọn lựa những hành động gây tổn hại cho lợi ích của tổ chức
Quản lý theo kiểu “gia đình trị” hay “đồng hương” cũng là một nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi.Khi đó nhân viên có thể đặt quyền lợi của người thân lên trên quyền lợi của tổ chức
Có rất nhiều dạng mâu thuẫn quyền lợi có thể xảy ra.Nói chung, khi một nhân viên trung thành với cùng một lúc hai quyền lợi khác nhau thì mâu thuẫn quyền lợi sẽ tồn tại.

1. Vị trí và vai trò của việc tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Việc nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát là rất quan trọng đối với kiểm toán viên, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp khi tiến hành kiểm toán.
Kiểm soát nội bộ tuy là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị, nhưng lại có những ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của kiểm toán viên, cụ thể là:
-Thông qua tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và các bộ phận cấu thànhn kiểm toán viên đánh giá được những điểm mạnh và những điểm yếu của kiểm soát nội bộ nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục.
-Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên hình dung về khối lượng và đọ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát.Từ đó kiểm toán viên sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán.
2.Quy trình tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của 1 doanh nghiệp gồm 4 bước:
-Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán.
-Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.
-Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thủ nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán.
Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.
Bước 3 và 4 không cần thực hiện nếu kiểm toán viên đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là tối đa.Hai bước này thường được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhưng đôi khi kiểm toán viên lại thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.1 Tìm hiểu HTKSNB để lập kế hoạch kiểm toán:
a)Tìm hiểu những bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ:
Các khía cạnh cần tìm hiểu:
-Sự phù hợp của Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với đặc điểm hoạt động doanh nghiệp
-Hiệu quả vận hành thực tế của Hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mục đích của việc tìm hiểu:
-Xác định các sai sót tìm tàng
-Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các rủi ro của việc khai báo sai trọng yếu.
-Thiết kế các thủ nghiệm cơ bản.
Nội dung tìm hiểu:
•Tìm hiểu về môi trường kiểm soát.
Yếu tố quan trọng nhất trong quá trình này là hiểu biết về thái độ, nhận thức và hành động có liên quan đến môi trường kiểm soát của nhà quản lý.Chú ý tập trung vào thực chất, nội dung của các quá trình kiểm soát hơn là hình thức của chúng.
•Tìm hiểu và đánh giá rủi ro.
Kiểm toán viên cần phải biết về quá trình đánh giá rủi ro của người quản lý bao gồm phương thức nhận dạng các rủi ro, mức độ quan tâm đến việc đánh giá rủi ro và vấn đề đối phó với rủi ro.
•Tìm hiểu về thông tin và truyền thông.
-Tìm hiểu các loại nghiệp vụ chính trong đơn vị.
-Xem xét việc xử lý các nghiệp vụ.
-Tìm hiểu tiến trình lập báo cáo tài chính, gồm có cả các chính sách kế toán và phương pháp để xác định các ước tính kế toán.
Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan đến khách hàng, kiểm toán viên sẽ phân chia hệ thống thành những chu trình nghiệp vụ chủ yếu(dùng để chỉ các chính sách và các thủ tục có liên quan đến quá trình xử lý một loại nghiệp vụ cụ thể).Ví dụ trong một doanh nghiệp sản xuất có thể phân ra thành những chu trình nghiệp vụ chủ yếu sau như : chu trình bán hàng và thu tiền; chu trình mua hàng và thanh toán; chu trình sản xuất; chu trình tiền lương; chu trình tài chính; chu trình đầu tư…
•Tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát.
Để đạt được sự hiểu biết này, kiểm toán viên phải cân nhắcnhững kết quả đạt được trong quá trình tìm hiểu về những bộ phận khác của kiểm soát nội bộ xem liệu có cần phải tìm hiểu thêm về các hoạt động kiểm soát hay không; bởi vì thường kiểm toán viên cũng đã có một số hiểu biết về các hoạt động kiểm soát của khách hàng thông qua quá trình tìm hiểu trước đó.
•Tìm hiểu về việc giám sát.
Kiểm toán viên cũng cần phải tìm hiểu những hoạt động của đơn vị có liên quan đến việc lập báo cáo tài chính và những hoạt động giám sát này đã ảnh hưởng đến Hệ hống kiểm soát nội bộ như thế nào.Việc trao đổi với các nhà quản lý là phương pháp thường được sử dụng để tìm hiểu về vấn đề này.

b)Phương pháp để tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ.
-Dựa vào các kinh nghiệm kiểm toán trước đây của đơn vị.
-Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát, và các nhân viên khác.
-Kiểm tra các loại tài liệu sổ sách.
-Quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của chúng trong thực tiễn.
c)Thủ tục để chứng minh cho sự hiểu biết
Sau khi đã tìm hiểu về Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên tài liệu hoá những thông tin đã thu thập để chứng minh đã tìm hiểu về kiểm soát nội bộ trong hồ sơ kiểm toán.Các loại tài liệu:
•Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Yêu cầu: cần trình bày đầy đủ 4 điểm sau:
-Nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống.Ví dụ: đơn đặt hàng của khách hàng phải nêu rõ đến từ đâu, các hoá đơn bán hàng phát sinh như thế nào?
-Tất cả các quá trình đã xảy ra.
-Sự chuyển giao mọi chứng từ, sổ sách trong hệ thống .Ví dụ: việc lưu trữ, giữ chúng cho khách hàng, hủy bỏ đều phải được trình bày.
-Chỉ rõ các hoạt động kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát.Ví dụ: tách biệt về trách nhiệm, sự phê chuẩn, kiểm tra độc lập trong nội bộ.

•Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ:
Là mội bảng liệt kê một loại các câu hỏi được chuẩn bị trước về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường kiểm soát, được thiết kế dưới dạng trả lời “Có” , “Không” , “Không áp dụng”.
-Ưu điểm:Nhờ chuẩn bị trước nên kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng,không bỏ sót những vấn đề quan trọng.Nó có thể được chuẩn bị riêng cho từng phần của mỗi chu trình nghiệp vụ nên rất thuận lợi khi phân công cho các kiểm toán viên khác nhau để hoàn thành các bảng câu hỏi này.

-Nhược điểm: Được thiết kế chung nên có thể không phù hợp với các nét đặc thù hay quy mô của các đơn vị.Sự chính xác của câu trả lòi phụ thuộc vào sự trungthực và lòng nhiệt tình của người được phỏng vấn.
•Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được quy ước.
Kiểm toán viên nên trình bày lưu đồ theo hướng tổng quát từ phải sang trái, từ trên xuống dưới; và trình bày theo cột để mô ta những công việc diễn ra ở từng bộ phận chức năng, từng nhân viên.
Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn bộ hệ thống; cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách…;và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá bởi vì giúp kiểm toán viên nhận diện những thiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành của hệ thống.

Sau khi mô tả kiểm soát nội bộ bằng các dụng cụ nêu trên, kiểm toán viên thường sử dụng phép thử Walk-through để kiểm tra tính chính xác của việc mô tả từng chu trình nghiệp vụ.Phép thử này để chỉ công việc theo dõi một vài nghiệp vụ thông qua mỗi bước của một chu trình.

2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.
Định nghĩa: là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu.
Sau khi tìm hiểu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ cơ sở dẫn liệu đối với mỗi số dư tài khoảng hoặc loại nghiệp vụ trọng yếu.
Cơ sở dẫn liệu là những giải trình (hoặc khẳng định) của các nhà quản lý để chứng minh về các dữ liệu được trình bày trên báo cáo tài chính.

Các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính :

-Hiện hữu: Tài sản hay nợ phải trả có thực vào thời điểm báo cáo
-Quyền và nghĩa vụ: Tài sản hoặc nợ phải trả thuộc về đơn vị tại thời điểm báo cáo.
-Phát sinh: Nghiệp vụ phải có thực và đã xảy ra trong kỳ báo cáo.
-Đầy đủ: Mọi tài sản, công nợ, nghiệp vụ đều phải được ghi chép và trình bày trên báo cáo tài chính.
-Chính xác: Nghiệp vụ phải được ghi chếp đúng số tiền; mọi thu nhập và chi phí phải được phân bổ đúng kỳ.
-Trình bày và công bố: Các chỉ tiêu được trình bày, phân loại và công bố trên các báo cáo tài chính phải đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành.

2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thay đổi những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.
Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỉ lệ sai phạm có thể bỏ qua (thường dùng tỉ lệ phần trăm) từ việc thực hiện một thủ tục kiểm soát thích hợp.Thông thường tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua được đặt ở mức từ 2% đến 20% như sau:
Mức độ tin cậy dự kiến vào Mức độ sai phạm
thủ tục kiểm soát nội bộ có thể bỏ qua ____________________ ______________
Cao 2%- 7%
Trung bình 6%-12%
Thấp 11%-20%
Không dựa vào Không kiểm tra

Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem xét là hữu hiệu và ngược lại.
Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, kiểm toán viên cũng cần xem xét nguyên nhân của sai phạm.Kết quả của thử nghiệm kiểm soát giúp kiểm toán viên biết được mức rủi ro kiểm soát thực tế có giống như mức đánh giá sơ bộ ban đầu hay không? Qua đó sẽ phải điều chỉnh thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chương trình kiểm toán.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

longneu83

Guest
27/7/04
12
0
0
bạn ơi, cách tiếp cận của bạn có một số điểm khác so với sách kiểm toán TC của trường KTQD viết. Bạn có thể so sánh lại nguồn được ko?
 
N

ngoisaoKABI

Guest
bạn có thể hướng dẫn mình phần kiểm toancác nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng được ko ? Mình cảm ơn nhiều
 
K

Kim Liên

Guest
Các bạn có thể hướng dẫn mình fần Kiểm tóan liên quan đến mua hàng ,nhập hàng và chi tiền ko?Nhanh nhanh giúp nhé.Chân thành cảm ơn
 
T

trangdtq

Guest
26/10/05
62
0
0
Hà Nội
ngoisaoKABI và Kim Liên có thể cho mình biết bạn đang đi học hay đi làm được không? cách tiếp cận của trường học và thực tế hơi khác nhau một chút.
 
Q

quynh1984

Guest
4/3/05
9
0
0
39
ha tay
mọi người ai có các văn bản chỉ đạo kiểm toán thì gửi cho mình một bản với được không?
Đa ta nhiều !
Emai: quynh_doan2004@yahoo.cọm
 
W

WINTU

Trung cấp
10/4/06
141
1
18
Quảng Bình
quynh1984 nói:
mọi người ai có các văn bản chỉ đạo kiểm toán thì gửi cho mình một bản với được không?
Đa ta nhiều !
Emai: quynh_doan2004@yahoo.cọm
Theo mình biết thì văn bản kiểm tóan nội bộ thì do công ty quy định dựa trên chuẩn mực kiểm tóan . Chuẩn mực kiểm tóan đang p dụng dược ban hành năm 2004 . có ai có thì cho quỳnh với nhé.
Thân mến
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA