Hạch toán góp vốn liên doanh ??????

  • Thread starter seabird1
  • Ngày gửi
S

seabird1

Guest
25/4/06
2
0
0
tp.hcm
Mình có 1 tình huống thực tế cần giúp đỡ .
Công ty mình là một công ty Cồ phần A. Có quyết định mua 01 nhà hàng B ( bao gồm TSCĐ, CCLĐ...) của một công ty TNHH . Công ty TNHH sau khi bán lại nhà hàng này sẽ quyết định giải thể .
Xếp lại giao cho mình fải suy nghĩ đường đi như thế nào với điều kiện :
- Công ty sẽ làm hợp đồng mua lại toàn bộ tài sản, trả bằng tiền mặt trị giá 10tỷ .
- Sau đó làm hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng B với 04 cá nhân ( tổng vốn góp của 04 cá nhân là 08 tỷ, công ty mình là 02 tỷ ). Tiền lãi sẽ được chia theo tỷ lệ vốn góp.
- Không thành lập công ty mới, toàn bộ hệ thống chứng từ sẽ do Công ty A đảm nhận ( hóa đơn, hạch tóan DT , chi phí.....) .

Mình muốn hỏi, như thế là có hợp pháp hay k ? Và nếu làm được thì các bước thực hiện ntn là đúng . Cách hạch toán trên sổ sách kế tóan của Cty A ntn ?

Mong các anh chị chỉ giáo .
thanks .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Cơ sở pháp lý không ổn

Mới đọc sơ qua, CFO chưa nghiên cứu kỹ. Tuy nhiên có vấn đề này bạn cần lưu ý. Theo luật hiện nay, việc cá nhân ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với pháp nhân là không ổn.
Cá nhân nước ngoài với pháp nhân trong nước thì được. Cá nhân trong nước với pháp nhân trong nước thì bạn thử hỏi luật sư. 10 luật sư thì sẽ có đến 9 luật sư bảo là không được.
Hy vọng các luật mới sẽ quy định rõ điều này.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
seabird1 nói:
Mình muốn hỏi, như thế là có hợp pháp hay k ? Và nếu làm được thì các bước thực hiện ntn là đúng . Cách hạch toán trên sổ sách kế tóan của Cty A ntn ?

Mong các anh chị chỉ giáo .
thanks .
Mình thấy đâu có gì đâu là bất hợp pháp nhỉ?:wall:

Nếu HĐ này ký trc 1/1/06 thì theo Luật dân sự khi có tranh chấp (TH các cá nhân này ko đký kd). Nếu từ 1/1/06==>theo Luật TM.

Thực hiện trên cơ sở HĐ. HĐ này ko cần đký.

Hạch tóan:
-Nhận tiền từ các cá nhân: Nợ tiền/ có 338
-Mua TS từ cty TNHH: Nợ các lọai TS/ có tiền.

Theo mình là như vậy.:bigok:
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
seabird1 nói:
Mình có 1 tình huống thực tế cần giúp đỡ .
Công ty mình là một công ty Cồ phần A. Có quyết định mua 01 nhà hàng B ( bao gồm TSCĐ, CCLĐ...) của một công ty TNHH . Công ty TNHH sau khi bán lại nhà hàng này sẽ quyết định giải thể .
Xếp lại giao cho mình fải suy nghĩ đường đi như thế nào với điều kiện :
- Công ty sẽ làm hợp đồng mua lại toàn bộ tài sản, trả bằng tiền mặt trị giá 10tỷ .
- Sau đó làm hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng B với 04 cá nhân ( tổng vốn góp của 04 cá nhân là 08 tỷ, công ty mình là 02 tỷ ). Tiền lãi sẽ được chia theo tỷ lệ vốn góp.
- Không thành lập công ty mới, toàn bộ hệ thống chứng từ sẽ do Công ty A đảm nhận ( hóa đơn, hạch tóan DT , chi phí.....) .

Mình muốn hỏi, như thế là có hợp pháp hay k ? Và nếu làm được thì các bước thực hiện ntn là đúng . Cách hạch toán trên sổ sách kế tóan của Cty A ntn ?

Mong các anh chị chỉ giáo .
thanks .

- Đây là vấn đề bất tiện của cty TNHH, vì công ty TNHH không thể chuyển phân vốn góp trong trường hợp này được. (Ngay cả CTy CP còn phải xem xét các yếu tố khác nữa là).
- Như bạn nói thì công ty TNHH này bán tài sản trước khi giải thể, nhà hàng B được bán đi là bán một tài sản chứ không phải bán đi một công ty CP mà 100% là của CTY TNHH kia. Công ty TNHH kia giải thể, nhưng nhà hàng B này còn tứ cách pháp nhân không? 4 người góp vốn kia là ai? Có vai trò gì trong nhà hàng B?

Tôi cảm thấy bạn đưa ra thiếu dữ liệu,không được rõ ràng. Lúc đấu bạn nói là mua lại tài sản bằng tiền mặt 10tỉ, sau đó lại hùn 2 tỉ với 4 người (mỗi người 2 tỉ), Tổng cộng là 20 tỉ. Và Việc mua TS của cty TNHH đó với việc hùn vốn với 4 người này lại chẳng có sự liên quan gì với nhau cả.

Khi cách hình thành không rõ thì làm sao mà có hướng giải quyết được chính xác
 
S

SLL

Cao cấp
7/11/04
208
1
18
42
HCM
Theo mình như thế này:
Công ty bạn mua một nhà hàng trong trường hợp không có liên quan đến con người hoạt động kinh doanh ở đó thì xem như một tài sản bình thường, trường hợp có sự tham gia của con người tham gia hoạt đồng kinh doanh thì cần làm rõ:
- những người này sẽ trở thành nhân viên dười sự điều hành và quản lý của công ty (cty A);
- hoặc họ thôi việc.
NHư vậy nhà hàng lúc này như là một bộ phận, lĩnh vực kinh doanh của cty A
Bạn sẽ hạch toán tăng vốn khi mua nhà hàng này. Còn tiền góp vốn kinh doanh của 4 người kia bạn hạch toán vào TK góp vốn hợp tác kinh doanh, còn lợi ích và trách nhiệm trong việc góp vốn này sẽ được cụ thể hoá bằng một hợp đồng. Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn hợp tác kinh doanh này sẽ được điều tiết theo Luật thuế TNDN, thu nhận cá nhân theo quy định của NN.
Vài ý kiến cùng trao đổi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA