Chênh lệch tỷ giá trên Vốn chủ sở hữu

  • Thread starter letrans
  • Ngày gửi
L
Chào các bác, em có vấn đề cần tham vấn ý kiến các bác, mong các bác tham gia ý kiến giúp:

Vấn đề như này: Một công ty 100% vốn nước ngoài, vào VN hoạt động từ năm 2000 với số vốn ban đầu là 1 triệu USD (tại thời điểm đó tương đương khoảng 14 tỷ). Những năm sau đó, kế toán đã ghi nhận vốn góp theo giá đánh giá lại trên tài khoản nguồn vốn hoạt động kinh doanh với những giải trình về sự biến động trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Một số ý kiến khác cho rằng: Việc ghi nhận vốn góp theo tỷ giá đánh giá lại là không đúng, Việc ghi nhận trên tài khoản nguồn vốn kinh doanh phải thực hiện theo tỷ giá tại thời điểm ban đầu (14 tỷ đồng Việt Nam), toàn bộ chênh lệch tỷ giá đến năm 2005 phải được chuyển vào thu nhập.

Quan điểm của các bác như thế nảo về vấn đề này? kính xin các bác cho ý kiến.

Thanks...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

Tieu My

Guest
21/4/06
50
0
0
PY
Xin anh Letrans có thể nói rõ hơn lý do vì sao phải đánh giá lại không a ?
Và " Nững năm sau đó , kế toán đã ghi nhận vốn góp...." anh có thể cho em hỏi rõ đó là năm nào ?:dance2:
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
letrans nói:
Chào các bác, em có vấn đề cần tham vấn ý kiến các bác, mong các bác tham gia ý kiến giúp:

Vấn đề như này: Một công ty 100% vốn nước ngoài, vào VN hoạt động từ năm 2000 với số vốn ban đầu là 1 triệu USD (tại thời điểm đó tương đương khoảng 14 tỷ). Những năm sau đó, kế toán đã ghi nhận vốn góp theo giá đánh giá lại trên tài khoản nguồn vốn hoạt động kinh doanh với những giải trình về sự biến động trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Một số ý kiến khác cho rằng: Việc ghi nhận vốn góp theo tỷ giá đánh giá lại là không đúng, Việc ghi nhận trên tài khoản nguồn vốn kinh doanh phải thực hiện theo tỷ giá tại thời điểm ban đầu (14 tỷ đồng Việt Nam), toàn bộ chênh lệch tỷ giá đến năm 2005 phải được chuyển vào thu nhập.

Quan điểm của các bác như thế nảo về vấn đề này? kính xin các bác cho ý kiến.

Thanks...

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam SỐ DƯ của tài khoản 411 không được đánh giá lại ! VAS chênh lệch tỷ giá .
 
Sửa lần cuối:
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Tất nhiên, mang Chuẩn mực ra để nói: Nguồn vốn không được đánh giá lại chênh lệch tỷ giá thì quá đúng rồi còn gì.

Chuẩn mực kế toán nói như vậy, Vậy thì nguyên nhân tại sao nhỉ.

- Trước hết cần hiểu vì sao người ta đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ? Vì để phản ánh trung thực và hợp lý cái mà người ta có, cái mà người ta nợ, cái mà người ta phải thu. Cái mà người ta có được hiểu là cái thể hiện bằng ngoại tệ có thể chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ ghi sổ trong thời gian ngắn hạn. Như vậy, Người ta đánh giá lại Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ đối với Tài sản tiền tệ ngắn hạn (Current Monetary Assets) có gốc ngoại tệ và Công nợ có gốc ngoại tệ (Liabilities in foreign currency). Cụ thể trong Chuẩn mực và thông tư hướng dẫn của VN đó là Tiền, các khoản tương đương tiền có gốc ngoại tệ, phải thu và phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ.

- Vì sao không đánh giá lại số dư nguồn vốn có gốc ngoại tệ. Vì, đơn giản, nguồn vốn nó chỉ là biểu hiện của sự hình thành các tài sản mà doanh nghiệp hay tổ chức nào đó có được, để đảm bảo tính cân đối trong kế toán. Nó không phải là cái mà doanh nghiệp . Doanh nghiệp chỉ Có những tài sản, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hình thành từ nguồn vốn đó. Do vậy, đối với DN, tại một thời điểm nào đó, nguồn vốn chỉ là khái niệm Ảo, còn Tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ mới là những cái thực sự cấu thành nên doanh nghiệp.
 
L
Ở đây, em muốn đặt ra 2 vấn đề:
- Thứ nhất, nếu doanh nghiệp này sử dụng đồng Việt Nam để hạch toán: Trong trường hợp này, đương nhiên không có chuyện ghi nhận ảnh hưởng tỷ giá lên vốn chủ sở hữu.
- Thứ hai, nếu doanh nghiệp này sử dụng đồng ngoại tệ để hạch toán: Trường hợp này ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá sẽ được nhắc đến trong trường hợp chuyển đổi đồng tiền báo cáo hoặc chuyển đổi báo cáo tài chính.

Theo em biết (căn cứ THông tư 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 của BTC về chế độ kế toán với doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại VN, điểm 1, 2, 3 mục III phần I), trong quá trình chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán, doanh nghiệp ghi nhận khoản chênh lệch này như một khoản riêng biệt trong mục vốn chủ sở hữu và phải trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính (Doanh nghiệp không ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh, không được chia hoặc chuyển lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế trên phần chênh lệch này)

Trường hợp, doanh nghiệp chuyển đổi báo cáo tài chính theo công ty mẹ ở nước ngoài (để hợp nhất) thì kế toán không ghi nhận vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty con.
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
letrans nói:
Ở đây, em muốn đặt ra 2 vấn đề:
- Thứ nhất, nếu doanh nghiệp này sử dụng đồng Việt Nam để hạch toán: Trong trường hợp này, đương nhiên không có chuyện ghi nhận ảnh hưởng tỷ giá lên vốn chủ .

không đánh lại tài khoảng 411 (Thuyết minh báo cáo ghi rỏ là hoạch toán bằng VND và vốn đăng ký kinh doanh đươc quy đổi sang Vnd Tại thời điểm đăng ký vố pháp định )

letrans nói:
- Thứ hai, nếu doanh nghiệp này sử dụng đồng ngoại tệ để hạch toán: Trường hợp này ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá sẽ được nhắc đến trong trường hợp chuyển đổi đồng tiền báo cáo hoặc chuyển đổi báo cáo tài chính.

Theo em biết (căn cứ THông tư 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 của BTC về chế độ kế toán với doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại VN, điểm 1, 2, 3 mục III phần I), trong quá trình chuyển đổi đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán, doanh nghiệp ghi nhận khoản chênh lệch này như một khoản riêng biệt trong mục vốn chủ sở hữu và phải trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính (Doanh nghiệp không ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh, không được chia hoặc chuyển lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế trên phần chênh lệch này) .

Hoạch toán bằng ngoại tệ Bạn lấy tỷ giá hoạch toán để quy đôi báo cáo tài chính bằng VND đồng theo hướng dẫn của thông tư 55 bạn đã nói .Và thuyết minh báo cáo tài chính phải ghi rỏ Hoạch toán bằng ngoại tệ. (CÔNG TY MÌNH ĐANG LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP NÀY nên báo cáo Tài chính tài chính Bằng ngoại tệ cho tổng công ty Và từ báo cáo này quy đổi sang báo cáo VND để nộp các cơ quan trong nước.)
 
Sửa lần cuối:
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
CLTG trong trường hợp này chỉ phát sinh khi:

- Doanh nghiệp đang hạch toán bằng VNĐ nay xin chuyển sang hạch toán và đơn vị tiền tệ khác (cho phù hợp với công ty mẹ chẳng hạn) hoặc ngược lại. CLTG này mới được treo trên BCĐKT.

Còn khi chuyển đổi báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất BCTC với công ty mẹ thì không có chuyện gì xảy ra đối với công ty con hoạt động tại VN cả. Nó chỉ phục vụ cho công ty mẹ thôi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA