xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

  • Thread starter por
  • Ngày gửi
por

por

Sơ cấp
23/3/11
12
0
1
hà nội
Xin chào cả nhà!
Công ty em là công ty cung cấp thiết bị và dịch vụ sửa chữa tb viến thông, bên e có 1 cái hơp đồng dịch vụ lắp đặt và đào tạo sử dụng thiết bị cho khấch hàng,chẳng là cuối năm rồi mà bên e muốn thu được tiền tạm ứng trước 31/12/2011( vì khách hàng bên HCCN ) ,nhưng muốn thu đc tiền tạm ứng thì bên e phải xuất cho họ cái hóa đơn, nhưng theo e được biết thì mình ko được xuất hoa đơn cho khoản tạm ứng đúng không vậy ạ, h?
Mong được mọi ngươi giúp đỡ
E cảm ơn!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hoalantieu2030

hoalantieu2030

Money can't buy happiness
26/8/09
283
1
18
Nơi không có biển
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Mình cũng nghĩ là ko xuất hoá đơn được, nhưng anh KTT chỗ mình đi học lớp đào tạo về thì kêu được xuất hoá đơn đối với khoản ứng trước, nhưng mình hỏi cho vào TK nào thì ko biết, vì TK 3387 ko phản ánh nội dung này. Cả nhà cho ý kiến giùm đi ạ!
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Mình cũng nghĩ là ko xuất hoá đơn được, nhưng anh KTT chỗ mình đi học lớp đào tạo về thì kêu được xuất hoá đơn đối với khoản ứng trước, nhưng mình hỏi cho vào TK nào thì ko biết, vì TK 3387 ko phản ánh nội dung này. Cả nhà cho ý kiến giùm đi ạ!

Muốn xuất hóa đơn thì cứ xuất, xuất rồi thì phải nộp thuế GTGT, TNDN đấy nhé. Còn có được hạch toán vào DT hay không đấy lại là chuyện khác.
 
V

vetnangcuoitroi123

Sơ cấp
27/10/11
7
0
1
Long An
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Theo mình thì không xuất hóa đơn tạm ứng. Nếu thu tiền ứng trước chỉ lập phiếu thu thôi. Khi nào làm xong hợp đồng lắp đặt đó và nghiệm thu thì mới xuất hóa đơn. Bạn giải thích với khách hàng là nếu bạn xuất hóa đơn thì khi khách hàng nhận hóa đơn về cũng chỉ ghi nhận là khoản trả trước thôi, chưa được đưa vào chi phí nên khoản tạm ứng chưa cần thiết lấy hóa đơn đâu.
 
C

codua

Trung cấp
9/8/08
92
4
8
Vũng Tàu
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Có một số ý kiến đề nghị không xuất hóa đơn là do bạn chư gặp trường hợp này.
Trường hợp bên A đồng ý tạm ứng nhưng đề nghị xuất hóa đơn là trường hợp phổ biến của các đơn vị Hành chính nhà nước (kể cả các doanh nghiệp nhà nước). Hầu như các hợp đồng của chúng tôi đều được tạm ứng và phải xuất hóa đơn. Cái này được, hạch toán thế nào thì các bạn tìm Công văn trả lời của Tổng cục thuế về trường hợp này cho công văn hỏi của doanh nghiệp xây dựng cầu đường.
Bên tôi hạch toán và đã được kiểm toán cũng như cục thuế chấp nhận.
Xuất hóa đơn:
Nợ 131: Tổng
Có 3386 hoặc 3388: Giá chưa thuế
Có 33311: Thuế GTGT
Thuế GTGT thì phải nộp theo tháng đó.
Họ trả tiền thì ghi 111/131
Khi quyết toán thì chuyển 3386 (3388)/511 lúc đó mới tính thuế TNDN
OK?
 
C

chonggiavanyeu

Sơ cấp
1/4/09
11
1
0
40
Hanoi
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Xin hỏi mọi người là nếu CĐT bên mình thanh toán hoàn toàn 100% thì mình phải làm sao, bên CĐT ko đồng ý nhận hóa đơn ngay tại thời điểm thanh toán, còn cơ quan thuế chủ quản lại hướng dẫn mình phải xuất hóa đơn đỏ luôn để kê khai nộp thuế GTGT, còn doanh thu thì cứ căn cứ BB nghiệm thu rồi mơi kết chuyển và nộp thuế TNDN, giờ m ko biết phải làm sao
 
  • Like
Reactions: ngoc tihon
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Xin hỏi mọi người là nếu CĐT bên mình thanh toán hoàn toàn 100% thì mình phải làm sao, bên CĐT ko đồng ý nhận hóa đơn ngay tại thời điểm thanh toán, còn cơ quan thuế chủ quản lại hướng dẫn mình phải xuất hóa đơn đỏ luôn để kê khai nộp thuế GTGT, còn doanh thu thì cứ căn cứ BB nghiệm thu rồi mơi kết chuyển và nộp thuế TNDN, giờ m ko biết phải làm sao

Làm theo luật, công trình hoàn thành, nghiệm thu ===> xuất hóa đơn !
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

THÔNG TƯ Số: 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ​
Chương III
SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.

= > Việc tạm ứng mà xuất hóa đơn là sai luật, để hợp thức hóa thì bạn làm:
khi nghiệm thu hoàn thành giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng + xác nhận khối lượng giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng + quyết toán khối lượng là dựa vào khối lượng thực tế đã thi công và thanh thoán giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng + xuất hóa đơn theo giá trị giai đoạn tướng ứng phần tạm ứng



Theo :
THÔNG TƯ Số: 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, tức là xuất hàng bán đồng thời phải xuất hoá đơn.
Do đó theo đúng luật thì tạm ứng thì chưa phải xuất hóa đơn chỉ xuất hóa đơn khi công trình nghiệm thu tức sản phẩm đã hoàn thành và ban giao đưa vào sử dụng thì mới đúng chuẩn mực kế toán ghi nhận doanh thu và luật thuế GTGT :
- Theo chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

= >Vì chỉ là tạm ứng tức sản phẩm chưa hoàn thành, thậm chí chúng ta trưa làm gì cả => xuất hóa đơn là sai luật nhưng để lấy được tiền đành phải chấp nhận xuất hóa đơn cho chủ đầu tư do đó xem nó như là ghi nhận doanh thu theo tiến độ thi công:
= >Nợ 131
Có 337
Có 33311
Khi nhận được tiền
Nợ 111,112
Có 131
Khi công trình hoàn thành nghiêm thu và bàn giao
Nợ 337
Có 511
= > với luật thuế xuất hóa đơn là phải ghi nhận doanh thu 511 nhưng với kế toán thì chưa ghi nhận doanh thu mà đưa vào 337 => xảy ra chênh lệch tạm thời và được ghi nhận vào trong tương lai
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

= >Vì chỉ là tạm ứng tức sản phẩm chưa hoàn thành, thậm chí chúng ta trưa làm gì cả => xuất hóa đơn là sai luật nhưng để lấy được tiền đành phải chấp nhận xuất hóa đơn cho chủ đầu tư do đó xem nó như là ghi nhận doanh thu theo tiến độ thi công:
= >Nợ 131
Có 337
Có 33311
Khi nhận được tiền
Nợ 111,112
Có 131
Khi công trình hoàn thành nghiêm thu và bàn giao
Nợ 337
Có 511
= > với luật thuế xuất hóa đơn là phải ghi nhận doanh thu 511 nhưng với kế toán thì chưa ghi nhận doanh thu mà đưa vào 337 => xảy ra chênh lệch tạm thời và được ghi nhận vào trong tương lai

Việc ghi nhận trên TK 337 căn cứ vào loại hợp đồng xây dựng chứ không phải KH trả tiền trước mà đưa vào 337.
 
Z

Zed

Sơ cấp
1/7/13
21
1
0
Hanoi
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Theo mình hiểu ý của chủ topic thì cty bạn cung cấp dịch vụ lắp đặt, đào tạo sử dụng thiết bị thì phải áp dụng điều 14, mục 2, khoản a như sau:
"Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền."
 
  • Like
Reactions: ngoc tihon
K

khampha65

Trung cấp
27/11/08
156
2
18
ha noi
Ðề: xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng trước của hợp đồng

Xin hỏi mọi người là nếu CĐT bên mình thanh toán hoàn toàn 100% thì mình phải làm sao, bên CĐT ko đồng ý nhận hóa đơn ngay tại thời điểm thanh toán, còn cơ quan thuế chủ quản lại hướng dẫn mình phải xuất hóa đơn đỏ luôn để kê khai nộp thuế GTGT, còn doanh thu thì cứ căn cứ BB nghiệm thu rồi mơi kết chuyển và nộp thuế TNDN, giờ m ko biết phải làm sao

Trong TT64 có quy định:
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn:
...Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Vì vậy, theo mình CB thuế hướng dẫn bạn làm như vậy là theo đúng tinh thần của TT64. Nhưng là đối với t-hợp cung ứng dịch vụ thông thường còn về lĩnh vực xây dựng, lắp đặt thì có quy định riêng (Trong TT64 cũng quy định: Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng).

t-hợp CB thuế hướng dẫn: Khi nhận được 100% tiền từ khách hàng, bạn xuất hoá đơn và hạch toán:
Nợ 131
Có 3387
Có 3331

Nợ 111,112
Có 131
Khi dịch vụ hoàn thành bạn hạch toán:
Nợ 3387
Có 511
Công ty bạn chắc là cty xây dựng, lắp đặt vì CĐT thành toán 100% tiền cho bên bạn. Bạn cứ làm theo bác VTM hướng dẫn là chuẩn.
 
Sửa lần cuối:
C

caly8788

Guest
2/12/10
1
1
1
36
Hue
Theo mình không phải Xuất hóa đơn đối với đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng.

Các bạn xem phân tích sau nhé!
Xuất hóa đơn đối với đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng
(Tính đến thời điểm Thông tư số 39/2014/TT-BTC còn hiệu lực)


Số: 123/2008/NĐ-CP

Nghị định 209/2013/NĐ-CP

Điều 5. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp khác.

Điều 5. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp đặc thù.
[TBODY] [/TBODY]
Số: 51/2010/NĐ-CP
Điều 15. Lập hóa đơn

1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.
2. Hóa đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Bộ Tài chính quy định thứ tự lập hóa đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng chung một loại hóa đơn có cùng tên, cùng ký hiệu.
3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
4. Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác.
Số:04/2014/NĐ-CP
Không sửa đổi hay bổ sung Điều 15, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.

Số153/2010/TT-BTC

Số 39/2014/TT-BTC

Điều 16. Lập hóa đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
- Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
- Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
- Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
- Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
- Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Điều 14. Lập hoá đơn
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
- Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
- Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
- Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
- Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.
- Ngày lập hoá đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
[TBODY] [/TBODY]
Kết luận: Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này./.
Link tải:

http://www.mediafire.com/view/v3rm8gir4qpmjl5/Huong_dan_xuat_hoa_don_khoan_tam_ung_(all).pdf
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: HO Anh Hue
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Theo mình không phải Xuất hóa đơn đối với đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng.

Các bạn xem phân tích sau nhé!

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này./.
[TBODY] [/TBODY]
Link tải:
http://www.mediafire.com/view/v3rm8gir4qpmjl5/Huong_dan_xuat_hoa_don_khoan_tam_ung_(all).pdf
Bài viết rất kỳ công, kết luận đúng. Nhưng thực tế vì sức ép vẫn có lúc, có DN phải viết HĐ khi ứng trước tiền theo hợp đồng. Lúc đó kế toán đành HT vào 338.7 . DT chưa thực hiện.
 
V

vuquynhchang

Guest
15/8/15
1
0
1
42
Cho em hỏi chút, cty e thực hiện cung ứng dịch vụ. Theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên thì việc thanh toán làm 2 lần: lần 1 tạm ứng ???% giá trị hợp đồng, lần 2 thanh toán nốt giá trị còn lại của hợp đồng.
Khi nhận tiền đặt cọc bên em chưa xuất hóa đơn VAT cho khách hàng và hiện tại hợp đồng vẫn đang thực hiện chưa xong.
Bây giờ bên thuế kiểm tra và bảo rằng việc bên e chưa xuất hóa đơn VAT cho khách hàng là không đúng vì theo công văn trả lời của bộ tài chính thì các khoản tiền tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì không phải xuất hóa đơn còn như bên e là tạm ứng theo tiến độ hợp đồng chứ không phải là tạm ứng đặt cọc nên phải truy thu thuế VAT cho phần đã nhận mà chưa xuất hóa đơn.
Em xin hỏi, bên họ hướng dẫn bên em thế có đúng không ah???
 
N

Nguyễn Hồng Quang

Cao cấp
Em xin thử cán bộ thuế cái công văn của bộ tài chính nói rõ về việc tạm ứng đấy. Nếu đúng là có cái công văn ấy thì em phải chứng minh được đấy là khoản tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Còn trong tình huống này bảo cơ quan thuế đúng hay sai thì cơ quan thuế ko bao giờ nhận sai
 
P

Panda26

Sơ cấp
26/2/09
2
0
1
Hanoi
Cho e hỏi nếu mình nhận được cái hoá đơn đặt cọc của khách hàng xuất cho mình thì hạch toán vào đâu vậy?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Cho e hỏi nếu mình nhận được cái hoá đơn đặt cọc của khách hàng xuất cho mình thì hạch toán vào đâu vậy?

Sao khách mua hàng lại xuất: (..hoá đơn đặt cọc ..) ? Bạn nói rõ hơn đi.
 
C

chiaxa1325

Lang thang!
10/11/08
543
48
28
Chốn thiên đường
Trường hợp này em nghĩ có thể tư vấn cho bên mua để có thể thanh toán khoản tiền này là: Nếu hạch toán chế độ kế toán DN:
- Tạm ứng, quy định rõ trong hợp đồng. Không cần hóa đơn.
- Toàn bộ chi phí theo hợp đồng này hạch toán vào chi phí trích trước của họ. Không cần hóa đơn. Sau khi hoàn thành, có hóa đơn họ có thể hạch toán ngược lại.
Đối với HCSN chi phí ngày sẽ chuyển nguồn sang năm tt bình thường. Vẫn thanh toán trước tạm ứng vô tư.
Chứ không thể nào xuất hóa đơn khi chưa thực hiện hđ được.
 
haanhcaheo

haanhcaheo

Guest
6/10/16
1
0
1
37
ho em hỏi chút, cty e thực hiện cung ứng dịch vụ. Theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên thì việc thanh toán làm 2 lần: lần 1 tạm ứng ???% giá trị hợp đồng, lần 2 thanh toán nốt giá trị còn lại của hợp đồng.
Khi nhận tiền đặt cọc bên em chưa xuất hóa đơn VAT cho khách hàng và hiện tại hợp đồng vẫn đang thực hiện chưa xong.
Bây giờ bên thuế kiểm tra và bảo rằng việc bên e chưa xuất hóa đơn VAT cho khách hàng là không đúng vì theo công văn trả lời của bộ tài chính thì các khoản tiền tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì không phải xuất hóa đơn còn như bên e là tạm ứng theo tiến độ hợp đồng chứ không phải là tạm ứng đặt cọc nên phải truy thu thuế VAT cho phần đã nhận mà chưa xuất hóa đơn.
Em xin hỏi, bên họ hướng dẫn bên em thế có đúng không ah?
cơ quan thuế đúng đó bạn, nếu đặt cọc để giữ chỗ (chưa ký hợp đồng) thì khoản đó tạm chưa thu thuế GTGT, sau này nếu ko thực hiện hợp đồng thì khoản đó đưa vào 711, còn sau này nếu khách hàng thực hiện hợp đồng thì toànn bộ giá trị hợp đồng sẽ được tính thuế GTGT ( bạn thu tiền khách hàng sau này có trừ ra tiền đặt cọc ban đầu thì tiền đặt cọc lúc đó vẫn sẽ tính thue gtgt), còn nếu đặt cọc để thực hiện theo tiến độ hợp đồng (đây là bạn đã ký họp đồng rồi) thì vẫn phải nộp thuế GTGT và xuất hóa đơn
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
ho em hỏi chút, cty e thực hiện cung ứng dịch vụ. Theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên thì việc thanh toán làm 2 lần: lần 1 tạm ứng ???% giá trị hợp đồng, lần 2 thanh toán nốt giá trị còn lại của hợp đồng.
Khi nhận tiền đặt cọc bên em chưa xuất hóa đơn VAT cho khách hàng và hiện tại hợp đồng vẫn đang thực hiện chưa xong.
Bây giờ bên thuế kiểm tra và bảo rằng việc bên e chưa xuất hóa đơn VAT cho khách hàng là không đúng vì theo công văn trả lời của bộ tài chính thì các khoản tiền tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì không phải xuất hóa đơn còn như bên e là tạm ứng theo tiến độ hợp đồng chứ không phải là tạm ứng đặt cọc nên phải truy thu thuế VAT cho phần đã nhận mà chưa xuất hóa đơn.
Em xin hỏi, bên họ hướng dẫn bên em thế có đúng không ah?
cơ quan thuế đúng đó bạn, nếu đặt cọc để giữ chỗ (chưa ký hợp đồng) thì khoản đó tạm chưa thu thuế GTGT, sau này nếu ko thực hiện hợp đồng thì khoản đó đưa vào 711, còn sau này nếu khách hàng thực hiện hợp đồng thì toànn bộ giá trị hợp đồng sẽ được tính thuế GTGT ( bạn thu tiền khách hàng sau này có trừ ra tiền đặt cọc ban đầu thì tiền đặt cọc lúc đó vẫn sẽ tính thue gtgt), còn nếu đặt cọc để thực hiện theo tiến độ hợp đồng (đây là bạn đã ký họp đồng rồi) thì vẫn phải nộp thuế GTGT và xuất hóa đơn

Thuế trả lời đúng. Bạn xem lại Hợp đông Thanh toán theo tiến độ hay Tạm ứng ? Nếu Thanh toán theo tiến độ thì khi mới ký xong HĐ không có Tạm ứng vì: Thông thường Thanh toán theo tiến độ có ghi rõ: Bên B thi công xong .. ( phần móng, phần thô ... ) mới được Thanh toán . Nếu trong HĐ có có ghi rõ khoản: Tiền đặt cóc ( trước khi ký HĐ ) hay tạm ứng ngay sau khi ký HĐ sau này Thanh toán theo tiến độ sẽ trừ dần thì những khoản này cũng không phải xuất HĐ.
 
  • Like
Reactions: xanha78

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA