CP trích trước có phải là CP hợp lý?

  • Thread starter Bach Tuyet
  • Ngày gửi
B

Bach Tuyet

Guest
1/9/04
22
0
0
58
HCM city
Chào các bạn

Công ty mình trong năm 2005 có treo 01 khoản chi phí phải trả về hoa hồng môi giới cho khách hàng vì doanh thu đã phát sinh rồi, cuối năm chưa chi kịp nên theo nguyên tắc phù hợp phải hạch toán khoản hoa hồng phải trả vào CP để sang năm sau chi.
Tuy nhiên khi duyệt quyết toán thuế, cơ quan thuế xuất toán khoản này vì cho là chi phí không hợp lý theo TT128, vì có mục " Các khoản trích trước mà thực tế không chi như sữa chữa lớn TSCĐ, phí bảo hành.... và các khoản trích trước khác".
Các bạn thấy có phù hợp không?. Vì mình thấy cũng chưa thông lắm ở chỗ dùng từ "không chi", nhưng ở đây ý nghĩa là "chưa chi" thì hợp lý hơn.
Mặc dù mình biết rằng, LN thuế <>LN kế toán. Mình cũng xem qua chuẩn mực số 17 về thuế TNDN cũng có nói trường hợp này (VD về s/c lớn TS), nhưng chuẩn mực thì nói rõ hơn là thuế chỉ chấp nhận khi mình thực chi, thì cũng gần giống ý của cơ quan thuế.
Nhưng nếu nói như vậy thì các khoản như tiền lương,BHXH phải nộp...cuối năm mình treo lại thì tại sao họ chấp nhận, còn đây cũng là 01 khoản CP treo trước để chi, thì tại sao lại không chấp nhận?.
Các bạn cùng thảo luận với mình vấn đề này nha.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

Cayman

Cao cấp
26/11/03
246
4
0
43
HCM
danketoan.com
Mình thấy nếu cơ quan thuế xuất toán như vậy là không hợp lý. Trên tờ khai quyết toán đã nêu rõ về các khoản điều chỉnh lợi nhuận kế toán về lợi nhuận thuế cũng có mục "Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng". Trong 1 cuốn sách hướng dẫn quyết toán của cơ quan thuế (phát miễn phí ở Phòng Hỗ trợ thông tin), mình nhớ là có câu "Chi phí và doanh thu phải phù hợp" --> nếu xuất toán sẽ vi phạm nguyên tắc này.

Ở mức độ chấp nhận được thì cũng chỉ xuất toán các chi phí "chưa thực chi" như trích trước chi phí mất việc làm, cp sửa chữa lớn vì thực chất chi phí này không tương ứng niên độ. Các bạn thấy sao ?

Nhân đây mình cũng có 1 vấn đề cần ý kiến trao đổi : trong trường hợp bạn điều chỉnh tăng doanh thu trên tờ khai (các khoản xác định doanh thu theo thuế nhưng chưa xác định là doanh thu theo kế toán),thì chi phí tương ứng của phần doanh thu ấy sẽ tính như thế nào ? Ví dụ doanh thu thực tế là 5tr, mình đã xuất hoá đơn 8tr nên doanh thu theo thuế là 8tr, tuy nhiên tại thời điểm quyết toán chưa xác định được giá vốn của phần chênh lệch 3 tr đó thì làm như thế nào ? vì có rất nhiều lĩnh vực hoạt động mà bạn chưa thể biết giá vốn là bao nhiêu cho đến khi hoàn thành xong hoạt động đó, đa phần là hoạt động dịch vụ.
* Trường hợp 1 : kê khai DT là 8tr, chi phí chưa tính vào năm đó. Sang năm sau sẽ trừ đi các khoản chi phí của DT đã điều chỉnh tăng năm trước.
--> không phù hợp lắm, vả lại tiền thuế phải đóng trước mắt là sẽ tăng lên !
* Trường hợp 2 : kê khai DT 8tr, ước tính 1 khoảng chi phí tương ứng của phần điều chỉnh tăng 3tr --> số thuế phải đóng dĩ nhiên giảm xuống 1 chút, nhưng lại không chắc chắn ở cái phần ước tính, rồi lại bị xuất toán hoặc phải giải trình phức tạp trong năm sau.
* Trường hợp 3 : kê khai đúng DT 5tr, còn phần chênh lệch đã xuất hóa đơn sẽ để sang niên độ sau kê khai cho chính xác doanh thu và chi phí. Đằng nào đâu cũng vào đấy ! --> Về mặt kế toán thì ok hết, nhưng về mặt thuế thì rõ ràng không ổn, có khi còn mang tội kê khai không đúng sự thật, hic hic...

Theo các bạn, kế toán nên làm thế nào cho hợp lý, nhất là nếu kết quả lại ảnh hưởng từ lỗ sang lãi và ngược lại, cũng như sẽ ảnh hưởng đến thời gian tính miễn giảm thuế nếu DN đang trong thời gian được ưu đãi. Khá là đau đầu !!!:wall:
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Theo kinh nghiệm của mình chi phí trích trước coi là chi phí hợp lệ trong năm tài chính , Kết thúc năm tài chính thì tài khoản chi phí trích trước không có số dư (0). Các công ty kiểm toán việt nam và kiểm toán quốc tế họ củng không chấp nhận khoản chi phí này khi kết thúc năm tài chính mà tài khoản chi phí trích trước còn số dư . Nên cơ quan thuế xuất toán khoản chi phí này là hợp lý.
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
BUI CHI THANH nói:
Theo kinh nghiệm của mình chi phí trích trước coi là chi phí hợp lệ trong năm tài chính , Kết thúc năm tài chính thì tài khoản chi phí trích trước không có số dư (0). Các công ty kiểm toán việt nam và kiểm toán quốc tế họ củng không chấp nhận khoản chi phí này khi kết thúc năm tài chính mà tài khoản chi phí trích trước còn số dư . Nên cơ quan thuế xuất toán khoản chi phí này là hợp lý.
Theo quy định nào tài khoản chi phí trích trước không có số dư, mình tìm mãi mà chẳng thấy cái quy định này ở đâu.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bach Tuyet nói:
Công ty mình trong năm 2005 có treo 01 khoản chi phí phải trả về hoa hồng môi giới cho khách hàng vì doanh thu đã phát sinh rồi, cuối năm chưa chi kịp nên theo nguyên tắc phù hợp phải hạch toán khoản hoa hồng phải trả vào CP để sang năm sau chi.
Doanh thu đã phát sinh mà chi phí lại chưa cho đi theo cùng (treo lên, chưa kết chuyển) thì bị xuất toán là đúng vì "doanh thu phải phù hợp với chi phí tạo ra nó". Bạn làm như vậy là sai nguyên tắc cơ bản của kế toán.

Bach Tuyet nói:
Tuy nhiên khi duyệt quyết toán thuế, cơ quan thuế xuất toán khoản này vì cho là chi phí không hợp lý theo TT128, vì có mục " Các khoản trích trước mà thực tế không chi như sữa chữa lớn TSCĐ, phí bảo hành.... và các khoản trích trước khác".
Không phải vì lý do này đâu mà là vì lý do ở trên mà mình đã nói đến.

Bach Tuyet nói:
trường hợp này (VD về s/c lớn TS), nhưng chuẩn mực thì nói rõ hơn là thuế chỉ chấp nhận khi mình thực chi, thì cũng gần giống ý của cơ quan thuế.
Trường hợp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không dùng hết (chưa chi) mà phải hoàn nhập lại khác với trường hợp trên của bạn. Không lấy cái nọ áp dụng cho cái kia được.

Bach Tuyet nói:
Nhưng nếu nói như vậy thì các khoản như tiền lương,BHXH phải nộp...cuối năm mình treo lại thì tại sao họ chấp nhận, còn đây cũng là 01 khoản CP treo trước để chi, thì tại sao lại không chấp nhận?
Đây là khoản treo lại (chưa chi) nhưng thực tế chi phí đó đã phát sinh trong kỳ. Bạn "treo lên" theo nghĩa "chưa chi tiền ra" thôi chứ không phải "treo lên" là "không kết chuyển chi phí".
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Bach Tuyet nói:
Công ty mình trong năm 2005 có treo 01 khoản chi phí phải trả về hoa hồng môi giới cho khách hàng vì doanh thu đã phát sinh rồi, cuối năm chưa chi kịp nên theo nguyên tắc phù hợp phải hạch toán khoản hoa hồng phải trả vào CP để sang năm sau chi.
Theo mình nghĩ ý của Bach Tuyet là Cty đã hạch toán chi phí rồi nên thuế mới xuất toán. Đây là khoản chi phí thưc tế sẽ chi, mình nghĩ Bach Tuyet nên thuyết phục cơ quan thuế mình nếu bạn có đầy đủ giấy tờ chứng minh chi phí đó được lập dựa trên cơ sở nào.
Bạn Bach Tuyet ghi là treo lên mình nghĩ không phải là treo chi phí lại không kết chuyển đâu ban Tu Anh ạ.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Đúng rồi, mình không đọc kỹ tình huống của bạn Bach Tuyet rồi. Chi phí đã được ghi nhận trong kỳ (có phát sinh) nhưng chỉ chưa xìa tiền ra thôi. Có lẽ Bach Tuyet phải chứng minh cơ sở khi trích trước khoản chi phí đó. Thanks AFC!
 
C

Cayman

Cao cấp
26/11/03
246
4
0
43
HCM
danketoan.com
AFC nói:
Theo quy định nào tài khoản chi phí trích trước không có số dư, mình tìm mãi mà chẳng thấy cái quy định này ở đâu.

Đúng, mình cũng đang thắc mắc đây. Bạn Bui Chi Thanh đang nói đến tài khoản chi phí trích trước là Tk nào ? Với lại bạn Bạch Tuyết đang thắc mắc về việc cơ quan thuế xuất toán chi phí cơ mà (có rất nhiều trường hợp công ty kiểm toán có thể chấp nhận số liệu đó là hợp lý nhưng cơ quan thuế thì không).

Với lại, có ai đó xác định cho mình rõ quan điểm nào là đúng ở bài số #2 đấy. Thanks trước nhé !
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Cayman nói:
Ở mức độ chấp nhận được thì cũng chỉ xuất toán các chi phí "chưa thực chi" như trích trước chi phí mất việc làm, cp sửa chữa lớn vì thực chất chi phí này không tương ứng niên độ. Các bạn thấy sao ?
Xuất toán một số khoản này là chính xác vì "chưa thực chi" có thể hiểu là "chưa phát sinh chi phí" chứ không phải "chưa chi tiền ra".

Cayman nói:
Ví dụ doanh thu thực tế là 5tr, mình đã xuất hoá đơn 8tr nên doanh thu theo thuế là 8tr, tuy nhiên tại thời điểm quyết toán chưa xác định được giá vốn của phần chênh lệch 3 tr đó thì làm như thế nào ? vì có rất nhiều lĩnh vực hoạt động mà bạn chưa thể biết giá vốn là bao nhiêu cho đến khi hoàn thành xong hoạt động đó, đa phần là hoạt động dịch vụ.
Doanh thu thực tế chỉ có 5 tr đồng thôi thì làm sao bạn xác định được phần giá vốn cho cái doanh thu 3 tr đồng mà nó chưa xảy ra? Còn việc bạn viết hóa đơn 8 tr có ý nghĩ đối với việc kê khai thuế GTGT thôi, chứ không có ý nghĩa đối với việc hạch toán kế toán.

Nhưng đã viết hóa đơn doanh thu ra 8 tr rồi thì kế toán sẽ cố tìm được giá vốn tương ứng thôi vì đỡ phải mất công giải trình: Doanh thu chỉ có thể, tại sao lại xuất hóa đơn thừa ra?
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
AFC nói:
Theo quy định nào tài khoản chi phí trích trước không có số dư, mình tìm mãi mà chẳng thấy cái quy định này ở đâu.
Mình nói là theo kinh nghiệm của mình thì không nên trích các khoản chi phí trích trước . chúng ta phải giải trình mệt lắm (trừ khi chúng ta thực sự cần thiết ). Bạn có thể trích nhưng phải có cơ sở hợp lý , hợp lệ và chứng từ để chuẩn bị giải trình . Mình trích và giải trình nhiều quá rồi rồi thấy các khoản phí này không đáng nhưng hết công ty kiểm toán A, B Hỏi rồi lại phải giải trình cho thanh tra thuế nửa chứ ! nên mình nói ra kinh nghiệm của mình thôi . chưa có quy định này đâu !
 
C

Cayman

Cao cấp
26/11/03
246
4
0
43
HCM
danketoan.com
Nguyen Tu Anh nói:
Xuất toán một số khoản này là chính xác vì "chưa thực chi" có thể hiểu là "chưa phát sinh chi phí" chứ không phải "chưa chi tiền ra".

Chỗ này mình thống nhất với bạn.


Nguyen Tu Anh nói:
Doanh thu thực tế chỉ có 5 tr đồng thôi thì làm sao bạn xác định được phần giá vốn cho cái doanh thu 3 tr đồng mà nó chưa xảy ra? Còn việc bạn viết hóa đơn 8 tr có ý nghĩ đối với việc kê khai thuế GTGT thôi, chứ không có ý nghĩa đối với việc hạch toán kế toán.

Điều này mình hiểu và vẫn thực hiện như vậy. Câu hỏi của mình không hề đề cập đến việc hạch toán vào doanh thu cái khoản 3tr ấy.

Nguyen Tu Anh nói:
Nhưng đã viết hóa đơn doanh thu ra 8 tr rồi thì kế toán sẽ cố tìm được giá vốn tương ứng thôi vì đỡ phải mất công giải trình: Doanh thu chỉ có thể, tại sao lại xuất hóa đơn thừa ra?

Câu này bạn mâu thuẫn với câu trên hay sao ấy nhỉ ? "Doanh thu chỉ có thể, tại sao lại xuất hóa đơn thừa ra" . Để kê khai được thuế GTGT,bạn phải có hóa đơn chứ. Chính là vì "Doanh thu thực tế chỉ có 5 tr đồng thôi thì làm sao bạn xác định được phần giá vốn cho cái doanh thu 3 tr đồng mà nó chưa xảy ra" cho nên mới không đành lòng mà "cố tìm được giá vốn tương ứng thôi vì đỡ phải mất công giải trình".

Túm lại là mình cũng nêu hẳn ra 3 cách giải quyết nhưng vẫn còn lăn tăn không biết chọn cách nào cho đúng. Về mặt kế toán thì mình vẫn hạch toán đúng, chỉ khổ mỗi cái phần quyết toán thuế TNDN thôi.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Cayman nói:
Câu này bạn mâu thuẫn với câu trên hay sao ấy nhỉ ?
Không mâu thuẫn vì mình đề cập tới cả hai vấn đề: doanh thu 5 triệu và doanh thu 8 triệu, không gộp hai đoạn này vào làm một suy nghĩ vì chúng chỉ dính tới nhau chút xíu thôi.

Cayman nói:
Túm lại là mình cũng nêu hẳn ra 3 cách giải quyết nhưng vẫn còn lăn tăn không biết chọn cách nào cho đúng. Về mặt kế toán thì mình vẫn hạch toán đúng, chỉ khổ mỗi cái phần quyết toán thuế TNDN thôi.
Chưa hiểu bạn đang lăn tăn điều gì. Doanh thu thực tế phát sinh thế nào thì hạch toán và xuất hóa đơn như thế. Thuế TNDN thì cũng vậy thôi, sẽ tính trên phần doanh thu và chi phí đã thực hiện được trong năm.

Cayman nói:
trong trường hợp bạn điều chỉnh tăng doanh thu trên tờ khai (các khoản xác định doanh thu theo thuế nhưng chưa xác định là doanh thu theo kế toán),thì chi phí tương ứng của phần doanh thu ấy sẽ tính như thế nào ?
Điều chỉnh tăng doanh thu trên Tờ khai nào?
 
Sửa lần cuối:
C

Cayman

Cao cấp
26/11/03
246
4
0
43
HCM
danketoan.com
Nguyen Tu Anh nói:
Không mâu thuẫn vì mình đề cập tới cả hai vấn đề: doanh thu 5 triệu và doanh thu 8 triệu, không gộp hai đoạn này vào làm một suy nghĩ vì chúng chỉ dính tới nhau chút xíu thôi.


Chưa hiểu bạn đang lăn tăn điều gì. Doanh thu thực tế phát sinh thế nào thì hạch toán và xuất hóa đơn như thế. Thuế TNDN thì cũng vậy thôi, sẽ tính trên phần doanh thu và chi phí đã thực hiện được trong năm.


Điều chỉnh tăng doanh thu trên Tờ khai nào?

Chắc là Tú Anh chưa hiểu rõ ý câu hỏi của mình rồi. Mình nêu cụ thể hơn nhé : trường hợp cty mình thuộc loại dịch vụ, khách hàng trả tiền trước cho nhiều kỳ, trước giờ cty mình vẫn xuất hóa đơn cho tổng số tiền thu được và kê khai thuế GTGT đầy đủ trên tổng tiền thu. Doanh thu ghi nhận chỉ là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn phần nhận trước vẫn treo lại.

Vấn đề mình lấn cấn ở đây là :
- Theo hướng dẫn lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN thì những khoản đã xuất hóa đơn nhưng thực tế kế toán chưa ghi nhận là DT vẫn phải xác định là DT theo thuế để tính thuế TNDN (MÃ số B2) , đồng thời có thể xác định luôn phần giá vốn cho phần chênh lệch đó (Mã số B22). Ví dụ : DT theo kế toán là 5tr, nhưng đã xuất HĐ là 8tr, thì phải tăng DT thêm 3tr trên tờ khai - mã số B2 - để tính thuế TNDN, đồng thời nếu xác định được phần chi phí để tạo ra 3tr đó là 1tr thì ghi nhận vào mã số B22 để giảm trừ thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên,cty mình Không thể xác định được cái khoản 1tr chi phí đó vì nó chưa xảy ra nên chưa biết xử lý thế nào.
- Nếu số liệu không ảnh hưởng nhiều lắm thì không sao, kế toán có thể ước tính thử giá vốn của phần DT đã xuất hóa đơn trước đó, nhưng nếu số thu trước là khá lớn, có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh thì sao ? vì dù sao phần giá vốn cũng chỉ là ước tính,liệu cơ quan thuế có chấp nhận ? và căn cứ để ước tính là gì cho chính xác. Hơn nữa, nếu cty đang trong giai đoạn mới thành lập,đang trong thời gian được miễn thuế thì việc xác định thu nhập chịu thuế là cả 1 vấn đề lớn.

Mong nhận ý kiến của bạn. Thân.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Cayman nói:
trường hợp cty mình thuộc loại dịch vụ, khách hàng trả tiền trước cho nhiều kỳ, trước giờ cty mình vẫn xuất hóa đơn cho tổng số tiền thu được và kê khai thuế GTGT đầy đủ trên tổng tiền thu.
Doanh thu và thuế GTGT đầu ra đã được bạn kê khai theo tổng số tiền thu được cho nhiều kỳ, chứ không phải doanh thu và thuế GTGT đầu ra thực tế phát sinh trong kỳ.

Cayman nói:
Doanh thu ghi nhận chỉ là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn phần nhận trước vẫn treo lại.
Phần nhận trước bạn treo lại vào TK nào ạ? Vào TK 131 hay TK 3387?

Nếu bạn treo vào TK 131 thì không có vấn đề gì hết, chỉ lệch ở phần doanh thu kê khai thuế GTGT thôi và nó chỉ liên quan tới việc nộp thuế sớm hơn dự định, thuế càng hoan nghênh. Nếu treo vào TK 131 thì phần doanh thu ghi nhận trước chỉ được coi là khoản "ứng trước của khách hàng". Doanh thu ghi nhận vẫn là doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ. Không phải điều chỉnh doanh thu và giá vốn trên Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN.

Chắc bạn đang treo vào TK 3387 đây nên mới lo lắng chuyện kê khai vào mã số B2 "Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu" và mã số B22 "Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng".

Khách hàng ứng trước tiền dịch vụ không được coi là "Doanh thu chưa thực hiện" để bạn hạch toán vào TK 3387. Không hạch toán vào TK 3387 thì sẽ không liên quan đến việc điều chỉnh hai mã số này. Đơn giản đó chỉ là khoản "Khách hàng ứng trước tiền hàng". Xử lý thế nào thì phần trên mình đã đề cập đến.

Bạn hãy xem Thông tư 89/2002/TT-BTC về hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Doanh thu và thu nhập khác" sẽ rõ hơn cách hạch toán TK 511 và TK 3387.
 
C

Cayman

Cao cấp
26/11/03
246
4
0
43
HCM
danketoan.com
Được lời như cởi tấm lòng. Ban đầu kế toán bên mình hạch toán vào TK 3387, nhưng mình đã điều chỉnh về TK 131 và ghi nhận trên báo cáo tài chính là Tiền nhận trước của khách hàng, và không điều chỉnh tăng doanh thu trên quyết toán thuế TNDN. Mình chỉ sợ mỗi cái là không điều chỉnh tăng doanh thu này thôi, nhưng bây giờ thì an tâm rồi. Thanks Tú Anh nhé !
 
D

dao thi thanh loan

Guest
20/8/04
22
0
0
40
dong nai
xet về bản chất ghi vào 131 và 3387 ở trường hợp trên thì có khác gì nhau đâu
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA