Tỷ giá ghi sổ

  • Thread starter dongvanthat
  • Ngày gửi
D

dongvanthat

Sơ cấp
5/1/12
6
0
0
62
Hà Nội
Theo quy định tại QĐ số 15 thì tài sản, tiền, công nợ được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Theo giải thích của người có trách nhiệm thuộc Bộ Tài chính thì khi nhập hàng mà xác định ngay được số tiền phải thanh toán bằng VND thì được ghi nhận theo tỷ giá thực tế thanh toán, nếu không xác định được số tiền phải thanh toán bằng VND thì phải ghi nhận theo tỷ giá liên ngân hàng mà không được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng cụ thể tại ngay nhập hàng.

Theo như quy định trên đây thì các trường hợp sau đây được ghi nhận như thế nào:

1. Mua trả tiền ngay: Ghi sổ theo tỷ giá thực trả?
2. Mua chưa trả tiền: Ghi theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm nhận hàng (Có thể ghi theo tỷ giá công bố của 1 NH cụ thể không)?
3. Mua hàng trả trước: Ghi sổ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm trả tiền hay tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm nhận hàng?
4. Mua trả trước 1 phần, phần còn lại trả nốt khi nhập hàng: Ghi theo tỷ giá nào?
5. Mua trả trước 1 phần, phần còn lại chưa thanh toán: Ghi theo tỷ giá nào?

Ai có văn bản chính thức nào về vấn đề này thì thông báo giúp nhé.

Xin cám ơn!

 
Khóa học Quản trị dòng tiền
baotoanagape

baotoanagape

Trung cấp
30/12/10
105
1
18
Bình Thuận
Ðề: Tỷ giá ghi sổ

Bạn nên cho 1 trường hợp thực tế rồi mọi người sẽ giải quyết cho bạn nhe.
 
M

mituhaly

Trung cấp
17/2/11
56
0
0
TP.HCM
Ðề: Tỷ giá ghi sổ

"Trả theo tỷ giá thực tế giao dịch bình quân liên ngân hàng"

Vì:
- Tỷ giá thanh toán, tỷ giá thực tế giao dịch nếu có giữa các bên đưa ra cũng căn cứ vào tỷ giá công bố của Ngân hàng (không ai muốn bị lỗ cả, các bạn có chịu nhận phần thiệt về mình không? ^^).

- Tỷ giá bình quân liên ngân hàng có đến 99,9% bằng với tỷ giá của bất kỳ một ngân hàng nào đó, do đó bạn chọn theo một ngân hàng cụ thể nào đó cũng không có gì sai (vì tỷ giá quy đổi của các ngân hàng là bằng nhau, nếu không hoàn toàn bằng nhau sẽ dẩn đến một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đó là ARBIT "kinh doanh chênh lệch tỷ giá", mua ở NH bán giá thấp, bán lại ở NH mua giá cao, mua bán ảnh hưởng cung cầu, cung cầu quyết định lại giá và giá cả của các NH tự động dịch chuyển cho bằng nhau.

-Giao dịch mua bán lúc nào ghi nhận tỷ giá theo thời điểm đó, khi thanh toán có thay đổi tỷ giá khác thì phản ánh chênh lệch vào thu nhập hay chi phí tài chính.

Vài dòng suy nghĩ cùng mọi người
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA