Thay đổi nguồn vốn kinh doanh

  • Thread starter thaokha
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
T

thaokha

Guest
5/7/05
29
0
0
40
hcm
Các bạn cho Kha hoi vấn đề này nha:
Công ty Kha (Cty TNHH) có sự thay đổi về thành viên góp vốn, dẫn đến thay đổi kết cấu nguồn vốn kinh doanh.
Cơ cấu góp vốn trước khi thay đổi:
+ Thành viên A: 510trđ
+ Thành viên B: 490 trđ
Thành viên A muốn rút vốn kinh doanh và vốn này được bán lại cho thành viên B (360trđ) và một người bên ngoài (150 trđ)
Vây em có phải hạch toán giảm nguồn vốn kinh doanh sau đó bổ sung lại nguồn vốn ko? Em hạch toán như thế này có đúng không?
Thành viên A rút vốn:
Nợ 411: 150trđ
Có 111: 150trđ
Thành viên B và người bên ngoài mua vốn sau đó góp vốn vào công ty
Nợ 111(TViên B):360 trđ
Có 411: 360trđ
Nợ 111 (TV mới): 150 trđ
Có 411: 150trđ
Mong dược sự quan tâm của các bạn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

Thao Nhi

Guest
3/3/06
68
0
0
Ha noi
thaokha nói:
Thành viên A rút vốn:
Nợ 411: 150trđ
Có 111: 150trđ

Vì thành viên A rút hết vốn nên bạn phải hạch toán
Nợ 411: 510 tr. đ.
Có T111: 510 tr. đ.

Để cho rõ ràng trong cơ cấu vốn, bạn cần chi tiết TK 411 ra cho từng thành viên góp vốn. Khi đó tổng dư có trên TK 411 không đổi nhưng trên TK chi tiết cho từng người thì sẽ thay đổi theo cơ cấu mới.
 
Chỉ có thể chuyển nhượng vốn <> Không rút vốn

Đầu tiên CFO xin góp ý với bạn 2 điểm

1. Để thành viên A có thể rút vốn kinh doanh (51% vốn điều lệ của doanh
nghiệp như bạn trình bày), bạn phải tuân thủ theo Luật doanh nghiệp.
Việc rút vốn chỉ có thể thực hiện được sau khi bạn chứng minh được
việc rút vốn không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ của
công ty; bao gồm công nợ & thuế & trách nhiệm với người
lao động ...v.v
=> Không phải muốn rút là rút. Nếu rút không đúng luật => người rút sẽ
vẫn liên đới chịu trách nhiệm.
2. Công ty bạn là TNHH nên không có chuyện công ty mua lại số cổ phần
đã phát hành. Mà cho dù là Cty CP, bạn cũng chỉ có thể mua lại tối đa
30% số cổ phần đã phát hành.
Bạn còn phải đăng ký giảm vốn với Sở KHĐT và Cơ quan thuế
3. Nếu đơn thuần chỉ là chuyển nhượng vốn giữa các cá nhân với nhau thì hoàn toàn không có nghiệp vụ kế toán nào liên quan đến TK 111. Chỉ có
bút toán liên quan đến 411 mà thôi.
411A (tk góp vốn của TV A) ghi nợ vd 400 triệu
411C (tk góp vốn của thành viên mới) ghi có 400 triệu
=> Hoàn tất việc ghi chép.
Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn cũng phải tu6an thủ luật DN, thành
viên A phải có văn bản chào bán phần vốn góp của mình cho B.
B phải trả lời có chấp nhân mua hay không. Không mua thì phải đồng ý
cho A bán phần vốn góp cho người ngoài. Người ngoài này cũng
phải được B chấp thuận làm thành viên công ty. (Đây là yếu điểm của
Cty TNHH: vốn không được tự do chuyển nhượng)
Sau đó đăng ký lại Giấy phép đăng ký kinh doanh với Sở KHĐT: xóa tên
thành viên A, thêm thành viên C, điều chỉnh số vốn góp của B
=> đến đây mới hoàn tất công việc.

Công tác kế toán không có gì, nhưng luật là phức tạp.
 
C

Cayman

Cao cấp
26/11/03
246
4
0
42
HCM
danketoan.com
Về kế toán thì đúng là không có gì phức tạp, chỉ thay đổi trên TK chi tiết của thành viên góp vốn về số vốn góp.

Tuy nhiên về thủ tục thì bạn phải làm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa các bên, làm thủ tục đăng ký thay đổi Giấy ĐKKD, bạn nên đến Sở KHĐT để có hứơng dẫn chi tiết hơn cho đúng Luật.
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
theo mình thì chính xác là bạn nên làm theo hướng dẫn này của bạn CFO
CFO nói:
3. Nếu đơn thuần chỉ là chuyển nhượng vốn giữa các cá nhân với nhau thì hoàn toàn không có nghiệp vụ kế toán nào liên quan đến TK 111. Chỉ có
bút toán liên quan đến 411 mà thôi.
411A (tk góp vốn của TV A) ghi nợ vd 400 triệu
411C (tk góp vốn của thành viên mới) ghi có 400 triệu
=> Hoàn tất việc ghi chép.
Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn cũng phải tu6an thủ luật DN, thành
viên A phải có văn bản chào bán phần vốn góp của mình cho B.
B phải trả lời có chấp nhân mua hay không. Không mua thì phải đồng ý
cho A bán phần vốn góp cho người ngoài. Người ngoài này cũng
phải được B chấp thuận làm thành viên công ty. (Đây là yếu điểm của
Cty TNHH: vốn không được tự do chuyển nhượng)
Sau đó đăng ký lại Giấy phép đăng ký kinh doanh với Sở KHĐT: xóa tên
thành viên A, thêm thành viên C, điều chỉnh số vốn góp của B
=> đến đây mới hoàn tất công việc.

Công tác kế toán không có gì, nhưng luật là phức tạp.
 
T

thaokha

Guest
5/7/05
29
0
0
40
hcm
CFO nói:
Đầu tiên CFO xin góp ý với bạn 2 điểm

1. Để thành viên A có thể rút vốn kinh doanh (51% vốn điều lệ của doanh
nghiệp như bạn trình bày), bạn phải tuân thủ theo Luật doanh nghiệp.
Việc rút vốn chỉ có thể thực hiện được sau khi bạn chứng minh được
việc rút vốn không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ của
công ty; bao gồm công nợ & thuế & trách nhiệm với người
lao động ...v.v
=> Không phải muốn rút là rút. Nếu rút không đúng luật => người rút sẽ
vẫn liên đới chịu trách nhiệm.
2. Công ty bạn là TNHH nên không có chuyện công ty mua lại số cổ phần
đã phát hành. Mà cho dù là Cty CP, bạn cũng chỉ có thể mua lại tối đa
30% số cổ phần đã phát hành.
Bạn còn phải đăng ký giảm vốn với Sở KHĐT và Cơ quan thuế
3. Nếu đơn thuần chỉ là chuyển nhượng vốn giữa các cá nhân với nhau thì hoàn toàn không có nghiệp vụ kế toán nào liên quan đến TK 111. Chỉ có
bút toán liên quan đến 411 mà thôi.
411A (tk góp vốn của TV A) ghi nợ vd 400 triệu
411C (tk góp vốn của thành viên mới) ghi có 400 triệu
=> Hoàn tất việc ghi chép.
Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn cũng phải tu6an thủ luật DN, thành
viên A phải có văn bản chào bán phần vốn góp của mình cho B.
B phải trả lời có chấp nhân mua hay không. Không mua thì phải đồng ý
cho A bán phần vốn góp cho người ngoài. Người ngoài này cũng
phải được B chấp thuận làm thành viên công ty. (Đây là yếu điểm của
Cty TNHH: vốn không được tự do chuyển nhượng)
Sau đó đăng ký lại Giấy phép đăng ký kinh doanh với Sở KHĐT: xóa tên
thành viên A, thêm thành viên C, điều chỉnh số vốn góp của B
=> đến đây mới hoàn tất công việc.

Công tác kế toán không có gì, nhưng luật là phức tạp.
Cảm ơn CFO và các bạn nhé.
Kha đã gửi lên SKHĐT về thủ tục thay đổi thanh viên góp vốn rồi Kha đang đợi trên Sở cấp lại GPKD mới do thành viên A là người đại diện theo pháp luật nên phải làm nhiều thủ tục.
Kha không biết là các thủ tục thay đổi vốn như vậy có được xem là chứng từ để hạch toán kế toán không. Kha cảm ơn sự góp ý của CFO và các bạn rất nhiều.
 
Sửa lần cuối:
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA