Tâm sự: Sinh viên và Nghề nghiệp

  • Thread starter hai2hai
  • Ngày gửi
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Sau nhiều lần đăng tuyển, nhận hồ sơ, phỏng vấn, đào tạo,... thì mình nhận ra 1 sự thực thật đau buồn là khoảng cách vời vợi giữa khả năng làm việc của sinh viên mới ra trường với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Mình đã tham khảo các anh em bạn bè làm DN họ cũng kêu như vậy. Tâm sự thực tế với các em sinh viên thì cũng thấy họ tâm sự y chang như những gì mọi người "ca cẩm" trên diễn đàn. Thật buồn khi thấy mình ko thể làm được gì để thay đổi được tình trạng trên vì như Nguyễn Tử Quảng nói ở bài viết này là: "Đây là lỗi cả 1 hệ thống".

Một năm nay đau đáu với ý định tạo ra 1 nơi cho sinh viên tham khảo để giảm khoảng cách vời vợi giữa SV mới ra trường và nhu cầu thực tế của DN, và cũng nhân việc trên webketoan có khá nhiều bài chia sẻ những băn khoăn, những suy nghĩ của các bạn sinh viên mới ra trường trước ngưỡng cửa thực tế nên mình đã lập ra và chia sẻ link http://tinyurl.com/wkt-nghenghiep | http://bit.ly/wkt-nghenghiep đi khắp nơi, với nội dung là các bài viết (sưu tầm) có giá trị liên quan tới định hướng nghề nghiệp, tới kỹ năng làm việc, các bài viết tâm sự thực tế của các bạn sinh viên ngay trên chính diễn đàn, và mong mỏi sự trao đổi của anh chị lớn tuổi, có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở trong và ngoài diễn đàn đang làm việc tại các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ kỹ năng, kiến thức, phương pháp làm việc tới các bạn trẻ. Mong các bạn cùng nhau trao đổi.


0. Tại sao thất nghiệp ngày càng tăng cao, trong khi doanh nghiệp lại rất thiếu nhân viên giỏi? (Tại sao bạn không xin được việc?)

1. Lương kế toán - Mức lương kế toán hiện nay

2. Thông cảm cho kế toán mới, hay báo cáo sếp?

3. Lương bèo bọt quá

4. Một phút chạnh lòng

5. Có nên học thêm 1 bằng đại học nữa?

6. Có lên làm kế toán ở công ty siêu nhỏ?

7. Sinh viên mới ra trường cần sự giúp đỡ

8. Chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc

9. Học thì ko đến nỗi mà sao thực tế lại khó khăn đến vây?

10. Phải làm gì nếu Giám đốc nói: "Có lẽ em không thích hợp với vị trí này?"

11. Tâm sự của kế toán mới ra trường

12. Tâm sự người bỏ nghề kế toán

13. Phân vân và khó xử về công việc.......

14. Kinh nghiệm để sinh viên mới ra trường xin được việc

15. Chán quá kế toán ơi

16. Nghề kế toán, nghề vàng chưa được khai thác hết

17. SV mới tốt nghiệp kiếm việc sao khó quá

18. Lời khuyên cho em trong công việc hiện tại

19. Ôi, tôi lại thất nghiệp!

20. Kinh nghiệm xin việc kế toán cho sinh viên sắp và mới ra trường

21. Kinh nghiệm kế toán lấy ở đâu?

22. Mình có nên theo nghề kế toán?

23. “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

24. Nhân viên kế toán mới có ai đi làm mà thấy vui không?

25. Kế hoạch tương lai cho sinh viên ngành tài chính kế toán

26. Bạn đã có công việc làm hiện tại như thế nào?

27. Có ai tiết kiệm như em không, hiến kế giúp em với?

28. Có nên nghỉ việc không?

29. Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp | Những câu phỏng vấn tuyển dụng bằng Tiếng Anh thường gặp

30. Làm Sales Hay Làm Kế Toán?

31. Thương lượng trong phỏng vấn tuyển dụng việc làm

32. Cần tư vấn: Các công ty yêu cầu giữ bằng gốc khi đi xin việc? | Chia sẻ về vấn đề nộp bằng gốc (FB)

33. Những lý do khiến bạn thất nghiệp là gì?

34. Vài dòng tâm sự của 1 sinh viên ngành kế toán chưa tốt nghiệp Phổ Thông

35. 101 câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn

36. Có ai còn hy vọng muốn làm "nhà nước"

37. “Cưa đổ” nhà tuyển dụng với 10 câu hỏi phỏng vấn kinh điển

38. Cách viết email khiến NTD “YÊU ĐIÊU ĐỨNG”

39. Kinh nghiệm là gì? Tại sao các công ty lại đòi có kinh nghiệm?

40. Điều kiện cần và đủ để nhận ứng viên mới

41. "Đánh gục" cảm xúc của NTD bằng CV đẹp

42. Làm gì để vượt qua vòng loại CV?

43. Kỹ năng: Lắng nghe tích cực - Tiếp thu ý kiến từ cấp trên như thế nào

44. Tại sao nhà tuyển dụng lại đọc thông tin ứng viên trên MXH?

45. Hãy nhìn nhận lại nghề kinh doanh bán hàng đi các bạn trẻ ơi (Thông qua "Chuyện thằng Kiên" - TNBS)

46. 10 câu hỏi kinh điển khi tham gia phỏng vấn

47. Tại sao doanh nghiệp chỉ thích tuyển nhân viên có kinh nghiệm?

48. Học tích cực (Active Learning): Sự khác biệt về phương pháp học giữa sinh viên châu Á và sinh viên phương Tây

v.v... (Còn topic nào mà các bạn thấy hay thì tiếp tục lập chỉ mục ở bài tiếp theo, theo định dạng như trên nhé)

Các bạn trẻ nên đọc:

1. Tầm nhìn, mục tiêu
2. Sống có mục tiêu (trong kinh doanh và trong cuộc sống)
3. Phương pháp xác lập mục tiêu
4. Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc
5. Cái "giá" để trở thành thiên tài
6. Hãy cho trước khi nhận - lời khuyên khi đi xin việc
5. 'Chúng tôi không bao giờ tuyển người thiếu khiêm tốn'
6. Vì sao bạn chưa có mức lương xứng đáng?
7. Câu chuyện của giám đốc nhân sự gửi nữ sinh Khoai Tây
8. Trước khi "ước mơ lớn", các cử nhân tương lai hãy đọc bài viết này!
9. Rủi ro cao vậy mà sao mọi người vẫn thích tự kinh doanh?
10. Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của một giáo viên
11. [REVIEW] Nhìn lại 15 năm lập trình
12. Bạn đang ở cấp độ nào trên mức thang nghề nghiệp?
13. Khởi sự kinh doanh!
14. Kiểu ứng viên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm
15. Có nhất thiết phải học đại học bằng mọi giá? | Đừng quá chú trọng bằng cấp trong tuyển dụng <-- Một góc nhìn khác về vấn đề học, bằng cấp
16. Kể chuyện về "Phỏng vấn xin việc" trên facebook "Tony buổi sáng" (Mirror)
17. Bình luận trên facebook về thư đáp trả của sinh viên với nhà tuyển dụng
18. Chia sẻ về vấn đề tuyển dụng nhân viên kinh doanh nói riêng, tuyển dụng nói chung
19. Bài viết gây sửng sốt trên facebook của 1 thanh niên Việt Nam 25 tuổi
20. Sai lầm khi ứng tuyển
21. Chọn nghề: Định hướng sớm
22. “Chơi” Facebook, được tăng… 20% lương
23. Tony Buổi Sáng Fanpage
24. Phỏng vấn xin việc – Sinh viên hãy đọc bài này
25. Kỹ năng tìm việc - Phỏng vấn
26. Kỹ năng tìm việc - Viết CV
27. Tony kể về công việc bán hàng
28. Nỗi niềm của nhà tuyển dụng (các bạn đọc cả comments nữa nhé)
29. Sai lầm khi ứng tuyển
30. Kiên trì tới cùng
31. Ảo tưởng giàu nhanh
32. Bạn sẽ thất nghiệp cả đời khi "khăng khăng" giữ 10 điều này khi đi xin việc
33. Video: 12 bí quyết cần thiết cho sinh viên mới ra trường
34. Đứng dậy đi những thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp | Bài gốc trên fp của tác giả: Chửi thẳng vào 178,000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp | Bài nhà báo phỏng vấn tác giả Nguyễn Minh Ngọc trên Kênh 14 | Phỏng vấn trên Tiin.vn | Phỏng vấn trên 24h | Chương trình VTC trao đổi về việc Chọn Trường - Cách học - Khởi nghiệp cùng Nguyễn Minh Ngọc
35. Một số vấn đề cần chuẩn bị trước khi đi phỏng ấn
36. Fanpage Tìm việc không khó
37. Sinh viên bây giờ toàn là đầu đất. Lại một bài "chửi" nữa, mặc dù ai cũng biết không phải sinh viên nào cũng thế, nhưng... đó cũng là một phần sự thật mà nhà tuyển dụng hiên nay đã gặp phải. Các bạn cứ đọc để xem DN họ cần cái gì nhé (thái độ làm việc mới là cái DN cần nhất). Kiềm chế là sức mạnh!
38. Truyện ngắn: Nhìn lại tương lai (Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc)
39. 10 cách gây ấn tượng nhất khi đi phỏng vấn
40. Tâm sự của bạn @HuyChealse về nghề nghiệp
41. Các bạn trẻ hãy đọc dù chỉ một lần
42. TS Alan Phan chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ
43. Doanh nghiệp “nản” với kỹ năng của SV tốt nghiệp
44. Bạn trả lời thế nào khi nhà tuyển dụng nói: "Chúng tôi đã PV xong, giờ bạn có câu hỏi nào cần hỏi không?"
45. Ra trường rồi, giờ theo startup hay theo công ty khủng?
46. 13 kiểu sinh viên chắc chắn tốt nghiệp là thất nghiệp
47. Chủ doanh nghiệp có doanh thu hàng chục, hàng trăm tỷ vẫn đi học, tại sao bạn trẻ lại ko cần học?
48. Nhà tuyển dụng: "Tôi xót xa cho mười mấy năm học của các bạn khi nhận được những email xin việc đầy lỗi"
49. Nhân viên đòi tăng lương, sếp đã có câu trả lời làm người ta phải tâm phục khẩu phục

Rất mong có nhiều bạn trẻ viết ra những băn khoăn của mình (1), và mong rằng có nhiều người đi trước khác cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ (bằng văn phong nào cũng được, miễn là có giá trị lâu dài cho các bạn trẻ) (2)
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: NguyenTrangOc
Khóa học Quản trị dòng tiền
Q

quandung123

User đã bị cấm truy cập
:eek: không chịu đi làm thêm lấy kinh nghiệm, không chịu đi giao lưu , không chịu khó , toàn đi chơi thì thế phải rồi !
 
V

vietpotu

băng tải cao su, băng tải pvc, kệ trung tải
Sinh viên đi học có nhiệm cạm bẫy ảnh hưởng tới kết quả học tập
*
Chính vì không chăm chỉ giờ mình đang học liên thông đại học đây các bạn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

Huongk47d3vcu

Guest
23/11/14
2
1
3
31
:eek: không chịu đi làm thêm lấy kinh nghiệm, không chịu đi giao lưu , không chịu khó , toàn đi chơi thì thế phải rồi !
Em cũng là sinh viên. E thấy tìm đc 1 việc làm thêm về kế toán không hề dễ chứ không phải là không chịu đi đâu ạ.
 
T

tung33

Trung cấp
17/11/14
142
33
28
34
goo.gl
Về chủ đề này, các bạn có thể tham khảo thêm bài trích viết sau:
**********
4. Kinh nghiệm là chìa khóa thành công?

Kinh nghiệm làm việc làm không ít các bạn trẻ nản lòng khi đọc các mẫu tin tuyển dụng, không dám gửi hồ sơ xin việc vì tin chắc rằng mình không đạt yêu cầu.

Trên thực tế, mọi việc không đến nỗi quá bi quan, điều quan trọng là bạn phải biết tạo ra một hồ sơ xin việc ấn tượng. Chỉ ra những điểm mạnh, ưu điểm cua bạn, để nhà tuyển dụng nhận ra “sự khác biệt” giữa bạn và những ứng viên khác; sự đam mê công việc của bạn với định hướng nghề nghiệp nghiêm túc, rõ ràng.

Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng nhân sự giỏi sẽ không để “lọt” bất cứ một ứng viên tiềm năng nào. Thực tế đã chứng minh rằng, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đã được tuyển chọn và làm việc tại các doanh nghiệp lớn hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài uy tín.

5. Học kế toán giỏi sẽ làm kế toán tốt?

Sinh viên kế toán có bằng chuyên môn khá, giỏi sẽ là nền tảng tốt cho công việc, dễ xin được việc làm. Nhưng nếu nói tất cả sinh viên kế toán có bằng chuyên môn khá, giỏi đều làm tốt công việc kê toán thì không hẳn lúc nào cũng đúng, bởi giữa lý thuyết và thực tế vẫn luôn có khoảng cách nhất định.

Việc thuê được một người có năng lực thực tế khó hơn nhiều so với nhiều người vẫn hay "tưởng tượng". Cũng chính vì vậy mà nhà tuyển dụng thường đưa ra các yêu cầu như: Có khả năng làm việc độc lập, thận trọng, cẩn thận, chăm chỉ, trung thực ... Nhiều nhà tuyển dụng đã phàn nàn rằng, những người tốt nghiệp với điểm số cao chưa chắc đã cần cù, có tinh thần làm việc ... để làm tốt công việc kế toán.
...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

huenguyen211

Guest
6/1/12
0
2
1
Ha Noi
Mình thấy hiện nay kỹ năng xin việc của sinh viên mới ra trường rất kém, đi xin việc nhưng rất hời hợt. Mình tuyển dụng kinh doanh mà các bạn ấy tự ứng tuyển, hẹn lịch các kiểu đến lúc đến giờ phỏng vấn thì không đến, cũng không báo lại. Rất bất lịch sự và không tôn trọng người phỏng vấn. Ngoài ra, các bạn còn kén cá chọn canh, sợ việc áp lực, chỉ muốn việc gì văn phòng làm ít lương cao bảo sao tìm mãi không được việc. Các bạn cứ tạo điều kiện cho mấy trung tâm môi giới họ lừa đảo lấy tiền mồ hôi công sức của bố mẹ mình. Làm gì có việc gì làm văn phòng 4 tiếng, không áp lực, không kinh nghiệm, ngồi văn phòng mà lương 4-5 triệu/ tháng luôn?Vậy mà các bạn vẫn cắm đầu vào nộp 500,1 triệu cho họ để họ giới thiệu việc làm này nọ....
Thật là quá ngây thơ và quá coi thường việc đầu tư thời gian thực sự vào tìm 1 công việc thực sự.
 
B

bà cô khó tính

Guest
19/11/14
18
3
8
hic em thấy c nói đúng quá.Em xin đc việc rồi mà mấy tháng nay rảnh ko chịu học hỏi gì giờ ko biết làm gì cả.Em thì đang làm sai tùm lum mà em đã phải làm phần thuế gì đâu.Em thấy nản quá muốn có thêm đọng lực để học tiếp nhưng mà có ai chịu dạy em ko?em có c gái cũng làm kế toán mà mỗi lần hỏi toàn bị mắng ko biết nghĩ.em mà biết nghĩ như người có kinh nghiệm thì đã ko hỏi rồi.hic hic có ai chịu giúp em với ko?
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
1. Động lực là do mình quyết tâm tạo ra chứ ko phải do người khác tạo ra. Mọi thứ ko được đổ cho người khác. Chắc chắn là em chưa đọc hết các bài ở topic đầu tiên rồi (nhất là đọc Cafe cùng Tony)
2. Muốn hỏi cũng cần phải có cách hỏi.
Ví dụ: Muốn hỏi vấn đề A thì:
- Bạn đã suy nghĩ gì về vấn đề A, trước khi hỏi bạn có chia sẻ suy nghĩ, sự tưởng tượng về khái niệm,... về vấn đề A cho người cần hỏi chưa?
- Bạn đã tìm hiểu ("dân ta phải biết sử ta, nếu mà chưa biết thì tra google"), đọc nát các bài cả tây, cả tàu, cả ta nói về vấn đề A đó chưa? Trong quá trình tìm hiểu này, bạn đã lập luận, đã đặt vấn đề, đã tư duy... kỹ lưỡng về vấn đề A đó chưa?
- Sau khi bạn tìm hiểu nát về vấn đề A đó rồi, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề A đó chưa? Cái gì bạn đã hiểu, cái gì bạn đang lăn tăn chưa rõ, cái gì ko hiểu,... thì bạn trình bày cụ thể các ý đó cho người cần hỏi chưa?

Nói chung, 1 vấn đề đặt ra, nó chưa qua bộ não (tư duy), chưa qua việc TỰ tìm đọc trên các nguồn (google),... thì sẽ coi như bạn chưa làm gì mà đã hỏi người khác. Mà hỏi như vậy thì người trả lời là cái từ điển, cái máy tính cho bạn rồi. Như thế đâu có tốt cho bạn vì sống trong đời có 1 tỷ cái vấn đề A bạn ko thể hỏi cả cuộc đời bạn được đúng ko nào.

Chị của bạn, hay tất cả những người đi trước nào đó muốn giúp bạn thì họ phải "dạy" bạn cách xử lý vấn đề chứ ko phải là vấn đề A, B,C nào đó cụ thể. Trong lúc dạy, các vấn đề đó chỉ là các ví dụ minh họa mà thôi. Quan trọng là dạy bạn cách tư duy, cách xử lý vấn đề để sau này bạn có thể xử lý gần như tất cả các vấn đề khác trong cuộc đời. Dĩ nhiên, ko phải cái gì ta cũng biết tuốt. Nhưng trước khi hỏi thì ta đã phải suy nghĩ, phải đặt câu hỏi, phải tự tìm kiếm thông tin liên quan, v.v... và nếu hỏi thì chỉ nên hỏi những vấn đề, những ý, những đoạn mà ta đã tìm nát cái internet, đã suy nghĩ nát cả óc ra rồi mà vẫn ko tìm ra được.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
1. Động lực là do mình quyết tâm tạo ra chứ ko phải do người khác tạo ra. Mọi thứ ko được đổ cho người khác. Chắc chắn là em chưa đọc hết các bài ở topic đầu tiên rồi (nhất là đọc Cafe cùng Tony)
2. Muốn hỏi cũng cần phải có cách hỏi.
Ví dụ: Muốn hỏi vấn đề A thì:
- Bạn đã suy nghĩ gì về vấn đề A, trước khi hỏi bạn có chia sẻ suy nghĩ, sự tưởng tượng về khái niệm,... về vấn đề A cho người cần hỏi chưa?
- Bạn đã tìm hiểu ("dân ta phải biết sử ta, nếu mà chưa biết thì tra google"), đọc nát các bài cả tây, cả tàu, cả ta nói về vấn đề A đó chưa? Trong quá trình tìm hiểu này, bạn đã lập luận, đã đặt vấn đề, đã tư duy... kỹ lưỡng về vấn đề A đó chưa?
- Sau khi bạn tìm hiểu nát về vấn đề A đó rồi, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề A đó chưa? Cái gì bạn đã hiểu, cái gì bạn đang lăn tăn chưa rõ, cái gì ko hiểu,... thì bạn trình bày cụ thể các ý đó cho người cần hỏi chưa?

Nói chung, 1 vấn đề đặt ra, nó chưa qua bộ não (tư duy), chưa qua việc TỰ tìm đọc trên các nguồn (google),... thì sẽ coi như bạn chưa làm gì mà đã hỏi người khác. Mà hỏi như vậy thì người trả lời là cái từ điển, cái máy tính cho bạn rồi. Như thế đâu có tốt cho bạn vì sống trong đời có 1 tỷ cái vấn đề A bạn ko thể hỏi cả cuộc đời bạn được đúng ko nào.

Chị của bạn, hay tất cả những người đi trước nào đó muốn giúp bạn thì họ phải "dạy" bạn cách xử lý vấn đề chứ ko phải là vấn đề A, B,C nào đó cụ thể. Trong lúc dạy, các vấn đề đó chỉ là các ví dụ minh họa mà thôi. Quan trọng là dạy bạn cách tư duy, cách xử lý vấn đề để sau này bạn có thể xử lý gần như tất cả các vấn đề khác trong cuộc đời. Dĩ nhiên, ko phải cái gì ta cũng biết tuốt. Nhưng trước khi hỏi thì ta đã phải suy nghĩ, phải đặt câu hỏi, phải tự tìm kiếm thông tin liên quan, v.v... và nếu hỏi thì chỉ nên hỏi những vấn đề, những ý, những đoạn mà ta đã tìm nát cái internet, đã suy nghĩ nát cả óc ra rồi mà vẫn ko tìm ra được.

Bạn nói quá chuẩn: Nhìn trên diễn đàn thì biết nhiều bạn chẵng xem, chẳng suy nghỉ gì trước khi đặt câu hỏi. Nhiều câu hỏi chỉ cần mở sách ra là trả lời được, nhiều câu hỏi đã được người khác hỏi và được trả lời rồi nhưng vẫn hỏi lại ....
Hình như các bạn trẻ hiện nay ít tìm tòi, ít tham khảo chứ chưa nói đến sáng tạo trong công việc.
 
H

hungvuong1

Guest
8/4/15
1
0
1
33
Hà Nội
truongphatcorp.com
Em cũng là sinh viên. E thấy tìm đc 1 việc làm thêm về kế toán không hề dễ chứ không phải là không chịu đi đâu ạ.
 
V

vinahure176

Guest
14/9/15
19
2
3
31
Mình cũng là sinh viên mới ra trường, nói chung là thấy đúng là mình thiếu nhiều, học 4 năm đại học xong rồi, ra làm việc thấy cái gì cũng mới mẻ, cũng là do mình cả, giờ phải cố gắng lại từ đầu vậy.
 
ptnthuy93

ptnthuy93

Cao cấp
17/9/15
359
31
28
31
Các bạn sinh viên mới ra trường thì những kiến thức và kinh nghiệm thực tế hầu như không có, học thì chủ yếu là lý thuyết thôi, nên ra trường không đáp ứng được những yêu cầu của các doanh nghiệp, thời sinh viên cố gắng kiếm việc làm thêm để có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế thì tốt, vừa lại có thêm thu nhập nữa.
 
ptnthuy93

ptnthuy93

Cao cấp
17/9/15
359
31
28
31
Sinh viên đi học có nhiệm cạm bẫy ảnh hưởng tới kết quả học tập
*
Chính vì không chăm chỉ giờ mình đang học liên thông đại học đây các bạn
Mình cũng đang hối hận vì không chăm chỉ
 
N

ngoc.thach

Guest
27/9/15
4
0
1
32
Em chào các anh, chị trong webketoan ạ. Em đã đọc một số topic các anh, chị và mọi người chia sẻ và em thấy những bài viết này thực sự rất hữu ích với những sinh viên mới ra trường như bọn em ạ. Nhân đây em có một câu hỏi muốn nhờ các anh, chị đi trước cho lời khuyên giúp ạ : Đối với những sinh viên mới ra trường thì chúng em nên ứng tuyển vào những công việc kế toán cho loại hình doanh nghiệp nào là hợp lý nhất để có thể học hỏi và tích lũy nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhất ạ?
Em cảm ơn các anh, chị và mọi người nhiều ạ
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Em chào các anh, chị trong webketoan ạ. Em đã đọc một số topic các anh, chị và mọi người chia sẻ và em thấy những bài viết này thực sự rất hữu ích với những sinh viên mới ra trường như bọn em ạ. Nhân đây em có một câu hỏi muốn nhờ các anh, chị đi trước cho lời khuyên giúp ạ : Đối với những sinh viên mới ra trường thì chúng em nên ứng tuyển vào những công việc kế toán cho loại hình doanh nghiệp nào là hợp lý nhất để có thể học hỏi và tích lũy nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhất ạ?
Em cảm ơn các anh, chị và mọi người nhiều ạ

Môi trường nào ko quan trọng bằng việc em xác định được mục tiêu và sự chủ động của em.

Anh chỉ ví dụ như thế này là em hiểu: Nếu em có mục tiêu trở thành kỹ sư thiết kế, hoặc sở trường của em là trồng chọt, chăn nuôi thì em thấy làm ở 1 công ty dịch vụ (kinh doanh nhà hàng, quán bia, dịch vụ đào tạo,... chẳng hạn) có phù hợp không?

Thế nên quan trọng là em phải xác định sở thích/đam mê và mục tiêu (sau này muốn trở thành người như thế nào) của em trước đã. Ví dụ em muốn trở thành KTT trong 5 năm, hay trở thành 1 nhân viên tư vấn XYZ gì đó, hoặc trở thành chuyên gia bán hàng, hoặc là kiến trúc sư với hàng trăm công trình, hay trở thành 1 nhà giáo ưu tú để đào tạo ra nhiều sinh viên giỏi, hay làm chủ 1 chuỗi nhà hàng, hay làm chủ 1 xưởng SX bánh kẹo, làm chủ 1 thương hiệu giầy dép, v.v...

Thường thường, giai đoạn đầu của mỗi sinh viên ra trường là gia tăng kiến thức và kỹ năng chứ ko phải tiền bạc (vì sau khi có kiến thức, có kỹ năng thì tiền bạc tự nhiên sẽ có). Vì thế, môi trường nào mà sát với mục tiêu, sở trường, đam mê của mình thì mình làm. Nhưng môi trường chưa quan trọng bằng thái độ sống, thái độ làm việc, sử chủ động trong công việc của mỗi người. Cùng 1 môi trường vẫn có người kém và thất bại, người giỏi và thành công. Nên quan trọng vẫn là mình nhé.
 
N

ngoc.thach

Guest
27/9/15
4
0
1
32
Môi trường nào ko quan trọng bằng việc em xác định được mục tiêu và sự chủ động của em.

Anh chỉ ví dụ như thế này là em hiểu: Nếu em có mục tiêu trở thành kỹ sư thiết kế, hoặc sở trường của em là trồng chọt, chăn nuôi thì em thấy làm ở 1 công ty dịch vụ (kinh doanh nhà hàng, quán bia, dịch vụ đào tạo,... chẳng hạn) có phù hợp không?

Thế nên quan trọng là em phải xác định sở thích/đam mê và mục tiêu (sau này muốn trở thành người như thế nào) của em trước đã. Ví dụ em muốn trở thành KTT trong 5 năm, hay trở thành 1 nhân viên tư vấn XYZ gì đó, hoặc trở thành chuyên gia bán hàng, hoặc là kiến trúc sư với hàng trăm công trình, hay trở thành 1 nhà giáo ưu tú để đào tạo ra nhiều sinh viên giỏi, hay làm chủ 1 chuỗi nhà hàng, hay làm chủ 1 xưởng SX bánh kẹo, làm chủ 1 thương hiệu giầy dép, v.v...

Thường thường, giai đoạn đầu của mỗi sinh viên ra trường là gia tăng kiến thức và kỹ năng chứ ko phải tiền bạc (vì sau khi có kiến thức, có kỹ năng thì tiền bạc tự nhiên sẽ có). Vì thế, môi trường nào mà sát với mục tiêu, sở trường, đam mê của mình thì mình làm. Nhưng môi trường chưa quan trọng bằng thái độ sống, thái độ làm việc, sử chủ động trong công việc của mỗi người. Cùng 1 môi trường vẫn có người kém và thất bại, người giỏi và thành công. Nên quan trọng vẫn là mình nhé.
Vâng ạ, em có thể hiểu ý anh thế này được không ạ: Nếu mình xác đính được mục tiêu và đam mê của mình thì cho dù mình là việc ở vị trí nào và trong môi trường của doanh nghiệp nào thì mình có thể có cơ hội học tập và phát triển đúng không ạ?
Đối với em bây giờ em muốn trải nghiệm cơ hội làm việc thực tế ở tất cả các loại hình công ty trên để xem mình thực sự hợp với công ty nào nhất, nhưng em thấy có một số doanh nghiệp như sản xuất thì họ thường yêu cầu 2 năm kinh nghiệm trở lên, nhưng nhìn chung tất cả các loại doanh nghiệp thì vẫn có những điểm chung và đều có thể học hỏi từ quá trình hoạt động của công ty.Và trong tương lai em muốn có cơ hội trở thành kể toán trưởng nên làm việc trong nhiều loại hình doanh nghiệp sẽ giúp mình chủ động hơn ạ.Anh có thấy hợp lý không ạ?
Em cảm ơn những chia sẻ của anh ạ và em sẽ cố gắng hoàn thiện mình để tìm được một công việc phù hợp
 
Sửa lần cuối:
ptnthuy93

ptnthuy93

Cao cấp
17/9/15
359
31
28
31
Có ai gặp phải vấn đề "không biết mình thích cái gì, cảm thấy không có định hướng" không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Có ai gặp phải vấn đề "không biết mình thích cái gì, cảm thấy không có định hướng" không?

Theo mình nghĩ là điều này là hoàn toàn bình thường, cái chính là mình khám phá bản thân mình như thế nào. Điều này thì không ai khác ngoài bạn có thể làm được mà thôi. Đam mê có thể có từ bé (thường khi đó ko gọi là đam mê mà gọi là thích thôi), nhưng có thể nảy sinh TRONG QUÁ TRÌNH SỐNG VÀ LÀM VIỆC.

Bạn có thể đọc, học, làm việc thật nhiều thì tự khắc sẽ lắng nghe được bản thân bạn muốn mình là người như thế nào.

Đã có rất rất nhiều sách vở, các khóa đào tạo nói về việc khám phá bản thân. Càng đọc nhiều, càng làm việc nhiều, càng hiểu biết nhiều thì càng biết rõ mình là ai, đích đến của mình là cái gì, và đi đến đích đó bằng cách nào.

Để hình dung rõ hơn. Bạn hãy tưởng tượng là nếu bạn đứng dưới mặt đất, bạn nhìn xa được bao nhiêu mét (nhất là trong trường hợp có nhiều vật cản), còn nếu bạn đứng trên nóc nhà KiangNam, Lotte hay trên đỉnh núi thì bạn sẽ nhìn xa bao nhiêu? Khi đó bạn có nhìn rõ mọi vị trí không? Có nhìn thấy hướng đi đến đó ngắn nhất hay không?

Việc bạn đứng trên cao chính là việc bạn có kiến thức, có kinh nghiệm, có giá trị cao đó. Và để làm được điều đó thì chỉ có học và làm thôi.

Có rất nhiều bạn trẻ ban đầu "mông lung" lắm, đi làm ko biết vui là gì cả, cuộc sống cứ trôi đi mà không thấy điều gì thú vị cả. Nhưng chỉ sau khi bạn ấy đi khắp đất nước, rồi đi làm ở nhiều vị trí và trải qua các công việc lúc vui lúc buồn, lúc cực lúc sướng thì mới khám phá ra "mình sinh ra để làm gì, con đường minh đi sẽ thế nào".

Thực tình ít người đọc hết cả trăm topics ở trên, và đọc các sách liên quan đúng ko? Đọc xong ko biết có suy nghĩ nhiều không? (ví dụ đọc hết 2 cuốn Cafe Cùng TonyTrên Đường Băng chẳng hạn). Có tư duy, đúc kết lại vấn đề gì hay ko?
 
Sửa lần cuối:
ptnthuy93

ptnthuy93

Cao cấp
17/9/15
359
31
28
31
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, bây giờ mình cũng đang làm việc mà không thấy vui đây, vẫn đang trong hành trình tìm kiếm cái gọi là đam mê,
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA