Hỗ trợ thêm cho người LĐ

  • Thread starter thutra
  • Ngày gửi
T

thutra

Guest
30/9/05
27
0
0
hà nội
Chào các anh chị! em có câu hỏi này mong mọi người giúp đỡ:
Để hỗ trợ cho người LĐ (ngoài mức lương cơ bản) thêm các khoản chi về điện thoại, xăng xe, tiền gửi xe hàng tháng thì có bắt buộc phải có hóa đơn cho các khoản này không? hay mỗi tháng chỉ cần trả 1 khoản cố định (cùng với lương)cho từng người được hỗ trợ thêm thôi?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
thutra nói:
Chào các anh chị! em có câu hỏi này mong mọi người giúp đỡ:
Để hỗ trợ cho người LĐ (ngoài mức lương cơ bản) thêm các khoản chi về điện thoại, xăng xe, tiền gửi xe hàng tháng thì có bắt buộc phải có hóa đơn cho các khoản này không? hay mỗi tháng chỉ cần trả 1 khoản cố định (cùng với lương)cho từng người được hỗ trợ thêm thôi?
Về các khoản chi phí bạn đã nêu thì nó phụ thuộc hoàn toàn vào qui định tại qui chế hoạc quyết định của công ty bạn. Qui định này do cơ quan ban hành.
Nêu đơn vị bạn giao khoán hỗ trợ ( tức ấn định hỗ trợ theo mức cho từng người) thì cuối tháng làm bảng kê để mọi người nhận tiền.
Nếu đơn vị giao khoán mức trần ( tức là qui định hỗ trợ mức tối đa ) và yêu cầu cá nhân đó phải có hoá đơn thanh toán ( đối với trường hợp xăng xe, điện thoại) mức thanh toán tối đa theo qui định thì cá nhân đó phải có hoá đơn. Công ty chỉ thanh toán cho cá nhân đó tối đa theo mức trần dù hoá đơn có lớn hơn, hoặc thanh toán đúng bằng hoá đơn nếu hoá đơn đó nhỏ hơn mức trần.
 
T

tranthihai

Trung cấp
27/12/05
85
0
0
40
Tp.Hồ Chí Minh
Cho em hỏi ké câu này nhé. Nếu DN sử dụng cách 1 thì phần hỗ trợ được khoán đó có bị tính vào phần lương đóng BHXH không? Còn cách 2 thì tính chi phí cho DN rồi không nói làm gì.
 
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
tranthihai nói:
Cho em hỏi ké câu này nhé. Nếu DN sử dụng cách 1 thì phần hỗ trợ được khoán đó có bị tính vào phần lương đóng BHXH không? Còn cách 2 thì tính chi phí cho DN rồi không nói làm gì.

Cái này còn tùy việc em hạch toán vào đâu, nếu vào tiền lương 334 thì phải đóng BHXH, còn hạch toán vào CPQL thì không đóng BHXH.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
tranthihai nói:
Nếu DN sử dụng cách 1 thì phần hỗ trợ được khoán đó có bị tính vào phần lương đóng BHXH không?
Khoản hỗ trợ này lấy ra từ qũy lương nhưng không phải đóng BHXH.

tranthihai nói:
Còn cách 2 thì tính chi phí cho DN rồi không nói làm gì.
Nếu có hóa đơn thì đưa vào chi phí quản lý của DN rồi. Khỏi phải nói đến nhỉ!
 
T

tranthihai

Trung cấp
27/12/05
85
0
0
40
Tp.Hồ Chí Minh
Các chị ơi thế em phải nghe ai đây? Chị Hồ Lan thì nói là phải đóng BHXH còn chị Tú Anh lại nói là không.
Thêm một vấn đề nữa là cái khoản hỗ trợ thêm này có phải ghi trên hợp đồng lao động hay không? Hay chỉ là quy định của công ty thôi?
 
Phạm Văn Khang

Phạm Văn Khang

Cao cấp
19/12/05
1,360
32
48
Thái Bình - TP.HCM
tranthihai nói:
Các chị ơi thế em phải nghe ai đây? Chị Hồ Lan thì nói là phải đóng BHXH còn chị Tú Anh lại nói là không.
Thêm một vấn đề nữa là cái khoản hỗ trợ thêm này có phải ghi trên hợp đồng lao động hay không? Hay chỉ là quy định của công ty thôi?

Tất cả các khoản đó em phải ghi vào trong HĐLĐ
- Nếu ghi vào phần Các khoản phụ cấp thì phải đóng BHXH
- Nếu ghi vào phần những thoả thuận khác thì không phải đóng BHXH

Chúc thành công!
 
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
Theo văn bản 638/LĐTBXH-LĐ ngày 23/2/2005 :3.2 Về các khoản chi khác: là các khoản chi thêm cho người lao động như: tiền ăn giữa ca, công tác phí, điện thoại, đào tạo v.v.. không được doanh nghiệp hạch toán vào quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả.
- Doanh nghiệp thống kê các loại phụ cấp trả cho người lao động (theo mẫu) gởi kèm theo hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.
4. Vế mức lương và phụ cấp làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội:
4.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng theo đúng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty Nhà nước: Mức lương và phụ cấp lương làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội cũng được vận dụng áp dụng như đối với các Công ty Nhà nước bao gồm mức tiền lương theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng cộng với các loại phụ cấp khu vực; phụ cấp giữ chức vụ Trưởng, Phó phòng (nếu có).
4.2. Đối với doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương không theo quy định của Chính phủ đối với các công ty Nhà nước: Mức lương làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội là tổng mức tiền lương, tiền công, phụ cấp theo hợp đồng lao động (theo quy định tại điểm 2b, mục II Thông tư số 58/TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính); được doanh nghiệp tính vào chi phí theo quy định tại điểm 3b Điều 5 Chương II Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Các khoản chi phí khác nếu được ghi trong hợp đồng lao động nhưng doanh nghiệp không hạch toán vào quỹ tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả thì không cộng vào tiền lương làm cơ sở nộp bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, có rất nhiều BHXH quận lại đồng ý cho đóng theo mức lương chính; đặc biệt ở TPHCM có 2 quận 1 và 6 thì yc tính trên tất cả những gì ghi trên HDLĐ (bắt đưa bảng lương cho họ xem).
 
H

hn_nh_nd

Guest
31/5/06
71
0
0
Nam Dinh
Chào, Tranthihai ah, tất cả các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động đều phải thhể hiện trong hợp đồng lao động. Thế nên về việc đóng bảo hiểm cho người lao động sao bạn không thể hiện rõ một mức lương cơ bản để đóng BH như DNNN là 710.000 còn trong nước hiện tại là 390.000 hay 410.000 gì đó mình không rõ rồi nhân với 01 mức HS nào đó chẳng hạn.
Thân
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA