Hạch toán mua TSCD nhập khẩu

  • Thread starter TieuLongNhan
  • Ngày gửi
T

TieuLongNhan

Guest
24/3/05
15
0
0
44
VietNam
Chào các bạn, mình có nghiệp vụ phát sinh không biết định khoản có đúng không nhờ các bạn giúp dùm:
Mua TSCD ở nước ngoài với giá là 500, thuế GTGT là 10%, thuế suất thuế nhập khẩu là 10%, chi phí lắp đặt trả bằng tiền mặt là 20. Đơn vị đã thanh toán cho đơn vị bán bằng chuyển khoản là 150

Nợ TK 211 570
Có TK 112 150
Có TK 331 350
Có TK 111 20
Có 33311 50

Nợ 1331 50
Có 33312 50
Không biết định khoản vậy có đúng không. Mong giúp dùm
PS: Cho mình hỏi: đối với kế toán có định khoản nhiều nợ nhiều có không
VD
Nợ TK A 10
Nợ TK B 2
Có TK C 7
Có TK D 5
(Bởi vì mình là lập trình viên đang học kế toán để viết soft kế toán - Mong các bạn giúp đở)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Bạn hạch toán như sau nhé :
a) Nợ 211: 500
Có 112: 150
Có 331: 350
b) Nợ 211:500 x 10% = 50
Có 3333:50
c) Nợ 133 : ( 500 + 50 ) x 10% = 55
Có 33312: 55
d) Nợ 211: 20
Có 111:20
( Có thể có bút toán nhiều Nợ nhiều có . Ví dụ như mua hàng 100 triệu, thuế GTGT 10%, đã trả 50% bằng tiền mặt . Định khoản bút toán này như sau :
Nợ 156: 100
Nợ 133: 10
Có 111: 55
Có 331: 55
OK, xong hai ý hỏi của bạn nhé.
 
Sửa lần cuối:
T

TieuLongNhan

Guest
24/3/05
15
0
0
44
VietNam
nhưng mà lequanghuy ơi, trong quá trình ghi sổ kế toán thì kế toán có thường thực hiện những bút toán nhiều nợ nhiều có không hả bạn
với những bút toán nhiều nợ nhiều thì những báo cáo sổ chi tiết mà có tài khoản đối ứng sẽ khó xác định số tiền đối ứng
VD: Đối với ví dụ trên của bạn
Nợ 156: 100
Nợ 133: 10
Có 111: 55
Có 331: 55
Thì khi xem báo cáo chi tiết của TK 156 thì sẽ có 2 tài khoản đối ứng là TK 111 và TK 331. Như vậy thì số tiền đối ứng của hai tài khoản đối với tài khoản 156 thì sẽ là ?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,033
410
83
46
Ninh Thuận
@Tieulongnhan, để đơn giản cho bạn, bạn có thể hạch toán về tất cả 331 rồi sau đó bạn hạch toán ngay một phần được trả bằng tiền mặt.
 
T

thanglong2610

Guest
Bạn cần lưu ý là khi nhập TSCĐ bạn phải xác định xem TSCĐ này có dùng vào hđsx kd tính VAT áp dụng phương pháp khấu trừ thì mới được hạch toán Nợ TK 1331
có Tk 33312.
Nếu dùng cho hđsxkd tính VAT trực tiếp thì sẽ không có bút toán trên mà VAT nhập khẩu tính luôn vào nguyên giá TSCĐ .
 
T

TieuLongNhan

Guest
24/3/05
15
0
0
44
VietNam
Vấn đề TSCD, mình đã hiểu còn vấn đề tài khoản đối ứng thì mình vẩn chưa hiểu lắm: Khi gặp trường hợp nhiều nợ nhiều có thì đa phần kế toán viên sẽ thực hiện tách ra làm nhiều định khoản khác nhau hay sẽ thực hiện duy nhất 1 định khoản
 
T

tungson

Guest
23/7/05
674
1
0
Tp.HCM
TieuLongNhan nói:
Vấn đề TSCD, mình đã hiểu còn vấn đề tài khoản đối ứng thì mình vẩn chưa hiểu lắm: Khi gặp trường hợp nhiều nợ nhiều có thì đa phần kế toán viên sẽ thực hiện tách ra làm nhiều định khoản khác nhau hay sẽ thực hiện duy nhất 1 định khoản

hay sẽ thực hiện duy nhất 1 định khoản
Bạn làm được chuyện này à ? Cho tôi học hỏi với.:inlove:

Nếu bạn ghi sổ tay hoặc làm excel chắc chắn phải tách ra mỗi "định khoản con" trên 1 dòng.
Nếu làm phần mếm mà giao diện cho bạn làm "1 nợ nhiều có" hoặc "1 có nhiều nợ" thì khì in sổ vẫn tự động "tách ra" như thường. Nhưng nhược điểm là diễn giải phải dài dòng cho tất cả các định khoản. Nếu không thì nội dung diễn giải sẽ khác với nội dung định khoản.

Túm lại làm kiểu nào rồi cũng "tách ra" vậy thì bạn nên chủ động "tách ra" đi.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Việc tách một nghiệp vụ thành nhiều bút toán sẽ giúp cho việc hạch toán dễ hiểu hơn do đó mà hạch toán về trường hợp TSCĐ của bạn mình mới tách ra như vậy.
Trường hợp ví dụ mình đưa cho bạn để mình minh hoạ cho bạn cũng có bút toán nhiều Nợ, nhiều Có. Nếu như bạn tách riêng ra thành hai bút toán cho đơn giản cũng được :
a) Nợ 156: 100
Nợ 133: 10
Có 331: 110

b) Nợ 331: 55
Có 111: 55
* Trường hợp bạn không tách riêng ra mà hạch toan gộp :
Nợ 156: 100
Nợ 133: 10
Có 111: 55
Có 331: 55
cũng có sao đâu. Nếu bạn muốn ghi số tiền cho TK đối ứng của 156 là 111 và 331 thì bạn ghi tổng tiền là 100 ( Nếu ghi chi tiết: cho 111 là 50 và 331 là 50 vì ở đây mình ghi sổ cho 156 nên phải tách thuế ra) .
Nếu ghi sổ cho 133 thì TK đối ứng với 133 là 111 và 331 . Số tiền ghi cho hai TK này là tổng cộng là 10 ( cho 111: là 5 và 331 là 5 ).
Đơn giản thôi . Bạn nhớ là ghi sổ cho TK nào thì số tiền phải ghi số tiền của TK mình đang ghi sổ ( tách số tiền đó cho các TK đối ứng ) và số tiền đó được ghi ở cột Nợ hay cột Có phải theo TK mình đang ghi sổ. Ví dụ như trường hợp trên ghi sổ cho 156 thì số tiền của TK đối ừng với 156 là tiền của 111 và 331 phải ghi ở bên cột Nợ ( cho dù trong định khoản mình định khoản cho hai TK này là Có ).
 
T

thanglong2610

Guest
Nếu bạn muốn làm định khoản đó trên phần mềm thì bạn nên tách ra. Các nghiệp vụ mua bán trả tiền ngay đều sử dụng qua tài khoản trung gian 131, hay 331 để tránh tình trạng phát sinh bút toán trùng và quản lý số chứng từ chi tiền mặt được chính xác. Nếu bạn làm gộp như thế thì tiền mặt trong quỹ sẽ giảm đi 20 tr mà ko có phiếu chi.
 
T

TieuLongNhan

Guest
24/3/05
15
0
0
44
VietNam
Như vậy, rõ ràng thì kế toán viên định khoản thì có thể có nhiều nợ nhiều có nhưng khi ghi sổ thì vẩn phải tách ra
Chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
To: thanglong2610
Bạn viết là "Nếu bạn làm gộp như thế thì tiền mặt trong quỹ sẽ giảm đi 20 tr mà ko có phiếu chi". Mình không hiểu ý bạn định viết như vậy là sao ?
To: tieulongnhan
Đúng vậy đó bạn thân mến. Định khoản là vậy nhưng khi ghi sổ thì phải tách ra thì mới ghi chi tiết được.
 
D

Do Thu Ha

Guest
4/10/06
7
0
0
Hai Phong
ĐK về TSCĐ nhập khẩu như sau
Nợ TK211: 570
Có TK3333:50
CÓ TK111: 20
Có TK 112: 150
Có TK 331: 350
Còn thuế GTGT hàng nhập khẩu, khi Công ty bạn đã nộp tiền thuế và nhận được giấy nộp tiền do Hải Quan cấp thì bạn mới hạch toán.
Nợ TK 1331: 55
Có Tk 33312:55
(Bút tóan trên hạch toán thuế của bạn, bạn không cộng thuế nhập khẩu vào để tính trị giá chịu thuế GTGT.)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA