Trường hợp hóa đơn liên đỏ khác liên xanh và đen

  • Thread starter sonson
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
S

sonson

Guest
2/4/04
11
0
0
Xin được hỏi mọi người trường hợp sau thì hạch toán như thế nào:
Một công ty cách đây 1 năm đã xuất hóa đơn 3 liên không giống nhau (tất nhiên liên đỏ có giá trị lớn hơn 2 liên còn lại), doanh nghiệp chưa quyết toán năm đó. Sau khi bị cơ quan thuế phát hiện thì đã phải nộp tiền thuế chênh lệch và tiền phạt. Vậy hiện tại phần chênh lệch doanh thu, thuế gtgt và tiền phạt sẽ thể hiện trên sổ sách như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Theo toi chênh lệch doanh thu, thuế GTGT và tiền phạt sẽ được hạch toán bằng các "bút toán điều chỉnh theo biên bản kiểm tra thuế " vào sổ sách năm trước ( vì năm trước chưa quyết toán). Biên bản kiểm tra thuế là chứng từ để ghi sổ cho các bút toán này.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Tiền phạt thì đâu có được tính vào chi phí đúng không ? Còn phần chênh lệch vì thuế thì phải đựa vào biên bản quyết toán thuế để hạch toán thôi. Bạn nên hạch toán giảm phần lợi nhuận của năm trước (42110) và tăng khoản phải trả cho nhà nước là được. Việc điêu chỉnh vào sổ sách năm trước sẽ hơi khó thực hiện nếu như bạn đã kết sổ năm trước và các báo cáo đã được gởi đi.
 
S

sonson

Guest
2/4/04
11
0
0
Giả định là báo cáo đã gửi đi vì tôi cũng chỉ nghe có người hỏi thôi và tôi nghĩ vào thời điểm này thì đã phải gửi báo cáo rồi. Bạn có thể ghi rõ các bút toán cần phải làm cho cả doanh thu, thuế gtgt và tiền phạt thuế không?
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trước khi hạch toán được khoản tiền phạt này thì nội bộ ban lãnh đạo doanh nghiệp của đơn vị bị phạt phải có cuộc họp bàn về việc xử lý trách nhiệm với các khoản phạt trên (thật hay giả cũng phải thực hiện) và thường các trường hợp này phải có một cá nhân đứng ra gánh chịu trách nhiệm các vi phạm. Khi đó nếu sai phạm thuộc về cá nhân người chịu trách nhiệm phát hành hóa đơn thì mọi phí tổn liên quan sẽ do người đó chịu (có thể công ty chấp nhận gánh chịu một phần và lấy từ các quỹ sau thuế bù đắp), trong vấn đề này thì không bao giờ có chuyện lỗi là do Công ty - với tư cách tập thể - vì vấn đề thực hiện sai việc phát hành hóa đơn này luôn luôn do ý kiến chủ quan mà ra (hiểu theo nguyên tắc).

Về vấn đề điều chỉnh sổ sách còn cần phải có kết quả thẩm tra của cơ quan thuế: trường hợp liên giao cho khách hàng viết khống so với các liên còn lại thì cơ quan bạn không phải phát điều chỉnh các bút toán thuế cho kỳ đã quyết toán - đây hoàn toàn là sử phạt hành chính. Trường hợp liên lưu và liên hạch toán sai so với sổ sách (rất ít, và hầu như không có, nếu có thì chỉ do nhầm lẫn chứ không phải sai phạm) lúc đó mới cần phải điều chỉnh sổ sách kế toán, trường hợp sổ kế toán đã được khóa thì phần chênh lệch được hạch toán vào năm sau với các bút toán liên quan hạch toán song hành với TK phải thu phải trả chờ xử lỷ (138, 338) sau khi có biên bản nội bộ giải quyết vấn đề này mới căn cứ biên bản và hạch toán vào quỹ hay thu của cá nhân.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
HyperVN, sonson nói là đã phải nộp tiền thuế chênh lệch. Theo tôi CQ Thuế họ luôn lấy liên có số tiền cao nhất làm số đúng, ở đây là liên đỏ, cho nên vừa bị phạt mà vẫn phải nộp thêm thuế bổ sung.

Nếu theo giả sử của bạn là khóa sổ sách năm ngoái rồi thì ta hạch toán vào năm nay thôi. Phương pháp hạch toán như bạn tranvanhung nói là đúng, chỉ hạch toán số tăng thêm phải trả cho Nhà nước và trừ vào lãi( công ty chịu ) hoặc phải thu khác ( cá nhân chịu )

Còn về bút toán, tôi tách ra làm 2 phần cho dễ nhìn. Tiền phạt ( các khoản vi phạm pháp luật ) thì không được HT vào chi phí mà phải trừ vào lãi, hoặc phải thu khác đối ứng với TK tiền mặt or tiền gửi NH.
Nợ 421, 1388 ( phải thu cá nhân )
Có 111,112

Đối với Dthu, Thuế GTGT bạn chỉ cần tính ra số phải trả thêm Nhà nước gồm Thuế GTGT đầu ra và Thuế TNDN là bao nhiêu, rồi định khoản như sau:

Nợ 421, 1388 ( trách nhiệm cá nhân )
Có 3331
Có 3334
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
sonson nói:
Xin được hỏi mọi người trường hợp sau thì hạch toán như thế nào:
Một công ty cách đây 1 năm đã xuất hóa đơn 3 liên không giống nhau (tất nhiên liên đỏ có giá trị lớn hơn 2 liên còn lại), doanh nghiệp chưa quyết toán năm đó. Sau khi bị cơ quan thuế phát hiện thì đã phải nộp tiền thuế chênh lệch và tiền phạt. Vậy hiện tại phần chênh lệch doanh thu, thuế gtgt và tiền phạt sẽ thể hiện trên sổ sách như thế nào?

Tình huống cực kỳ hay.
nhưng ở đây có 1 vấn đề mà tình huống chưa nêu hết.
Nhưng số lượng hàng hóa thể hiện trên liên 1 và liên 2 có sự khác biệt gì nhau hay không?
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Bathanh nói:
Tình huống cực kỳ hay.
nhưng ở đây có 1 vấn đề mà tình huống chưa nêu hết.
Nhưng số lượng hàng hóa thể hiện trên liên 1 và liên 2 có sự khác biệt gì nhau hay không?
Tình huống cực kỳ hay.
Bác BatHanh đúng là kinh nghiệm đầy mình
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
tranvanhung nói:
Tiền phạt thì đâu có được tính vào chi phí đúng không ? Còn phần chênh lệch vì thuế thì phải đựa vào biên bản quyết toán thuế để hạch toán thôi. Bạn nên hạch toán giảm phần lợi nhuận của năm trước (42110) và tăng khoản phải trả cho nhà nước là được. Việc điêu chỉnh vào sổ sách năm trước sẽ hơi khó thực hiện nếu như bạn đã kết sổ năm trước và các báo cáo đã được gởi đi.
theo em thì khoản phạt thuế và truy thu thuế đưa vào bên nợ của tài khoản 811 chi phí khác cuối kỳ kết chuyển vào TK 911. Bác kiểm tra lại giúp em với hay là em chưa kịp cập nhật cái mới nhỉ.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
vo vinh nam nói:
theo em thì khoản phạt thuế và truy thu thuế đưa vào bên nợ của tài khoản 811 chi phí khác cuối kỳ kết chuyển vào TK 911. Bác kiểm tra lại giúp em với hay là em chưa kịp cập nhật cái mới nhỉ.

Vấn đề không dừng lại ở việc hạch toán khoản phạt, mà sự việc này cần được mổ xẻ trong bối cảnh vi phạm và cách thuyết phục của Kế toán nhà ta với CQCN về việc này.
Việc không chấp nhận toàn bộ sổ sách chứng từ mà đơn vị cung cấp, CQCN có thể thực hiện việc ấn định thu, và khi đó tổng số thuế phải nộp cho NQNN( bao gồm số phải nộp và số thuế phạt) sẽ khác xa số thuế kê khai của đơn vị.
Điều tôi băn khoăn là: trong tình huống này, kế toán giải trình ra sao chứ không băn khoăn việc hạch toán cái biên lai phạt ra sao.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Bathanh nói:
Vấn đề không dừng lại ở việc hạch toán khoản phạt, mà sự việc này cần được mổ xẻ trong bối cảnh vi phạm và cách thuyết phục của Kế toán nhà ta với CQCN về việc này.
Điều tôi băn khoăn là: trong tình huống này, kế toán giải trình ra sao chứ không băn khoăn việc hạch toán cái biên lai phạt ra sao.

em biết qui trình để tìm ra hoá đơn kiểu dạng này là thế này
Cơ quan thuế tại đơn vị nhận hoá đơn sẽ gửi cho cơ quan thuế tại đơn vị xuất hoá đơn yêu cầu kiểm tra. ( nguyên nhân thì nhiều lắm có thể do nghi ngờ, do nội bộ đơn vị nhận hoá đơn có vấn đề, do cơ quan kiểm tra, thanh tra yêu cầu xác định do khi kiểm tra có vấn đề sổ sách...v..v) khi đơn vị thuế xuống kiêm tra. Hoặc do 2 đơn vị này cùng một nơi thuế quản lý thì họ đối chiếu phát hiện ra. Khi thuế cầm otừ hoá dơn liên 2 ( bản phô tô) xuống thì họ thấy ngay rằng đây là vấn đề cố tình viết sai (khống) ở liên 2 hoặc ở liên 1 và 3 (nếu hoá đơn 3 liên). Vậy thì chỉ còn cách năn nỉ thôi, thôi thì kế toán yếu không kiểm tra, người giữ, viết hoá đơn không phải KT không biết nghiệp vụ ................(tuỳ kỹ thuật giải trình của từng người mà như bác KT@ nói là nghệ thuật).. chấm hết để đưa vào khung phạt hợp lý thôi. Bác có băn khoăn thì chắc chỉ có các bác thuế có tham gia ơ diễn đàn mới giúp được thôi.
Còn vấn đề sổ sách thì bắt buộc phải điều chỉnh thôi còn cách nào đâu.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
vo vinh nam nói:
em biết qui trình để tìm ra hoá đơn kiểu dạng này là thế này
Cơ quan thuế tại đơn vị nhận hoá đơn sẽ gửi cho cơ quan thuế tại đơn vị xuất hoá đơn yêu cầu kiểm tra. ( nguyên nhân thì nhiều lắm có thể do nghi ngờ, do nội bộ đơn vị nhận hoá đơn có vấn đề, do cơ quan kiểm tra, thanh tra yêu cầu xác định do khi kiểm tra có vấn đề sổ sách...v..v) khi đơn vị thuế xuống kiêm tra. Hoặc do 2 đơn vị này cùng một nơi thuế quản lý thì họ đối chiếu phát hiện ra. Khi thuế cầm otừ hoá dơn liên 2 ( bản phô tô) xuống thì họ thấy ngay rằng đây là vấn đề cố tình viết sai (khống) ở liên 2 hoặc ở liên 1 và 3 (nếu hoá đơn 3 liên). Vậy thì chỉ còn cách năn nỉ thôi, thôi thì kế toán yếu không kiểm tra, người giữ, viết hoá đơn không phải KT không biết nghiệp vụ ................(tuỳ kỹ thuật giải trình của từng người mà như bác KT@ nói là nghệ thuật).. chấm hết để đưa vào khung phạt hợp lý thôi. Bác có băn khoăn thì chắc chỉ có các bác thuế có tham gia ơ diễn đàn mới giúp được thôi.
Còn vấn đề sổ sách thì bắt buộc phải điều chỉnh thôi còn cách nào đâu.
Bác Nam đúng là người có lòng từ bi độ lượng với kế toán doanh nghiệp.
Ai viết hóa đơn, nét chữ còn đó. rồi thủ trưởng, rồi KTT ký chứng từ còn đó. Nói câu này có lẽ ko thỏa đáng rồi.
Quy trình xác minh chứng từ thì chắc mọi người đều biết, Thực ra quy trình kiểm tra là bên đầu vào cung ứng bảng kê chứng từ, gửi đi các nơi. Bên xuất hóa đơn có trách nhiệm foto liên 1, đóng dấu sao y gửi cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý bên xuất hóa đơn sẽ chuyển hồ sơ xác minh cho bên yêu cầu xác minh.

Chính vì cái sự giải thích, thanh minh, biện hộ và nhận tội của Kế toán sẽ có nhiều điểm thực sự thú vị, và tính nghệ thuật ( thầy cãi) nó thể hiện trong những tình huống này, vậy nên tôi mới hỏi cặn kẽ cái sự sai lệch về số lượng hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn .

Các bạn có thể đưa ra các tình huống giải trình của đơn vị vi phạm được không?
Và các khung hình phạt với các tình huống này là như thế nào?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Bathanh nói:
Bác Nam đúng là người có lòng từ bi độ lượng với kế toán doanh nghiệp.
Ai viết hóa đơn, nét chữ còn đó. rồi thủ trưởng, rồi KTT ký chứng từ còn đó. Nói câu này có lẽ ko thỏa đáng rồi.
Quy trình xác minh chứng từ thì chắc mọi người đều biết, Thực ra quy trình kiểm tra là bên đầu vào cung ứng bảng kê chứng từ, gửi đi các nơi. Bên xuất hóa đơn có trách nhiệm foto liên 1, đóng dấu sao y gửi cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý bên xuất hóa đơn sẽ chuyển hồ sơ xác minh cho bên yêu cầu xác minh.

Chính vì cái sự giải thích, thanh minh, biện hộ và nhận tội của Kế toán sẽ có nhiều điểm thực sự thú vị, và tính nghệ thuật ( thầy cãi) nó thể hiện trong những tình huống này, vậy nên tôi mới hỏi cặn kẽ cái sự sai lệch về số lượng hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn .

Các bạn có thể đưa ra các tình huống giải trình của đơn vị vi phạm được không?
Và các khung hình phạt với các tình huống này là như thế nào?

Ối bác ơi trong diễn đàn có nhiều bác thuộc cơ quan thuế lắm chẳng anh em nào nói cụ thể thế nào đâu, với lại nếu chẳng may mà sai thì tuỳ cơ hành xử thôi.
Mức phạt món này có qui định rồi mà.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA