Mỗi tuần một chuyên đề

Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

  • Thread starter phantuannam
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
C

cobehaycuoi123

Guest
22/12/11
1
1
3
quận bình thạnh, hcm
Ðề: Danh sách offline Phan Thiết 2012

minh muon dang ki them cho 1 nguoi duoc khong anh Cothant? nguoi nay khong co nick dien dan.
ho ten: Le Viet Van.
sinh ngay : 30.10.1984
so DT: 0975.433.997
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,036
410
83
46
Ninh Thuận
Ðề: Danh sách offline Phan Thiết 2012

minh muon dang ki them cho 1 nguoi duoc khong anh Cothant? nguoi nay khong co nick dien dan.
ho ten: Le Viet Van.
sinh ngay : 30.10.1984
so DT: 0975.433.997
Vẫn còn được đấy bạn, Cothant em cập nhập danh sách cho bạn ấy nhé!
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ðề: Chương trình Ofline Webketoan năm 2012 (Miền Nam) tại Hòn Rơm (Phan Thiết)

Chào các anh chị,
Cho em đăng ký thêm 3 vé nữa nha( 3 người bạn của Box Bình Dương) và bổ sung thêm thông tin của hai bạn cũ nhé.
1/Nick:hoaithuong200778
Tên :Huỳnh Thị Thanh Tâm.
NS:07/01/1978.
Số CMND:280762296
Do CA Bình Dương cấp ngày 04/02/2009.
ĐT:091.9374996.
2/bichngagl
Diệp Thị Bích Ngà.
NS:12/07/1981
Số CMND:281098457
Do CA Bình Dương cấp ngày 13/07/2011.
ĐT:092.5314659.
3/Fangyu
Phương Ngọc
NS:16/09/1983
Số CMND:280816573
Do CA Bình Dương cấp ngày 13/07/2011.
ĐT:091.8767103.
4/Nguyễn Ánh Tuyết
SN:06/02/1981
Số CMND:280747834
5/Phan Lâm
SN:18/09/1979
Số CMND:240560699
6/Phùng Tố Liên
SN:30/04/1983
Số CMND:280799556
Còn tiền sẽ chuyển khoản sau nha các anh chị

Bạn ơi, mấy thành viên sau chưa có nơi cấp và ngày cấp CMND, bạn bổ sung giùm mình nhé.

Cám ơn bạn.
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Ðề: Re: Danh sách offline Phan Thiết 2012

Cothant ơi! Post lại ở đây địa điểm và ngày giờ tập trung khởi hành đi. Bây giờ không biết nội dung đó ở đâu để coi lại cho chính xác thời gian.

o3ke9a8humwk3on.png

Chương trình chi tiết:

Ngày 26/05/2012

6g00 : Dậy thật sớm hít thở không khí của buổi sớm mai, không gì thú vị hơn là chạy bộ đến điểm tập trung (Cuối đường Phan Xích Long & Vạn Kiếp [Quận Bình Thạnh - xem sơ đồ bên dưới]). Có chỗ gởi xe máy, xe hơi.
 
Hongtien

Hongtien

Trung cấp
5/2/04
109
5
18
Thành phố Hồ Chí Minh
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Danh lam thắng cảnh
Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết)
Đồi Dương - Thương Chánh (Phan Thiết)
Mũi Né (Phan Thiết)
Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam)
Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)
Bàu Trắng (Bắc Bình)
Chùa Cổ Thạch (Tuy Phong)
Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Tuy Phong)
Hồ Hàm Thuận - Đa Mi (Hàm Thuận Bắc)
Hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc)
Đồi Dương (Lagi)
Thác bảy tầng (Tánh Linh)
Núi Cao Cát (Phú Quý)
Hòn Tranh (Phú Quý)
Bãi Nhỏ (Phú Quý)
Vịnh Triều Dương (Phú Quý)

Di tích lịch sử - Văn hóa
Trường Dục Thanh (Phan Thiết)
Mộ cụ Nguyễn Thông (Phan Thiết)
Tháp Po Sah Inư (Phan Thiết)
Vạn Thủy Tú (Phan Thiết)
Đình làng Đức Nghĩa (Phan Thiết)
Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam)
Dinh Thầy Thím (Hàm Tân)
Chùa Linh Quang (Phú Quý)
Vạn An Thạnh (Phú Quý)

ta+cu.jpg

Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Tà Cú nên gọi là Chùa Núi Tà Cú để phân biệt với một số chùa trên các núi khác ở Bình Thuận. Chùa Núi xây dựng từ năm 1897 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa thuộc địa phận xã Tân Lập huyện Hàm Thuận Nam cách Phan Thiết khoảng 30 km về hướng Đông Nam.
Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà Sư chọn hiện ở đỉnh cao 457m, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành hai, chùa cũ vẫn ở chỗ cũ gọi là chùa trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa dưới có tên là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Núi.
Năm 1872 nhà Sư Trần Hữu Đức ( 1812-1887) pháp danh Thông Âm, pháp hiệu Hữu Đức từ miền trung một mình vượt núi, xuyên rừng rậm, thú dữ, đường đi khó khăn hiểm trở lên đỉnh núi Tà Cú tim nơi an tịnh để tu hành. Nơi tu hành của nhà sư ban đầu là một hang đá (về sau gọi là hang Tổ). Mãi 7 năm sau những người đi rừng mới phát hiện ra hang đá nơi tu hành của nhà sư góp công của để xây dựng thảo am cho nhà sư tu hành. Vừa tu hành vừa bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân được 16 năm thì Trần Hữu Đức viên tịch ngày 5/10/1887.
Lúc còn sống, nhà sư còn là thầy thuốc giỏi, tương truyền “ vào năm Tự Đức thứ 33 Canh Thìn ( 1880) nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu thoát khỏi bệnh hiểm nghèo bằng thuốc của mình. Vua Tự Đức đã ban sắc và đặt tên chùa là “Linh Sơn Trường Thọ” và nhà sư Trần Hữu Đức là “Đại lão Hoà thượng” cũng từ đó chùa có tên Linh Sơn Trường Thọ. Ngôi chùa dưới “Linh sơn Long đoàn” xây dựng vào cuối thế kỷ XIX theo ý nguyện của nhà sư trước lúc viên tịch.
Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là 1 tổng thể kiến trúc bao gồm : Cổng tam quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang tổ... ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi 4 mùa.
Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí mát lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh, mát hấp dẫn trong mùa hè . Danh lam thắng cảnh Chùa núi nổi tiếng cũng nhờ phong cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng . Mặt khác bàn tay con người quan nhiều thế hệ thay nhau bồi đắp nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai trong tỉnh và các tỉnh lân cận đó là pho tượng khổng lồ “Thích ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. tác phẩm do kỹ sư Trương Định Ý chủ trì vào năm 1962.
Cách pho tượng Phật nằm chừng 50m là nhóm Tam Thế Phật : ADi Đà, Quan Âm Bồ tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao khoảng 7m, với nét mặt hiền hoà đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.
Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân sang Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa, rồng rắn nối nhau leo núi. Những năm gần đây năm nào cũng tổ chức hội thi leo núi thu hút thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia. sắp tới nơi đây sẽ thực hiện dự án cáp treo để đưa du khách lên xuống tham quan chùa được thuận lợi hơn.
Chùa Nuí cùng với những cánh rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1993.

Nhóm đền tháp Chăm pôđam (Pô tằm)

thappodam.jpg

Nhóm đền tháp Chăm PôÐam (PôTằm) tọa lạc dưới chân núi có tên là núi Ông Xiêm thuộc địa phận xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận nằm về hướng Tây Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km. Tương tự như nhóm tháp Pôshanư cả về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc, và có niên đại nửa cuối thể kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, một phong cách kiến trúc cổ trong lịch sử kiến trúc của Vương quốc Chămpa.

Nhóm đền tháp PôÐam bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế. Các tháp trong nhóm chia thành hai khu riêng biệt mỗi khu 3 tháp theo hai trục song song. Trong đó nhóm phía Bắc là nhóm có niên đại từ thế kỷ VIII - IX và nhóm Nam có niên đại muộn hơn (thế kỷ XV). Nhóm tháp Bắc còn lưu giữ bệ thờ Linga - Yoni bằng đá xanh tượng trưng cho Thần Siva, với hình dáng và kết cấu giống như ở Pôshanư nhưng nhỏ hơn nhiều. Nhóm tháp Nam gồm 3 tháp khác với nhóm Bắc từ kỹ thuật xây dựng, trang trí nghệ thuật và nội dung thờ phụng (ở đây thờ 7 viên đá tượng trưng cho bia Kút). Theo các nhà nghiên cứu khoa học ở Bảo tàng Bình Thuận thì nhóm Bắc được xây dựng giữa thế kỷ XV để thờ Vua PôÐam (PôTằm) vị Vua Trị vì Vương quốc Chămpa từ 1433 - 1460. Vị Vua này có tên là Pô KaThít, người Việt gọi là Trà Duyệt. Vị Vua có công giúp dân làm các hệ thống thủy lợi nổi tiếng trong vùng, hiện nay còn phát huy tác dụng ở vùng Tuy Phong, Bắc Bình.

Thông thường các tháp Chăm đều xây cửa chính trổ về hướng Ðông như một nguyên tắc bắt buộc, nhưng 6 tháp trong nhóm PôÐam tất cả các cửa chính đều quay về hướng Nam, trong lòng hẹp hơn, dài hơn. Ðây là trường hợp ngoại lệ đặc biệt không tuân thủ nguyên tắc cũ do có nhiều nguyên nhân về địa lý và tôn giao mà đến nay chưa có sự phân tích, giải nghĩa nào rõ ràng. Ðiều đặc biệt khác là cả 6 tháp trong nhóm PôÐam đều nhỏ và thấp hơn các tháp Chăm khác. Tháp cao nhất khoảng 7 - 8m, mỗi cạnh đáy khoảng 3 - 3,50m.

Kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí tập trung chủ yếu ở tháp Chính (tháp C nhóm Bắc) ở đây tuy thời gian đã làm tàn lụi phần đỉnh nhưng thân tháp còn nguyên vẹn những hình tượng, nghệ thuật trang trí đều và dày đặc trên thân, vòm cuốn, trụ áp tường. Những hình thù kỳ quái, những bông hoa xoắn xít nhau, hình tượng Makara vị Thần canh giữ đền tháp là nét đặc trưng của phong cách Hòa Lai cổ.

Tháp PôÐam là nơi thực hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận. Hiện những dòng tộc là hậu duệ của Vua còn lưu giữ 8 sắc phong do các Vua Triều Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Ðịnh phong tặng Vua PôÐam, chúng được cất giữ đặc biệt như báu vật của dòng tộc và trách nhiệm của hậu duệ Vua. Nhóm đền tháp PôÐam đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996 .

Di tích lịch sử trường Dục Thanh: 39 Trưng Nhị - Đức Nghĩa – Phan Thiết
ducthanh.jpg

Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) tạo lạc trên địa bàn làng Thành Đức nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Trường do các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống . Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ.

Năm 1910 trên đường đi tìm phương cứu nước, thầy giáo Nguyễn tất Thành ( sau này là Hồ Chí Minh) được cụ Nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh. Học sinh của trường có khoảng 60 người cùng 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn : Hán Văn, Pháp văn, Thể dục thể thao…Thầy Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy quốc ngữ, Hàn văn. Trong thời gian dạy học ở trường Dục Thanh ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, thầy Thành còn bằng tình cảm người thầy, người anh đã truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giốngtổ tiên cho học sinh. Những giờ học ngoại khoá, những lúc rảnh Thầy dẫn học sinh du ngoạn cảnh đẹp như ở thị xã Phan Thiết lúc bấy giờ như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.

Vào khoảng tháng 2/1911 Thầy Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn người phụ trách và nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912.

Ngôi trường xưa Bác dạy đã bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu. Nhưng trong số học sinh thầy Thành daynăm xưa vẫn còn 4 cụ sống. Đó là bác sĩ NGuyễn Quý Phầu, bác sĩ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ NGuyễn Đăng Lâu. Sau ngày quê hương được giải phóng, nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

Nhờ những ký ức, kỷ niệm của các cụ, vị trí ngôi trường và những thành phần kiến trúc nội ngoại thất được hình thành qua các bản vẽ và được dựng lại từ những năm 1978-1980.

Nhà Ngư được xây dựng năm 1906 và từ năm 1908 trở đi dùng là nơi nội trú cho học sinh cũng được khôi phục lại.

Ngoạ Du Sào là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 của cụ Nguyễn Thông. Vào những năm cuối đời cụ Nguyễn Thông ở tại căn nhà này ngâm thơ bình văn và luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước. Lúc ở trường Dục Thanh, thầy Thành đọc sách, soạn bài ở Ngoạ Du sào, ngôi nhà này cũng được tu bổ lại, hiện vật bên trong bị xáo trộn và mất mát khá nhiều. Cây Khế, giếng nước gắn bó với cuộc đời làm thầy của Bác Hồ ở Dục Thanh nên nó cũng là điểm chính trong khu di tích.

Những hiện vật gốc từ thời thầy Thành dạy học đến nay vẫn còn lưu giữ lại: Một bộ trường kỷ, một bộ ván, chiếc án thư, một chiếc tủ đứng, tráp văn thư, nghiên mài mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay. tất cả đều cũ kỹ nhưng được cất giữ bảo quản tốt. Đó là những kỷ vật thiêng liêng gắn liền với thời gian và lịch sử của những ngày dạy học ngắn ngủi ở Phan Thiết của thầy giáo Nguyễn Tất Thành.

Bên cạnh khu di tích, Nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986. Di tích Dục Thanh được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tại quyết định số 235/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1986.

 
Sửa lần cuối:
Hongtien

Hongtien

Trung cấp
5/2/04
109
5
18
Thành phố Hồ Chí Minh
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Dinh Thầy Thím (Tân Tiến - La Gi)

dinhthaythim.jpg

Nếp nhà ấy bình dị như một mái nhà quê luôn trông ngóng người ở xa trở về. Dinh Thầy - Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận) vẫn như một mái ấm của cả dân làng Tam Tân từ hàng trăm năm qua, và rồi để những ai trở về đây như tìm về một chốn bình yên cho tâm hồn...
Đặt chân đến cổng tam quan dinh trời đã về chiều của một ngày hè giữa tháng 7, những tia nắng le lói cuối ngày tỏa sáng rạng rỡ mái rồng cổng dinh trước khi sụp tắt. Thế mà từng đoàn du khách vẫn nối nhau lũ lượt qua cổng dinh, mang lễ vật về thăm nếp nhà xưa. So với một ngày hè của 15 năm trước, khi lần đầu cùng người bạn địa phương ngồi xe máy tìm đường đến thăm dinh, giờ đây khu vực quần thể dinh đã khang trang hơn rất nhiều.
Trong ký ức của tôi vẫn còn lưu giữ hình ảnh con đường đất bụi mù dẫn vào cổng dinh, hai bên là hàng dài những người buôn bán đồ cúng và hàng quà vặt khi về thăm dinh năm ấy. Con đường đỏ bụi ngày xưa giờ đã thay bằng đường đổ nhựa đen bóng. Không còn những hàng quà rong ngồi hai bên lối vào tam quan, song vẫn còn nạn chèo kéo du khách mua vé số và giả dạng ăn xin lê lết ngoài cổng dinh, làm mất đi phần nào nét đẹp thâm trầm của vùng đất huyền thoại trong mắt du khách.
Bỏ qua hết mọi tục lụy cõi trần bước vào tam quan, băng qua khoảng sân gạch tàu đỏ lóa nắng chiều, đoàn du khách gồm cả người già, trẻ con, người trung niên, thanh niên, thiếu nữ trang nghiêm bước vào sau bức án phong, kính cẩn nghiêng mình trước những lư hương nghi ngút khói hương lòng thành tưởng nhớ người xưa.
Phía trước miếu thờ thành hoàng nằm chếch mé trái chánh điện, vài cụ già đang ngồi nhắc chuyện xóm làng xưa. Dưới gốc cây bồ đề cổ thụ râm mát cả một khoảng sân sau miếu thờ thành hoàng, vài du khách trung niên đang say sưa nghiền ngẫm tích truyện kể về huyền thoại thầy - thím giữa đời thường viết trên tấm bảng treo trang trọng trên thân cổ thụ.
Người dân truyền tai nhau truyền thuyết, rằng ngày xưa, ở Quảng Nam có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, võ thuật hơn người, thường có những nghĩa cử cao đẹp rất được dân làng mến mộ. Vì bị nhà vua xử oan ức, đạo sĩ cùng vợ phiêu dạt vào phương Nam lánh nạn. Làng Tam Tân trù phú trở thành nơi dừng chân của nhà đạo sĩ có tài và chuyên cứu giúp dân lành.
Cũng vì giúp dân làng dời ngôi đình khang trang thờ thần hoàng ở làng kế bên về mà thầy bị vua xử phạt "tam ban triều điển" (chém chết, uống thuốc độc hoặc treo cổ), phải rời làng quê cũ lưu lạc vào làng Tam Tân, thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay. Dân gian còn lưu truyền rằng, thầy - thím rời làng quê cũ bằng dải lụa vua ban để khép tội chết mà khi đến tay thầy bỗng hóa thành rồng. Thầy - thím cưỡi lên dải lụa - rồng ấy mà bay vào phương Nam.
Những ngày đến lập nghiệp ở làng Tam Tân, thầy ở trọ nhà ông Hộ Hai làm nghề đốn củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Điều lạ lùng là lúc nào thầy cũng mang theo bên mình quả bầu khô. Một lần thầy vội vã vào rừng không mang theo quả bầu, chủ nhà bèn lén lấy mở ra xem, bỗng lửa phụt ra thiêu rụi cả căn nhà.
Từ đó thầy - thím dời hẳn vào rừng sâu, dùng phép thuật để chữa bệnh, đóng ghe thuyền cho ngư dân, trấn áp bọn gian thương và nhà giàu cứu giúp dân nghèo. Quanh khu rừng cả ngày vang lên tiếng đục đẽo gỗ như có cả một đội quân cùng đóng ghe thuyền, nhưng chưa bao giờ dân làng thấy một người giúp việc nào của thầy.
Có một mạch nước nhỏ dài hơn 3 km chảy từ cánh rừng thầy đóng ghe ra đến biển mà dân làng truyền tụng do thầy tạo ra bằng cây gậy phù phép của đạo sĩ để đưa ghe ra biển. Lạch nước ấy ngày nay vẫn còn, dân gian gọi là "đường lướt ván". Còn nhiều câu chuyện về lòng nhân ái của thầy như trừng phạt bọn buôn gạo lợi dụng năm mất mùa bóp chẹt dân nghèo, cứu giúp dân chài trong cơn sóng to, gió dữ... Thầy còn cảm hóa cả thú rừng vốn là nỗi lo sợ của những người khai phá thiên nhiên hoang dã thời ấy.
Một ngày mùa thu, được tin thầy - thím qua đời, dân làng vội vã tìm đến thì đã thấy hai ngôi mộ bằng cát trắng tinh do thú dữ vun đắp thành ở khu rừng Bàu Thông. Hàng năm cứ đến mùng 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy có đôi bạch hổ - hắc hổ thường về nằm phủ phục canh gác mộ. Khi đôi hổ qua đời, dân làng cũng an táng ngay sau mộ thầy - thím để tưởng nhớ hai con vật tận trung với người.
Nhớ công đức thầy - thím, những người đã có công khai phá vùng đất mới, người dân địa phương lập đền thờ ở khu rừng Bàu Cái gần nơi hai người tạ thế. Ngày 15-9 âm lịch hàng năm là ngày lễ Tế Thu thầy - thím. Đến đời Thành Thái năm thứ 18, nhà vua đã xem lại án xử trước đây và ban sắc phong cho thầy - thím là "Chí đức tiên sinh, chí đức nương nương tôn thần".
Huyền thoại về thầy - thím còn lưu truyền mãi giữa dân gian ý nghĩa và giá trị của lẽ phải, đạo lý, sự công bằng và chuẩn mực xã hội, lưu lại cho mọi thế hệ nét đẹp nhân cách, tuần phong mỹ tục của nếp làng xưa. Ngày nay khi đến tham quan quần thể thắng tích này, người ta vẫn còn tìm gặp được nhiều di tích gắn với những truyền thuyết về vợ chồng đạo sĩ như gốc cây thầy ngồi đẽo thuyền, đường lướt ván, bốn ngôi mộ bằng cát trắng phau của thầy - thím và đôi bạch hổ - hắc hổ nằm không xa dinh, tượng đôi hổ ngồi chầu...
Dinh Thầy - Thím ban đầu được làm bằng tranh lá đơn sơ vào đầu thế kỷ thứ 19, về sau dân làng mới xây dựng lại khang trang hơn. Những dòng Hán văn cổ chạm khắc trên xà cò chính điện cho thấy dinh được xây dựng vào ngày 25-12-1879 (nhằm năm Tự Đức thứ 32). Từ ngày ấy đến nay, dinh đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.
Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ các đường nét trang trí nội - ngoại thất thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình. Đôi tượng đá bạch hổ - hắc hổ, các phù điêu tứ linh, bát tiên... được bố trí hài hòa mang lại cảm giác trang nghiêm và gần gũi. Giá trị văn hóa, lịch sử của Dinh Thầy - Thím đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 27-9-1997.
Vào hai ngày lễ lớn hàng năm ở Dinh Thầy - Thím (lễ tảo mộ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ Tế Thu vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch, nhiều sinh hoạt văn hóa sôi nổi thu hút khách thập phương đổ về: chèo bả trạo, diễn xướng tích thầy, biểu diễn võ thuật, lân múa thi tài, phóng sinh thả chim về rừng, rước xe hoa trang trí theo những truyền thuyết về cuộc đời thầy - thím quanh đường làng Tam Tân, nơi xưa kia hai người sinh sống, lao động và cứu giúp dân làng...
Những ngày lễ tế hàng năm ở ngôi dinh cổ kính ấy đã thực sự trở thành ngày hội văn hóa lớn của La Gi, thu hút vài trăm ngàn khách du lịch bốn phương dự hội trong dịp lễ.
Tiếng thơm đồn xa, du khách khắp nơi đổ về Dinh Thầy Thím ngày càng đông và hầu khắp các tháng trong năm. Không chỉ cuốn hút bởi giá trị văn hóa - lịch sử, đây còn là điểm đến hấp dẫn bởi khu di tích nằm gối đầu vào núi rừng xanh thẳm, duỗi dài về phía biển xanh cát trắng xa xa.
Bãi biển Tam Tân cách dinh chỉ vài cây số gọi mời khách đường xa đến vẫy vùng giữa làn nước trong xanh và tận hưởng không khí trong lành của làng quê ven biển an lành.
Bàu Trắng xã Hoà Thắng (Bắc Bình)

Bau_Trang.jpg

Bàu Trắng là một hồ nước ngọt cách thành phố Phan Thiết khoảng 62 km về hướng Đông Bắc, là hồ nước ngọt duy nhất thuộc xã Bình Nhơn, huyện Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay thuộc nhất thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình. ( trước đây là thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình .

Lịch sử
Theo truyền thuyết nơi đây là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ. Do “Bàu” trong tiếng địa phương nghĩa là “hồ” nên từ rất lâu, người địa phương đã gọi là tiểu hồ là Bàu.
Năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng mà cụ gọi là “Bạch Hồ”. “Bạch Hồ” bắt đầu xuất hiện trong thơ của Nguyễn Thông và cũng từ đó trở thành tên mà giới thi nhân gán cho Bàu Trắng.

Miêu tả
Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. bàu bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen. Sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.

Bàu Ông
Nhỏ hơn Bàu Bà, thế nhưng có một con đê ngăn cách giữa 2 hồ lại. Bàu ông nước cạn hơn và không ngọt bằng Bàu Bà

Di tích khác
- Đền thờ nữ thần Yana ở phía nam Bàu Trắng, vị thần được người Chăm tin rằng đã mang đến nguồn nước cho con người và động vật rừng ở đây trong những mùa khô hạn.
- Cách Hòn Rơm khoảng 15 km, đi theo con đuờng hướng đến Bàu Trắng sẽ có 1 ngã 3, rẽ phải (phía bên trái đi Bàu Trắng), chạy thẳng hết đường sẽ thấy Hòn Hồng. Ở đây có thể câu cá lúc đêm hay ngày đều được, chỉ cần chờ nước lên cao vì ta chỉ có thể câu trên bãi cát, phía trước là vùng trũng, nước khá sâu. Cá đây chủ yếu là cá Tráp ( cá Hanh ), cá vồ ...
Đường đến Bàu Trắng
Ðể đến Bàu Trắng, du khách có thể đi bằng hai đường: đi xe Jeep từ Hòn Rơm - 12km, (giá khoảng 400,000 đồng 1 xe đi được 3-4 người), hoặc từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến thị trấn Lương Sơn, có ngã ba, rẽ phải chừng 18km là đến nơi. Nếu xuất phát từ Hòn Rơm, khách có thể cho xe chạy dọc theo đường đến Mũi Né, qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng cứ thế chạy dọc bãi biển. Xe chạy khoảng một tiếng đồng hồ từ Mũi Né là vào tới Bàu Sen. Còn nếu đi theo hướng Lương Sơn, du khách sẽ băng qua những ngọn đồi trọc, lúc lên cao, lúc xuống thấp, xuyên qua các cánh rừng sò đo, rừng dừa xanh mướt trên những động cát trắng thơ mộng.
Giá trị
Bàu Trắng không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt mà còn là thắng cảnh đẹp ở khu vực Hòa Thắng-Bắc Bình. Thế nhưng, tại Mũi Né nhộn nhịp với nhiều resort và các bãi tắm đẹp thì trái lại Bàu Trắng còn rất hoang sơ và chưa được khai thác. Thế nhưng, chính vẻ đẹp hoang sơ đó cùng với những đụn cát trãi dài khiến cho nơi đây trở thành một trong những nơi dành cho du khách trổ tài nhiếp ảnh.

LẦU ÔNG HOÀNG - HÀN MẶC TỬ
Xa hơn một chút về phía biển là ngọn đồi Ngọc Lâm, nơi yên nghỉ thiên thu giữa sơn thủy hữu tình của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông. nhưng không biết chỗ nào từng là nơi tình tự của Mộng Cầm và Hàn Mặc Tử. Từ độ cao trên một trăm mét so với mặt biển, nhìn về hướng Tây Nam là trung tâm thành phố đang dần lên đèn, vẫn còn thấy rõ được Tháp Nước đứng lặng lẽ gần trăm năm bên bờ sông Cà Ty duyên dáng, mềm mại chảy ngang qua thành phố Phan Thiết.

[TD]
duonglen.gif
]


Tháp Chăm Phố Hài, “chứng nhân” của lịch sử, một biểu tượng kiên cường không chịu khuất phục trước thiên nhiên. Đây là nơi ngụ của thần Shiva, một trong ba ngôi tối linh của Ấn Độ giáo, vừa là thần hủy diệt, vừa là thần sáng tạo; bởi theo quan niệm Ấn Độ giáo, hủy diệt chỉ là hành động tất yếu để đi đến sáng tạo. Phải chăng vì vậy mà khi công chúa Pô Sah Inư gặp duyên tình oan trái vì khác tôn giáo với lãnh chúa Pô Sahaniempar theo đạo Hồi ở vùng đất Hamu Kăm (Ma Lâm ngày nay), thần Shiva giữ đúng nguyên tắc của mình, không can dự vào, mặc cho công chúa chịu đau khổ đến cuối cuộc đời. Và cũng chính từ hủy diệt mà sinh ra sáng tạo, công chúa Pô Sah Inư đã toàn tâm tập trung vào việc lớn của cộng đồng là xây dựng các công trình thủy lợi và dạy dân làm nông nghiệp. Vào thế kỷ 15, nhân dân tôn công chúa là thần, lập đền thờ bên cạnh ngôi tháp của thần Shiva ở Phố Hài; tuy đã thành phế tích năm trăm năm nay, nhưng bà con người Chăm vẫn thường xuyên về đây thành tâm cúng bái, làm lễ cầu an, cầu mưa.
Không biết công tước De Monpensier có bị dẫn dắt bởi thần Shiva không mà ông đã đến đây để dựng nên tòa lâu đài tráng lệ trong khung cảnh còn hiển hiện những dấu tích suy tàn của quá khứ lịch sử. Để từ đó, dân gian truyền khẩu về một huyền thoại mới, sau truyền thuyết về công chúa Pô Sah Inư năm trăm năm, như là hồn cốt để định danh Lầu Ông Hoàng. Mùa đông năm 1910, trên đường đi du ngoạn, ghé qua Phố Hài, công tước De Monpensier làm quen với một người con gái vùng biển có nước da rám nắng mặn mòi quyến rũ, rồi đem lòng yêu thương. Không thể đem người yêu về nước Pháp được, vì ông đã có gia đình riêng, ông bèn cho xây dựng một lâu đài cách Tháp Chăm Phố Hài chừng 800m về hướng Đông, với danh nghĩa là nơi nghỉ mát và săn bắn, nhưng thực ra đây là “vườn địa đàng”, nơi ông và người yêu gặp gỡ nhau mỗi năm, sống với nhau những ngày hạnh phúc. Vài năm sau, người con gái Việt đó sinh hạ một bé gái xinh đẹp có gương mặt Á Đông giống mẹ. Sinh xong thì bị hậu sản mất. Công tước khóc than cho người yêu vắn số, cho mối tình tử biệt. Một hầu cận của ông, người dân tộc Chăm, nói với ông rằng, vì công tước đến vùng đất do thần Shiva ngự trị, xây cất lâu đài mà không xin phép thần; mặt khác, lâu đài lại áng ngay cửa quay về hướng Đông của Tháp, nên Thần đã sử dụng quyền năng quở phạt công tước phải chịu mất đi một phần trái tim của mình, nhưng bù lại, đã trao cho ông một sinh linh mới mẻ. Nghe theo lời người hầu, trước khi đem con gái về Pháp nuôi dưỡng, công tước mang lễ vật đến cầu xin thần Shiva phù hộ cho giọt máu duy nhất của mối tình Pháp - Việt được lớn lên trưởng thành. Sau đó, ông giao quyền quản lý lâu đài cho một người bạn và vì không muốn khơi lại nỗi đau đớn cũ, ông thề vĩnh viễn không trở lại đồi Bà Nài, nơi chôn chặt mối duyên tình hạnh phúc ngắn ngủi của ông. Nghe nói, sau này, người con gái của công tước có tìm về đồi Bà Nài, đứng khóc hồi lâu bên lâu đài đổ nát rồi quay về Pháp. Từ đó, không ai nghe tin tức gì về họ nữa… Có lẽ đây cũng là một huyền thoại đẹp tiếp sau huyền thoại về mối tình đớn đau của công chúa Pô Sha Inư và lãnh chúa Pô Sahaniempar xa xưa.
Ngày nay, cả khu vực xung quanh lâu đài được mọi người gọi tên chung là Lầu Ông Hoàng. Chỉ tiếc rằng, ngành quản lý văn hóa và du lịch của địa phương không có những chỉ dẫn cụ thể chính xác nên người người đến đây đều lầm tưởng cụm lô cốt của chế độ cũ để lại, cách Tháp Chăm về hướng Nam khoảng 100m, là lâu đài của công tước De Monpensier. Vì vậy, hình ảnh phế tích lâu đài được đưa lên mạng truyền thông là một lô cốt có tháp canh khá cao xấu xí với nhiều lỗ châu mai và lỗ chỗ vết đạn…
Trong kháng chiến chống Pháp, lâu đài bị phá hủy. Sau 1975, mọi người lo cho cái ăn còn chưa xong, nên không ai rỗi hơi đi tìm di tích của một thời. Vậy là thời gian vô tình dần làm hoang phế Lầu Ông Hoàng trong kí ức của cộng đồng. Đến khi con người dư ăn, dư mặc, thì nhu cầu hưởng thụ về văn hóa đòi hỏi phải được đáp ứng ngày càng cao hơn, cấp bách hơn. Nhà nước phải bỏ ra kinh phí lớn để trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa, kết hợp với khai thác du lịch. Di tích được trùng tu đầu tiên ở khu vực Lầu Ông Hoàng là Tháp Chăm Phố Hài. Du khách khắp nơi nghe tiếng Lầu Ông Hoàng đến thăm Tháp Chăm và hỏi lâu đài Ông Hoàng ở đâu? Không có câu trả lời chính xác. Đến lúc này, “quy luật của sự tiện lợi” phát huy tác dụng. Trong vòng một cây số quanh Tháp Chăm còn nhiều nền móng của các công trình kiến trúc tương đối lớn được xây dựng từ những thập niên đầu thế kỉ XX. Để “tiện lợi”, khỏi mất công đi tìm kiếm, xác thực đâu là công trình lâu đài của Ông Hoàng, người ta bèn chọn ngay cụm lô cốt có tháp canh và hệ thống hầm ngầm liên hoàn kiên cố (giống như những hồ nước ngầm dưới nền lâu đài) sát cạnh Tháp Chăm, để giới thiệu đây là phế tích lâu đài Ông Hoàng.
Tất cả đã cùng hiển hiện chung quanh đồi Bà Nài, dưới sự thực thi quyền năng hủy diệt của thần Shiva ngụ trong ngôi tháp hơn một ngàn năm tuổi kia. Đó là đền thờ công chúa Chăm Pô Sha Inư không còn dấu tích trên mặt đất; là lâu đài của Ông Hoàng người Pháp đã bị hủy hoại; là những lô cốt còn sót lại của một thời chiến tranh giết chóc cùng những âm hồn binh lính chưa tan của cả hai bên chiến tuyến; là linh hồn của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông, triều thần nhà Nguyễn, đang còn phiêu lãng quanh ngôi mộ của mình dưới chân núi Cố; là nghĩa trang rộng lớn, nơi yên nghỉ của trăm ngàn người thuộc mọi giai tầng, tôn giáo, lứa tuổi, ngành nghề… trong xã hội. Đặc biệt, là sự lưu truyền vĩnh hằng của những huyền thoại đẹp về những mối tình tan vỡ…
“Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến. Tình yêu vừa chớm xót thương cho chàng cuộc sống phế nhân… Lầu Ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng...”.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Anh Tiến ơi, mấy chỗ đó là đi buổi sáng, thế không biết anh biết chỗ nào để đi buổi tối, anh dắt em đi với ạ. :banana:
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ðề: Danh sách offline Phan Thiết 2012

minh muon dang ki them cho 1 nguoi duoc khong anh Cothant? nguoi nay khong co nick dien dan.
ho ten: Le Viet Van.
sinh ngay : 30.10.1984
so DT: 0975.433.997

Bạn vui lòng gõ có dấu giùm cothant nhé, và bổ sung thông tin về số CMND, nơi cấp, ngày cấp. Cám ơn bạn.
 
C

cobehaycuoi123

Guest
22/12/11
1
1
3
quận bình thạnh, hcm
Ðề: Danh sách offline Phan Thiết 2012

a Cothant oi! em muon dang ki them cho 1 nguoi nua duoc khong?
Ho ten: Le Viet Van
sinh ngay: 30.10.1984
DT: 0975 433 997
 
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Anh Tiến ơi, mấy chỗ đó là đi buổi sáng, thế không biết anh biết chỗ nào để đi buổi tối, anh dắt em đi với ạ. :banana:
Bác vào đây buổi tối nhé :004:
Cafe+M%25E1%25BB%2599c+%25281%2529.jpg

Cafe+M%E1%BB%99c+%281%29.jpg

Cafe+M%E1%BB%99c+%287%29.jpg
 
T

trucly3007

Sơ cấp
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Thông báo lại ngày giờ tập trung và địa điểm tập trung khởi hành ở đây đi BTC ơi.

Ah. Ah. Thông báo với các bạn tham gia offline nhé: hãy chuẩn bị cho mình một kho bài hát, 1 kho chuyện cười và 1 kho trò chơi nhỏ để cùng tham gia với mọi người nhe! Lên xe thì các bạn sẽ được phổ biến 4 qui định áp dụng mỗi lần đi offline, mà lúc này bạn không được quyền trợ giúp đâu nhé! Tự thân vận động thôi

Hẹn gặp các bạn
thế thì khổ quá nhỉ, ng hiền lành như mình làm sao giúp vui đây nhỉ,
chắc phải nhờ ng thân thôi...

có anh chị nào đi qua đoạn ngã tư bảy hiền thì cho em ké giang qua chỗ tập kết nhé, có gì pm cho em theo yahoo nhé: bebong_dangyeu_136 :)cheesebur
mình ở lý thường kiệt, có đi qua ngã tư bảy hiền đấy,
nếu muốn quá giang thì pm cho mình trong hộp thư cá nhân nhé, nhớ để lại yourphone để mình còn liên lạc
thế nhé.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Bác vào đây buổi tối nhé :004:

Haiz, chỗ bác chỉ đi... vẫn còn sớm lắm, chưa tới tối đâu bác...
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Re: Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

thế thì khổ quá nhỉ, ng hiền lành như mình làm sao giúp vui đây nhỉ,
chắc phải nhờ ng thân thôi...


mình ở lý thường kiệt, có đi qua ngã tư bảy hiền đấy,
nếu muốn quá giang thì pm cho mình trong hộp thư cá nhân nhé, nhớ để lại yourphone để mình còn liên lạc
thế nhé.

Yên tâm đi bạn, tự nhiên bạn sẽ phát hiện ra mình có tài mà mình không biết cho coi. See u vài bữa
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Ðề: Re: Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Hòn Rơm (Phan Thiết)

Ngày mai là chốt sổ, 2 bữa nữa là khởi hành

Mỗi năm chỉ mong đợi dịp này để quậy cho sướng !!!

:049:
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ðề: Danh sách offline Phan Thiết 2012

a Cothant oi! em muon dang ki them cho 1 nguoi nua duoc khong?
Ho ten: Le Viet Van
sinh ngay: 30.10.1984
DT: 0975 433 997

Được bạn, mình đã trả lời bạn tại bài ngay trên rồi mà? (bài 289)
 
E

Elephamus

Guest
20/7/05
0
0
0
55
Dong Nai
www.vncreatures.net
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Trùi ui nhìn các chiến hữu nhà ta đi chơi vui mà tiếc đứt cả ruột. Bị mấy em chân ngắn, chân rắn nó hành hạ và lỡ yêu em nó mất roài nên phải thăm mấy em nó sinh đẻ có kế hoạch hay không nên đành phải đi Đại Lãnh
Chúc cả nhà vui vẻ khoẻ như voi và loi choi như cá nhé

Pmytrung
 
thuyanh311

thuyanh311

Trung cấp
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Chúc mọi người đi chơi vui nhé, không biết khi nào mình mới được đi đây, haizzzzzzzzzzzzz
 
mrvanthuc

mrvanthuc

Kế Toán-Tài Chính-Thuế
30/9/09
4,057
154
63
TP Hồ Chí Minh
raovat.webketoan.vn
Ðề: Miền Nam: Ofline Webketoan năm 2012 tại Mũi Né (Phan Thiết)

Chúc mọi người đi chơi vui nhé, không biết khi nào mình mới được đi đây, haizzzzzzzzzzzzz
Chúc Bạn trả xong nợ vay nhé :004:, Chúc anh em chị em off vui vẻ!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA